ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ tăng khả năng răn đe quân sự ở Biển Đông đúng ngày ông Trump nhậm chức (GD 18/1/2017)-Philippines dùng kế "nhất tiễn song điêu", "mượn hoa dâng Phật" (GD 18/1/2017)-Campuchia hủy diễn tập quân sự chung với Mỹ vì áp lực từ Trung Quốc? (GD 18/1/2017)-Thủ tướng sẽ có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương tại Thụy Sĩ (VNN 18/1/2017)-Nga-Mỹ-Trung: Bên nào cũng muốn ở vào thế 'đấu mà không vỡ' (TVN 18/1/2017)-Thế giới chuẩn bị gì cho một “thời đại Trump”? (TVN 18/1/2017)-Vũ khí Nga mới nhất, 'khắc tinh' của tên lửa Mỹ (VNN 18/1/2017)- Donald Trump bị kiện tội phỉ báng (VNN 18/1/2017)-Facebook ‘không có ý kiến về chặn thông tin xấu’ (BVN 18/1/2017)-BBC-Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’? (BVN 18/1/2017)-
- Trong nước: Quyết liệt chống lãng phí (GD 18/1/2017)-Ban Bí thư kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Ngoài nước (VNN 18/1/2017)-Càng “cao cao” lại càng 'kẹt kẹt' (TVN 18/1/2017)-Võ Phước-HN và TP.HCM lọt TOP 10 thành phố năng động nhất thế giới (VNN 18/1/2017)-Khách sạn sát hồ Gươm gây tranh cãi chính thức khởi công (BĐS 18/1/2017)-Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ hãi và đập bỏ (BVN 17/1/2017)-
- Kinh tế: GS.Nguyễn Quang Thái: "Cần phải minh bạch thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu" (GD 18/1/2017)-Định giá doanh nghiệp thiếu chính xác sẽ gây thất thoát vốn nhà nước (GD 18/1/2017)-Nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ hàng trăm tỷ, có cả bổ nhiệm sai quy trình (GD 17/1/2017)-Vẫn còn nhiều dây trói cần được mở (KTSG 18/1/2017)-Quảng Bình cho phép tăng lượng khách thám hiểm Sơn Đoòng (KTSG 18/1/2017)-Thủy hải sản vào Mỹ phải có nhãn nguồn gốc (KTSG 18/1/2017)- Minh Tâm-Thống đốc NHNN: Sẽ khắt khe hơn với người quản trị, điều hành ngân hàng (KTSG 18/1/2017)-Thép nội ngán thép ngoại “đội lốt” hợp kim (KTSG 18/1/2017)-Năng suất, chất lượng: Muốn là được, nhưng phải tập trung (KTSG 18/1/2017)-Dự án 3.400 tỷ 14 năm không xong: Vô phương cứu chữa (VNN 18/1/2017)-
- Giáo dục: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông (GD 18/1/2017)-Kiểm định chất lượng đại học theo tiêu chuẩn mới chưa tương thích với Đông Nam Á (GD 18/1/2017)-Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng “bỏ túi” tiền ăn, tiền sữa của học sinh (GD 18/1/2017)-Trường mầm non Rạng Đông dạy tiếng Anh liên kết bằng giáo viên không có hồ sơ (GD 18/1/2017)-Bà Bùi Trân Phượng không còn là Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (GD 18/1/2017)-1.800 tỷ đồng đổi mới giáo dục phổ thông được dùng ra sao? (VNN 18/1/2017)-
- Phản biện: Luận cái Loa phường (GD 17/1/2017)-Xuân Dương-Về một chuyện vá xe (BVN 18/1/2017)-Hạ Đình Nguyên-Việt Nam trên bờ vực sụp đổ (BVN 18/1/2017)-Nguyễ Huy Vũ-Một ly rượu mừng chưa hòa hợp hòa giải được dân tộc (BVN 18/1/2017)-Xích Tử-Sự kỳ dị của một nhà nước pháp quyền (BVN 17/1/2017)-Anh Văn/ VNTB-Việt Nam: đàm phán đất đai kiểu công an (BVN 17/1/2017)-Kiều Phong/VNTB-Gắn chặt vào Trung cộng (BVN 17/1/2017)-FB Huỳn Ngọc Chênh-
- Thư giãn: Tết ông Công ông Táo ba miền xưa và nay (GD 16/1/2017)-'Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo quân' (VNN 18/1/2017)-Chuyện không thể ngờ về MC Lại Văn Sâm (VNN 18/1/2017)-Tốn bao nhiêu tiền để nuôi một đứa con ở Mỹ? (VNN 18/1/2017)-
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA , PHONG TỤC NGÀY TẾT CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
TH THÙY LINH / GD 30-12-2016
Nguồn gốc ngày Tết ông Công ông Táo
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.
Sự tích ngày ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi tiễn ông Táo chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Sự tích 1
Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.
Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.
Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
"Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà"
Sự tích 2
Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao.
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.
Sự tích ngày ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi tiễn ông Táo chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Sự tích 1
Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.
Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.
Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
"Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà"
Sự tích 2
Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao.
Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng.
Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng.
Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng.
Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao.
Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:
Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Sự tích 3
Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm.
Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi một tên đầy tớ tên là Lốc.
Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được.
Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.
Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc".
Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.
Ý nghĩa của sự tích
Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau.
Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:
Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Sự tích 3
Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm.
Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi một tên đầy tớ tên là Lốc.
Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được.
Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.
Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc".
Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.
Ý nghĩa của sự tích
Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau.
Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.
Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Lễ vật cúng Táo Quân
Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.
Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ.
Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã.
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.
Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép
Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người.
Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.”
Trong truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Thùy Linh (Tổng hợp)
TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO BA MIỀN XƯA VÀ NAY
PV VƯƠNG THÙY/ GD 17-1-2017
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ. (Ảnh: cand.com.vn)
Phóng viên: Với tư cách nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thầy vui lòng cho biết quan điểm của thầy về một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn? Và ý nghĩa của các món trong mâm cỗ?
(Bởi các thông tin trên mạng hiện nay rất nhiều nhưng không thấy ghi các nguồn dẫn tài liệu cụ thể làm giảm độ tin cậy của thông tin?)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Làm gì có cái gọi là "chuẩn" trong các kiểu lễ tiết thuộc tín ngưỡng như thế này mà đặt vấn đề "đúng chuẩn". Văn hóa vốn là phong phú và giàu tính biến đổi. Nhà này với nhà kia đã khác nhau rồi.
Những ghi chép của cổ thư về việc cúng Táo thần cách nay hơn hai nghìn năm, đưa vào cả trong Lễ Kí, tức Kinh Lễ trong Ngũ kinh... cho đến thời cận đại, mỗi sách ghi một cách khác nhau về nhiều mặt.
Phong tục này như vậy, vốn là một lễ tiết luôn luôn vận động và biến đổi trong thời gian (thời này thời nọ), trong không gian (nơi này nơi khác) và qua các chủ thể (nhà ấy nhà kia).
Vận động và biến đổi mới là tuyệt đối, "chuẩn" (nếu có) chỉ là tương đối. Chính điều này mới làm nên sự phong phú, đa sắc màu bất tận của cái gọi là phong tục.
Các nhà nghiên cứu đều gần như thống nhất rằng: việc thờ bếp, thờ lửa, thờ người mẹ bú mớm, nấu nướng, nuôi nấng là tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại.
Phong tục này như vậy, vốn là một lễ tiết luôn luôn vận động và biến đổi trong thời gian (thời này thời nọ), trong không gian (nơi này nơi khác) và qua các chủ thể (nhà ấy nhà kia).
Vận động và biến đổi mới là tuyệt đối, "chuẩn" (nếu có) chỉ là tương đối. Chính điều này mới làm nên sự phong phú, đa sắc màu bất tận của cái gọi là phong tục.
Các nhà nghiên cứu đều gần như thống nhất rằng: việc thờ bếp, thờ lửa, thờ người mẹ bú mớm, nấu nướng, nuôi nấng là tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại.
Từ đó, với vai trò của bếp lửa trong sinh tồn thị tộc hay gia đình riêng lẻ mà nó mở rộng hoặc tích lũy ý nghĩa việc thờ tự này:
Thờ không gian cư trú (hang động hoặc mái nhà), thờ mặt trời (bếp lửa là một phái sinh của mặt trời), tôn thờ hạnh phúc của hôn nhân, tôn thờ người phụ nữ, tôn thờ thực phẩm dưỡng sinh, thờ vị thần quán xét việc nội gia...
Rồi tùy theo việc một cộng đồng thờ bếp đó tiếp biến một hệ tín ngưỡng nào, một tôn giáo hoặc văn hóa nào trong lịch sử mà người ta có những cách tiếp nhận, sáng tạo những truyền thuyết, những cách giải thích dân gian và giàu tính nghệ thuật.
Rồi tùy theo việc một cộng đồng thờ bếp đó tiếp biến một hệ tín ngưỡng nào, một tôn giáo hoặc văn hóa nào trong lịch sử mà người ta có những cách tiếp nhận, sáng tạo những truyền thuyết, những cách giải thích dân gian và giàu tính nghệ thuật.
Đồng thời có những hành vi tín ngưỡng khác nhau, càng ngày hoặc càng phong phú, hoặc bị quên lãng.
Ghi chép của nhà giáo, nhà báo Phan Kế Bính vào đầu thế kỉ XX, cách nay đúng 100 năm, về "Tết Táo quân" thì lễ vật là "...đến ngày ấy, thì mua hai mũ ông, một mũ bà và mua con cá chép để làm ngựa cho táo quân lên chầu trời".
Trước đó, cụ Phan có nhắc tới căn cứ vào "đạo Lão Tử" và sách xưa kể chuyện sự tích ba ông đầu rau với dị bản đơn giản. Hồi đó, chưa có điều kiện khảo cứu như ngày nay nên cụ viết rất súc tích, giản lược.
Ý nghĩa vật cúng lúc đó là mũ cho ba nhân vật truyền thuyết để phục trang khi lên thiên đình tấu sự, con cá chép để các vị cưỡi đi lên trời. Cá chép có thể hóa rồng mà.
Vả lại, trong ẩm thực gắn với bếp, cá chép xưa nay được dân gian cho là món ngon bổ ai cũng thừa nhận. Còn mũ mão là tượng trưng cho quan quan quyền, chức vụ. Đã đi họp thì phải có lễ phục.
Truyền thuyết về ba ông đầu rau của Việt Nam là một sáng tạo độc đáo. Nàng Thị Nhi (Nhi ẩn nghĩa từ Hán Việt là nấu chín, nấu nhừ) lấy chàng Trọng Cao (Cao ẩn nghĩa là tinh bột, bánh bột, cơm).
Chàng Trọng Cao đi buôn bán làm ăn giàu có về nhà khinh dể (khinh rẻ) vợ. Thị Nhi buồn bỏ đi gặp chàng Phạm Lang (Lang, còn âm đọc khách là Canh, nghĩa là món canh, người ta nấu chín thức ăn với nhiều nước) rồi lấy chàng.
Trọng Cao làm ăn thua lỗ, làm người ăn mày đến nhà Phạm Lang khất thực. Chỉ Thị Nhi ở nhà, nàng xót nghĩa xưa cho chàng ăn uống.
Lúc đó, Phạm Lang về, nàng giấu Trọng Cao vào đống rơm. Phạm Lang ra đốt rơm bón ruộng. Trọng Cao chết. Thị Nhi thấy có lỗi liền lao vào. Phạm Lang muốn cứu vợ cũng lao theo.
Cả ba người chết cháy hóa thành ba ông đầu rau ("đầu rau" là biến âm của từ Hán Việt cổ là "đầu lô" mà thành).
Chỉ có thế, Cơm - Canh - Nấu chín, thật đơn giản và rất Việt Nam. Nhưng nó ẩn chứa một triết lí: Bếp lửa có thể nuôi chúng ta sống như lầm lẫn sơ suất cũng có thể tạo ra những bi kịch.
Ghi chép của nhà giáo, nhà báo Phan Kế Bính vào đầu thế kỉ XX, cách nay đúng 100 năm, về "Tết Táo quân" thì lễ vật là "...đến ngày ấy, thì mua hai mũ ông, một mũ bà và mua con cá chép để làm ngựa cho táo quân lên chầu trời".
Trước đó, cụ Phan có nhắc tới căn cứ vào "đạo Lão Tử" và sách xưa kể chuyện sự tích ba ông đầu rau với dị bản đơn giản. Hồi đó, chưa có điều kiện khảo cứu như ngày nay nên cụ viết rất súc tích, giản lược.
Ý nghĩa vật cúng lúc đó là mũ cho ba nhân vật truyền thuyết để phục trang khi lên thiên đình tấu sự, con cá chép để các vị cưỡi đi lên trời. Cá chép có thể hóa rồng mà.
Vả lại, trong ẩm thực gắn với bếp, cá chép xưa nay được dân gian cho là món ngon bổ ai cũng thừa nhận. Còn mũ mão là tượng trưng cho quan quan quyền, chức vụ. Đã đi họp thì phải có lễ phục.
Truyền thuyết về ba ông đầu rau của Việt Nam là một sáng tạo độc đáo. Nàng Thị Nhi (Nhi ẩn nghĩa từ Hán Việt là nấu chín, nấu nhừ) lấy chàng Trọng Cao (Cao ẩn nghĩa là tinh bột, bánh bột, cơm).
Chàng Trọng Cao đi buôn bán làm ăn giàu có về nhà khinh dể (khinh rẻ) vợ. Thị Nhi buồn bỏ đi gặp chàng Phạm Lang (Lang, còn âm đọc khách là Canh, nghĩa là món canh, người ta nấu chín thức ăn với nhiều nước) rồi lấy chàng.
Trọng Cao làm ăn thua lỗ, làm người ăn mày đến nhà Phạm Lang khất thực. Chỉ Thị Nhi ở nhà, nàng xót nghĩa xưa cho chàng ăn uống.
Lúc đó, Phạm Lang về, nàng giấu Trọng Cao vào đống rơm. Phạm Lang ra đốt rơm bón ruộng. Trọng Cao chết. Thị Nhi thấy có lỗi liền lao vào. Phạm Lang muốn cứu vợ cũng lao theo.
Cả ba người chết cháy hóa thành ba ông đầu rau ("đầu rau" là biến âm của từ Hán Việt cổ là "đầu lô" mà thành).
Chỉ có thế, Cơm - Canh - Nấu chín, thật đơn giản và rất Việt Nam. Nhưng nó ẩn chứa một triết lí: Bếp lửa có thể nuôi chúng ta sống như lầm lẫn sơ suất cũng có thể tạo ra những bi kịch.
Vậy thì việc cúng lễ ông Công ông Táo ngày nay khác xưa như thế nào, thưa thầy?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Phong tục luôn thay đổi. Ngày xưa nghèo lắm. Người ta cung kính nhưng kiệm ước.
Cụ Phan Kế Bính cũng ghi chép trong tinh thần kiệm ước đó. Các bài khác trong sách "Việt Nam phong tục" của cụ, thấm đẫm một tinh thần hiếu cổ nhưng phải phát triển hiện đại theo những cái tốt đẹp của tây tục, không lãng phí xa hoa.
Ngày nay cuộc sống giàu có hơn, tươi đẹp hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Người ta cầu mong, kì vọng nhiều hơn vì cuộc sống kinh tế cạnh tranh vô cùng bất trắc.
Lễ cúng đa dạng hơn, không chỉ mũ mà còn áo quần, vàng mã, vốn liếng cõi âm, mâm cỗ thịnh soạn. Có nhà coi như là một cái Tết trước.
Kinh tế nay đã tạm đủ, so với thế kỉ trước, thế kỉ của chiến tranh, thì đã là một trời một vực. Ngày xưa, nhiều nhà lấy đâu ra tiên mua hàng mã, người ta biện đĩa trầu quả cau coi như cúng thương nàng Thị Nhi cũng xong.
Nay thì rườm rà tốn kém hơn. Mà làm ra tiền nhiều để làm gì nhỉ? Cúng thêm cho các cụ đầu rau một ít cũng không sao? Cho thanh thản cõi lòng.
Cái điều đáng mừng là, ý thức về cái bếp ngày nay đã được nâng rất cao. Một ngày nhắc nhở chúng ta điều ấy cũng là tốt đẹp.
Đi nhiều vùng miền, tôi thấy kiến trúc dân gian đã chú trọng đến bếp hơn, chứ không như xưa, bếp là chái tạm ra sau nhà, lấm lem chật chội.
Chú trọng đến bếp cũng là tôn trọng, quí trọng sự vất vả của người phụ nữ trong gia đình. Đó là điều đáng mừng của ngày nay.
Còn chuyện lãng phí thì sớm muộn người ta cũng điều chỉnh thôi. Không ai dại suốt đời đâu. Qua một cơn vấp váp, sóng gió là tự rút ra bài học mà.
Tính thực tế của dân ta là một kinh nghiệm sống đáng giá, họ dạy chúng ta hơn là ta đi lo hộ họ trong chuyện này.
Giữa ba miền: Bắc, Trung, Nam thì phong tục lệ cúng ông Công ông Táo khác nhau như thế nào ạ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Sự khác nhau là tất yếu nhưng với tục cúng ông Công ông Táo thì nó không thay đổi nhiều lắm. Có điều là, "ông Công" là ông Thổ công, "ông Táo" là ông Táo quân (còn gọi Táo thần, Táo vương) tùy từng nơi.
Từ đời Đường-Tống, Táo vương đã được gắn chức quan tư mệnh của thiên tào (và việc cúng lễ bắt đầu bằng 23 hoặc 24 cũng bắt đầu từ đây, cách nay cỡ 1300 năm), soi xét việc gia đình trong năm, cứ cuối năm lại lên báo cáo được mất với thượng đế.
Ngoài Bắc nhập một trong lễ này, còn Thổ công thì thờ chung miếu ngoài giáp, ngoài thôn.
Trong Nam, nhiều nơi thờ Ông Địa tại nhà và người ta trong tết Táo quân cũng khấn luôn cả Ông Địa. Đại đồng tiểu dị thôi. Tinh thần vẫn là thống nhất Bắc-Nam.
Ngày nay,“phú quý sinh lễ nghĩa” nên Tết ông Công ông Táo nhiều gia đình khá giả thường đốt rất nhiều vàng mã tốn kém. Quan điểm của thầy về việc này như thế nào ạ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Ngày xưa không đốt vàng mã dịp này mà chỉ hóa vàng mũ mão. Ngày nay, cúng gì cũng có vàng mã. Các cụ lên thiên đình có hối lộ đâu mà cần tiền. Lộ phí thì cá chép đã đưa đi rồi.
Té ra người ta phát vốn đấy. Đưa tiền âm phủ để làm vốn, giúp cho kì vọng một vốn bốn lời. Tư duy kinh tế lan sang lễ nghi cũng là chuyện thường. Nhưng cái gì cũng vậy, thái quá thì bất cập.
Nhà giàu đốt nhiều thì không sao nhưng nhà nghèo học theo mà đốt vậy thì có vấn đề.
Mọi người nên tự do lựa chọn, lấy cái thành tâm làm chính. Lễ đa không qua tâm thành. Tự do, chủ động mà làm, đó mới là hạnh phúc của chính mình.
Tục lệ thả cá chép mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, những năm gần đây báo chí cũng phản ánh nhiều đến việc rác thải, túi ni lông vứt khắp hồ sau khi người dân thả cả chép.
Xin thầy cho biết ý kiến của mình trước thực tế trên ạ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Ý thức vệ sinh công cộng của mọi người đều hoang sơ lắm. Tôi có ông anh ở Mĩ, đi nghỉ bãi biển, thấy một bé người Việt ăn kẹo cao su xong, bỏ bã vào túi áo.
Anh chặn tay nó lại sợ hỏng áo. Nó dạy rằng: Bác không đọc nội quy bãi tắm à.
Thế đấy. Còn nhiều người lớn chúng ta chả bằng con trẻ. Rất mừng là cách nay dăm năm, có các bạn thanh niên tình nguyện đi dọn giữa giá rét tháng chạp.
Việc thả cá chép trong ngày Tết ông Công ông Táo mang nhiều ý nghĩa nhân văn. (Ảnh: vietq.vn)
Phóng sinh là hành động và tư tưởng tuyệt vời của Phật giáo để bảo vệ môi sinh. Ấy thế mà mình đi phóng sinh lại góp phần hủy hoại môi trường thì thật là lạ.
Có gì đâu, mỗi người cầm lấy, đến thùng rác dừng xe, bỏ vào. Yên lòng biết bao. Đó mới là hạnh phúc đích thực.
Đây là kỉ niệm của riêng tôi: Tôi quá giang xe từ Vinh để đi Đồng Hới. Trót mang thói xấu là hút thuốc lá. Tôi tìm góc khuất để hút nhưng vẫn ngó xe được.
Bim bim, còi xe giục. Tôi tìm thùng rác thấy đằng xa, đến đó bỏ tàn thuốc.
Lên xe, lái xe bảo: "Tặng bác tiền xe từ đây vô đó. Thấy bác đi vứt tàn, cháu nghĩ bác là nhà giáo!". Mỗi người ý thức một chút thì chính mình nâng cái giá trị của mình hơn.
Xin trân trọng cảm ơn thầy!
Vương Thủy (Thực hiện)
'NHIỀU NGƯỜI VIỆT ĐANG HIỂU SAI VỂ CÚNG TÁO QUÂN'
PV DIỆU BÌNH/ VNN 18-1-2017
GS Trần Lâm Biền (Ảnh: Giáo dục Việt Nam)
Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công ông Táo) lên chầu trời.
Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.
Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.
Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
GS Trần Lâm Biền chia sẻ: “Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ.
Theo đó, cứ đến ngày 23, 24 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng bánh mật để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ…
Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ này đang bị hiểu sai cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân".
Cụ thể, nếu theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản nhưng ngày nay nhiều gia đình bày biện lễ lạt quá tốn kém. Họ bỏ tiền triệu mua nhiều vàng mã về đốt với niềm tin rằng, nếu họ dâng mâm cao cỗ đầy thì sẽ được Táo quân xí xóa những việc làm xấu, ban cho nhiều phước lộc.
"Tư tưởng đó hoàn toàn sai lầm, có thời gian tôi thấy, cứ 23 tháng Chạp, một số tuyến phố, người dân đốt vàng mã đống lớn đống bé, có cả điện thoại Iphone giấy, xe ô tô giấy… cho Táo quân. Như thế việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.
Bên cạnh đó, hình thức phóng sinh cá chép ra sông, hồ, ao, suối sau khi cúng là hành động nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam.
Nhưng nhiều người họ mang cá đi thả theo kiểu thiếu ý thức. Họ bọc cá vào túi nilon rồi mang ra hồ ném cả bọc xuống nước. Cá vừa không sống được, lại vô hình chung xả rác ra nguồn nước", GS Trần Lâm Biền cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét