ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Biển Đông: những biến động lớn năm 2016, cơ hội và thách thức năm 2017 (GD 1//1/2017)-
- Trong nước: Ai dám trái lệnh Thủ tướng? (GD 1/1/2017)-Về chuyện quà tết-10 chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2017 (GD 1/1/2016)-Thông điệp Năm mới của Chủ tịch nước (VNN 1/1/2016)-Tranh cãi gay gắt về việc cấp phép xả thải cho Formosa (BVN 1/1/2017)-Phạm Lê Vương Cát-Quyền lực nhất thiết phải được kiểm soát (BVB 1/1/2017)-Vũ Ngọc Hoàng-Bộ trưởng Tô Lâm chỉ mặt tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp (BVB 1/1/2017)-
- Kinh tế: 5 chỉ đạo nổi bật phát triển kinh tế của Chính phủ năm 2016 (GD 1/1/2016)-Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (GD 1/1/2017)-Kiểm điểm cá nhân, đơn vị làm chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công (GD 1/1/2017)-Khơi dậy nội lực (KTSG 1/1/2017)-Xuất khẩu đã không còn dựa vào tài nguyên thô (KTSG 1/1/2017)-Danh mục rủi ro năm 2017 (KTSG 1/1/2017)-Chờ đợi gì ở năm 2017? (KTSG 31/12/2016)-Tỷ phú USD giàu nhất toàn cầu 2016: Bất ngờ từ Việt Nam (VNN 1/1/2016)-Tỷ phú USD mới lộ diện, sếp lớn 'thấy động' trốn sang tây (Vef 1/1/2016)-Vingroup thật đáng xấu hổ khi làm giàu bằng tham nhũng chính sách (BVN 31/12/2016)-Nguyễn Anh Tuấn-Bất động sản 2017: Đất nền vùng ven sẽ tiếp tục nóng? (VNN 1/1/2016)-
- Giáo dục: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm gì cho ngành giáo dục sau 9 tháng cầm quân? (GD 1/1/2017)-10 sự kiện giáo dục nổi bật nhất năm 2016 (GD 1/1/2017)-Ngọc Quang-Trò chuyện cùng nhóm Cánh Buồm: Cải cách nhà cải cách - ưu tiên của mọi ưu tiên (GD 1/1/2016)-"Quên thôi em... chuyện năm cũ qua rồi" (GD 1/1/2016)-Nguyễn Cao-Mong đợi gì ở giáo dục 2017? (VNN 1/1/2017)-Phía bên kia câu chuyện tiến sĩ lương 3 triệu/tháng và công bố quốc tế (VNN 1/1/2017)-
- Phản biện: Năm 2016: Đã khởi đầu một hành trình kiến tạo (TVN 1/1/2017)-Thế Văn-Những lá thư trao đổi về vấn đề đường sá giao thông liên quan đến quy hoạch các thành phố trọng điểm (BVN 1/1/2016)-Từ bê bối của PVN, nhớ lại số phận bi thảm của một kỹ sư trường kỳ chống tham nhũng (BVN 1/1/2017)-Quốc Phong-Giây phút xúc động nhất năm 2016 của tôi (BVN 1/1/2017)-Nguyễn Anh Tuấn-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã liều lĩnh đặt cược cho Dự án thép Hoa Sen Cà Ná cái mà ông ta không hề có (1) (BVN 1/1/2017)-Ngô Nguyệt Hữu-Thép cần nhưng cá cần hơn (BVN 1/1/2017)-Phạm Ngọc Tiến-Két sắt của quan, manh chiếu của dân (BVN 1/1/2017)-Bạch Hoàn-Thư cho người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới (BVN 1/1/2016)-Nguyễn Tuấn Khanh-Họ kiếm lợi, còn đất nước thì mặc kệ! (BVN 31/12/2016)-Vu Kim Hanh-Nợ công: Bàn loạn cùng Leo (BVB 31/12/2016)-Trần Phong Vũ
- Thư giãn: Bonsai biết bay khiến dân Hà thành sửng sốt (VNN 1/1/2017)-Thử trí bằng bài toán nói dối – nói thật (VNN 1/1/2017)-Tuổi nào cần giữ sức trong năm con Gà (VNN 1/1/2017)
ĐIỂM MẶT CÁC TỶ PHÚ NĂM 2016
NAM HẢI /VNN 31-12-2016
Cuộc soán ngôi người giàu nhất Việt Nam
Cái tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS trở nên khá đình đám vào cuối năm 2016 khi ông Quyết chính thức trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Ông Quyết đã gây ấn tượng với số tiền tăng lên đến 33.247 tỷ đồng. Con số này cũng là kỷ lục mới trên sàn chứng khoán Việt Nam sau 16 năm thị trường đi vào hoạt động.
Ông Trịnh Văn Quyết đã gây bất ngờ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với cú bứt phá ngoạn mục
Ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ vị trí tỷ phú giàu nhất Việt Nam sở hữu hơn 720 triệu cổ phần VIC, trị giá hơn 30 ngàn tỷ đồng.Vào ngày cuối cùng trong năm (30/12/2016), ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn FLC là người giàu nhất tại Việt Nam. Ông Quyết sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK.
Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam
Theo Bloomberg, với việc IPO VietJet, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, cũng như Đông Nam Á.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được xếp thứ 62 trong danh sách của tạp chí Forbes.
Bên cạnh VietJet, bà Thảo còn là cổ đông của 3 resort nổi tiếng tại Việt Nam, bao gồm Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lam Ninh Vân Bay Villas.Theo số liệu của Bloomberg Billionnaires Index, với kế hoạch IPO hãng hàng không tư nhân duy nhất tại Việt Nam, số tài sản của Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ vượt qua con số 1 tỷ USD.
Nguyễn Trung Tín trò chuyện cùng Tổng thống Obama
Nguyễn Trung Tín, doanh nhân trẻ, người sáng lập ra mô hình không gian làm việc mở Dreamplex, là một trong những người may mắn được nói chuyện hẳn 45 phút với tổng thống Mỹ Obama.
Sau 8 năm du học ngành kinh tế bên Úc, cuối năm 2009, Tín quyết định về Việt Nam khởi nghiệp. Anh hiện là Tổng Giám đốc một tập đoàn có lịch sử hình thành 23 năm và là tác giả của mô hình không gian làm việc mở đầu tiên tại Việt Nam.
Doanh nhân trẻ Nguyễn Trung Tín
Nguyễn Trung Tín cũng là một trong những cái tên được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách “30 Under 30” năm 2015.
Một năm vất vả của bầu Đức
2016 có thể nói là một năm đầy khó khăn đối với bầu Đức (Hoàng Anh Gia Lai). Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAGL lên đến 32.900 tỷ đồng, trong đó ba chủ nợ lớn nhất của tập đoàn này là BIDV với hơn 10.000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4.000 tỷ đồng và VP Bank với 2.800 tỷ đồng.
Bầu Đức trải qua một năm đầy khó khăn
HAGL đã nhiều lần tái cơ cấu nhưng mỗi lần chuyển đổi là một lần gia tăng số vốn vay. Sau hành trình 8 năm lên sàn, số nợ của doanh nghiệp này đã gấp đôi vốn chủ sở hữu. Vì thiếu tiền, bầu Đức đã phải thế chấp từ đàn bò, cổ phiếu cá nhân tới cả khu liên hợp học viện bóng đá.
Vũ Quang Hải rút khỏi HĐQT Sabeco
Ở tuổi 25 tuổi, ông Vũ Quang Hải giữ cương vị Tổng giám đốc PVFI, sau đó, ông Hải được điều chuyển về Bộ Công Thương, tiếp tục được bổ nhiệm hàm Phó Vụ trưởng trước khi về Sabeco làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Vụ lùm xùm đã được Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính (VAFI) kiến nghị, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm là đúng quy trình.
Ông Hải rút khỏi Sabeco
Khi chính thức rút khỏi Sabeco, ông Hải đã trả lời báo chí rằng: “Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”. Theo Phó tổng giám đốc Sabeco, dự kiến năm 2016, Sabeco đã vượt kế hoạch cả doanh thu và lợi nhuận.
Ông Lê Phước Vũ và thép Cà Ná
Tập đoàn Tôn Hoa Sen và Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Phước Vũ gây ồn ào với dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Dự án này được chú ý vì có vốn đầu tư khủng 10,6 tỷ USD, ngang ngửa với vốn của Formosa.
Ông Lê Phước Vũ đình đám với dự án thép Hoa Sen
Chủ tịch Tôn Hoa Sen cam kết sẽ tự đóng cửa siêu nhà máy thép ở Ninh Thuận và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước nếu dự án gây ô nhiễm môi trường.
Doanh nhân Võ Trường Thành chia tay gỗ
Sau khoảng 23 năm làm chủ một “đế chế” chế biến, xuất khẩu gỗ hàng đầu Việt Nam, ông Võ Trường Thành đành ngậm ngùi ra đi khỏi công ty do chính ông cất công gây dựng và từng vượt qua biết bao nhiêu khó khăn từ thời kinh tế mới giai đoạn đầu mở cửa.
Cuộc đời lao đao của ông trùm ngành gỗ Việt.
HĐQT công ty này đã ra quyết định bãi nhiệm ông Võ Trường Thành khỏi chiếc ghế chủ tịch mà nguyên nhân được đưa ra là do ông Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của một chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp của Gỗ Trường Thành.
Cáo bệnh, doanh nhân theo nhau bỏ trốn
Trong năm 2016, đình đám trong giới doanh nhân là việc không ít sếp lớn thuộc các công ty nhà nước, lấy cớ đi nước ngoài chữa bệnh hay du học, đã bỏ trốn.
Điển hình như vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), ông Lê Chung Dũng, Phó TGĐ Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power).
Từ trái sang phải là các ông Lê Chung Dũng, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy
Trong 3 trường hợp bỏ trốn ra nước ngoài kể trên, chỉ có Trịnh Xuân Thanh là đã bị khởi tố và truy nã quốc tế do liên quan đến những thua lỗ thời ông này là sếp ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí.
Điểm trùng hợp là, những cái tên bỏ đi nước ngoài đều từng có một thời gian dài đứng đầu những DN thua lỗ nặng nề.
Trước việc các sếp DNNN khi “có động” là bỏ trốn, Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đi nước ngoài, công tác.
Nam Hải
BẤT NGỞ LỘ DIỆN TỶ PHÚ VIỆT XẾP HẠNG TOÀN CẦU
V.HÀ/ VNN 1-1-2017
Ông Phạm Nhật Vượng.
Bảng xếp hạng chốt phiên cuối năm 2016 của Tạp chí Forbes cho thấy, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) là người Việt duy nhất lọt danh sách tỷ phú USD trên thế giới.
Theo Forbes, ông Vượng có tài sản tính đến hết 30/12/2016 đạt 2,2 tỷ USD, đứng số 1 Việt Nam, thứ 1011 trên trường quốc tế, so với vị trí 1118 năm 2015.
Như vậy, năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tiến thêm 107 bậc so với năm ngoái.
Vị trí số 1 của ông Vượng được xem là khá bất ngờ vì theo thống kê trên TTCK Việt Nam vào ngày cuối cùng trong năm (30/12/2016), ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn FLC mới là người giàu nhất tại Việt Nam.
Ông Quyết sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK.
Ông Vượng (chủ tịch Tập đoàn Vingroup) sở hữu hơn 720 triệu cổ phần VIC, trị giá hơn 30 ngàn tỷ đồng.
Nếu tính cả vợ chồng, ông Quyết và vợ bà Lê Thị Ngọc Diệp vẫn đứng ở vị trí số 1 với khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 36 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD). Tổng cộng vợ chòng ông Vượng nắm giữ khoảng 1,55 tỷ USD giá trị tài sản.
Một gương mặt cũng quá mới mẻ có thể chưa được thế giới xếp hạn là ông Bùi Thành Nhơn. Ông Nhơn và vợ con trực tiếp và gián tiếp giữ hơn 65% cổ phần Novaland, trị giá khoảng 23,4 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD.
V. Hà
VINAGROUP THẬT ĐÁNG XẤU HỔ KHI GIÀU BÀNG THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH
NGUYỄN ANH TUẤN / BVN 31-12-2016
Cuối 2014: Vận động thành công để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận cho VinGroup làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty Cổ phần Triển lãm Giảng Võ, chiếm 80% cổ phần.
---> Một trong những yếu tố để VinGroup được chọn là hứa hẹn sẽ phát triển khu dự án triển lãm hiện đại hơn ngay tại khu đất Giảng Võ hiện nay.
Tháng 3-2015: Công ty Triển lãm Giảng Võ tiến hành bán đấu giá 9,8% cổ phần nhưng kết quả không khả quan cho lắm, nên VinGroup mua gần như toàn bộ số này giúp họ nắm gần 90% cổ phần công ty.
---> Sở dĩ ít nhà đầu tư mặn mà với cổ phiếu này là vì tình hình tài chính trước đó của Công ty Triển lãm Giảng Võ không được khả quan cho lắm, lợi nhuận sau thuế chỉ từ 3-6 tỷ đồng.
Dù Công ty Triển lãm Giảng Võ có cổ đông chiến lược là VinGroup nhưng rõ ràng tập đoàn này tuyên bố sẽ đầu tư xây khu triển lãm chứ có nói là chuyển đổi công năng sang khu căn hộ cao cấp đâu. Vả lại nếu có chuyển đổi công năng thì theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, khu đất này nằm trong vùng nội đô lịch sử, HẠN CHẾ XÂY CAO TẦNG. Viễn cảnh kiếm bộn tiền còn mờ mịt nên không nhiều nhà đầu tư hứng thú cũng hợp lý.
Tháng 4-2016: UBND Hà Nội ra Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy hoạch công trình cao tầng nội đô, chỉ rõ khu vực Triển lãm Giảng võ là điểm nhấn đô thị, là nơi ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG 50 TẦNG duy nhất trong khu nội đô lịch sử (các điểm khác chung tuyến đường chỉ tối đa 21/24/27 tầng, tùy vị trí).
---> Không chỉ có khu đất này, theo VnExpress thì "khu nội đô lịch sử chỉ có duy nhất 2 vị trí được xây dựng quá 39 tầng, đó là Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180 m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162 m). Cả 2 lô đất này hiện đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup". Sao kỳ lạ thế, căn cứ vào đâu mà chọn 2 vị trí đó làm điểm nhấn, ngẫu nhiên trúng vào 2 khu đất của VinGroup à? Hay UBND Hà Nội làm chính sách cho VinGroup?
Tất cả những điều trên gọi đúng tên là gì?
- Là THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH, khi mà các nhóm lợi ích coi nhà nước như công cụ của riêng chúng để đưa ra những chính sách làm lợi cho chúng, và thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.
Chuyện mất mát một không gian công cộng thì đã đành, thiệt hại kinh tế cho quốc gia còn là một chuyện khác. Nếu thông báo khu đất đó được xây 50 tầng, đấu giá công khai thì tổng số tiền nhà nước thu về cho ngân sách quốc gia không phải là đã lớn hơn rất nhiều so với con số 21,5 triệu/m2 hiện tại thu từ VinGroup sao? (VinGroup chỉ bỏ ra 1500 tỷ cho gần 90% cổ phần của công ty Triển lãm Giảng Võ, trong khi đó giá thị trường khu vực này vào khoảng 200-300 triệu/m2).
Câu hỏi cuối cùng là: Làm giàu mà bằng cách tham nhũng chính sách, đạp lên lợi ích của quốc gia, cộng đồng như thế thì có gì mà đáng tự hào hở VinGroup?
---
Quyết định 1259 của Thủ tướng: http://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-1259-QD-TTg-phe-duye…
N.A.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét