ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung-Nga tìm cách "định hình lại" an ninh Đông Nam Á, Biển Đông để bán vũ khí? (GD 7/1/2017)-Trung Quốc sẽ thọc mạnh vào sân sau của Mỹ để giải nước cờ Đài Loan của Trump? (GD 7/1/2017)-Tướng Trung Quốc mang "vũ khí sát thủ" ra dọa ông Donald Trump (GD 7/1/2017)-Cuộc di cư ồ ạt ở Venezuela (KTSG 7/1/2017)-“2017: Năm của thách thức và kỳ vọng mới” (TVN 7/1/2017)-Tình báo Mỹ cáo buộc ông Putin chỉ đạo tấn công mạng (VNN 7/1/2017)-
- Trong nước: Báo chí đấu tranh chống suy thoái trên tinh thần "phò chính trừ tà" (GD 7/1/2017)-Hết thời "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" (GD 7/1/2017)-“Cả nước chung tay - không để ai bị bỏ lại phía sau” (GD 7/1/2017)-Ngọc Quang-Thủ tướng: “Đừng để nông dân phải khổ..." (GD 6/1/2017)-Ông Lê Như Tiến: Chúc tết, tặng quà hay là hối lộ trá hình? (GD 7/1/2017)-Hà Nội muốn tránh ‘thảm họa’ phải có ưu tiên (TVN 6/1/2017)-Quốc Phong-
- KInh tế: Cam kết về một Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển (GD 7/1/2017)-Xuất khẩu gạo 2017 còn khó khăn hơn (KTSG 7/1/2017)-Trông... hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (KTSG 7/1/2017)-Nợ công và nợ chính phủ đang tiến sát ngưỡng (KTSG 7/1/2017)-Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương về cải cách thể chế (KTSG 7/1/2017)-Vốn hóa thị trường nhìn từ các “tân binh” (KTSG 7/1/2017)-Nghĩ về nghề ngân hàng (KTSG 7/1/2017)-Phiên chợ đồ cũ từ thiện Xuân Đinh Dậu 15-1 (KTSG 6/1/2017)-Nhà giá rẻ còn rẻ nữa: Giữ chặt túi, đừng vội xuống tiền (Vef 7/1/2017)-Nước mắt mặn chát của người Việt sau đồng lương nghìn đô ở Nhật (VNN 7/1/2017)-
- Giáo dục: Các trường phải công bố thông tin tuyển sinh 2017 (GD 7/1/2017)-Chàng sinh viên Việt đạt chứng chỉ tiếng Nhật cao cấp chỉ vì...tự ái! (GD 7/1/2017)-Trường học mà không phải trường, cô trò vật lộn quyết tâm tìm con chữ (GD 7/1/2017)-Biết con làm việc này ở lớp liên kết ngoại ngữ, cha mẹ nào dám cho con đi học? (GD 7/1/2017)-'Tốt nghiệp đại học phải tự tạo ra việc làm' (VNN 7/1/2017)-Những 9x, 10x tài năng nhất năm 2017 do Forbes bình chọn (VNN 7/1/2017)-
- Phản biện: Định nghĩa lại khái niệm giáo dục (GD 7/1/2017)-Phạm Toàn-Báo cáo đẹp là chuyện thường niên, xin cứu đói là chuyện kinh niên (TVN 7/1/2017)-Lại Trọng Tình-Kẹt xe, tắc đường: Tắc ở tư duy? BVN 7/1/2017)-Đoàn Đạt-Gấp rút chữa cháy cho nền kinh tế (BVN 7/1/2017)-Nam Nguyên/RFA-Doanh nghiệp được lợi gì từ việc xóa Quy hoạch xuất khẩu gạo? (BVN 7/1/2017)-Dân Việt kêu trời vì các chính sách kiểu ‘trời ơi’ (BVB 7/1/2017)-Bộ Tài Nguyên& Môi Trường chây ì hay năng lực Chính phủ yếu kém ? (BVB 6/1/2017)-Nguyễn Anh Tuấn/RFA-Pháp quyền hay chuyên quyền (BVN 6/1/2017)-Nguyễn Tiến Trung/VOA-Điều kiện để có… văn hóa từ chức! (TVN 6/1/2017)-Nguyễn Trọng Bình
- Thư giãn: Michelle Obama nghẹn ngào trong bài phát biểu từ biệt (VNN 7/1/2017)-Giải mã mùa đông nóng kỷ lục trong 10 năm qua (VNN 7/1/2017)-
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ... VĂN HÓA TỪ CHỨC
NGUYỄN TRỌNG BÌNH/ TVN 6-1-2017
“Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc”- TS. Nguyễn Sĩ Dũng.
1. Với nhiều quốc gia trên thế giới, việc xin từ chức của các quan chức, lãnh đạo là điều rất bình thường.
Có một số lý do để các quan chức, lãnh đạo trên thế giới xin từ chức như: Bị cáo buộc tham nhũng, tự thấy năng lực hạn chế, tự thấy có lỗi với dân chúng vì sự vụ nào đó; do cấp dưới sai phạm hay thậm chí do phát ngôn “lỡ lời”... Từ chức vì thế được xem là một hành vi, một cách ứng xử có văn hóa vốn đã trở thành thói quen, nếp nghĩ thường trực của con người ở những quốc gia văn minh, tiến bộ mà chúng ta hay gọi là “văn hóa từ chức”.
Mới đây nhất, là trường hợp xin từ chức của Thủ tướng Ý - ông Matteo Renzi và Thủ tướng New Zealand - ông Jonh Key. Ông Thủ tướng Ý từ chức là vì sự thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về kế hoạch cải tổ hiến pháp của mình. Còn Thủ tướng New Zealand từ chức là vì… “lý do gia đình”.
Ngược thời gian, có thể kể thêm vụ từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc, Chung Hong-won vì vụ chìm phà Sewol, năm 2014. Ông Chung Hong-won khi ấy đã cúi đầu xin lỗi người dân Hàn Quốc và nói rằng: "Lúc này đây, điều đúng đắn mà tôi cần làm chính là nhận trách nhiệm cho những gì đã qua và xin từ chức(…) Tôi chỉ hi vọng nhận được sự tha thứ của người dân Hàn Quốc và gia đình của các nạn nhân trên phà Sewol. Xin hãy hiểu cho tôi vì đã không hoàn thành trách nhiệm của mình cho đến phút cuối cùng" [1].
Một trường hợp khác là ông Hakubun Shimomura - Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Nhật Bản xin từ chức vào năm 2015. Nguyên nhân từ chức của vị Bộ trưởng này có từ việc xây dựng sân vận động chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020 bị chậm tiến độ do thay đổi thiết kế và chi phí cao hơn dự toán ban đầu. Còn tại tại Brazil, ngày 16/6/2016, ông Henrique Alves - Bộ trưởng Du lịch phải từ chức vì những cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối và tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras…
2. Ở Việt Nam thời gian quan, khách quan mà nói, không phải không có trường hợp quan chức, lãnh đạo xin từ chức. Có thể kể ra đây trường hợp ông Lê Huy Ngọ - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin từ chức năm 2004. Ông Trần Đăng Tuấn – Phó giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, xin thôi chức năm 2010. Ở mức độ nào đó có thể kể thêm trường hợp ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An. Năm 2015, ông Sự xin được nghỉ hưu sớm dù vẫn còn được tín nhiệm.
Tuy vậy, dường như với vài trường hợp hiếm hoi và lẻ tẻ nêu trên chưa thể làm hài lòng đại bộ phận dân chúng vì trên thực tế có quá nhiều sự vụ gây bức xúc mà người đứng đầu đơn vị lẽ ra phải từ chức. Vì lẽ đó mà trong các kỳ họp Quốc hội không ít lần các vị đại biểu đã mang ra trao đổi, chất vấn.
Báo chí truyền thông và dư luận xã hội cũng tốn khá nhiều giấy mực cho về vấn đề này. Các nhà quản lý và chuyên gia văn hóa thì luận bàn tại sao từ chức lại là điều rất khó và rất xa lạ [2] đối với xã hội này. Thậm chí mới đây, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ (ngày 28/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải giao cho Bộ Nội vụ chủ trì biên soạn Nghị định về“văn hóa từ chức” xem như cơ sở pháp lý bắt buộc các lãnh đạo từ chức khi cần thiết [3]…
3. Từ chức vốn là hành vi văn hóa trước hết thuộc về mỗi cá nhân; là sự chủ động, tự giác và thôi thúc từ bên trong mỗi quan chức biết tự trọng và xấu hổ về năng lực hay những lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân.
Có thể thấy, trong các trường hợp từ chức ở Việt Nam vừa nêu, nhìn chung dư luận và quần chúng nhân dân đánh giá rất cao hai ông Trần Đăng Tuấn và ông Nguyễn Sự.
Điều này càng cho thấy từ chức thật ra không phải là chuyện khó nếu như mỗi quan chức, lãnh đạo đều được trang bị trước hết là bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ nhân dân. Kế đến là trình độ học vấn, sự hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Sở dĩ các lãnh đạo, chính khách phương Tây luôn chủ động và mạnh dạn từ chức, rút khỏi chính trường một phần là vì họ có niềm tin vào bản thân có thể xin việc kiếm sống ở môi trường khác bằng chính sự hiểu biết của mình.
Thế nên, một xã hội, một quốc gia muốn có “văn hóa từ chức” điều bắt buộc trước hết là phả có những người dám tự nguyện …xin từ chức khi còn đương nhiệm. Nói khác đi “văn hóa từ chức” chính “là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí [4].
Trong hoàn cảnh chưa ai mạnh dạn từ chức dù chưa hoàn thành nhiệm vụ thì việc Chính phủ ban hành một Nghị định bắt buộc là rất cần thiết. Đây có thể xem là những bước đi đầu tiên để dần dần hình thành “văn hóa từ chức” đối với mọi phẩm hàm.
Vì nói như TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội là: “Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc” [5].
Với sự quyết liệt của chính phủ hiện nay, hy vọng rằng văn hóa chính trị dựa trên lương tri sẽ sớm hình thành.
Nguyễn Trọng Bình
---------------------
[1]: “Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức sau vụ chìm phà Sewol”. Xem tại: http://soha.vn/the-gioi-do-day/thu-tuong-han-quoc-xin-tu-chuc-sau-phu-chim-pha-sewol-20140427103142945.htm
[2,5]: “Văn hóa từ chức chính là lương tri”. Xem tại: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/van-hoa-tu-chuc-chinh-la-luong-tri-2067443.html
[3]. “Nghiên cứu xây dựng nghị định văn hóa từ chức”. Xem tại: http://thanhnien.vn/thoi-su/nghien-cuu-xay-dung-nghi-dinh-ve-van-hoa-tu-chuc-769397.html
[4]: Xem tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_hóa_từ_chức
BỘ TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG CHÂY Ỳ HAY NĂNG LỰC CHÍNH PHỦ YẾU KÉM?
NGUYỄN ANH TUẤN/ RFA/ BVB 6-1-2016
Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT nhắc Bộ thực hiện lời hứa với Thủ tướng về trách nhiệm trong vụ Formosa, tháng 12/2016. Ảnh: Dân trí.
30/6/2016: Công bố Formosa là thủ phạm thảm họa cá chết miền Trung. Chính phủ hứa sẽ tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1/9/2016: Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường làm rõ trách nhiệm của Bộ trong vụ Formosa.
17/11/2016: Bộ TN-MT họp báo cho biết Ban Cán sự đảng của Bộ đã nhận khuyết điểm (tập thể) và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về tỉnh Hà Tĩnh, còn Bộ chỉ có trách nhiệm một phần trong chuyện này.
21/12/2016: Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT, yêu cầu sớm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về vụ Formosa, nhắc Bộ thực hiện lời hứa của Bộ đối với Thủ tướng.
04/01/2017: Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giao Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc xem xét kiểm điểm trách điểm của đơn vị, cá nhân có liên quan. [Bộ trưởng đang muốn đá quả bóng trách nhiệm xuống cho cấp dưới – cấp Cục, Vụ]
05/01/2017: Bộ TN-MT công bố 10 sự kiện môi trường nổi bật của năm 2016, hoàn toàn không đề cập đến Formosa. [Phù hợp với xu hướng lảng tránh trách nhiệm của Bộ trong vụ này]
Vậy là gần 9 tháng sau khi thảm họa xảy ra, 6 tháng sau khi Formosa cúi đầu nhận lỗi, các cấp chính quyền vẫn cố tình chây ì để rồi không một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cho một thảm họa đã khiến 263,000 người chịu ảnh hưởng sinh kế, tàn phá môi trường biển đến hàng chục năm sau chưa thể hồi phục được, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, kéo lùi sự phát triển của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong nhiều năm tới.
Thái độ của các cán bộ liên quan trong thảm họa này phải nói là còn kém cả thủ phạm – tức Formosa.
Trách Bộ TN-MT chây ì là một nhẽ, đáng trách hơn còn là năng lực yếu kém của Chính phủ khi bó tay trước sự chây ì đó.
Hoặc là hệ thống tổ chức quyền lực của đảng cầm quyền quá kém cỏi khiến ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng không thể kỷ luật được các quan chức dưới quyền khi họ làm sai;
Hoặc là chính đảng cầm quyền đang diễn trò trước dư luận, thỉnh thoảng lại thông báo là đang tiến hành, xem xét kỷ luật để câu giờ hòng bao che sai phạm cho nhau.
Mà cũng có thể là cả hai.
Nguyễn Anh Tuấn/(Blog RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét