ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Về khả năng Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông (GD 26/1/2017)-Thời báo Hoàn Cầu đang chống đối Chủ tịch Tập Cận Bình? (GD 26/1/2017)-"Canh bạc" tiên phát chế nhân của Thủ tướng Shinzo Abe và tác động đến Biển Đông (GD 25/1/2017)-Trump ra lệnh xây bức tường biên giới với Mexico (VNN 26/1/2017)-
- Trong nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết đồng bào và chiến sỹ cả nước (GD 26/1/2017)-Cần quy trách nhiệm cá nhân khi thực hiện phương án giảm ùn tắc Tân Sơn Nhất (GD 26/1/2017)-TP.HCM: Hàng ngàn người dự khai mạc đường hoa Tết (VNN 26/1/2017)-Bí thư Thăng dùng cơm với 600 công nhân đón Tết xa nhà (VNN 26/1/2017)- Chủ tịch HN tặng quà Tết cho công nhân thi công cầu vượt (VNN 26/1/2017)-Bill Gates, đại gia 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử nhân loại (Vef 26/1/2017)-
- Kinh té: Lãi hàng trăm triệu đồng trong dịp tết nhờ bán cây ăn quả lạ (GD 26/1/2017)-Lương ít, tiền không có, thêm một mùa xuân con không về… (GD 26/1/2017)-Nhộn nhịp mua sắm Tết (KTSG 26/1/2017)-Đừng để mất bò mới lo làm chuồng! (KTSG 26/1/2017)-Lãi suất, tỷ giá tăng cao trong ngày giao dịch cuối (KTSG 25/1/2017)-‘Sụp đổ tài khóa quốc gia’: Thủ tướng Phúc không muốn phải ‘đổ vỏ’? (BVB 19/1/2017)-Phạm Chí Dũng/VOA
- Giáo dục: Thưởng Tết ít hay nhiều phụ thuộc vào lương tâm của Hiệu trưởng và Kế toán (GD 26/1/2017)-TS.Nguyễn Viết Khuyến nêu những tồn tại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 29 (GD 26/1/2017)-Thùy Linh-Ngân sách đang tiêu tốn một số tiền lớn cho Sáng kiến kinh nghiệm (GD 26/1/2017)-Nguyễn Cao-Rút thời gian đào tạo đại học xuống còn ba năm (KTSG 26/1/2017)-Vẫn là câu hỏi vì sao hơn 200.000 sinh viên ra trường lại thất nghiệp? (GD 25/1/2017)-An Nguyên-
- Phản biện: Đại dịch! (KTSG 26/1/2017)-Trần Trọng Thức-'Không chịu làm giám đốc thì làm nhân viên' (TVN 26/1/2017)-Châu Phú-
- Thư giãn: Lưu ý cách bày mâm ngũ quả theo phong tục 3 miền Bắc, Trung, Nam (GD 26/1/2017)-Thuê bao FPT Play “nếm” hương vị Tết (KTSG 25/1/2017)-Bí ẩn vệ sỹ dùng tay giả tháp tùng Trump nhậm chức (VNN 26/1/2017)-Vị vua nào ở ngôi lâu nhất? (VNN 26/1/2017)-
VẪN LÀ CÂU HỎI: VÌ SAO HƠN 200.000 SINH VIÊN RA TRƯỜNG THẤT NGHIỆP ?
AN NGUYÊN / GD 25-1-2017
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những “con cá chép” chuyên nghiệp. Ảnh: An Nguyên
(GDVN) - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp nhưng nguyên nhân quan trọng là bắt đầu từ phía cung – tức là phía đào tạo.
Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khi bàn về thực trạng thất nghiệp hiện nay tại một cuộc hội thảo mới đây ở Đà Nẵng.
Các trường ra sức tuyển mà không nghĩ tới cung – cầu
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay các trường đại học đang ra sức vơ vét tuyển sinh mà không hề bàn tính tới vấn đề cung – cầu.
Và đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho rằng, hiện nay cơ sở dữ liệu về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và nguồn đào tạo nhân lực cho từng ngành nghề chưa được phổ biến.
Trong khi đó, các trung tâm dự báo nguồn nhân lực cũng có những con số dự báo về các lĩnh vực nhưng quá rộng và không đầy đủ.
“Những con số dự báo ấy là có, nhưng rồi không có trường đại học nào sử dụng được để xác định chỉ tiêu.
Bản thân học sinh hay phụ huynh không thể căn cứ để làm một kênh chọn lựa” ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, hiện nay các trường đại học chỉ xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực hiện có. Với mức thu học phí thấp, để có thể vận hành được hệ thống tổ chức, các trường phải tuyển cho “hết chỉ tiêu” nhằm lấy số lượng bù vào.
“Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có tới 6,6 trường đại học, cao đẳng nhưng lại không có đơn vị nào kiểm soát số lượng nguồn nhân lực đào tạo theo từng ngành nghề.
Đó là nguyên nhân dẫn đến số lượng nhân lực cung – cầu theo từng ngành nghề tương ứng khó có thể gặp nhau” ông Dũng nói.
Đồng quan điểm trên, GS.TS. Đặng Kim Vui - Giám đốc đại học Thái Nguyên cho rằng, các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang đào tạo một cách tràn lan, không theo một quy chuẩn cụ thể nào.
“Ngay cả ngành Y là một trong những ngành hót nhất nhưng vẫn đào tạo, tuyển sinh một cách ồ ạt.
Khiến các bệnh viện đáp ứng không nổi số lượng sinh viên đến xin thực hành. Việc này dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên ngành ngay sau khi ra trường” GS. Vui nhấn mạnh.
Trong vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận rằng, hiện này công tác dự báo còn rất hạn chế.
“Có một thực tế là việc đầu tư cho nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là dự báo dựa vào kinh nghiệm.
Cho nên, dẫn tới nhiều ngành rất có triển vọng, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng ta lại không đáp ứng được. Trong khi đó có những ngành đào tạo bị bão hòa” Bộ trưởng đánh giá.
Từ đó ông Nhạ chỉ đạo, trước khi tuyển sinh, chính các trường đại học phải dự báo được tình trạng lao động của xã hội để cung ứng sinh viên sau khi ra trường vào các vị trí đó sao cho hợp lý.
Sinh viên bị biến thành những “con cá chép”
Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng sinh viên hiện nay không cao và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, hiện nay ở nhiều trường đại học, tỉ lệ sinh viên/lớp quá lớn.
Ngoài ra, nhiều giảng viên cũng không tập trung vào việc dạy học mà “chân trong, chân ngoài” đi làm thêm.
Các sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những “con cá chép” chuyên nghiệp.
Nhiều chuyên gia thì cho rằng, hiện nay số lượng các trường đại học quá nhiều, họ tuyển sinh ồ ạt nên chất lượng giáo dục đi xuống.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng tiếp tục nêu quan điểm, cả nước có hơn 400 trường đại học và cao đẳng, chất lượng đào tạo ở mỗi trường là khác nhau.
Và chắc chắn rằng không phải tổ chức đào tạo nào cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Không phải trường đại học, cao đẳng nào cũng đủ nhân lực để có thể xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội – ông Dũng nói.
Ngay cả những trường đại học tốt cũng không thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xã hội 100%.
Vì vậy, vấn đề này là tất yếu và bình thường. Giống như một lớp sinh viên đại học, dù là đã đạt chuẩn đầu vào, nhưng sau 4 năm học thì có em học vượt, có em học xuất sắc, có em học khá và có em không thể ra trường.
Cơ chế thị trường cũng vận hành theo cách đó, tổ chức đào tạo nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất yếu sẽ tự bị loại trừ.
“Tuy nhiên, vấn đề dễ thấy là từ trước đến nay, chẳng có trường đại học, cao đẳng nào bị đóng cửa.
Nhưng con số trường trung cấp nâng cấp thành cao đẳng, trường cao đẳng nâng cấp lên đại học thì thường xuyên” ông Dũng chia sẻ.
Công tác dự báo còn rất kém
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, để xảy ra tình trạng thất nghiệp là do công tác dự báo của các trường còn rất yếu.
Việc truyền tải nội dung hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường THPT chỉ có một vài giáo viên hướng nghiệp.
Các giáo viên hướng nghiệp cũng chỉ được tập huấn qua loa, dạng “cưỡi ngựa xem hoa”. Việc dạy hướng nghiệp theo kiểu “cho có dạy” đã gây nên nhiều hệ lụy.
Từ đó, các chuyên gia cho rằng, việc hướng nghiệp cần được chuyên nghiệp hóa, cần được quan tâm nhiều hơn.
Tư vấn hướng nghiệp không chỉ tư vấn cho học sinh, mà còn phải tư vấn cho phụ huynh.
“Lâu nay các trường đại học tự thân vận động, tự tổ chức tư vấn và quảng bá để tuyển sinh.
Một số trường, thì chỉ lo quảng cáo mà quên mất trách nhiệm của mình là chuyên gia tư vấn, cần mang lại sự hiểu biết đúng đắn, trung thực về ngành nghề và các bậc đào tạo.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều em học sinh và phụ huynh “dở khóc dở cười” với quyết định chọn ngành, chọn nghề của mình.
Quan điểm “học đại học để đổi đời” cứ dẫn dắt thế hệ này rồi đến thế hệ khác. Dẫn đến việc ai cũng muốn vào đại học” ông Dũng nêu thực tế.
Đó còn chưa kể đến số lượng lớn nhóm sinh viên tốt nghiệp phải chọn việc làm trái ngành nghề đã được đào tạo, hoặc phải “giấu bằng” để đi làm các nghề lao động phổ thông.
Tình trạng này một mặt là do không có cầu trong thị trường lao động, giáo dục đại học không đáp ứng thực tiễn với nhu cầu xã hội.
Các cử nhân, kỹ sư khi ra trường thiếu kỹ năng thực hành và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.
Nghề là tổng hợp các kỹ năng khi thực hiện một công việc nhất định theo sự phân công của lao động xã hội.
Vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cần theo hướng nào và với những tiêu chí nào?
Thứ nhất, các bạn cần tìm hiểu thông tin và những xu hướng phát triển nghề nghiệp được cập nhật trong cuộc sống hàng ngày, qua báo chí và mạng truyền thông.
THẦY GIÁO CHỈ ĐƯỜNG KIẾM SỐNG CHO CỬ NHÂN RA TRƯỜNG THẤT NGHIỆP
TRẦN TRÍ DŨNG/ GD 29-11-2017
Nhiều cử nhân ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề. (Ảnh: zing.vn)
Từ bao đời nay, hiếu học luôn là một truyền thống rất đáng quý của người Việt Nam.
Dù ở đâu, làm gì, dù giàu hay nghèo, người Việt đều luôn cố gắng không để con cái mình bị thất học. Truyền thống này đã giúp công tác “xã hội hóa giáo dục” đạt nhiều kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 năm 2014, lên gần 178.000 người năm 2015.
Như vậy chỉ sau một năm, trung bình hơn 16.000 cử nhân đại học, sau đại học thất nghiệp sau khi ra trường.
Dù ở đâu, làm gì, dù giàu hay nghèo, người Việt đều luôn cố gắng không để con cái mình bị thất học. Truyền thống này đã giúp công tác “xã hội hóa giáo dục” đạt nhiều kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 năm 2014, lên gần 178.000 người năm 2015.
Như vậy chỉ sau một năm, trung bình hơn 16.000 cử nhân đại học, sau đại học thất nghiệp sau khi ra trường.
Và chưa dừng lại ở đó, con số thống kê của cơ quan này vào tháng 1/2016 còn cho biết một kết quả đáng lo ngại hơn, đó là có tới 225.000 cử nhân thất nghiệp.
Đó còn chưa kể đến số lượng lớn nhóm sinh viên tốt nghiệp phải chọn việc làm trái ngành nghề đã được đào tạo, hoặc phải “giấu bằng” để đi làm các nghề lao động phổ thông.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Nhìn một cách toàn diện, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khu vực tư nhân đang thiếu vốn và khó khăn về thị trường nên phải thu hẹp sản xuất, các doanh nghiệp lớn chỉ tuyển dụng nhỏ giọt chứ không còn là nơi “hút” lao động như trước đây.
Trong khi đó khu vực Nhà nước đã trở nên quá “chật chội” khiến vấn nạn thất nghiệp là bài toán khó.
Nhìn một cách toàn diện, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khu vực tư nhân đang thiếu vốn và khó khăn về thị trường nên phải thu hẹp sản xuất, các doanh nghiệp lớn chỉ tuyển dụng nhỏ giọt chứ không còn là nơi “hút” lao động như trước đây.
Trong khi đó khu vực Nhà nước đã trở nên quá “chật chội” khiến vấn nạn thất nghiệp là bài toán khó.
Nếu một nền kinh tế phát triển, một xã hội lành mạnh thì sẽ luôn đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp thấp, đặc biệt là đội ngũ lao động có bằng cấp.
Mặt khác, do phương pháp giáo dục đại học lạc hậu (dạy chay quá nhiều), nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành đã khiến cho đầu ra ở rất nhiều trường đại học không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia ngành giáo dục đã nhận định rằng, nếu không thay đổi phương thức đào tạo, đặc biệt ở cấp đại học, trong tương lai tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên và lao động có trình độ chuyên môn tiếp tục tăng là điều dễ hiểu.
Bởi đây chính là sự phản ánh khả năng "hấp thụ" thấp của thị trường lao động. Muốn thay đổi, cần phân luồng rõ ràng trong đào tạo.
Nhiều chuyên gia ngành giáo dục đã nhận định rằng, nếu không thay đổi phương thức đào tạo, đặc biệt ở cấp đại học, trong tương lai tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên và lao động có trình độ chuyên môn tiếp tục tăng là điều dễ hiểu.
Bởi đây chính là sự phản ánh khả năng "hấp thụ" thấp của thị trường lao động. Muốn thay đổi, cần phân luồng rõ ràng trong đào tạo.
Khi mang nhận định này soi vào thực tế, nhiều người tán đồng bởi việc đào tạo nặng về lý thuyết, chưa có sự phân tách và định hướng ngành nghề cho học sinh, sinh viên đã khiến tình trạng “thầy nhiều hơn thợ” ở nước ta ngày càng gia tăng.
Tình trạng này một mặt là do không có cầu trong thị trường lao động, giáo dục đại học không đáp ứng thực tiễn với nhu cầu xã hội.
Các cử nhân, kỹ sư khi ra trường thiếu kỹ năng thực hành và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.
Đó cũng là một hệ quả tất yếu của thực trạng giáo dục đại học chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực và chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Nhìn một cách tổng thể của giáo dục đại học, phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn.
Bên cạnh đó là hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ, phương thức giáo dục; nặng lý thuyết, xem nhẹ thực hành.
Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Vì thế, việc đổi mới gắn liền với khả năng cung ứng nhu cầu xã hội, tăng cường kỹ năng thực hành và ứng dụng trong thực tiễn cần thiết đặt ra đối với đào tạo đại học.
Mới đây, tỉnh Nam Định vừa đưa ra dự kiến về điều kiện thi công chức năm 2016.
Theo đó, tại cuộc họp UBND tỉnh Nam Định ngày 11/10/2016, tỉnh này chỉ đạo Sở Nội vụ thực hiện quy chế tuyển công chức năm 2016 (dự định thời gian thi công chức vào tháng 12/2016) với điều kiện các thí sinh dự thi phải có bằng đại học hệ công lập.
Thông báo dự tuyển này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Nhìn một cách tổng thể của giáo dục đại học, phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn.
Bên cạnh đó là hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ, phương thức giáo dục; nặng lý thuyết, xem nhẹ thực hành.
Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Vì thế, việc đổi mới gắn liền với khả năng cung ứng nhu cầu xã hội, tăng cường kỹ năng thực hành và ứng dụng trong thực tiễn cần thiết đặt ra đối với đào tạo đại học.
Mới đây, tỉnh Nam Định vừa đưa ra dự kiến về điều kiện thi công chức năm 2016.
Theo đó, tại cuộc họp UBND tỉnh Nam Định ngày 11/10/2016, tỉnh này chỉ đạo Sở Nội vụ thực hiện quy chế tuyển công chức năm 2016 (dự định thời gian thi công chức vào tháng 12/2016) với điều kiện các thí sinh dự thi phải có bằng đại học hệ công lập.
Thông báo dự tuyển này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Trên thực tế, không chỉ riêng tỉnh Nam Định có chủ trương tuyển công chức chỉ đối với sinh viên tốt nghiệp đại học hệ công lập mà nhiều địa phương trong cả nước cũng có quan điểm này.
Chủ trương này đã như một cú huých đối với tình trạng thất nghiệp gia tăng của những lao động có trình độ, đặc biệt là đối với những người tốt nghiệp đại học hệ ngoài công lập.
Vậy đâu là giảỉ pháp cho tình trạng này?
Trước hết, các trường cần chấm dứt tình trạng "học chay" để chuyển sang mô hình đại học nghề nghiệp ứng dụng, hay còn gọi là đại học ứng dụng.
Theo đó, thời gian học lý thuyết chỉ là 30% và thời gian thực hành tăng lên đến 70%.
Ở đây, coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.
Vậy đâu là giảỉ pháp cho tình trạng này?
Trước hết, các trường cần chấm dứt tình trạng "học chay" để chuyển sang mô hình đại học nghề nghiệp ứng dụng, hay còn gọi là đại học ứng dụng.
Theo đó, thời gian học lý thuyết chỉ là 30% và thời gian thực hành tăng lên đến 70%.
Ở đây, coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.
Từ đó, cần thiết đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đại học.
Theo đó, đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Việc đổi mới phương pháp đào tạo trình độ trình độ đại học phải coi trọng việc nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành.
Theo đó, đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Việc đổi mới phương pháp đào tạo trình độ trình độ đại học phải coi trọng việc nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành.
Từ đó, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo đại học là phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.
Từ đó, chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Đổi mới hệ thống theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở này, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.
Từ đó, đánh giá lại các nhu cầu của thị trường lao động để điều chỉnh lại chỉ tiêu đầu vào của các trường đại học.
Bên cạnh đó, quán triệt quan điểm tuyển dụng cán bộ công chức theo hình thức thi tuyển khách quan để đánh giá năng lực hoàn thành công việc trên cơ siở kiểm tra thực tế không phân biệt bằng cấp, trình độ và loại hình đào tạo.
Giải quyết vấn đề thất nghiệp đối với lao động có trình độ theo đó là một bài toán khó, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ở nhiều khâu, điều đó còn tùy thuộc vào từng địa phương, từng ngành nghề xã hội.
Với những giải pháp trên hy vọng sẽ từng bước giải quyết thực trạng này.
Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo đại học là phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.
Từ đó, chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Đổi mới hệ thống theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở này, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.
Từ đó, đánh giá lại các nhu cầu của thị trường lao động để điều chỉnh lại chỉ tiêu đầu vào của các trường đại học.
Bên cạnh đó, quán triệt quan điểm tuyển dụng cán bộ công chức theo hình thức thi tuyển khách quan để đánh giá năng lực hoàn thành công việc trên cơ siở kiểm tra thực tế không phân biệt bằng cấp, trình độ và loại hình đào tạo.
Giải quyết vấn đề thất nghiệp đối với lao động có trình độ theo đó là một bài toán khó, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ở nhiều khâu, điều đó còn tùy thuộc vào từng địa phương, từng ngành nghề xã hội.
Với những giải pháp trên hy vọng sẽ từng bước giải quyết thực trạng này.
Đối với các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa hướng nghề chọn nghiệp, trước thực trạng công việc như hiện nay cần có sự nhìn nhận đúng đắn.
Nghề là tổng hợp các kỹ năng khi thực hiện một công việc nhất định theo sự phân công của lao động xã hội.
Vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cần theo hướng nào và với những tiêu chí nào?
Thứ nhất, các bạn cần tìm hiểu thông tin và những xu hướng phát triển nghề nghiệp được cập nhật trong cuộc sống hàng ngày, qua báo chí và mạng truyền thông.
Từ đó, khi nắm được những thông tin này sẽ cho các bạn lựa chọn đúng đắn.
Thứ hai, đánh giá đúng khả năng của mình trên cơ sở những thông tin biết về nghề. Đây là một yêu cầu quan trọng vì mỗi nghề đều có một yêu cầu nhất định về kỹ năng và năng lực của người hành nghề.
Đối với các trường Đại học, đó là những yêu cầu đặt ra khi tuyển sinh đầu vào. Khi đó, đánh giá đúng khả năng của mình thông qua gia đình và những người xung quanh sẽ cho bạn một lựa chọn đúng.
Thứ ba, đánh giá đúng cảm xúc nghề nghiệp của bản thân. Theo đó, bạn cần kiểm tra xem mình có thực sự yêu thích nghề và những công việc gắn với nghề đó hay không, hay chỉ đơn thuần là chọn nghề để sau này mưu sinh.
Bởi lẽ, nếu bạn yêu thích và say mê với một nghề hay một công việc nào đó sẽ là một động cơ thúc đẩy bạn đi đến thành công trong nghề, và có thể thành đạt trong cuộc sống.
Thứ hai, đánh giá đúng khả năng của mình trên cơ sở những thông tin biết về nghề. Đây là một yêu cầu quan trọng vì mỗi nghề đều có một yêu cầu nhất định về kỹ năng và năng lực của người hành nghề.
Đối với các trường Đại học, đó là những yêu cầu đặt ra khi tuyển sinh đầu vào. Khi đó, đánh giá đúng khả năng của mình thông qua gia đình và những người xung quanh sẽ cho bạn một lựa chọn đúng.
Thứ ba, đánh giá đúng cảm xúc nghề nghiệp của bản thân. Theo đó, bạn cần kiểm tra xem mình có thực sự yêu thích nghề và những công việc gắn với nghề đó hay không, hay chỉ đơn thuần là chọn nghề để sau này mưu sinh.
Bởi lẽ, nếu bạn yêu thích và say mê với một nghề hay một công việc nào đó sẽ là một động cơ thúc đẩy bạn đi đến thành công trong nghề, và có thể thành đạt trong cuộc sống.
Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong việc bạn lựa chọn nghề nghiệp.
Thứ tư, bạn cần biết thông tin về khả năng tìm được việc làm khi theo nghề đó.
Thứ tư, bạn cần biết thông tin về khả năng tìm được việc làm khi theo nghề đó.
Đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng, bởi lẽ một thực trạng của xã hội hiện nay là rất nhiều cử nhân, kỹ sư ra trường mà không tìm được việc làm như đã nói ở trên.
Tất nhiên, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng việc chọn nghề không đúng với nhu cầu xã hội cũng là một trong nguyên nhân trong số đó.
Thứ năm, cần đánh giá đúng tương lai phát triển của nghề. Đây là một yêu cầu mang tính định hướng.
Tất nhiên, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng việc chọn nghề không đúng với nhu cầu xã hội cũng là một trong nguyên nhân trong số đó.
Thứ năm, cần đánh giá đúng tương lai phát triển của nghề. Đây là một yêu cầu mang tính định hướng.
Khi đó bạn cần định lượng được xu thế phát triển của xã hội tác động nên nghề nghiệp mà bạn dự định theo đuổi, có thể qua các kênh thông tin nhất định.
Nghĩa là cần đánh giá được tiềm năng phát triển của nghề đó trong tương lai. Đây là một tiêu chí khó mà bạn cần tham khảo theo nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau.
Định nghề, chọn nghiệp là một vấn đề khó trong bối cảnh xã hội có nhiều khó khăn như hiện nay, khi đó đánh giá đúng xu thế chung, nắm bắt cơ hội và thời cơ trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại sẽ giúp cho các bạn có được sự quyết định đúng đắn.
Định nghề, chọn nghiệp là một vấn đề khó trong bối cảnh xã hội có nhiều khó khăn như hiện nay, khi đó đánh giá đúng xu thế chung, nắm bắt cơ hội và thời cơ trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại sẽ giúp cho các bạn có được sự quyết định đúng đắn.
Các cụ ngày xưa có câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Nghĩa là giỏi một nghề nhất định sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống. Câu nói này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vì thế, các bạn trẻ cần nhanh nhạy, năng động, đánh giá đúng khả năng của mình và không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để có những phẩm chất tốt, từ đó để có được sự lựa chọn phù hợp.
Trần Trí Dũng