Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

20160901.'HOÀNG HÔN NHIỆM KỲ LÀ BÌNH MINH LỢI ÍCH'

ĐIỂM BÁO MẠNG
'HOÀNG HÔN NHIỆM KỲ LÀ BÌNH MINH LỢI ÍCH'
TRƯƠNG KHẮC TRÀ/ GD 30-8-2016
Trong phiên chất vấn Đại biếu Quốc hội K.XIII, Đại biểu Lê Như Tiến nhắc lại cụm từ "hoàng hôn nhiệm kì" (Ảnh: danviet.vn).

“Hoàng hôn” và “bình minh” là những khái niệm vốn thuộc về thiên nhiên, là quy luật vận động vốn có của tạo hóa. Khái niệm “hoàng hôn” thường gieo vào suy nghĩ chúng ta về thời điểm sắp sửa kết thúc của một hành trình mà ở đó sẽ có sự tàn lụi, gợi lên nỗi buồn.
Sau hoàng hôn sẽ là “bình minh”, nơi sẽ có những điều mới mẻ, báo hiệu sự bắt đầu.
Đó là chuyện của tự nhiên, dù muốn hay không thì sự vận động mang tính khách quan ấy vẫn diễn ra ngoài ý muốn của con người, loài người sẽ diệt vong nếu sau hoàng hôn không có bình minh.
Và chính nó cũng là một mô típ của tạo hóa nhưng lần này ứng vào những câu chuyện nhức nhối trong xã hội mà bất cứ ai quan tâm đến tình hình đất nước không khỏi trăn trở băn khoăn.Tuy nhiên, sẽ là thảm họa nếu cứ vào “hoàng hôn nhiệm kỳ” thì “bình minh lợi ích” thi nhau nở rộ, đó là thực trạng đáng lo ngại hiện nay trong bộ máy Nhà nước.
Cho đến nay “bản quyền” của câu nói bay bổng “hoàng hôn nhiệm kỳ” được coi thuộc về ông Lê Như Tiến – Đại biểu Quốc hội khóa XIII, ông nói nguyên văn như sau:
“Một số quan chức Nhà nước thường tăng tốc tham nhũng cả về tần suất và cường độ vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ, chạy đua nước rút để thực hiện những chuyến tàu vét cuối cùng”.

Cứ vào cuối nhiệm kỳ, cái cần nhất là trách nhiệm thì tàn lụi còn cái nguy hại cho đất nước là lợi ích cá nhân như trăm hoa đua nở.Nội hàm câu nói của đại biểu Tiến vốn không mới, vì tham nhũng, lãng phí vào lúc gần về hưu là điều có từ lâu, nhưng mới ở chỗ là nó có tính khái quát cao, có hồn “văn chương”, dễ nghe, dễ nhớ nhưng ngẫm thì vô cùng đắng chát!
Chắc hẳn chúng ta chưa quên câu nói của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịchHoàng Tuấn Anh khiến cả nghị trường bật cười:
Trách nhiệm của tôi là sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp, chứ hết thời gian rồi thì làm sao bây giờ?”.
Trở lại với vấn đề làm “nóng” dư luận mấy hôm nay là khối tài sản khổng lồ của ông Hoàng Sỹ Bình, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa:
“Sau khi nghỉ chức Giám đốc Sở Y tế thì đã tiến hành động thổ xây dựng một biệt thự “khủng” tại vị trí đắc địa có tới 3 mặt tiền. Ngôi biệt này có số lượng 4 tầng, cao ngất ngưởng, bề thế, tọa lạc trên diện tích 410m2”[1]. Ngoài ra còn một danh sách dài dằng dặc những bất động sản ở vị trí “vàng”!
Từ năm 2009 - 2015, ông Bình đã qua mặt chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, văn bản tuyển dụng sai trái, không đúng thẩm quyền để các đơn vị của ngành tuyển dụng nhiều lần, với số lượng lớn hơn 3.700 lao động hợp đồng không xác định thời hạn và có thời hạn”. [2] Có hay không chuyện vị nguyên Giám đốc này và gia quyến của mình phải làm đến “thối móng tay” mới có được khối tài sản ấy hay là nhờ “cú hích” của “hoàng hôn nhiệm kỳ” thì chưa biết nhưng trước mắt thiên hạ đã rõ:
Vậy, ít ra hai năm cũng đã rõ được… tám, chín phần, hàng nghìn con người được tuyển dụng ào ạt vào cơ quan Nhà nước chứ chẳng phải là chuyện bé như… cái móng tay, vấn đề ở đây là tại sao “con voi” có thể dễ dàng chui lọt “lỗ kim”?
Bày tỏ quan điểm về vụ việc này đại biểu Lê Như Tiến cho rằng:“Vấn đề ở đây có thể là có lợi ích nhóm, cùng nhau ăn chia rồi kín miệng với nhau, chứ không thể nào mà một vị Giám đốc Sở Y tế tuyển dụng tới hàng nghìn người trong nhiều năm mà cơ quan chức năng có trách nhiệm lại không biết”. [2]
Khó tin hơn, ông Bình còn ký quyết định tuyển dụng một loạt cán bộ viên chức vào bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa khi công trình này đang còn… trên giấy!
Rõ ràng sống trong môi trường pháp chế với cả “rừng” quy trình, quy định nhưng không ít vị “công bộc” hành xử như chốn không người, tất nhiên một mình ông Bình có ba đầu sáu tay cũng không thể vẽ hươu vẽ vượn được như vậy!
Nói về “hoàng hôn nhiệm kỳ” không phải chỉ có ông Bình mới mắc phải mà trước đây Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tiến hành kỷ luật ông Trần Văn Truyền nguyên tổng Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong chế độ, chính sách về đất ở, nhà ở và công tác cán bộ bằng những cú “phê bút” hàng loạt lúc gần về hưu.
Vụ việc ông Vũ Huy Hoàng và Trịnh Xuân Thanh rùm beng một thời gian dài, nay đã được giải quyết phần nào nhưng đằng sau đó có hàng loạt câu hỏi đặt ra: Phải chăng cứ “hoàng hôn nhiệm kỳ” lại xuất hiện “bình minh lợi ích”? Những sai phạm “rải rác” trong suốt nhiệm kỳ mà không một cơ quan chức năng nào phát hiện ra?
Tương tự như vậy sai phạm có chủ đích vào những buổi “chiều tà” của nguyên Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cách đây chưa lâu từng gây bức xúc dư luận.
Chỉ trong vòng 2 tuần trước khi nghỉ hưu “chuyến tàu vét” của ông này đã đưa 21 vị ngồi vào các chức vụ lãnh đạo, tức là bình quân 2 ngày lại có 3 người lên làm lãnh đạo sau những chữ ký của ông Giám đốc.

Bởi vậy “quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là xử lý sai phạm không có vùng cấm. Ai vi phạm phải xử lý. Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân” [3] là hoàn toàn hợp lý để ngăn chặn cái gọi là “hạ cánh an toàn”.Công bằng mà xét, không phải cán bộ nào cũng thoái hóa, tham nhũng nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến xã hội rối ren, dân chúng mất niềm tin.
Hai chữ “hoàng hôn” và “bình minh”  tưởng như gợi lên những buổi chiều tà êm ả hay buổi sáng tinh sương mát lành, nhưng những gì xảy ra bấy lâu nay cho thấy “hoàng hôn nhiệm kỳ” và “bình minh lợi ích” là những con sâu con mọt “gặm nhấm” sức mạnh quốc gia.
Có phải tâm lý “mãn cuộc” khiến nhiều “công bộc” mặc sức vơ vét của dân, điều đó tuy mang lại “bình minh” cho chính tham quan và gia đình của họ nhưng lại đẩy đất nước vào cảnh u ám.
Tài liệu tham khảo:
[3]http://vneconomy.vn/thoi-su/ve-huu-cung-phai-xu-ly-the-moi-cong-bang-voi-dan-2016072010034251.htm
Ths. Trương Khắc Trà


NHÓM LỢI ÍCH CÓ THỂ VÔ HIỆU HÓA VÀ ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT

XUÂN DƯƠNG/ GD 31-8-2016)

Vì sao có sự khác biệt lớn giữa cáo trạng và án tuyên (Ảnh minh họa từ baophapluat.vn).

Một số vụ án ma túy đã xử có sự khác biệt lớn giữa cáo trạng của Viện Kiểm sát và bản án tuyên tại tòa. Có những vụ kẻ cầm đầu đường dây ma túy lĩnh án nhẹ hơn “đàn em”, trong khi đàn em bị tử hình thì kẻ cầm đầu lĩnh án chung thân.
Vào tháng 1/2004 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án Dũng “đui” cùng đồng bọn mua bán vận chuyển ma túy.
Tội phạm trong đường dây ma túy lớn này  đã trực tiếp mua bán hơn 10 kg heroin, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Viện Kiểm sát đề nghị 4 án tử hình nhưng phiên sơ thẩm chỉ tuyên 3 án, Dũng “đui” thoát án tử vì lý do thành khẩn khai báo.
Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố đã đề nghị 6 án tử hình và 3 án chung thân.Ngày 22/8/2016, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử đường dây mua bán 213 bánh heroin do Cao Trí Trung (49 tuổi, quê Bình Định) và 13 đồng phạm thực hiện.
Sau hai ngày xét xử và nghị án tòa chỉ tuyên phạt hai bị cáo Trần Tuấn An, Lê Nguyễn Hoàng Anh án tử hình, bảy bị cáo (trong đó có Cao Trí Trung) bị tuyên chung thân và một số án tù khác.
Vì sao một số vụ án có sự khác biệt lớn giữa cáo trạng của Viện Kiểm sát với mức hình phạt tòa dành cho các bị cáo?
Vấn đề có phải chỉ do nhận định của những cá nhân tham gia vụ việc cụ thể hay còn do cách thức lâu nay của các bên tham gia tố tụng chưa bám theo quy định tranh tụng trong Hiến pháp?
Khoản 5 điều 103 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định "Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm"
Thuật ngữ “tranh tụng” có thể hiểu là sự tổng hợp của hai yếu tố: “tranh biện”  trong “quá trình tố tụng”.
Quá trình tố tụng được bắt đầu từ khi cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiếp đó Viện Kiểm sát ra cáo trạng chuyển sang Tòa án xét xử.
Điều này cũng có nghĩa ngay từ khâu điều tra đã phải có tranh biện.
Một khi đã có “tranh biện” trong “quá trình tố tụng” thì có nghĩa là cơ quan điều tra phải thận trọng trước khi ra quyết định khởi tố.
Khoản 1 điều 179 Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can” chỉ khi “có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm”.
Có thể đưa ra một vài ví dụ về ý kiến này:Thực tế cho thấy không ít trường hợp cơ quan điều tra “không muốn khởi tố, không được khởi tố” khi một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm?
Vụ việc liên quan đến ông Phí Thái Bình và cộng sự, cơ quan điều tra đã xác định tội danh của nhóm người này, chỉ do quyết định của “Liên ngành tư pháp” mà bên Kiểm sát không thể ban hành cáo trạng và đương nhiên phiên tòa không được mở. Nguyên tắc tranh tụng theo nghĩa “tranh biện khi tố tụng” chỉ thực hiện nửa vời ở khâu điều tra?
Ở đây có thể thấy quy định trong Hiến pháp đã bị “Liên ngành tư pháp” bác bỏ, nói cách khác, một “cơ cấu quyền lực” lập ra không dựa vào bất kỳ điều luật nào lại có thực quyền đứng trên cả Hiến pháp? Điều này phải chăng do nhận thức của công chức hay do bất cập về thể chế?
Ví dụ thứ hai liên quan đến tội “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” trong vụ quán “Xin Chào”, “lều vịt” ở Bình Chánh hay tội “không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” đối với đối tượng Yee Lip Chee vụ Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi xét xử, tòa án đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ vai trò của Yee Lip Chee trong vụ án này.
Nhưng quyết định này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Trường hợp này không phải là “không được khởi tố” mà là “không muốn khởi tố”.
Điều dễ nhận thấy là những cá nhân liên quan trong vụ việc nêu trên  lại chính là những người tham gia quá trình tố tụng.

Viện Kiểm sát phải có tranh biện với bên điều tra ngay trước khi ra cáo trạng, điều này cũng đã được quy định trong luật:Đây không phải là lỗ hổng luật pháp mà chính là sự bao che, dung túng, tạo nên một “nhóm lợi ích” không chỉ chi phối quá trình tố tụng mà còn vô hiệu hóa pháp luật, đứng trên pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra”.
Rõ ràng là bên giữ quyền công tố cần làm rõ các chứng cứ mà bên điều tra cung cấp đã đủ cấu thành tội phạm để ban hành cáo trạng hay chưa, đồng thời cũng phải xem xét các chứng cứ đó phù hợp với khung hình phạt nào?
Về điều này trong không ít trường hợp bên giữ quyền công tố hoặc quá tin vào chứng cứ điều tra hoặc vì lý do nào đó nên ban hành cáo trạng chưa hợp lý, có thể nói là vội vàng dẫn tới vi phạm pháp luật ngay từ khi phiên tòa chưa mở.
Vụ án “lều vịt” và quán cà phê “Xin Chào” là một minh chứng.
Những chứng cứ Công an huyện Bình Chánh cung cấp không đủ cấu thành tội phạm nhưng vì sao Viện Kiểm sát Bình Chánh vẫn ra cáo trạng đối với người dân?
Liệu trong trường hợp này, giữa lãnh đạo Viện Kiểm sát và Công an Bình Chánh có sự “thỏa thuận” nào đó vượt trên các quyền mà luật pháp cho phép hay đơn thuần chỉ là “nhận thức” pháp luật chưa đúng như lời ông Trưởng Công an huyện?
Trở lại vụ án Cao Trí Trung và đồng phạm, từ lời khai của kẻ bị bắt trực tiếp:
Cơ quan chức năng tiếp tục bắt khẩn cấp Cao Trí Trung, thu giữ nhiều viên thuốc lắc, mẫu ma túy trong nhà và xe hơi của người này”… “Trung và Kiều (chưa rõ danh tính) góp tiền để mua heroin và giao cho đàn em Trần Tuấn An đứng ra trực tiếp “gom hàng” đem về cho Kiều cất giữ”. [1]
Nhận định Cao Trí Trung là kẻ khởi xướng, chủ mưu không sai nhưng chứng cứ “phạm tội trực tiếp” và tang vật (nhiều viên thuốc lắc, mẫu ma túy) chưa đủ thuyết phục để tuyên án tử hình bởi chứng cứ thu thập cho thấy Cao Trí Trung phạm tội “tàng trữ ma túy” với lượng nhỏ chứ không thể hiện kẻ này là chủ mưu, cầm đầu đường dây.
Mặt khác, dựa vào lời khai của nhân chứng hoặc chính đương sự để kết án đã mang đến không ít bài học đau xót, điều này đã được chứng minh qua các vụNguyễn Thanh ChấnHuỳnh Văn Nén và mới đây là vụ ông Trần Văn Thêm (81 tuổi) mang án tử tù oan hơn 40 năm.
Đây là lỗ hổng trong luật về “quyền im lặng” mà cho đến gần đây các nhà làm luật nước ta vẫn còn tranh luận, kể cả tại diễn đàn Quốc hội.
Luật pháp một số nước quy định “Quyền im lặng”, theo đó nghi phạm có quyền giữ im lặng để tránh việc tự buộc tội bản thân do cưỡng bức. Một bản (tự) buộc tội bởi chính nghi phạm sẽ không tạo thành một “chứng cứ có thể thừa nhận trước tòa" trừ khi nghi phạm đã được thông báo cho biết "quyền im lặng".
Ai điều tra, truy tố oan chủ quán Xin Chào phải bị xử lý bằng luật hình sự
Trong các vụ án đã dẫn, ông Chấn, ông Nén dù đã có đơn tố cáo nhưng không chứng minh được hành động “bức cung, nhục hình” trong quá trình điều tra vì  “thiếu chứng cứ”, vì thế những người thực hiện hành vi “bức cung, nhục hình” nói chung đều thoát tội.
Vì “chứng cứ” được xem là quan trọng hơn lời khai của đương sự hoặc nhân chứng nên thiếu “chứng cứ” thì không thể kết tội. Nguyên tắc này có khi bị lợi dụng nhằm gỡ tội cho cả kẻ phạm tội lẫn người làm sai khi thực hành công vụ.
Ngược lại đa số nghi phạm khai nhận hành vi phạm tội đều bị buộc tội bởi chính lời khai của mình, điều này trái với thông lệ quốc tế nhưng lại tương đối phổ biến trong quá trình tố tụng tại Việt Nam?
Vụ xét xử Cao Trí Trung và đồng bọn có thể coi là mở ra một cánh cửa cho quá trình tiệm cận với nền tư pháp các nước tiên tiến.
Theo nguyên tắc:
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tìm chứng cứ để buộc tội còn người dân không có trách nhiệm phải chứng minh mình vô tội” và “một bản (tự) buộc tội bởi chính nghi phạm sẽ không tạo thành một “ chứng cứ có thể thừa nhận trước tòa", nên Hội đồng Xét xử vụ án Cao Trí Trung đã không tuyên án tử hình với bị cáo này.
Đây là một quyết định đúng pháp luật dù rằng có thể nhiều người chưa tán thành. 
Cao Trí Trung thoát án tử vì không đủ chứng cứ ghép y vào tội tử hình chứ không phải vì tội của y chưa đến mức bị tử hình.
Vụ án Cao Trí Trung có thể rút ra vài nhận xét:Kết luận như vậy không có nghĩa là quy trách nhiệm cho bên này bên kia mà chỉ muốn nhấn mạnh, pháp luật phải được thượng tôn và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải bằng mọi cách làm tròn chức trách của mình.
Thứ nhất, khi đã biết (qua lời khai của kẻ bị bắt) rằng Cao Trí Trung là kẻ cầm đầu, có nên tổ chức trinh sát, theo dõi để bắt quả tang hay phải ngay lập tức bắt giam Trung khiến cho tang vật thu giữ tại chỗ chỉ là một lượng ma túy nhỏ?
Thứ hai, Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình với Cao Trí Trung là dựa vào “chứng cứ” hay dựa vào “suy đoán có tội”?
Thứ ba, cần tránh việc kết án nhẹ nhằm bảo vệ bản thân khỏi rơi vào tình trạng người xử án lại trở thành bị cáo như trường hợp cựu thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm, hoặc bị kỷ luật như một số thành viên Hội đồng Xét xử liên quan đến vụ ông Huỳnh Văn Nén…
Không thể tránh khỏi khác biệt giữa cáo trạng và án tuyên, tuy nhiên sự khác biệt lớn giữa cáo trạng và án tuyên cho thấy nhận thức pháp luật của các cơ quan tham gia tố tụng là không đồng đều.
Một mặt nó thể hiện sự độc lập của tòa khi xét xử, mặt khác nếu hình phạt tòa tuyên có sự khác biệt quá lớn (tăng hoặc giảm) so với cáo trạng sẽ đưa đến kết luận hoặc là cáo trạng đưa ra thiếu thuyết phục hoặc (không loại trừ) có sự chạy án.
Tình trạng cứ khởi tố, cứ ra cáo trạng ép tòa phải xử đã được một số chuyên gia đề cập. Vấn đề là nếu Tòa án không thể hiện sự độc lập, không dựa trên nguyên tắc tranh tụng tại tòa mà dựa vào ý kiến chỉ đạo của “liên ngành tư pháp” hay các cơ quan khác thì không có gì đảm bảo sẽ không còn án oan, sai.
Tranh biện trong quá trình tố tụng cần phải được tất cả các bên tham gia tuân thủ ngay từ khi quá trình tố tụng bắt đầu chứ không chỉ là tranh tụng tại tòa.
Sự hiểu lầm này của người dân là bình thường nhưng sẽ là không bình thường nếu đó là cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền tham gia tố tụng.
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét