ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia (NCQT 1-6-16)-Sức mạnh quân sự VN trên bảng xếp hạng thế giới (VNN 2/6/2016)-Hé lộ cách Mật vụ Mỹ bảo vệ nhân vật quan trọng (VNN 2/6/2016)-Thế giới 24h: Ba nước hợp sức chặn Triều Tiên (VNN 2/6/2016)-Trung Quốc: Nạn nhân của truyền thuyết (TVN 2/6/2016)-Hội chứng 'đại quốc' 'tiểu quốc' đang hành hạ Bắc Kinh (TVN 1/6/2016)-Vũ điệu tinh tế của Hà Nội với Mỹ chiếu sáng vào việc thay đổi liên minh khu vực (BVN 2/6/2016)-Albert Wai (Today, 28/5/2016)-Hệ quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama (BVB 1/6/2016-Thiện Ý-
- Trong nước: Bệnh viện tâm thần quá tải vì nắng nóng (CAND 1-6-16) - Thủ tướng: Không tăng giá điện, phí BOT (VNN 2/6/2016)-Phó chủ tịch tỉnh ‘sung công’ xe bạc tỉ nói gì? (VNN 2/6/2015)-Sau hai tháng, vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết (BVN 2/6/2016)-Gia Minh/RFA
- Kinh tế: Mở rộng Sân bay Nội Bài: Riêng 'tiền đất' mất 2 tỷ USD (TP 1-6-16) - Nghịch lý các dự án BOT - Bài 2: Mập mờ và thiếu minh bạch (TP 1-6-16)- Du lịch Khánh Hòa lo 'Trung Quốc hóa':Người Việt bị làm khó (ĐV 1-6-16)- Về chuyến tiếp quản tài liệu dầu khí năm 1975 (Petrotimes 30-4-16) - Cơn lốc hàng ngoại và cái bắt tay của các DN Việt (VNN 2/6/2016)--Dân chơi kinh dị Hà Nội: Nuôi thủy quái ăn thịt Congo (VNN 2/6/2016)-10 smartphone giá rẻ đáng mua nhất năm 2016 (VNN 2/6/2015)-Nỗi đau chất lượng sản phẩm (BVB 1/6/2016)-
- Giáo dục: Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama (VOV 28-5-16)Bob Kerrey là khởi điểm xâu cho trường ĐH Fulbright (FB Nguyễn Pham Thu Uyên 1-6-16)- Tôn Nữ Thị Ninh- Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm chủ tịch (VNN 1-6-16)- Thu hồi cuốn Madam Nhu- Quyền lực bà Rồng (VNN 1-6-16)- Câu chuyện lịch sử về thành phố và khảo cổ học đô thị (NĐT 31-5-16) -- TS Nguyễn Thị Hậu -Đào tạo đại học ở Việt Nam, biết chưa tốt mà không làm gì được (GD 1-6-16) -- Ý kiến của Lâm Quang Thiệp- Thay đổi tiêu chuẩn giáo sư: Sẽ không gây sốc (VNN 1-6-16) - Rạp chiếu phim nhà nước: Bỏ thì thương, vương thì tội (ĐĐK 1-6-16)- Thí sinh dự thi Hoa hậu Việt Nam từng bắt tay Tổng thống Obama (TP 1-6-16) - Sinh viên tố cáo giảng viên có quan hệ đến có con (ĐV 1-6-16)-Dạy SGK song ngữ trong trường học: Thông tin bất ngờ (VNN 2/6/2016)-Bob Kerrey & Đại học Fulbright (BVN 2/6/2016)-Huy Đức-
- Phản biện: Đừng có đổ hết tội cho thể chế (TVN 2/6/2016)-Mách nước cho ông Tổng bí thư đảng (BVN 2/6/2015)-Nguyễn Đình Cống-‘Hậu Obama’: Việt Nam sẽ thất lợi gì nếu gia tăng đàn áp nhân quyền? (BVN 2/6/2016)-Phạm Chí Dũng-Obama xứng đáng là người mang giải Nobel hòa bình? (BVN 2/6/2016)-Vũ Ngọc Yên-
- Thư giãn: Tiếp viên hàng không Triều Tiên 'xinh như hotgirl' (VNN 2/6/2016)-Những kiểu tường xanh làm cho nhà mát rượi ngày hè (BĐS 2/6/2016)-
VỀ CHUYẾN TIẾP QUẢN TÀI LIỆU DẦU KHÍ NĂM 1975
NGÔ THƯỜNG SAN/ Petrotimes 30-4-2016
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San
Những năm trước 1975, thông tin và tư liệu về công nghiệp dầu khí rất ít ỏi, anh Nguyễn Văn Biên - Tổng cục phó Tổng cục Hóa chất kiêm Phó trưởng ban Dầu mỏ và Khí đốt có sáng kiến tổ chức các cuộc gặp hình thức câu lạc bộ của những anh em có kiến thức, làm công tác khoa học về thăm dò và chế biến dầu khí, trao đổi với nhau về công nghiệp dầu khí thế giới và chia sẻ những thông tin có được.
Ngô Thường San Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
Lúc đó tôi công tác ở Viện khoa học Việt Nam tham gia cùng Đoàn 36C thuộc Tổng cục Địa chất nghiên cứu về địa chất và triển vọng dầu khí bể An Châu cũng thường xuyên tham gia các buổi họp chuyên môn này. Từ năm 1972 tôi còn được Ban Thống nhất miền Nam thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động dầu khí của Chính quyền Sài Gòn gửi từ trong Nam ra. Đôi khi, tôi được đồng chí Trần Quỳnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước đưa đi báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên các thông tin về phát hiện dầu khí của các công ty dầu khí phương Tây ở thềm lục địa Việt Nam cũng được cập nhật ngay trong thời gian còn chiến tranh.
Trong thời gian này, tôi vẫn trong biên chế của Viện Khoa học Việt Nam, những ngày thống nhất đất nước (tháng 4-1975), tôi và các đồng nghiệp vẫn đang lênh đênh khảo sát trên biển đánh giá tiềm năng dầu khí vùng ven biển bắc Vịnh Bắc Bộ. Qua 30-4-1975 anh em chúng tôi mới về đất liền và hay tin miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất.
Bộ trưởng Đinh Đức Thiện cùng các đồng chí cán bộ ngành Dầu khí Việt Nam đi tìm địa điểm xây dựng căn cứ trên bờ phục vụ khai thác dầu khí (năm 1980) - ông Ngô Thường San đứng thứ 6 từ bên trái
Ngày 9-6-1975, nhóm bay vào Sài Gòn, được đưa đến số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, đây là trụ sở của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản và nhận lệnh trong vòng 1 tháng đọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu thu thập được, nghiên cứu và làm báo cáo cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đoàn đã thu thập được hầu như còn nguyên vẹn các tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các công ty dầu khí nước ngoài làm trước ngày giải phóng Sài Gòn. Chúng tôi được phân công; anh Chữ, anh Đức nghiên cứu về Luật Dầu khí, việc phân lãnh hải, phân lô của chính quyền Sài Gòn, còn tôi và anh Hoài phụ trách tập hợp, phân tích, báo cáo tài liệu về địa chất, về tài nguyên dầu khí.Vào tháng 6-1975, tôi được đồng chí Trần Đại Nghĩa - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước thông báo chuẩn bị đi vào Nam nhận nhiệm vụ ở Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam theo telex triệu tập ký tên Bảy Hồng (bí danh của đồng chí Phạm Hùng). Đoàn chúng tôi có 4 người, tôi (cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam), anh Đào Duy Chữ (cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), anh Hồ Đắc Hoài (cán bộ của Tổng cục Địa chất) và anh Vũ Trọng Đức (cán bộ của Tổng cục Hóa chất) đã nhận lệnh vào Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ trên.
Quan trọng hơn cả, là dựa trên bản báo cáo của nhóm công tác, với triển vọng từ Bạch Hổ, bể Cửu Long, bể Phú Khánh, Nam Côn Sơn… lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi đến quyết tâm thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt để triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam, khởi đầu nghiên cứu phát triển lọc hóa dầu. Và trong hàng tá tài liệu đó, nhóm công tác tiếp quản tập trung vào nguồn tài liệu tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của các công ty như Mobil, Exxon, Shell Pecten, BP… Thời trước 1975, các công ty này đã khoan được 6 giếng và có giếng đã gặp dầu như ở Bạch Hổ.Khi ấy chuyến công tác rất bí mật, chúng tôi hầu như không được đi đâu. 24/24 giờ làm việc và ăn uống, nghỉ ngơi tại trụ sở làm việc. Được sự hỗ trợ của một số nhân viên của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản còn ở lại với hàng ngàn bản tài liệu. Một tháng sau, chúng tôi hoàn thiện bản báo cáo hơn 100 trang về toàn bộ vấn đề liên quan đến cấu trúc địa chất, công tác thăm dò, triển vọng tiềm năng dầu khí tại thềm lục địa phía Nam. Nguồn tài liệu trên rất quan trọng, giúp cho chúng ta có nhận định ban đầu về địa chất và khẳng định về tiềm năng dầu khí thềm lục địa phía Nam.
Trên cơ sở tài liệu thu nhận được, lần đầu tiên một báo cáo tổng hợp về cấu trúc địa chất, phân vùng triển vọng dầu khí, đánh giá trữ lượng tiềm năng của thềm lục địa Nam Việt Nam, đây như là một báo cáo khoa học đầu tiên về dầu khí tại thềm lục địa Nam Việt Nam. Việc phát hiện dầu khí ở giếng Dừa-1X và dầu khí có giá trị thương mại ở giếng Bạch Hổ-1X… đã khẳng định thềm lục địa Nam Việt Nam có dầu và những đánh giá sơ bộ cho thấy tiềm năng dầu khí ở đây là lớn. Đến nay, bản báo cáo vào năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị.
Cuối tháng 7-1975, tại nhà khách T78, quận 3, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Biên (sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt) dẫn đầu đã được báo cáo trực tiếp với Thường trực Bộ Chính trị, với các đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Trường Chinh, Lê Thanh Nghị. Tôi được thay mặt đoàn báo cáo trực tiếp về tình hình địa chất và tiềm năng dầu khí miền Nam Việt Nam với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đoàn báo cáo cũng phân tích Luật Dầu khí của chính quyền Sài Gòn, cơ sở phân lô trên thềm lục địa Nam Việt Nam… Kết thúc buổi làm việc, Tổng bí thư Lê Duẩn chỉ đạo, phải lấy dầu khí làm động lực cho công nghiệp hóa.
Đầu tháng 8-1975, Việt Nam ra tuyên bố xúc tiến việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, đồng thời sẵn sàng thảo luận với các chính phủ và các công ty nước ngoài muốn tham gia. Ngày 9-8-1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Đây là văn bản đầu tiên về dầu khí của Đảng ta, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển cùa ngành Dầu khí Việt Nam.
Ngày 3-9-1975, Tổng cục Dầu khí được thành lập trên cơ sở sáp nhập Liên đoàn Địa chất 36 của Tổng cục Địa chất và một phần của Tổng cục Hóa chất - đó là Ban Dầu mỏ - Khí đốt. Kể từ thời điểm đó, cán bộ của Ban Dầu mỏ - Khí đốt được điều động sang Tổng cục Dầu khí tiếp tục phục vụ hoạt động của ngành Dầu khí. Anh Nguyễn Văn Biên trở thành Tổng cục trưởng đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam. Sau này, Tổng cục Dầu khí đổi thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1975, tôi chính thức từ Viện khoa học Việt Nam chuyển về công tác trong ngành Dầu khí.
Thuận Thiên (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét