ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến lược toàn cầu Mỹ - Nga - Trung trong trật tự thế giới mới và đối sách của Nga (VHNA 10-3-16)-Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma (TVN 12/3/2016)-Vì sao CIA không giải mã nổi Putin? (VNN 12/3/2016)-Nga bất ngờ tiết lộ Mỹ chế tạo 'bộ ba hạt nhân' (VNN 12/3/2016)-
- Trong nước:Xã hội dân sự và lực cản khó vượt qua (RFA 11-3-16)- Đã phân công nhiệm vụ cho 13 ủy viên Bộ Chính trị (VNN 11-3-16)- Sắp xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh (VNN 11-3-16) -Xây dựng luật mại dâm: Đừng né tránh, phải làm thôi (ĐV 11-3-16)-Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Minh Triết làm đám hỏi với Á hậu Đồng Thanh Vy (DV 11-3-16) Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Á Hậu Đồng Thanh Vy (ĐĐK 11-3-16) -
- Kinh tế: Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến khốc liệt (TGTT 11-3-16) -- Nông dân trắng đêm bơm nước cứu lúa (DT 11-3-16) -- Phản biện MDS (TBKTSG 11-3-16)-Việt Nam, cũng như Pháp, cần phải đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo (viet-studies 11-6-16) -- Báo cáo của GS Nguyễn Khắc Nhẫn tại một hội nghị ở Grenoble (Pháp) ngày 8-3-16)- Còn tâm lý dựa dẫm Nhà nước, nợ công sẽ vượt trần (DT 11-3-16)-Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn (BVB 11/3/2016)-Bốn đại án tham nhũng "bay" 2.000 tỷ, khắc phục được 5 tỷ! (infonet 11-3-16)- Tướng Phan Anh Minh: '50% vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan' (VnEx 8-3-16)- Nghèo - có nhiều loại nghèo (TBKTSG 10-3-16)-Sức ép thật sự đã đến với ngành dầu khí (TBKTSG 9-3-16)- Những bất thường trong đề xuất lập hãng bay mới của Vietnam Airlines (GD 11-3-16)- Xuất khẩu Việt Nam quá phụ thuộc vào Samsung (ĐV 10-3-16)- Sự thật đằng sau tối hậu thư dành cho Trung Nguyên (TVN 12/3/2016)-Vịt biển Đoàn Văn Vươn 'cháy hàng' (VNN 12/3/2016)-
- Giáo dục: Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, một tấm lòng Việt Nam (NV 3-3-16) - Bài Đinh Quang Anh Thái - Nguyễn Ngọc Bích: Người Trẻ Mãi Không Già (NV 10-3-16) -- Bài Phạm Đỗ Chí- Đại học Kinh tế Quốc dân lại gây sốc bởi tố cáo tham nhũng (CAND 11-3-16)-Học trò VN 'còn thiếu nhiều kỹ năng' (BBC 9-3-16) -- Ý kiến Jonathan London-Biến đổi giá trị về học tập và việc làm của sinh viên trong đời sống đô thị hiện nay (TCCS 3-3-16) -Vai trò của Nhân học đối với KHXH&NV hiện nay (TS 10-3-16) -- Cần một dự án dịch thuật cấp quốc gia về nhân học (TS 10-3-16)-Bóng ma... hậu hiện đại (NĐT 5-3-16) -- Bài Bùi Văn Nam Sơn-Chuyên gia ngôn ngữ: Năng lực biên tập viên VTV có vấn đề (DV 10-3-16)-Tự chủ đại học và nâng cao trình độ ngoại ngữ là hai vấn đề cấp thiết (GD 9-3-16)-ĐH Hùng Vương TP.HCM: Vinh quang và vực thẳm (TT 9-3-16)-ĐH Hùng Vương: Hành trình 20 năm đến nguy cơ giải thể (VNN 12/3/2016)-Sao lại xem chiến tranh biên giới là nội dung tế nhị? (VNN 12/3/2016)-Cách học "chơi trội" của Bill Gates ở Harvard (VNN 12/3/2016)-Đạo văn? (tuan's blog 11/3/2016)-Nguyễn Văn Tuấn-Sự thật về "Thượng phương bảo kiếm" của Bao Thanh Thiên (BVB 12/3/2016)-
- Phản biện: “Cá lớn”….nuốt dân và phát ngôn tướng công an (TVN 12/3/2016)-Bôi nhọ người tự ứng cử là tiếp tay cho xuyên tạc (TVN 11/3/2016)-Xin hỏi ông Đinh La Thăng, người lãnh đạo cao nhất ở Sài Gòn, người chịu trách nhiệm trước lịch sử về Sài Gòn những năm tháng này (BVN 12/3/2016)-Phạm Đình Trọng-Bàn thêm về căn bệnh của VN (BVN 12/3/2016)- Nguyễn Đình Cống-Tập quán thông thường của người đi biển lành nghề (BVN 12/3/2016)-LS Cao Xuân Bái-Tại sao tìm mãi vẫn chưa thấy côn đồ? (BVN 12/3/2016)-Hà Quang Minh-Cuộc chiến tranh không tiếng súng của Tàu Cộng mà những kẻ mê mẩn “4 tốt và 16 chữ” sẽ hồn nhiên đưa cả dân tộc đến chỗ bó gối quy hàng(*) (BVN 12/3/2016)-Ngọc Việt-
- Thư giãn: Báo hoa bị lợn rừng móc hàm bằng nanh 'khủng' (VNN 12/3/2016)-CÒN TÂM LÝ DỰA DẪM NHÀ NƯỚC, NỢ CÔNG SẼ VƯỢT TRẦN
BÍCH DIỆP/ DT 11/3/2016
Dân trí Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cảnh báo, nếu giữ mức đầu tư như giai đoạn 2011 - 2015 song vẫn tập trung đẩy mạnh đầu tư từ phía Nhà nước, vẫn còn tâm lý dựa vào Nhà nước thì việc nợ công vượt trần là có thể xảy ra, dẫn đến các rủi ro an toàn nợ công.
>> Dư nợ Chính phủ đã vượt trần
>> Bộ Tài chính "chốt" nợ công năm 2015 ở 61,3% GDP
>> Nợ công Việt Nam tăng gấp đôi sau 15 năm
Hai nguyên nhân khiến nợ Chính phủ vượt trần
Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015 của Bộ Tài chính vừa đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 7/3/2016 cho hay, số dư nợ Chính phủ hiện đang chiếm 50,3% GDP. Như vậy, so với trần nợ cho phép giai đoạn 2011-2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua thì dư nợ Chính phủ hiện đã vượt trần cho phép 0,3% GDP.
Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)
Lý giải cho tình trạng này, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, có hai nguyên nhân chính dẫn đến nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép trong năm vừa qua.
Cụ thể, GDP thực tế thực hiện năm 2015 chỉ đạt 4.484 nghìn tỉ đồng, giảm mạnh 291,1 nghìn tỷ đồng so với con số dự báo tháng 10/2015. Trong khi đó, năm 2015, Chính phủ đã bổ sung 30 nghìn tỉ đồng kế hoạch giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.
Ông Long cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là kiểm soát độ an toàn của nợ công và việc giữ các chỉ tiêu nợ công trong mức trần cho phép là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản nợ công; khả năng trả nợ từ chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay từ phía thị trường.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng cho biết, khả năng chỉ tiêu nợ công trên GDP sẽ vượt trần trong các năm 2016 - 2017. Đề cập đến vấn đề này, ông Trương Hùng Long nhận định: "Nếu giữ mức đầu tư như giai đoạn 2011 - 2015, vẫn tập trung đẩy mạnh đầu tư từ phía Nhà nước, vẫn còn tâm lý dựa vào Nhà nước mà không cần nhắc đến bối cảnh hiện tại và với tình hình cân đối ngân sách như giai đoạn vừa qua, áp lực huy động vốn cho đầu tư là rất lớn, việc nợ công vượt trần là có thể xảy ra, dẫn đến các rủi ro an toàn nợ công".
Siết quản lý nợ, thắt chặt chi tiêu công
Để nợ công không vượt trần cho phép, ông Long cho biết, điều trước hết là toàn bộ vốn vay công phải được sử dụng trực tiếp cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính đánh giá, việc phân bổ và sử dụng vốn vay công cho các dự án giao thông, cầu cảng, nông thôn, giảm nghèo, giáo dục, y tế... thời gian qua còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tình trạng mở rộng diện, quy mô, điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu vẫn khá phổ biến, dẫn đến tăng mức vay công.
Tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả chưa cao dẫn đến tăng nợ công (ảnh minh họa)
Trong những năm tới, Bộ Tài chính phải tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn việc thắt chặt điều kiện về cho vay lại. Siết chặt phạm vi, đối tượng và điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tăng trách nhiệm của người vay, người được bảo lãnh Chính phủ...
Cũng theo ông Trương Hùng Long, giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã tập trung tăng huy động vốn vay rất lớn từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong nước cho đầu tư phát triển.
Huy động vốn vay của Chính phủ năm 2015 đã tăng gấp đôi với năm 2011. Trong đó huy động thông qua phát hành TPCP trong nước năm 2015 tăng gần 3,5 lần. Đây là nguyên nhân dẫn đến nợ Chính phủ, nợ công tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua.
Điều này dẫn đến hai khó khăn, một là mức bố trí trả nợ so với tổng thu NSNN đã tăng từ mức khoảng 13% đầu giai đoạn lên hơn 16%, phát sinh nhu cầu vay mới để thanh toán một phần nợ gốc đến hạn. Hai là, trong khi thị trường vốn trong nước chưa thực sự phát triển, trước áp lực huy động vốn lớn đã dẫn đến phải huy động vốn ngắn hạn (3 năm) trong những năm 2011 - 2013 và tạo áp lực trả nợ vào các năm 2015 - 2017.
Để giữ các chỉ tiêu nợ trong giới hạn trần cho phép, theo ông Long, vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay cũng như 5 năm tới đó là phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia phải được đặt lên hàng đầu. Kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được xây dựng trong khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa. Không thực hiện đầu tư vượt quá khả năng bố trí của NSNN.
Đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, phải kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đề ra, ưu tiên bố trí nguồn NSNN để trả nợ đến hạn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung - dài cho đầu tư phát triển nền kinh tế.
Bích Diệp
NỢ VƯỢT TRẦN, BỘI CHI QUÁ GIỚI HẠN
NAM NGUYÊN/RFA/ BVB 11/3/2016
Bảng quảng cáo bán các căn hộ ở ngoại ô Hà Nội hôm 4/10/2013
Trước khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng sắp tới, chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo lần đầu tiên nhìn nhận nợ chính phủ, cũng như bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt giới hạn mà Quốc hội cho phép.
Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 như xếp đặt của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, thì ông Phúc và chính phủ mới sẽ tiếp nhận di sản nợ nần đầy bi quan do chính phủ nhiệm kỳ trước để lại. Thật ra ông Phúc trong vai trò Phó Thủ tướng và trước đó là Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, thì ông cũng chẳng là người ngoài cuộc trong hai nhiệm kỳ 10 năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời chúng tôi vào tối 3/8/2016, TS Huỳnh Thế Du chuyên gia về chính sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định: “Nợ của chính phủ tăng triền miên, đó là thực tế của rất nhiều chính phủ trên thế giới. Còn câu chuyện của Việt Nam, nợ công bội chi ngân sách tất cả các thứ…vấn đề là có hiệu quả hay không ? Đánh giá hiệu quả đó như thế nào trên thực tế đó là bức tranh có cả điểm sáng lẫn điểm tối. Có những khoản đầu tư không hiệu quả, nhưng cũng có những khoản đầu tư hiệu quả thể hiện ở mức tăng trưởng của Việt Nam khá cao, thời gian qua chỉ số ICOR hệ số sử dụng vốn cũng giảm đi nhiều. Rủi ro của Việt Nam vẫn là câu chuyện bội chi ngân sách và nợ công mà nhiều người nói đến…Chính phủ mới hay chính phủ cũ thì chính sách cũng vẫn vậy thôi.”
Chi tiêu và nợ nần của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa được cập nhật bổ sung trong báo cáo trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 7/3/2016. Theo đó dư nợ công đến cuối năm 2015 bằng 62,2% GDP tổng sản phẩm quốc nội, nợ chính phủ 50,3%, nợ nước ngoài của Việt Nam là 43,1%. Ngoài ra bội chi ngân sách 2015 thực tế lên tới 6,1% trong khi Quốc hội chỉ cho phép dưới 4,5%. Như vậy chính phủ nhìn nhận phần nợ chính phủ và tỷ lệ bội chi ngân sách đều vượt qua giới hạn Quốc hội cho phép.
TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, từng nhiều lần cảnh báo: “Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Kinh tế Saigon Thời báo trích báo cáo của chính phủ gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ ứng trước ngân sách cao và số liệu nợ thiếu chính xác. Thất thoát lãng phí trong đầu tư còn rất lớn.
Nợ chính phủ là một thành phần của nợ công tức nợ quốc gia. Những khoản tiền mà chính phủ từ trung ương cho tới địa phương đi vay. Nợ chính phủ có thể là nợ vay trong nước hoặc nợ nước ngoài. Chính phủ thường vay nợ dưới dạng phổ biến là phát hành trái phiếu trong nước hoặc phát hành ra nước ngoài. Nợ chính phủ được quốc hội qui định là không quá 50% GDP, do đã vượt trần nên chính phủ dự định xin nâng trần nợ lên 55% GDP.
Trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/3/2016 Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng dự kiến nợ công năm 2016 sẽ sát trần với mức 64,5% GDP, nợ Chính phủ tối đa ở mức 52,2%. Theo ông Bộ trưởng tính cả vay để đảo nợ, trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách, bao gồm cả trả nợ gốc và lãi sẽ vượt ngưỡng cho phép từ năm 2018, năm 2019 sẽ lên tới gần 30% trong khi mức Quốc hội cho phép là không qúa 25% tổng nguồn thu. Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ sự lo lắng với phát biểu nguyên văn:“Nợ công 5 năm tới tăng theo tốc độ như vừa rồi là chết…”
Theo các số liệu được công bố bội chi ngân sách đã trở thành một căn bệnh trầm kha của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo. Năm 2011 tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP tổng sản phẩm quốc nội mới là 4,4%, qua năm 2012 là 5,36% GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,69% GDP và năm 2015 lên tới 6,1% GDP. Ngoài trừ năm 2011 là không vượt mức Quốc hội cho phép, còn lại đều vượt quá giới hạn năm sau nhiều hơn năm trước.
TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, từng cho rằng chính phủ Việt Nam có vẻ mất khả năng kiểm soát chi tiêu. Ông nói: “Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là sẽ khó khăn.”
Xin nhắc lại các đại biểu Quốc hội khóa 13, từng dẫn các số liệu chính thức cho biết năm 2015 chính phủ đã có tổng các khoản vay lớn gấp đôi tổng nợ đã trả. Cụ thể trong năm 2015 chính phủ trả nợ 150.000 tỷ đồng, nhưng phải vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã cố gắng vay rất nhiều tiền để trả một phần nợ, kỳ dư là để chi tiêu thường xuyên.
Bức tranh màu xám về bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đã khiến Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng đề nghị không xem xét bản báo cáo bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016; cũng như bản báo cáo về kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ. Ông Nguyễn Sinh Hùng muốn dành trách nhiệm đó cho Quốc hội Khóa 14 hình thành sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016 sắp tới.
Nam Nguyên/RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét