ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hình ảnh Kim Jong Un thể hiện vai trò tổng tư lệnh (VNN 11/3/2016)-Thân thế bí ẩn của 'bộ trưởng' IS tàn độc nhất (VNN 11/3/2016)-Tiết lộ nội tình điều tra tình báo Nga ở New York (VNN 11/3/2016)-Mỹ: TQ có thể phát động năng lực tấn công ở Trường Sa (VNN 11/3/2016)-Tại sao 900 triệu dân Ấn Độ không thể online? (VNN 11/3/2016)-Biển Đông: Cam chịu mãi sẽ thành chấp nhận (BVN 11/3/2016)-Lê Hồng Nhật-‘Tứ trụ’ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì? (BVN 11/3/2016)-VOA
- Trong nước: Không thể lựa chọn những đại biểu chỉ ngồi và ấn nút (ĐĐK 10-3-16) - Sẽ có luật về mại dâm (PLTP 10-3-16) - Hành trình thứ nhất: Sài Gòn, đêm giữa âm dương (NĐT 10-3-16) -Xóm Việt kiều lay lắt trên sông (TP 10-3-16) -Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: "Đại biểu Quốc hội cũng sợ dân ra phết đấy chứ (GD 10-3-16) -Ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là ai? (GTVT 10-3-16)- Lợi thế địa quân sự độc nhất vô nhị của Cam Ranh (TVN 11/3/2016)-Mở Cảng Quốc tế Cam Ranh: Việt Nam cần lưu ý gì? (BVB 11/3/2016)-
- Kinh tế: Phát hiện thêm 52 biệt thự xây trên đất rừng Ba Vì (VNN 10-3-16)- Người dân mua căn hộ kêu cứu ông Đinh La Thăng (TN 10-3-16) - Sòng bạc Lào Cai đốt 1 tỷ USD dân Trung Quốc (VNN 10-3-15)-Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn (BVB 11/3/2016)-Nợ xấu, mua xong để làm gì? (BVB 10/3/2016)-Chính quyền Quảng Ninh “BỨC TỬ” CÁC DOANH NGHIỆP (BVB 10/3/2016)-LS Nguyễn Anh Vân
- Giáo dục: Tự chủ đại học và nâng cao trình độ ngoại ngữ là hai vấn đề cấp thiết (GD 9-3-16)-ĐH Hùng Vương TP.HCM: Vinh quang và vực thẳm (TT 9-3-16)-Nếu để sinh viên lựa chọn, nhiều giảng viên sẽ phải “ngồi chơi xơi nước” (GD 9-3-16) - ý kiến GS Lương Gia Ban-"Sách nhiễu như thế thì không Harvard nào vào VN" (TBKTSG 9-3-16)-Cách soạn một CV tốt (tuan's blog 3/3/2016)- Nguyễn Văn Tuấn-Buộc HS nghỉ học là lo cho tính mạng các em (VNN 11/3/2016)-Tỷ phú đô la mua quần áo chợ trời, cắt tóc ở Việt Nam (VNN 11/3/2016)-
- Phản biện: Nâng cao hơn nữa tính thuyết phục, tính hấp dẫn của báo Đảng (ND 10-3-16)-Bôi nhọ người tự ứng cử là tiếp tay cho xuyên tạc (TVN 11/3/2016)-Bắc có ruồi, Nam có chuột (BVN 11/3/2016)-Vũ Thạch-Cưới chạy tang? (BVN 11/3/2016)-Bùi Tín-Tự ứng cử vào Quốc hội - Thách thức chế độ hay Mùa Xuân dân tộc? (BVN 11/3/2016)-TS Đinh Xuân Quân-Sầm Sơn và những đám đông không danh tính (BVN 11/3/2016)-Phạm Trung Tuyến-
- Thư giãn: Bầy sư tử đói xé xác voi rừng "khủng" (VNN 11/3/2016)-Những vùng đất phụ nữ uống rượu như uống nước nổi tiếng VN (VNN 11/3/2016)
NỢ XẤU, MUA XONG ĐỂ LÀM GÌ ?
TPO/BVB 10/3/2016
Năm 2016, các ngân hàng thương mại cho biết sẽ tiếp tục dồn lực xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro. Theo thông lệ quốc tế, giới nhà băng sẽ mất từ 5-7 năm để xử lý nợ dứt điểm. Còn với Việt Nam, có hay không chuyện khối nợ cả trăm ngàn tỷ được mua xong rồi để đấy?
VAMC chỉ là người giữ hộ
Năm 2015, cánh phóng viên ngân hàng có “mục sở thị” một khoản nợ xấu ngân hàng của doanh nghiệp Thép Vạn Lợi tại Hải Phòng. Trong khu nhà máy rộng lớn khoảng 25 ha, đập vào mắt những người có mặt là cảnh nhà xưởng để hoang, máy móc gỉ sét, không một bóng người; dây chuyền nhà máy luyện phôi thép với công suất 600.000 tấn/năm và nhà máy luyện gang công suất 300.000 tấn/năm có tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng thì “đắp chiếu” trở thành một đống hoang phế.
Một cán bộ Vietcombank khi đó cho hay: đã 4 năm nay, công tác thu hồi nợ của Vietcombank và Agribank bế tắc, bởi Công ty Thép Nam Đô (thuộc Thép Vạn Lợi) gần như không hợp tác. Và dù vật vã bao lần đi lại, đàm phán, kiện tụng… hai nhà băng này “chịu cứng”, không thu được đồng nào từ 100 tỷ đồng gốc vay còn lại (chưa kể lãi). Khoản nợ - theo đại diện Vietcombank, ngân hàng chưa bán cho VAMC (công ty khai thác quản lý tài sản) mà vẫn kiên trì “xoay xở”; thậm chí còn có ý định hỗ trợ để làm sao cho doanh nghiệp này có phương án phục hồi từ đó thu hồi nợ.
Mới hơn 10% nợ xấu mua về quay trở lại thành tiền thật. Ảnh: Như Ý.
Nhìn nhận câu chuyện xử lý nợ xấu này, PGS TS Trần Hoàng Ngân lưu ý với chúng tôi: VAMC không phải là đơn vị sinh ra để xử lý toàn diện nợ xấu. “Về bản chất, VAMC là người giữ hộ nợ xấu. Còn các ngân hàng mới là người phải đi xử lý nợ và phải trích lập dự phòng rủi ro khoản đã bán đó hay nói chính xác, ngân hàng phải tự xử”, TS Trần Hoàng Ngân nói.
Còn theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, VAMC không được thiết kế như một công cụ xử lý nợ thực sự mà chỉ là tạm thời dùng để “khoanh, nhốt” nợ xấu lại. “Việc thu hồi nợ hay đưa con nợ ra toà, VAMC đâu có làm được. Hiện, chưa có đủ phương tiện pháp lý cho họ xử lý”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Không có chuyện xử lý… giả vờ
Thống kê của VAMC, kể từ năm 2013 bắt đầu mua nợ và tính cho đến ngày 31/12/2015, đã có 245 ngàn tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng được công ty này “gom” về. Cũng đến ngày này, mới có hơn 22,78 ngàn tỷ trong “tổng kho” nợ xấu “hồi sinh” biến thành “tiền tươi thóc thật”. Chưa kể, với những ngân hàng trích lập tốt 100% như Vietcombank; nếu thu hồi lại được thì khoản trích lập để dành hoàn toàn trở thành lợi nhuận.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cho hay: số nợ được thu hồi này thông qua các “kênh” đó là: bán tài sản bảo đảm (khoảng 7 ngàn tỷ) tổ chức tín dụng tự thu hồi lại được nợ của khách hàng (15 ngàn tỷ)…” Kinh nghiệm thế giới như Malaysia, Nhật Bản họ bỏ tiền ngân sách ra mua vào và chỉ cần thu hồi 30% dứt điểm số nợ là đã thành công; còn ở đây, chúng tôi không có đồng ngân sách nào nên phải nỗ lực thu hồi nợ bằng mọi cách”, ông Hùng nói.
Trước ý kiến của dư luận về việc VAMC mua nợ xong rồi để đó, trong câu chuyện với Tiền phong , ông Hùng khẳng định: “Không hề có chuyện chúng tôi xử lý giả vờ”. Bằng chứng là tính đến ngày này (4/3), số bán nợ đã tiếp tục “đổ” về tài khoản của VAMC thêm gần 3 ngàn tỷ tiền mặt. “Kế hoạch cả năm 2016, VAMC đặt mục tiêu bán và thu được từ 25-30 ngàn tỷ. Nếu hoàn thành, tức là chỉ trong 2 năm, VAMC đã cùng các tổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thu hồi về chừng 50 ngàn tỷ, chiếm hơn 20% trong tổng nợ xấu đã mua”, ông Hùng nhấn mạnh.
Thống kê cho thấy có khoảng 70% trong tổng nợ xấu VAMC đã mua là tài sản thế chấp bất động sản. Năm 2016, VAMC sẽ tổ chức phân loại khoản nợ chi tiết, phân loại nợ của các tổ chức tín dụng, khoản nào phối hợp được; khoản nào đã mua. “Hiện, VAMC đang rà soát lại những vụ án đã có hiệu lực để thi hành án tiến hành. Cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, dự kiến mỗi nơi có chừng 30 vụ án. Tại Tây Nguyên, chúng tôi sắp cho phát mại đấu giá một khoản nợ xi măng của SHB”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Theo các chuyên gia, một quan ngại là nợ xấu có thể sẽ tiếp tục tăng lên với những khoản không thu hồi được; chưa kể những tác động từ nền kinh tế hay rủi ro tín dụng từ cho vay bất động sản đang bị cảnh báo là “nóng” lên.
------------/
* “Chúng ta không nên quá kỳ vọng VAMC giải quyết được nợ xấu hoàn toàn. Việc VAMC cũng hỗ trợ các ngân hàng để thu được hơn 10% nợ xấu đã là tốt lắm rồi. Còn muốn mua được nợ xấu hay bán nợ xấu sòng phẳng thì phải có thị trường mua bán nợ” - Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu.
** Thống kê của VAMC, kể từ năm 2013 bắt đầu mua nợ và tính cho đến ngày 31/12/2015, đã có 245 ngàn tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng được công ty này “gom” về. Cũng đến ngày này, mới có hơn 22,78 ngàn tỷ trong “tổng kho” nợ xấu “hồi sinh” biến thành “tiền tươi thóc thật”.
(TPO/ANTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét