ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ điều ‘pháo đài bay’ diệt IS (VNN 6/3/2016)-Đảng Cộng hoà rối loạn bởi “mãnh thú” Donald Trump (TVN 6/3/2016)-Kim Jong-un đe dọa về ‘ngày tàn’ của TT Hàn Quốc (VNN 6/3/2016)-Lộ bản di chúc của trùm khủng bố Bin Laden (BVB 6/3/2016)-
- Trong nước: Ăn cơm bụi nhưng phong bì ngàn đô (VNN 6/3/2016)-Trở lại Hà Nội, thấy đúng như Bí thư nói về rác (TVN 6/3/2016)-Cưỡng chế toàn bộ sai phạm nhà 8B Lê Trực (VNN 6/3/2016)-Bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ đã mất vì FLC? (BVN 6/3/2016)-Xuân Hùng-Thanh Hoá: Nghi vấn nổ súng, dân vây UBND thị xã Sầm Sơn (VNN 6/3/2016)-"Bằng khen của Thủ tướng" 30 triệu đồng! (BVB 6/3/2016)-
- Kinh tế: Ly kỳ thương vụ thâu tóm đất vàng Láng Hạ (Vef 6/3/2016)-Đại gia thừa tiền, xuất ngoài mua trang trại nuôi bò (Vef 6/3/2016)-Tỷ phú cắm siêu xe Ferrari vay 100 triệu: Ngân hàng hớ nặng (VNN 6/3/2016)-Tỷ phú ăn mày tiền như thác, đại gia Việt có 3,4 tỷ USD (VNN 6/3/2016)-Ông Đoàn Văn Vươn tiếp thị vịt biển ở Hà Nội (VNN 6/3/2016)-Thương vụ kỳ lạ chấn động: Chơi sốc kiểu Bầu Đức (VNN 6/3/2016)
- Giáo dục: Phi công lái Su-30MK2: "Bình tĩnh mới làm được thủ lĩnh" (VNN 5/3/2016)-Cách soạn một CV tốt (tuan's blog 3/3/2016)- Nguyễn Văn Tuấn-Cách viết lá thư xin việc (cover letter) (tuan's blog 4/3/2016)-Nguyễn Văn Tuấn-
- Phản biện: TỰ THUẬT VỀ VIỆC VÀO ĐẢNG CS (BVN 6/3/2016)-Nguyễn Đình Cống-NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI NHIỆM KỲ XIV (BVN 6/3/2016)-Nguyễn Khắc Mai-Bị phanh phui sai phạm, Petrolimex “cầu cứu” Ban Tuyên giáo Trung ương (BVN 6/3/2016)-Diệp Chi-Thoát Trung: thử hóa giải lời nguyền địa lý (BVB 6/3/2016)-Trương Nhân Tuấn-‘Dân chủ của một nhóm’ trong bầu cử Quốc hội ? (BVB 6/3/2016)-Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam (BVB 4/3/2016)-Nguyễn Hưng Quốc
- Thư giãn: Dân mạng sôi sục chia sẻ ảnh con giống bố mẹ 'như lột' (VNN 5/3/2016)
LỄ HỘI VÀ SỰ XUỐNG CẤP CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
TS NGUYỄN HƯNG QUỐC/ BVB 4/3/2016
Lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết Nguyên đán.
Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy…lộc. Trong ‘hội phết’ ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được ‘quả phết’ ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất. Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”.
Mô tả khung cảnh của những buổi lễ như thế, trên báo chí, người ta dùng những từ ngữ nặng nề như “náo loạn”, “hỗn loạn”, “ẩu đả”, “hỗn chiến”, “bát nháo”, “thô tục”, “bạo liệt”, “phản cảm”, “không thể tưởng tượng được”, v.v… khiến mọi người thấy “rùng mình”, “ngao ngán” và “xấu hổ”. Một số người còn lưu ý là những cảnh tượng nhếch nhác như vậy chỉ có ở miền Bắc. Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.
Thật ra, văn hoá Việt Nam đã xuống cấp từ lâu. Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền. Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau. Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi. Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết.
Lễ hội nào cũng bao gồm hai khía cạnh: lễ và hội. Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian.
Việc cả ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến được từ sự nguyện cầu. Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy?
Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn, thế nhưng, qua những gì người ta chứng kiến được trong các lễ hội, rõ ràng là niềm tin vào thần linh không làm cho người ta trở thành tốt đẹp hơn. Tại sao?
Lý do chính dĩ nhiên không xuất phát từ tín ngưỡng. Tín ngưỡng nào ít nhiều cũng đều có mặt tốt. Lý do chính, theo tôi, là người ta không tín ngưỡng thật. Người ta chỉ mê tín. Người ta không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Người ta chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót.
Thái độ ấy chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an. Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần. Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất. Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn.
Trong một xã hội mà cả người giàu lẫn người nghèo, cả người thống trị lẫn người bị trị, đều bất an, không có giá trị nào thực sự vững chắc cả. Nhiều người cho vấn đề trầm trọng nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là sự loạn chuẩn, đúng hơn, sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái nên làm và cái không nên làm đều bị xoá nhoà. Khi mất ranh giới ấy, người ta cũng mất cả ý thức hướng thiện và, quan trọng hơn, mất cả sự hổ thẹn.
Khi sự hổ thẹn không còn, đạo đức cũng sẽ không còn. Đó mới chính là điều đáng lo lắng nhất cho xã hội Việt Nam hiện nay. Chế độ độc tài một lúc nào đó sẽ sụp đổ. Nhưng những con người không biết hổ thẹn và không có ý niệm đạo đức sẽ còn mãi.
Còn, như một tai hoạ cho tương lai.
(Nguyễn Hưng Quốc Blog)
XẤU XÍ MÙA LỄ HỘI
SONG CHI /RFA Blog 26-2-2010
VN có đến hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ mỗi năm. Mùa lễ hội nhộn nhịp nhất là vào tháng Giêng, sau Tết cho tới tháng Hai, tháng Ba. Vào mùa này tin tức về các lễ hội tràn ngập trên các trang báo và dường như năm nào tình hình cũng giống nhau.
Thử điểm qua một loạt bài báo về lễ hội năm nay: “Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an”, báo VietnamNet, (chùa Phúc Khánh ở phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội); “Hỗn loạn ở lễ hội cướp phết Hiền Quan”, báo Thanh Niên, “Phú Thọ: Giẫm đạp nhau đến đổ máu để cướp phết cầu may”, báo Pháp Luật VN (nói về hội cướp phết ở Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ); “Dân cướp phết, quan tranh lộc”, báo Thanh Niên; “Rùng mình với những hình ảnh xấu ở lễ hội tháng Giêng”, báo Gia đình; “Chặt, chém ở lễ hội đền Trần”, báo Người Lao Động, (lễ hội Khai ấn đền Trần, tỉnh Nam Định), “Đau đớn cảnh xẻ thịt trâu chọi sống bán với giá "cắt cổ", báo VietnamNet, (lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) v.v…
Qua những bài báo, kèm những hình ảnh minh họa sống động, người không đi dự cũng có thể hình dung được không khí tại các lễ hội ở VN là như thế nào. Toàn những cảnh rất phản cảm như chen chúc nhau đi lễ hội, tranh nhau cướp phết, cướp ấn, xô đẩy, trèo cả lên bàn thờ cướp đồ lễ, ẩu đả, thừa cơ hội chọc ghẹo, sàm sỡ phụ nữ, rồi nào lễ hội chém lợn đẫm máu, lễ hội chọi trâu với những con trâu điên cuồng lao vào nhau trong tiếng reo hò cổ vũ của người xem, sau đó con trâu giành giải nhất sẽ được đem đi xẻ thịt sống bán với giá cắt cổ, mọi người tranh nhau mua để lấy lộc…Tại những ngôi chùa, phía bên ngoài người ta thản nhiên bày các loại thịt rừng ra bán tràn lan, người đi chùa đua nhau sờ tượng Phật lấy hên, đua nhau rải tiền lẻ khắp nơi, cảnh ăn uống xả rác bừa bãi…
Điều đáng nói là những cảnh chặt, chém, cướp, ẩu đả, hỗn chiến, giẫm đạp, máu me-máu người và máu những con vật bị chém, bị xẻ thịt…thường chỉ xảy ra tại các lễ hội ở các tỉnh thành phía Bắc, một phần cũng vì đa số lễ hội mùa này là ở miền Bắc.
Một không khí rất phàm tục, kém văn minh.
Trước hết, nói về việc đi chùa, đi đền đầu năm. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thì nay lại tràn ngập một tinh thần mê tín dị đoan, thực dụng, người đi chùa xì xụp khấn vái, hào phóng bỏ tiền ra phóng sinh, làm công đức nhưng chẳng qua chỉ là để cầu may mắn, cầu tài lộc về cho mình và cho gia đình.
Nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhà giáo…cũng đã từng phân tích về hiện tượng mê tín dị đoan này, nó phản ánh tâm trạng chung của đa số người Việt bây giờ.
Khi phải sống trong một xã hội rối ren, đạo đức con người bị tha hóa, cái xấu cái ác ngày càng lan tràn, luật pháp thì lỏng lẻo và không phải lúc nào cũng đứng về phía người tử tế, lương thiện nhưng thấp cổ bé họng; một xã hội không có công bằng cũng không có chế độ an sinh xã hội bảo đảm cho con người cơ hội được học hành tử tế, được chăm lo khi ốm đau, khi tai nạn hay khi về già không còn sức lao động…Con người tất nhiên sẽ cảm thấy tương lai bấp bênh, mọi chuyện không còn chỉ phụ thuộc vào việc mình có năng lực, sống đàng hoàng lương thiện, tuân thủ theo luật pháp nữa; cảm thấy mất niềm tin vào bản thân, vào xã hội, chính quyền, luật pháp…và nếu thiếu hiểu biết, sẽ dễ dàng trở nên mê tín dị đoan, cứ phải bám víu, cầu khấn Trời, Phật cho mình được bình an, may mắn, đời sống được khấm khá hơn.
Và cũng dễ thấy, không chỉ người nghèo, ít may mắn mới tìm đến chùa chiền cầu may, những người giàu có, đang ăn nên làm ra, quan chức ngồi trên đầu trên cổ dân cũng siêng năng đi chùa, phóng sinh, cầu an, cầu may. Vì tuy họ đang giàu có, ăn sung mặc sướng nhưng phần đông có được sự giàu có, chức tước đó không phải bằng năng lực thật của bản thân, chưa kể những kẻ làm giàu bằng con đường bất chính, qua mặt luật pháp, họ thừa biết một ngày nào đó nếu bị lộ ra, nếu phe cánh của mình bị thất sủng, hoặc nếu chế độ này sụp đổ thì họ sẽ mất hết…Nên càng giàu, càng leo cao thì càng không an tâm, càng phải đi xem bói, đi chùa cầu may, giải hạn…Cả xã hội cứ như lên đồng trong cơn mê tín dị đoan, từ đi thi, làm nhà, lấy vợ, mở cửa hàng làm ăn, mua chức, lên chức…bất cứ cái gì cũng tin vào may rủi, cầu khấn, cúng kiến.
Còn về lễ hội, đành rằng đây là phong tục tập quán, là văn hóa lâu đời nhưng phong tục tập quán hay lễ hội là do con người đặt ra từ hàng trăm năm nay, tất sẽ có những cái lạc hậu, thậm chí dã man (như cướp vợ, chém lợn, chọi trâu…) không còn hợp với xã hội văn minh tiến bộ nữa, sao không loại bỏ đi hoặc thay thế bằng những hình thức văn minh, nhân bản hơn?
Bên cạnh đó, những chuyện tranh cướp, hỗn loạn tại các lễ hội này năm nào cũng diễn ra, năm nào báo chí và dư luận cũng phản ánh, phàn nàn, tại sao chính quyền địa phương và các cơ quan tổ chức lại không rút kinh nghiệm? Nếu kiên quyết chấn chỉnh, kết hợp tuyên truyền giáo dục với những biện pháp ngăn ngừa, phạt nặng nếu để xảy ra nạn cướp giật, chặt chém…thì chắc cũng bớt đi phần nào.
Nếu cho đó là văn hóa VN, thì có thể hiểu tại sao cái văn hóa thực dụng, nặng tính tranh cướp, coi trọng cái ăn, coi trọng tài lộc, hoàn toàn thiếu vắng tính nhân bản ấy cộng với những hệ quả tệ hại, tha hóa về đạo đức xã hội, nhân tính con người do chế độ độc tài độc đảng gây nên đã hình thành nên những nét xấu trong tính cách người Việt như hiện tại.
Cứ thử nhìn trong xã hội VN bây giờ, những hành vi thiếu văn minh, thiếu tình người diễn ra khắp nơi. Nhưng tựu trung lại có thể thấy rõ nhất những nét sau: Một là không có thói quen nhường đường, nhường chỗ, luôn luôn cứ phải tranh giành, lấn lướt từ chạy xe ngoài đường, xếp hàng mua một cái gì đó, cho tới trong lễ hội cũng vậy. Hai là tham lam, hám lợi lộc. Không phải ai cũng thiếu thốn nhưng cứ hễ cái gì phát không, cho không là người ta tranh nhau lấy, từ một món hàng khuyến mãi cho tới “lộc”, ấn may mắn…tại các lễ hội. Người Việt thường chỉ nghĩ cho mình, ít khi nghĩ cho người. Nhà mình thì sạch nhưng con hẻm chung hay con đường đi chung thì bẩn thỉu, người ta vô tư xả rác ra đường, kể cả trong đền, chùa…Và cuối cùng là sự thiếu vắng lòng nhân ái, tính nhân bản trong đời sống hàng ngày. Người ta có thể vô tư đứng xem cảnh chém lợn, chọi trâu cũng như đứng nhìn một cảnh đánh nhau đổ máu giữa bàn dân thiên hạ…
Dân tộc nào cũng có những thói xấu bên cạnh những tính tốt. Xã hội nào khi còn ở thời chưa văn minh, chưa phát triển thì cũng có những phong tục, hủ tục lạc hậu, những cách hành xử man rợ. Cứ nhìn xã hội châu Âu thời Trung Cổ, thời phong kiến hay nước Mỹ thời mới lập quốc cho tới đầu thế kỷ XX xem. Chỉ có điều bây giờ đã là thế kỷ XXI, cần phải đau lòng, xấu hổ vì những hiện tượng mê tín dị đoan hay tranh giành, hỗn loạn tại các lễ hội vẫn cứ diễn ra ở nước ta!
Và cũng đừng quên rằng một mô hình thể chế chính trị tiến bộ, tự do dân chủ, công bằng, thượng tôn pháp luật, để cao những giá trị nhân bản, sẽ giúp cho xã hội ấy phát triển tốt đẹp hơn, những cái ác cái xấu sẽ giảm dần và triệt tiêu, những cái thiện cái đẹp sẽ sinh sôi nảy nở. Điều bất hạnh là dân tộc VN vừa thoát khỏi thời thực dân phong kiến thì lại phải chịu đựng một chế độ độc tài độc đảng cộng với ảnh hưởng của một cái thứ chủ nghĩa cộng sản Mác Lênin vô thần, ca ngợi bạo lực, đấu tranh giai cấp, kích động hằn thù…cho nên người Việt bây giờ mới tệ hại đi nhiều như vậy.
Vẫn còn đó những con người tử tế, những hành vi đẹp, nhân ái như ánh lửa trong đêm làm ấm lòng người nhưng nếu chế độ này càng kéo dài thì mức độ tàn phá xã hội, hủy hoại nhân tính càng nặng nề, và những đốm lửa đó sẽ chỉ càng hiếm hoi, hiu hắt mà thôi.
Thử điểm qua một loạt bài báo về lễ hội năm nay: “Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an”, báo VietnamNet, (chùa Phúc Khánh ở phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội); “Hỗn loạn ở lễ hội cướp phết Hiền Quan”, báo Thanh Niên, “Phú Thọ: Giẫm đạp nhau đến đổ máu để cướp phết cầu may”, báo Pháp Luật VN (nói về hội cướp phết ở Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ); “Dân cướp phết, quan tranh lộc”, báo Thanh Niên; “Rùng mình với những hình ảnh xấu ở lễ hội tháng Giêng”, báo Gia đình; “Chặt, chém ở lễ hội đền Trần”, báo Người Lao Động, (lễ hội Khai ấn đền Trần, tỉnh Nam Định), “Đau đớn cảnh xẻ thịt trâu chọi sống bán với giá "cắt cổ", báo VietnamNet, (lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) v.v…
Qua những bài báo, kèm những hình ảnh minh họa sống động, người không đi dự cũng có thể hình dung được không khí tại các lễ hội ở VN là như thế nào. Toàn những cảnh rất phản cảm như chen chúc nhau đi lễ hội, tranh nhau cướp phết, cướp ấn, xô đẩy, trèo cả lên bàn thờ cướp đồ lễ, ẩu đả, thừa cơ hội chọc ghẹo, sàm sỡ phụ nữ, rồi nào lễ hội chém lợn đẫm máu, lễ hội chọi trâu với những con trâu điên cuồng lao vào nhau trong tiếng reo hò cổ vũ của người xem, sau đó con trâu giành giải nhất sẽ được đem đi xẻ thịt sống bán với giá cắt cổ, mọi người tranh nhau mua để lấy lộc…Tại những ngôi chùa, phía bên ngoài người ta thản nhiên bày các loại thịt rừng ra bán tràn lan, người đi chùa đua nhau sờ tượng Phật lấy hên, đua nhau rải tiền lẻ khắp nơi, cảnh ăn uống xả rác bừa bãi…
Điều đáng nói là những cảnh chặt, chém, cướp, ẩu đả, hỗn chiến, giẫm đạp, máu me-máu người và máu những con vật bị chém, bị xẻ thịt…thường chỉ xảy ra tại các lễ hội ở các tỉnh thành phía Bắc, một phần cũng vì đa số lễ hội mùa này là ở miền Bắc.
Một không khí rất phàm tục, kém văn minh.
Trước hết, nói về việc đi chùa, đi đền đầu năm. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thì nay lại tràn ngập một tinh thần mê tín dị đoan, thực dụng, người đi chùa xì xụp khấn vái, hào phóng bỏ tiền ra phóng sinh, làm công đức nhưng chẳng qua chỉ là để cầu may mắn, cầu tài lộc về cho mình và cho gia đình.
Nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhà giáo…cũng đã từng phân tích về hiện tượng mê tín dị đoan này, nó phản ánh tâm trạng chung của đa số người Việt bây giờ.
Khi phải sống trong một xã hội rối ren, đạo đức con người bị tha hóa, cái xấu cái ác ngày càng lan tràn, luật pháp thì lỏng lẻo và không phải lúc nào cũng đứng về phía người tử tế, lương thiện nhưng thấp cổ bé họng; một xã hội không có công bằng cũng không có chế độ an sinh xã hội bảo đảm cho con người cơ hội được học hành tử tế, được chăm lo khi ốm đau, khi tai nạn hay khi về già không còn sức lao động…Con người tất nhiên sẽ cảm thấy tương lai bấp bênh, mọi chuyện không còn chỉ phụ thuộc vào việc mình có năng lực, sống đàng hoàng lương thiện, tuân thủ theo luật pháp nữa; cảm thấy mất niềm tin vào bản thân, vào xã hội, chính quyền, luật pháp…và nếu thiếu hiểu biết, sẽ dễ dàng trở nên mê tín dị đoan, cứ phải bám víu, cầu khấn Trời, Phật cho mình được bình an, may mắn, đời sống được khấm khá hơn.
Và cũng dễ thấy, không chỉ người nghèo, ít may mắn mới tìm đến chùa chiền cầu may, những người giàu có, đang ăn nên làm ra, quan chức ngồi trên đầu trên cổ dân cũng siêng năng đi chùa, phóng sinh, cầu an, cầu may. Vì tuy họ đang giàu có, ăn sung mặc sướng nhưng phần đông có được sự giàu có, chức tước đó không phải bằng năng lực thật của bản thân, chưa kể những kẻ làm giàu bằng con đường bất chính, qua mặt luật pháp, họ thừa biết một ngày nào đó nếu bị lộ ra, nếu phe cánh của mình bị thất sủng, hoặc nếu chế độ này sụp đổ thì họ sẽ mất hết…Nên càng giàu, càng leo cao thì càng không an tâm, càng phải đi xem bói, đi chùa cầu may, giải hạn…Cả xã hội cứ như lên đồng trong cơn mê tín dị đoan, từ đi thi, làm nhà, lấy vợ, mở cửa hàng làm ăn, mua chức, lên chức…bất cứ cái gì cũng tin vào may rủi, cầu khấn, cúng kiến.
Còn về lễ hội, đành rằng đây là phong tục tập quán, là văn hóa lâu đời nhưng phong tục tập quán hay lễ hội là do con người đặt ra từ hàng trăm năm nay, tất sẽ có những cái lạc hậu, thậm chí dã man (như cướp vợ, chém lợn, chọi trâu…) không còn hợp với xã hội văn minh tiến bộ nữa, sao không loại bỏ đi hoặc thay thế bằng những hình thức văn minh, nhân bản hơn?
Bên cạnh đó, những chuyện tranh cướp, hỗn loạn tại các lễ hội này năm nào cũng diễn ra, năm nào báo chí và dư luận cũng phản ánh, phàn nàn, tại sao chính quyền địa phương và các cơ quan tổ chức lại không rút kinh nghiệm? Nếu kiên quyết chấn chỉnh, kết hợp tuyên truyền giáo dục với những biện pháp ngăn ngừa, phạt nặng nếu để xảy ra nạn cướp giật, chặt chém…thì chắc cũng bớt đi phần nào.
Nếu cho đó là văn hóa VN, thì có thể hiểu tại sao cái văn hóa thực dụng, nặng tính tranh cướp, coi trọng cái ăn, coi trọng tài lộc, hoàn toàn thiếu vắng tính nhân bản ấy cộng với những hệ quả tệ hại, tha hóa về đạo đức xã hội, nhân tính con người do chế độ độc tài độc đảng gây nên đã hình thành nên những nét xấu trong tính cách người Việt như hiện tại.
Cứ thử nhìn trong xã hội VN bây giờ, những hành vi thiếu văn minh, thiếu tình người diễn ra khắp nơi. Nhưng tựu trung lại có thể thấy rõ nhất những nét sau: Một là không có thói quen nhường đường, nhường chỗ, luôn luôn cứ phải tranh giành, lấn lướt từ chạy xe ngoài đường, xếp hàng mua một cái gì đó, cho tới trong lễ hội cũng vậy. Hai là tham lam, hám lợi lộc. Không phải ai cũng thiếu thốn nhưng cứ hễ cái gì phát không, cho không là người ta tranh nhau lấy, từ một món hàng khuyến mãi cho tới “lộc”, ấn may mắn…tại các lễ hội. Người Việt thường chỉ nghĩ cho mình, ít khi nghĩ cho người. Nhà mình thì sạch nhưng con hẻm chung hay con đường đi chung thì bẩn thỉu, người ta vô tư xả rác ra đường, kể cả trong đền, chùa…Và cuối cùng là sự thiếu vắng lòng nhân ái, tính nhân bản trong đời sống hàng ngày. Người ta có thể vô tư đứng xem cảnh chém lợn, chọi trâu cũng như đứng nhìn một cảnh đánh nhau đổ máu giữa bàn dân thiên hạ…
Dân tộc nào cũng có những thói xấu bên cạnh những tính tốt. Xã hội nào khi còn ở thời chưa văn minh, chưa phát triển thì cũng có những phong tục, hủ tục lạc hậu, những cách hành xử man rợ. Cứ nhìn xã hội châu Âu thời Trung Cổ, thời phong kiến hay nước Mỹ thời mới lập quốc cho tới đầu thế kỷ XX xem. Chỉ có điều bây giờ đã là thế kỷ XXI, cần phải đau lòng, xấu hổ vì những hiện tượng mê tín dị đoan hay tranh giành, hỗn loạn tại các lễ hội vẫn cứ diễn ra ở nước ta!
Và cũng đừng quên rằng một mô hình thể chế chính trị tiến bộ, tự do dân chủ, công bằng, thượng tôn pháp luật, để cao những giá trị nhân bản, sẽ giúp cho xã hội ấy phát triển tốt đẹp hơn, những cái ác cái xấu sẽ giảm dần và triệt tiêu, những cái thiện cái đẹp sẽ sinh sôi nảy nở. Điều bất hạnh là dân tộc VN vừa thoát khỏi thời thực dân phong kiến thì lại phải chịu đựng một chế độ độc tài độc đảng cộng với ảnh hưởng của một cái thứ chủ nghĩa cộng sản Mác Lênin vô thần, ca ngợi bạo lực, đấu tranh giai cấp, kích động hằn thù…cho nên người Việt bây giờ mới tệ hại đi nhiều như vậy.
Vẫn còn đó những con người tử tế, những hành vi đẹp, nhân ái như ánh lửa trong đêm làm ấm lòng người nhưng nếu chế độ này càng kéo dài thì mức độ tàn phá xã hội, hủy hoại nhân tính càng nặng nề, và những đốm lửa đó sẽ chỉ càng hiếm hoi, hiu hắt mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét