Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

20151223. KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN TỪ CUỐI NĂM

ĐIỂM BÁO MẠNG
TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ ?
Bài của TƯ GIANG/ TBKTSG 20/12/2015
Việc sử dụng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) như là một cơ chế bào mòn nợ xấu tỏ ra không hiệu quả và ngân hàng phải đẩy chi phí bào mòn này ra công chúng. Hậu quả là lãi suất cho vay thực quá cao hạn chế tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Ảnh: MINH TÂM
(TBKTSG) - Hiệu quả quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế chưa như mong đợi do hệ thống phân bổ nguồn lực vẫn còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của bàn tay nhà nước.
Theo một báo cáo dày 155 trang, công bố ngày 17-12-2015, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì biên soạn để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đánh giá, giám sát quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, quá trình này đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, như kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh có sự cải thiện, xu hướng hồi phục tăng trưởng kinh tế đang ngày càng rõ nét...
Tuy nhiên, đi sâu vào từng lĩnh vực đang tái cơ cấu, còn nhiều vấn đề đặt ra.
Tái cơ cấu ngân hàng thương mại: dấu hỏi về VAMC
Thứ nhất, hệ thống tín dụng vẫn còn nghẽn trong hệ thống ngân hàng, nhu cầu đầu tư công lớn dẫn đến hiện tượng “lấn át trong đầu tư”: vốn trên thị trường ngân hàng đang dịch chuyển mạnh sang thị trường trái phiếu; đầu tư tư nhân bị lấn át bởi đầu tư công.
Thứ hai, việc sử dụng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) như là một cơ chế bào mòn nợ xấu tỏ ra không hiệu quả khi nợ xấu vẫn còn đó (đã đưa ra ngoại bảng) và ngân hàng phải đẩy chi phí bào mòn này ra công chúng (doanh nghiệp và người gửi tiền). Hậu quả là lãi suất cho vay thực quá cao hạn chế việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đồng thời do ngân hàng không phải trả giá cho quá trình xử lý nợ xấu nên mặc dù nợ xấu còn rất cao nhưng lợi nhuận của ngân hàng thương mại lại liên tục tăng. Một loạt vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết: Số nợ xấu thực sự là bao nhiêu, ở đâu, lấy tiền đâu để xử lý - tức bù đắp số vốn đã mất của các tổ chức tín dụng?
Thứ ba, cơ chế hoạt động của VAMC thiếu sự minh bạch và cũng thiếu nguồn lực để xử lý nợ xấu. Sự thiếu minh bạch của VAMC đang hạn chế sự hình thành thị trường mua bán nợ xấu đúng nghĩa. Trên thị trường này VAMC là người nắm lợi thế về thông tin trong khi những người muốn mua nợ xấu không được tiếp cận đầy đủ thông tin, do đó rất khó để bên mua và bên bán gặp nhau. Khi không được cung cấp đầy đủ thông tin thì người mua sẽ khó đưa ra được giá hợp lý, dẫn đến thị trường không thể hình thành cơ chế định giá cho nợ xấu.
Tái cơ cấu đầu tư công: hiệu quả còn bỏ ngỏ
Tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Luật Đấu thầu và nghị định về hợp tác công tư đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để có thể áp dụng nguyên tắc thị trường trong phân bổ vốn đầu tư công nhưng cho đến nay vẫn chưa đi vào cuộc sống do còn thiếu các văn bản hướng dẫn. Các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí thống nhất để phân bổ, giám sát, đánh giá nguồn vốn đầu tư công do đó cho đến nay hiệu quả của đầu tư công vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, kỷ luật kỷ cương đầu tư công cũng còn lỏng lẻo. Các bước đầu tư công chuẩn chưa được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ.
Hầu hết các dự án đầu tư công đều do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện, trong khi đó cơ quan lựa chọn, phê duyệt dự án, giám sát dự án lại chính là cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp này. Điều này tạo ra cơ hội cấu kết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để trục lợi. Đồng thời các doanh nghiệp không có sức ép buộc phải giảm chi phí thực hiện dự án.
Cho đến nay, các dự án đầu tư công hầu như không thực hiện bước theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế với hiệu quả kinh tế - xã hội theo thẩm định. Trong khi, đây là bước rất quan trọng để có thể chỉ ra được những yếu kém và lỗ hổng trong quy trình thực hiện đầu tư công, chỉ ra được trách nhiệm để xảy ra các dự án đầu tư công lãng phí, không hiệu quả. Không thực hiện và công bố các kết quả hậu đầu tư này thì Việt Nam rất khó có thể tái cơ cấu đầu tư công thành công.
Nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn, đặc biệt từ sự gia tăng nhanh chóng của nợ công.
Tái cơ cấu DNNN: chậm do cơ chế
Đối với tái cơ cấu DNNN, tốc độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, đồng thời chất lượng cổ phần hóa còn có nhiều vấn đề. Một số doanh nghiệp về thực chất chỉ là chuyển đổi hình thức từ DNNN sang công ty cổ phần khi tỷ lệ bán cổ phần ra cho tư nhân chỉ rất nhỏ; hoặc không có các nhà đầu tư chiến lược đủ mạnh để thay đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp; hoặc các đối tác mua cổ phần lại là những DNNN, tức là xét riêng là các doanh nghiệp cổ phần nhưng xét chung trong hệ thống sở hữu chéo nhau giữa các doanh nghiệp này thì cả nhóm lại là DNNN.
Nguyên nhân cốt lõi khiến quá trình cổ phần hóa DNNN chậm là do cơ chế cơ quan chủ quản đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước. Việc vừa đá bóng vừa thổi còi đã làm cho các chủ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có động cơ sai lệch. Các chủ doanh nghiệp không tập trung vào mục tiêu làm giàu cho doanh nghiệp mà có xu hướng sử dụng doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chính trị. Trong khi các cơ quan chủ quản đáng lẽ phải đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng và giám sát sự chấp hành các quy định pháp luật của các DNNN thì lại có xu hướng tìm cách làm lợi cho các doanh nghiệp này. Các bộ chủ quản, UBND cấp tỉnh đang được hưởng lợi từ các DNNN này do đó sẽ không ủng hộ việc tách các doanh nghiệp này ra khỏi phạm vi quản lý của họ. Mỗi khi chúng ta chưa tách được chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu thì quá trình tái cơ cấu DNNN chỉ mang tính hình thức.
Hạn chế, yếu kém lớn nhất của DNNN hiện nay là cơ chế hoạt động của DNNN nói chung và thể chế quản trị DNNN nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy, đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của DNNN và tiến trình hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ ở Việt Nam:
Thứ nhất là, thể chế hiện hành vẫn tạo cho DNNN nhiều lợi thế tiếp cận nguồn lực hơn so với doanh nghiệp khu vực tư nhân, gây biến dạng thị trường các yếu tố sản xuất. Việc thiếu cạnh tranh vừa không tạo được áp lực nâng cao hiệu quả cho DNNN, vừa ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của các chủ thể tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ từ các thị trường này.
Thứ hai là, một số hoạt động của DNNN chưa thật sự hướng tới cơ chế thị trường. Nhiều DNNN có lợi thế cạnh tranh bằng giá cả do hạch toán chi phí không phản ánh đầy đủ hao phí sử dụng các nguồn lực. Trong nhiều trường hợp chưa quán triệt nguyên tắc kỷ luật tài chính và ràng buộc ngân sách cứng đối với DNNN.
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém nêu trên là do tư duy, cách ứng xử chưa phù hợp của Nhà nước, đặc biệt là từ mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.
Cách tư duy, ứng xử này có nguồn gốc sâu xa từ việc Nhà nước định vị vai trò của DNNN không thực sự phù hợp với bối cảnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (Nhà nước đã giao DNNN có sứ mệnh bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế; sử dụng DNNN là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết nền kinh tế).
Để DNNN thực hiện được vai trò nêu trên, Nhà nước đã hỗ trợ tạo lợi thế cho DNNN trong tiếp cận tài chính, đất đai và các nguồn lực khác. Nguyên nhân này cũng là nguồn gốc của việc không áp đặt được kỷ luật tài chính và kỷ luật thị trường đối với DNNN. Đồng thời, việc xác định DNNN như một công cụ điều tiết của Nhà nước thực chất đã biến DNNN thành một phần hoạt động của chức năng quản lý nhà nước. Hơn nữa, DNNN nói chung luôn giành được vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thể chế kinh tế, được giao vai trò trung tâm trong thực hiện các chiến lược, quy hoạch ngành kinh tế quốc dân. Điều này tạo nên sự gắn kết lợi ích khó tách rời giữa bộ máy nhà nước với DNNN, làm cho bộ máy này không còn chuyên tâm, chuyên nghiệp thực hiện vai trò quản lý nhà nước chung một cách hiệu lực, hiệu quả nhất.
10 DẤU ẤN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2015
VNN 23/12/2015
Kinh tế 2015 dường như vẫn trầm trong nhịp điệu của giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, những nỗ lực bền bỉ, những thành công đột phá đã mang lại một năm 2015 đầy dấu ấn chuyển đổi và mở hướng để tạo đà, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới.
Mời bạn đọc nhìn lại những dấu ấn của Kinh tế Việt Nam năm 2015 theo bình chọn của VietNamNet.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Năm 2015, GDP cả nước ước tăng trên 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% đăng ký với Quốc hội và cao nhất trong vòng 5 năm qua.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Ngày 5/10/2015, Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được coi là hiệp định của thế kỷ 21, tạo ra những tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu ở cấp cao nhất.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2016 của WB cho thấy, Việt Nam tăng 3 bậc so với năm ngoái. Hai năm qua, cải cách môi trường kinh doanh đã được Chính phủ thực hiện quyết liệt theo Nghị quyết 19 trên mọi lĩnh vực.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Cú trượt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, hiện gần chạm đáy 30 USD/thùng. Giá xăng trong nước đã 12 lần được điều chỉnh giảm.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Giá dầu xuống thấp kỷ lục khiến nguồn thu ngân sách thâm hụt.  Ngân sách TƯ gặp vấn đề lớn với các khoản nợ, chi cải cách tiền lương, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. 50 địa phương "nhận" viện trợ hàng năm cũng bị “đói kém” theo.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Cú sốc phá giá 4,6% đồng NDT của Trung Quốc bắt đầu từ 11/8 buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh, nới tỷ giá tăng 2 lần và nới rộng biên độ, đưa mức tăng tối đa VND lên +5%.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Năm 2015, Chính phủ cho phép SCIC thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn như Vinamilk, FPT và FPT Telecom,... Tuy nhiên, dù liên tục thúc ép nhưng cổ phần hóa DNNN vẫn chậm và không đạt như kỳ vọng.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Hết năm 2015, những chính sách cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô vẫn chưa đâu vào đâu, khiến cho các DN cũng loay hoay, chưa rõ sẽ phải làm thế nào.Trong khi đó, sức ép giảm thuế theo lộ trình hội nhập, các quyết định tăng giảm thuế càng khiến cho thị trường ôtô liên tục biến động.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Nửa đầu năm, hai vụ mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, những vụ sáp nhập, hợp nhất cuối cùng được thực hiện. Đến cuối năm, các đại gia, cổ đông lớn NH dồn dập bán ra cổ phiếu để giải quyết sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng. Những yêu cầu cơ bản trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được rốt ráo dứt điểm.
kinh tế việt nam 2015, sự kiện kinh tế 2015, nhìn lại kinh tế 2015, kinh tế 2015, kinh-tế-việt-nam, kinh-tế-2015, kinh-tế-việt-nam-2015
Nông sản Việt lại rớt giá thảm hại trong năm 2015. Những cuộc giải cứu dưa hấu, hành tím, chuối,... là minh chứng rõ nhất về một nền sản xuất manh mún và thiếu liên kết.
VietNamNet
MỘT CON SỐ ĐÁNG GIẬT MÌNH
Bài của PHẠM NHẬT BÌNH/ Việt báo/ BVB 22/12/2013
Việt Nam là một quốc gia có nhiều con số đáng giật mình.
Con số trên 2,8 triệu công chức cán bộ, do ngân sách quốc gia nuôi để phục vụ 90 triệu dân Việt Nam già trẻ lớn bé cho thấy đảng CSVN yêu dân đến… cỡ nào.
Nếu so sánh với Hoa Kỳ là nước giàu nhất nhì thế giới mà chỉ có 1,8 triệu công chức phục vụ cho trên 300 triệu dân, Việt Nam thuộc vào hàng “do dân, vì dân” hạng nhất.
Còn việc công khai đón đường đánh đập công dân là chuyện đùa bỡn của bọn côn đồ có giấy phép hành nghề của Bộ.
Hay số tiền ngót nghét 100 triệu đô-la ngân sách phải chi tiêu để nuôi văn phòng Trung ương đảng năm 2014. Nó làm cho người dân kinh ngạc khi nghĩ đến bao nhiêu trẻ em vùng cao còn đu dây đi học hàng ngày.
Gần đây nhất là con số đông đảo cán bộ viên chức sắp về hưu hăng hái tham gia phái đoàn xuất cảnh nghiên cứu làm du lịch, học tập bán vé số sáng mua chiều xổ cũng là một con số đáng phấn khởi.
Cán bộ ở vào tuổi hoàng hôn của cuộc đời làm đày tớ dân mà còn năng nổ học hỏi như thế, chẳng là phúc đức cho đất nước lắm sao?
Nhưng bên cạnh đó, con số mà ông Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra ngày 13/12 trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", mới thật sự làm người dân phải giật mình. Theo đó trong năm 2015, ngành thanh tra chính phủ đã thực hiện 40.000 cuộc thanh tra các cấp và đã phát hiện sai phạm 212.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Người dân chẳng những giật mình mà còn bàng hoàng chua xót vì con số 10 tỷ đô-la bị bốc hơi chỉ trong vòng 12 tháng ngắn ngủi. Đối với một nước được xếp vào hạng nghèo, vừa chậm phát triển vừa không chịu phát triển như Việt Nam, số tiền 10 tỷ đô-la ấy thật lớn.
Nếu so với ngân sách quốc phòng của Philippines mới công bố, chỉ vỏn vẹn khoảng 500 triệu đô la, người ta sẽ thấy Việt Nam thật sự không nghèo, vì nghèo thì lấy đâu ra để vung vãi một số tiền to đến thế?
Nhưng thử đặt câu hỏi, sau khi đã giật mình: tiền ấy chạy đi đâu hay trốn vào túi ai? Những sai phạm ấy là sai phạm gì, từ đâu ra và ai là người sai phạm?
Câu trả lời đầu tiên cũng thật hiển nhiên vì đã được lặp đi lặp lại hàng triệu lần: chính mạng lưới tham nhũng dầy đặc trong các tầng lớp cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới đã thủ đắc nó.
Không thể nói gì khác hơn, tham nhũng từ lâu đã trở thành “chủ trương lớn” của đảng. Chính sách độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế của đảng đã tạo ra tham nhũng. Đảng nuôi dưỡng, vỗ béo tham nhũng để phục vụ lợi ích riêng tư của mình.
Chính lợi ích riêng tư này đã vô hiệu hóa pháp luật, triệt tiêu quyền tố cáo của công dân, cho phép các tập đoàn cầm quyền từ thành thị đến thôn quê tha hồ bòn rút của công, ăn cắp ngân sách.
Chỉ cần so sánh tình trạng một nước GDP chỉ đạt 120 tỷ Mỹ kim một năm mà con số thất thoát đã lên đến 10 tỷ Mỹ Kim, chiếm gần 1/10 GDP quốc gia. Nói cách khác, cứ cả nước làm ra 100 đồng thì bị ăn cắp 10 đồng. Kẻ cắp không ai khác hơn là các tầng lớp cán bộ đảng ẩn náu dưới những hình thức gọi là tập đoàn lợi ích để trốn tránh trách nhiệm.
Sự tiêu xài hoang phí của các “đày tớ dân” đã góp phần tạo nên tình trạng nợ nần chồng chất. Trái với những quốc gia nghèo khác vay nợ để đầu tư xây dựng đất nước, kế sách lâu dài của chính phủ Việt Nam là vay nợ để tiêu xài và tiêu xài vung vít, tiêu xài vô tội vạ, vừa tiêu xài vừa ăn cắp.
Họ mạnh tay đầu tư công vào những công trình hay dự án “tầm vóc thế kỷ” để chứng minh tính ưu việt của thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Họ hoàn toàn bỏ quên phúc lợi thực tế của người dân, một phần vì các dự án vẽ vời ra chỉ là chủ trương của các phe nhóm tìm cách bòn rút ngân sách.
Tiền thì đi vào túi các tham quan đầu sỏ và chia chác cho đàn em cấp dưới, nợ đi vay thì do người dân gánh vác.
Nhìn vào con số đầu tư cho tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La trị giá 1 ngàn 400 tỷ hay đồ án Trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa dự trù chi ra 4.300 tỷ, người dân dù bất mãn nhưng sẽ thấy 212.000 tỷ đồng thất thoát trong một năm cũng không phải không hợp lý.
Còn biết bao tượng đài, trung tâm hành chánh khác của các tỉnh đang lên kế hoạch thì còn đi vay nợ để thực hiện và con số thất thoát sẽ không dừng lại ở đó.
Ngoài ra, Tổng thanh tra chính phủ chỉ đưa ra một con số bị biến đi khơi khơi mà không nói được là ai hay phe nhóm nào đã làm thất thoát. Đồng đô-la chắc chắn không thể mọc cánh bay vào khối tài sản của các quan tham.
Chính vì chế độ trách nhiệm không được đề ra nên “trách nhiệm tập thể” là pháo đài kiên cố nhất để trốn trách nhiệm sau khi đã hoang phí, ăn chia trên sự suy sụp của nền kinh tế. Hay các viên thanh tra nhà nước chỉ nhìn con số trên giấy tờ mà không nhìn thấy con người?
Điều này cũng cho thấy, Ban chỉ đạo chống tham nhũng mà Nguyễn Phú Trọng giật lấy từ tay Nguyễn Tấn Dũng hiện nay cũng chỉ là một trò đấu đá trong nội bộ đảng để giành phần béo bở hơn mà thôi. Nó chẳng phát hiện ra điều gì mới mẻ, đúng như báo cáo của hai thành phố lớn nhất nước: 9 tháng đầu năm không …. tìm thấy tham nhũng.
Có người hỏi một cách không vui: vậy tham nhũng trốn đi đâu? Câu trả lời hợp lý nhất là tham nhũng nay đều là thành viên của các Ủy ban chống tham nhũng trên cả nước.
Nên Việt Nam sẽ còn nhiều con số đáng giật mình hơn chứ không chỉ có một.
PNB/Vietbao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét