ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được vinh danh vì đóng góp cho hòa bình (TT 10-12-15) -Quốc tế nghi ngờ kế hoạch ngũ niên của Thủ tướng (RFA 11-12-15) -Cùng ở ngoài cuộc chơi, Nga–Trung ngày càng hữu hảo (TVN 11/12/2015)- Ba ‘đầu sỏ’ lão luyện của IS bị tiêu diệt (VNN 12/12/2015)-Việt Nam – EU: Hợp tác chiến lược và toàn diện (BVB 12/12/2015)-Vì sao chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ không thay đổi sau Đại hội Đảng? (BVB 12/12/2015)- Carl Thayer-Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông (BVB 11/12/2015)
- Trong nước: Chủ tịch Quốc hội: Có chút “bổng lộc”, cấm vẽ cách… chia chác (DT 11-12-15) -- Ai đủ sức chặn "chuyến tàu vét" cuối nhiệm kỳ? (GD 11-12-15)-Tham nhũng “ẩn mình” nên nhiều địa phương chưa phát hiện được! (LĐ 11-12-150 -Thăng hàm Thượng tướng 2 Thứ trưởng Quốc phòng (VNN 12/12/2015)-Ông Nguyễn Thành Phong làm Chủ tịch TP.HCM (VNN 12/12/2015)-Chúng tôi mất ‘cơ hội vơ vét’ à? (BVB 12/12/2015)-Ai đủ sức chặn "chuyến tàu vét" cuối nhiệm kỳ? (BVB 11/12/2015)
- Kinh tế: Ai chịu trách nhiệm về chuyện Bạc Liêu, Cà Mau "vỡ nợ"? (DT 11-12-15) --Thủ tướng: Dân là yếu tố quyết định thành bại của kinh tế (VNN 5-12-15)-Mại dâm diễn ra công khai ai cũng biết, trừ cơ quan chức năng (VTC 11-12-15)
- Lịch sử: Luật sư Phan Anh: Những ngày sôi nổi (ĐĐK 10-12-15)
- Giáo dục: Lạm phát đại học và chất lượng đào tạo (NĐT 11-12-15)-Đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao (VNN 11-12-15) -Học sinh - sinh viên Việt Nam thừa nhận trình độ tiếng Anh kém (GD 11-12-15)-Đọc sách và con số mơ hồ 0,8 cuốn/người/năm (TGTT 11-12-15)
- Phản biện: Giáo sư - Tiến sĩ Trần Ngọc Vương: Dân là gốc hay dân là ngọn? (ANTG 11-12-15)-Thu nhập bình quân ở VN và một cái nhìn khác (BT 10/12/2015)-Nguyễn Văn Tuấn-Luật pháp xứ người, luật pháp xứ ta (BT 11/12/2015)- Nguyễn Văn Tuấn-Du học “về hay ở”: Những sai lầm nghiêm trọng (TVN 10/12/2015)-Chúng ta nợ lịch sử và dân tộc những gì? (TVN 12/12/2015)-Màn kịch múa rối cuối nhiệm kỳ (BVB 11/12/2015
THU NHẬP BÌNH QUÂN Ở VN VÀ MỘT CÁI NHÌN KHÁC
Bài của GS NGUYÊN VĂN TUẤN/ BT 10/12/2015
Hi vọng đây là một tin mừng: Thu nhập bình quân của bà con vùng nông thôn là 24.4 triệu đồng/năm (1). Nhưng như người ta hay nói con số thống kê giống như là bộ đồ bikini: những gì nó tiết lộ ra ngoài (như đường cong và da chẳng hạn) thì thú vị đấy, nhưng những cái nó giấu mới là quan trọng. Con số thu nhập này cũng thế: cũng như cái bộ đồ bikini thôi.
Không biết con số này được tính toán như thế nào, nhưng thú thật với các bạn là tôi hơi nghi ngờ về con số này. Nhà tôi ở miệt quê vùng ĐBSCL, nên tôi biết khá rõ về thu nhập của bà con chung quanh. Một người đi làm mướn như nhổ cỏ, cắt lúa, v.v. thì thu nhập mỗi ngày khoảng 5 USD. Nhưng không phải suốt năm đều có việc, chỉ có khoảng 50% ngày trong năm là có việc thôi. Thành ra, tôi ước tính rằng thu nhập của người làm mướn là khoảng 1000 USD/năm. Do đó, con số 24 triệu có lẽ là áp dụng cho MỘT người lao động chính trong gia đình. Chứ nếu chia bình quân 1000 USD năm cho 2 người (tính đơn giản) thì thu nhập bình quân đầu người chắc chỉ là 500 USD thôi.
Còn với người có ruộng, trung bình là 5 công đất. Mỗi vụ thu hoạch được khoảng 500 USD sau khi đã trừ tiền thuốc trừ sâu, giống, nhân công. Mỗi năm làm 3 vụ thì gia đình này cũng có thu nhập 1500 USD. Nhưng nếu chia cho 2 người thì cũng chỉ 750 USD đầu người mà thôi.
Cả hai tính toán thực tế trên cho thấy con số 24.4 triệu (tức 1200 USD đầu người) là đáng nghi ngờ. Thật vậy, theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21% (2). Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 8%! Có lẽ tiêu chuẩn của Nhà nước khác với tiêu chuẩn nghèo của WB.
Nhưng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu mới đáng lo hơn. Theo một báo cáo ở VN thì số hộ giàu chiếm 20% dân số, nhưng thu nhập của họ chiếm hơn phân nửa tổng GDP quốc gia. Số hộ nghèo (khoảng 20%) thì tổng thu nhập của họ chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng GDP quốc gia (3). Thật ra, chỉ cần đi ra khỏi trung tâm Quận 1 của Sài Gòn vài cây số sẽ thấy mức độ khác biệt về giàu nghèo cao như thế nào. Trong khi có người tiêu ra hàng trăm triệu để mua cái bóp LV, thì cũng có người ngay bên cạnh cửa hàng đó đang nhọc nhằn lèo lái cái xe đạp để bán ổi, xoài, mà thu nhập cả đời chưa chắc đủ mua cái bóp LV đó.
Do đó, con số thu nhập mà Chính phủ đưa ra có thể (chỉ "có thể" thôi) là tin vui, nhưng nó chưa nói hết câu chuyện. Câu chuyện thật là sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng tăng cao. Đó mới là điều đáng lo ngại vì cái khoảng cách này càng tăng thì xã hội sẽ có ngày bất ổn.
====
(1) http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151209/thu-nhap-binh-quan-o-nong-thon-244-trieu-dong-nguoi-nam/1017277.html
(2) http://www.worldbank.org/vi/news/feature/2013/01/24/poverty-reduction-in-vietnam-remarkable-progress-emerging-challenges
(3) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/disparity-rich-poor-widened-vn-econ-report-12062015081614.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét