ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hé lộ thông tin con rể tỉ phú của tổng thống Putin (TT 18-12-15)-IS âm mưu dùng chim nổ tung máy bay? (VNN 19/12/2015)-
- Trong nước: Thông tin thêm về việc LS Nguyễn Văn Đài bị bắt (RFA 18-12-15)-Phát huy sức mạnh báo chí trong chống tham nhũng (VNN 18-12-15) -Không phổ biến luật vì sợ người dân... phát sinh khiếu kiện (MTG 18-12-15) - ý kiến có lý!Ai dám gọi cho Cục chống tham nhũng khi chưa tố cáo đã nơm nớp sợ bị trả thù? (GD 18-12-15)-Cuộc điện thoại 2h đêm tố tham nhũng với Cục trưởng (VNN 19/12/2015)-Phái đoàn châu Âu “thất vọng” Việt Nam (BVN 18/12/2015)- BBC-VAI TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI TRONG CUỘC TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM (BVN 18/2/20150)-LS Trần Vũ Hải-Người tố chai nước Number 1 có ruồi bị tuyên án 7 năm tù (BVB 19/12/1015)-
- Kinh tế: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘đấu trí’ FED: Tỷ giá có hạ ‘sốt’? (VTC 18-12-15)- lo gì! trình độ Thống đốc NVB là "nửa giải Nô ben" -Kịch bản nào cho Việt Nam sau khi Mỹ tăng lãi suất? (PLTP 18-12-15)- Ông Ngô Trí Long: Giá dầu giảm, VN có thể tiết kiệm được 3 tỉ USD (MTG 18-12-15)-TS Lê Đăng Doanh: Bộ máy như thế này ai mà nuôi cho được? (MTG 17-12-15)-Nông dân bất an vì thuốc diệt chuột... làm chuột béo, khỏe hơn (LĐ 18-12-15) -- Cũng như diệt tham nhũng ở Việt Nam?-Sống giữa Thủ đô, một gia đình 6 năm không đi chợ (Vef 19/12/2015)-vì sợ thực phẩm bẩn-Cà Mau khuyến cáo không sử dụng trà Dr. Thanh có cặn (VNN 19/12/2015)-Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao? (BVN 18/12/2015)-Võ Hương/TTO-Hàng chục tỷ USD có thể ‘ngầm’ ra khỏi Việt Nam bằng cách nào? (BVB 18/12/2015)-Cao Huy Huân
- Giáo dục: 'Đừng nghĩ du học sinh đều là nhân tài' (BBC 18-12-15)-Chất xám ở, chất xám về và những điều chưa nói hết (TVN 19/12/2015)-Sự thật về con số 45.000 giáo viên dư thừa (GD 17-12-15)-“Chúng tôi còn khổ hơn cả giáo viên!” (TT 16-12-15)-Cần kiểm soát chặt đầu vào y dược (NLĐ 17-12-15)-"Nổ" trong khoa học (BT 17/12/2015)- Nguyễn Văn Tuấn-Thạc sĩ buồn vì họp lớp ‘nổ’ quá đáng (VNN 18/12/2015)-Không có ‘đại gia’, họp lớp chỉ… uống nước lã (TVN 19/12/2015)-Đi họp lớp cũng cần bản lĩnh (VNN 19/12/2015)
- Phản biện: Từ khi nào Người Việt lại trở nên “khôn quá hóa hèn”? (viet-studies 17-12-15)-Nguyễn Trọng Bình-TS Phạm Duy Nghĩa: Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng (VNN 19/12/2015)-BÀN VỀ TÀI ĐỨC KHI LỰA CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO (BVB 19/12/2015)-
- Thư giãn: Những hình ảnh hiếm về hai ái nữ nhà Putin (VNN 19/12/2015)-15 thiết kế đèn bàn ăn đẹp miễn chê cho năm 2016 (BĐS 19/12/2015)NGÁN NGẨM HỌP LỚP THÀNH BỊ BIẾN THÀNH "SÀN DIỄN" CỦA CÁNH NHÀ GIÀU
Bài của NGỌC CƯƠNG/ VNN 17/12/2015
Ảnh có tính chất minh họa
- Nhận thư mời họp lớp, anh Minh phân vân không muốn tham gia. Thậm chí tỏ ra ngán ngẩm vì theo anh, mấy năm gần đây họp lớp đã giảm vui vì vô tình cuộc gặp gỡ biến thành “sàn diễn” khoe của.
Đến hẹn lại lên, cứ vào tháng 12 hàng năm, lớp đại học của anh Trần Văn Minh (quê Ninh Bình) lên kế hoạch gặp mặt. Anh kể, ra trường được 10 năm, trong số nhiều người đã thành đạt được các bạn ngưỡng mộ, trầm trồ. Nhưng vẫn có không ít thành viên trong lớp công việc còn bấp bênh, thu nhập thấp, vẫn phải thuê nhà…
Nhận thư mời họp lớp năm nay, anh Minh giảm hào hứng và có chút ngán ngẩm. Bởi, ở một số buổi họp lớp gần đây – cảm xúc đọng lại trong anh khi ra về là buồn nhiều hơn vui.
Theo anh thì: Đáng ra, buổi họp lớp phải là dịp hội ngộ, chia sẻ với nhau những câu chuyên về gia đình, cuộc sống, công việc ….thì vô hình chung lại được xé lẻ thành từng nhóm. Trong đó, nhóm bạn có điều kiện kinh tế tốt, thi nhau thể hiện, chứng tỏ mình là người đẳng cấp.
“Mình thì hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chỉ đủ sống, không có điều kiện mua xe hơi. Tuy mình không mặc cảm về việc đó, nhưng nhiều bạn có hoàn cảnh giống mình thì rất bức xúc vì phải nghe hết chuyện này đến chuyện khác. Họ khoe với nhau những chiếc xe hơi vừa tậu, rồi chuyển sang chuyện mua nhà, mua đất, giá trị tài sản lên đến vài tỷ đồng…” - anh Minh ngậm ngùi và có cảm giác bị lép vế.
Đến họp lớp chị Hoa chỉ biết ngồi nghe và không tham gia được câu chuyện nào. Bởi ra trường lấy chồng, sinh con, kinh tế gia đình chị không có nhiều khởi sắc…”Nhưng không vì thế mà tôi mặc cảm không đến họp lớp mà xuất hiện bản thân thấy thiệt thòi” – chị Hoa tâm sự.Chuyện đi họp lớp của chị Hoa (quê Hưng Yên) cũng không ngoại lệ. Chị kể, buổi họp lớp của chị thực sự trở thành “sàn diễn” của phái nữ. Họ thi nhau khoe vì sợ hết thời gian mà chưa đến lượt…Cho nên, chớp thời cơ năm gặp một lần nên các chị khoe nhà to, chồng làm công ty nước ngoài, lương tháng vài ngàn USD. Những lần đi Spa sang trọng, du lịch nước người, mua sắm những bộ váy nhiều triệu đồng…là những câu chuyện xuất hiện nhiều ở những buổi họp lớp.
Đến họp lớp chị Hoa chỉ biết ngồi nghe và không tham gia được câu chuyện nào. Bởi ra trường lấy chồng, sinh con, kinh tế gia đình chị không có nhiều khởi sắc…”Nhưng không vì thế mà tôi mặc cảm không đến họp lớp mà xuất hiện bản thân thấy thiệt thòi” – chị Hoa tâm sự.Chuyện đi họp lớp của chị Hoa (quê Hưng Yên) cũng không ngoại lệ. Chị kể, buổi họp lớp của chị thực sự trở thành “sàn diễn” của phái nữ. Họ thi nhau khoe vì sợ hết thời gian mà chưa đến lượt…Cho nên, chớp thời cơ năm gặp một lần nên các chị khoe nhà to, chồng làm công ty nước ngoài, lương tháng vài ngàn USD. Những lần đi Spa sang trọng, du lịch nước người, mua sắm những bộ váy nhiều triệu đồng…là những câu chuyện xuất hiện nhiều ở những buổi họp lớp.
Bởi vậy, chị Hoa mong muốn, buổi họp lớp mọi người thoải mái nói chuyện với nhau, nếu có điều kiện, các bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau mới ý nghĩa. Còn duy trì buổi họp phân tán nhóm như vậy, theo chị Hoa dần dần buổi họp đó sẽ chỉ có các bạn có điều kiện hop với nhau mà thôi.
Thực tế, không ít những người do mặc cảm về hoàn cảnh kinh tế, công việc chưa tốt nên không hào hứng tham gia vào những ngày họp mặt….
Anh Nam (quê Nam Định) chia sẻ, anh có người bạn, được biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, mỗi khi họp lớp cấp ba thường hay vịn lý do để không tham gia.
Để buổi họp lớp vui vẻ và có ý nghĩa, theo anh Nam, những bạn có điều kiện hãy biết khiêm tốn, tôn trọng các bạn có hoàn cảnh khó khăn để có ứng xử đúng mực. Như vậy, dù các bạn có ở cách bao nhiêu cây số, có bận mấy cũng thu xếp để gặp mặt.
- Ngọc Cương
ĐI HỌP LỚP CŨNG CẦN BẢN LĨNH
Bài của THANH MAI/VNN 19/12/2015
Ảnh có tính chất minh họa
- "Tôi cũng từng có chút tâm trạng như thế, chạnh lòng khi gặp lại bạn bè, các bạn thành đạt giàu có còn mình thì cứ dậm chân tại chỗ, lương ba cọc ba đồng, nhà cấp 4, điện thoại cục gạch, ăn mặc nhà quê. Nhưng đấy chỉ là những giây phút thoáng qua..." - chị Thanh Mai (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ.
Tôi rất hiểu tâm trạng của một số bạn đi họp lớp, thấy ngán ngẩm vì cảnh bạn bè khoe mẽ, khoe giàu có, những kẻ cậy có chút tiền bạc đi họp lớp cứ mải mê khoe khoang, rồi mỉa mai nói xóc bạn bè cũ. Tôi cũng từng có chút tâm trạng như thế, chạnh lòng khi gặp lại bạn bè, các bạn thành đạt giàu có còn mình thì cứ dậm chân tại chỗ, lương ba cọc ba đồng, nhà cấp 4, điện thoại cục gạch, ăn mặc nhà quê. Nhưng đấy chỉ là những giây phút thoáng qua, sau đó tôi nhanh chóng lấy lại thăng bằng và hòa mình vào cuộc vui.
Tôi an phận cảnh làm công ăn lương, nên cuộc sống bình thản, không tính toán bon chen. Mỗi lần họp lớp, tôi đều đi với một tâm trạng rất vui vẻ, thoải mái. Có lẽ việc tham gia mạng xã hội thường xuyên đã rèn cho tôi chút bản lĩnh cần có khi gặp những vấn đề tế nhị trong những buổi hội họp với bạn cũ. Cũng có vài bạn hỏi thăm với ý đồ soi mói, tôi thường cười sảng khoái và trêu chọc lại họ ngay lập tức bởi vì học cùng nhau, ai cũng có đôi ba tật xấu và điểm yếu. Họ thấy miệng lưỡi tôi sắc sảo thì lập tức đánh trống lảng.Quan điểm của tôi với bạn bè rất rõ ràng, mỗi người đều có giá trị bản thân, đây là dịp hội ngộ gặp gỡ nhau, nhắc lại kỉ niệm thời đi học, hỏi thăm về những vui buồn của bạn bè sau thời gian dài xa cách. Có bạn kinh doanh phát đạt, giàu có kể mới mua chung cư cao cấp, mình mừng cho bạn thật lòng. Có bạn còn gian nan, cuộc sống vật chất bấp bênh, chuyện tình cảm riêng nhiều éo le, mình cũng lựa lời hàn huyên tâm sự, động viên nhau.
Khi khuấy động phong trào hội họp, tôi cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: họp là gặp gỡ nhau, ôn lại kỉ niệm, không phải là chỗ để ai đó đánh bóng bản thân với bạn bè. Họp lớp, ai cũng cần sự nhiệt tình, ai cũng phải đóng góp, cớ gì phải tự ti, mặc cảm mình thua kém, không giàu có sang trọng như đứa này, đứa khác.
Thực ra, bạn bè mỗi đứa một nơi, không ai có thể biết rõ hoàn cảnh của nhau. Cuộc sống của mỗi người đều có góc khuất, góc tăm tối riêng, đừng nhìn vào bề ngoài mà đánh giá nhau để sau cuộc vui lại thấy bản thân trống trải, bực bội vì những chuyện không đâu.
Tôi vẫn thường vui vẻ đùa cợt với các bạn mỗi lần họp lớp: giờ so với các bạn, tớ nghèo nhất nhưng lại vui vẻ thoải mái nhất hội. Lúc nào hô hào bạn bè họp lớp, trưởng ban liên lạc đều gọi tôi ời ời trên facebook, bạn ấy kêu "viết ngay cho tớ một bài cổ động anh em nhé". Và thế là chỉ sau đó vài giờ, tôi lên mạng xã hội viết sờ tát tút đầy mùi mẫn, kể chuyện ngày xưa thơ mộng, bạn bè thân thương ra sao, kết bài là lời hẹn hò gặp nhau.
Bạn bè tôi khoái nhất món ăn tinh thần mà tôi làm nên bao giờ buổi họp lớp các bạn cũng yêu cầu tôi lên đọc thơ cho bạn bè nghe. Gặp nhau, tôi ngồi với nhóm bạn nào cũng đều thoải mái: các bạn thành đạt thì hỏi chuyện làm ăn ra sao, tình cảm có dào dạt không? Nhóm các bạn làm việc tại quê nhà thì tâm tình chuyện làng quê, hỏi han nhau chuyện học hành của các con. Chúng tôi ăn uống, hát hò hết mình, đứa nào cũng ngời ngời niềm vui trong ánh mắt.
Họp lớp quan trọng nhất là thành viên trong ban tổ chức, các bạn biết khuấy động chương trình và biết dẹp ngay lối khoe mẽ quá đà của một vài cá nhân hợm hĩnh, để các bạn đến tham gia đều thấy đây là buổi gặp mặt đúng nghĩa.
Có lẽ kinh nghiệm họp lớp đã khiến tôi rất thoải mái mỗi lần gặp gỡ bạn bè. Không tự ti khi thấy bạn cũ thành đạt, giàu có. Không cao giọng, mỉa mai khi bạn bè còn khó khăn, vất vả. Vì vậy, mỗi buổi họp lớp đều để lại trong chúng tôi những dư âm đẹp đẽ, chúng tôi mừng cho nhau gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, chúng tôi ngồi lại với nhau kể chuyện bạn này, bạn kia còn trắc trở.
Chúng tôi tìm cách giúp nhau lúc khó khăn, đôi khi chỉ là những lời động viên chân tình khiến bạn bè vững vàng hơn, có lúc nhờ các bạn tìm manh mối công việc mới, có bạn gặp khó khăn về tài chính đã được các bạn xúm vào giúp đỡ nhiệt tình.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cảm nhận buổi họp lớp đáng để nhớ và nên...quên của bạn. Bài viết gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải trên chuyên mục Giáo dục. |
- Thanh Mai(Đông Anh, Hà Nội)
THẠC SĨ BUỒN VÌ HỌP LỚP "NỔ" QUÁ ĐÁNG
Bài TRƯƠNG KHẮC TRÀ/VNN 18/12/2015
Hình ảnh có tính chất minh họa
- Hòa vào thói hư tật xấu của người Việt, theo thạc sĩ Trương Khắc Trà - họp lớp thời nay chỉ là một mỹ từ che dấu cho một cuộc ăn nhậu xả láng, chẳng biết từ khi nào họp lớp là ăn nhậu, ăn nhậu là…họp lớp!
Chẳng ai biết “lịch sử họp lớp” có từ khi nào nhưng cứ mỗi bận hè sang hay tết đến xuân về không khí họp lớp lại rộn ràng đến lạ …
Họp lớp, bản chất nó là một truyền thống tốt đẹp của học trò Việt - nơi mà chúng ta sẽ gặp lại nhau sau bao ngày xa cách, cùng ngồi lại để hàn huyên những kỷ niệm của một thời cắp sách đến trường, nơi để chúng ta hiểu nhau hơn về cuộc sống hiện tại, công việc, gia đình ra sao. Nhưng thật buồn vì hình như cuộc sống càng đi lên “văn hóa họp lớp” càng đi xuống trầm trọng.
Tham dự họp mới thấy, thay cho những câu chuyện tâm tình hoài niệm là những chàng khoe mẽ, những bạn ngày xưa hiền khô giờ bỗng trở thành ông “nổ” – giữ chức vụ này, lãnh đạo kia, ôm dự án bạc tỷ, con du học nước ngoài …
Cách cư xử của không ít bạn trong buổi họp lớp khiến nhiều người chưa thành đạt bỗng cảm thấy tự ti, dần dần buổi họp lớp trở thành là diễn đàn khoe của cho những người mới có tí chút thành công nhưng đã từ hào quá đáng.Dường như nhiều người sẵn sàng mặc định rằng họp lớp chỉ dành cho những…người thành đạt! Họ quên mất đường đời có kẻ thất bại người thành công, có người làm ông chủ, kẻ làm thuê làm mướn, họ vô tư “nổ” mà không thèm ngoảnh mặt nhìn bạn mình bên cạnh phải còng lưng “cày” cả tháng để có mặt trong buổi họp lớp này.
Hòa vào thói hư tật xấu của người Việt họp lớp thời nay chỉ là một mỹ từ che dấu cho một cuộc ăn nhậu xả láng, chẳng biết từ khi nào họp lớp là ăn nhậu, ăn nhậu là…họp lớp! Trong tiếng nhạc xô bồ inh ỏi, những chiếc ly dược nâng lên hạ xuống liên tục, đôm đốp va vào nhau rồi hô rần rần bất chấp những bàn xung quanh.
Sau những chầu nhậu là sự lãng phí, không biết có phải vì thói sĩ diện hay không nhưng những người có chút tiền sẵn sàng “mạnh miệng” gọi đồ ăn tràn bàn, nhưng ít ai nghĩ rằng đâu đó ngoài đường vẫn còn những gia đình thiếu từng bữa ăn. Có phải đó là cách để lấy “le” với bạn mình!?
Ngày nay họp lớp đã trở thành “mốt” là phong trào vì phú quý nên sinh lễ nghĩa chứ chẳng ai mảy may quan tâm đến cái “dư vị” của tuổi học trò sẽ được tái hiện lại trong buổi họp đó, từ già, trẻ, lớn, bé, lớp nhỏ đến lớp to đều họp!
Bản chất thiêng liêng của buổi họp lớp đã bị đánh cắp bởi sự “lùn” về văn hóa, đó là văn hóa hội họp, văn hóa giao tiếp, văn hóa ăn uống, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức…có vui không, có tự hào không khi sự thành đạt của bản thân mình lại hằn sâu thêm sự tự ti cho những người bạn từng ăn chung que kem, chia đôi tấm áo mưa đến trường.
Cuộc sống ngày càng đi lên nhưng không ít những con người thành đạt mang danh văn hóa văn minh nhưng không biết thế nào là một buổi họp lớp đúng nghĩa và thật sự có văn hóa.
Đơn giản, họp lớp ít ra cũng phải có cái hội trường, không cần khách sạn vài sao nhưng có cái chỗ ấm cúng, nên mời những thầy cô giáo cũ tham dự, rồi cần có chương trình, có tổ chức hẳn hoi, có diễn văn đàng hoàng, sau đó là tiệc và chương trình văn nghệ.
Ấy vậy mà các ông “nổ” cố tình “quên” để biến họp lớp thành bàn nhậu. Họp lớp là nét văn hóa tốt đẹp của bao thế hệ học trò Việt, đừng vì hào nhoáng vật chất mà đánh mất đi sự thiêng liêng vốn có.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cảm nhận buổi họp lớp đáng để nhớ và nên...quên của bạn? Bài viết gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải trên chuyên mục Giáo dục. |
- Thạc sĩ Trương Khắc Trà
KHÔNG CÓ 'ĐẠI GIA', HỌP LỚP CHỈ UỐNG...NƯỚC LÃ
Bài của CHÂU PHÚ /VNN 19/12/2015
Tất nhiên, “đại gia” khoe của hay túy lúy nâng lên đặt xuống, cho thầy cô, bạn bè ở ngoài cuộc lại là câu chuyện khác!
Ôi, chuyện họp lớp, chuyện tưởng của trẻ con, của học trò nay lan sang cả người lớn và ồn ã đến thế cơ à?
Cả nhà này vừa đi họp lớp về. Tôi về quê dự hội trường 50 năm, tất nhiên tâm điểm là hội lớp, không có hội lớp thì về làm gì? Bà xã cũng về quê hội trường, hội lớp trước đó một ngày. Con gái, con trai xin bố mẹ đi họp lớp cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội xúng xa xúng xính, nói chưa hết câu đã tót đi đằng nào rồi.
Vui vẻ cả. Chỉ từ vui trở lên. Thầy giáo cũ rất vui, bạn bè gặp lại rất vui. Nói thật các lớp trước, sau nhìn thấy lớp tôi đông vui năm nào cũng thế, thèm lắm nhưng làm được thế không dễ chút nào.
Thì đó, nếu đến họp lớp để xem cánh nhà giàu chém gió, khoe tài khoe của, hay chỉ “nâng lên đặt xuống” như ai đó nói thì chắc chắn không quá ba bận là… tan!
Lớp tôi không những không tan, mà ngày càng đông hơn. Không những thế, còn có cả lớp bên cạnh, anh em cùng cùng quê, cùng trường tụ hội vào.
Mỗi lần họp, chúng tôi mời đầy đủ các thầy cô, giáo cũ, cả cô thủ quỹ, cô văn thư, cô dạy trẻ và cả vị đánh trống trường hồi đó. Chúng tôi lại còn đưa xe ra Hà Nội, Thanh Hóa đưa đón thầy cô. Cô giáo dạy Sử về dạy ở quê Triệu Sơn – Thanh Hóa, về hưu khi trường quê giải tán do sát nhập, rơi nước mắt không thể ngờ được sau 35 năm vẫn có học trò tìm mời cô dự hội lớp ở Đô Lương - Nghệ An.
Gặp nhau rất vui nhưng cả lớp không bao giờ quên những bạn không có mặt vì nhiều lý do khác nhau. Cả lớp chúng tôi cũng đã về thăm, động viên những bạn có hoàn cảnh đặc biệt.
Dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường mới đây, khóa học chúng tôi, đông nhất là lớp tôi cũng dành dụm ủng hộ nhà trường, các bạn ở Vinh, ở Đô Lương hay công tác ở Hà Nội đều vui vẻ đóng góp phần nhỏ. Riêng bạn trưởng ban liên lạc lớp tôi, đóng góp công của tính ra gần trăm triệu đồng. Một bạn nữa đóng góp 30 triệu đồng làm sa bàn mô hình nhà trường, ai xem cũng hết lời ngợi khen…
Nói thế cũng để nói rằng, họp lớp thiết thực, dài lâu được trước hết cần người nhiệt tình. Lớp tôi bạn bè trong nam, ngoài bắc, thậm chí ở nước ngoài, không nhiệt tình thì xin lỗi, không thể. Mỗi lần họp, bạn tôi lên kế hoạch trước đó hàng mấy tháng. Rồi đôn đốc bằng gọi điện, tin nhắn, đủ mọi phương cách liên hệ.
Hơn nữa, không có “đại gia” cầm trịch, lo trước lo sau thì rất khó thành. Việc ăn ở của mọi người đâu phải cứ nói là được, đâu phải cứ ới nhau về, xong việc “bổ đầu người” mà thu, đến đâu tính đó hay gọi nhau đến… uống nước lã và khen nhau nhau già nhưng khỏe, lên chức nhưng tụt lương?
Lớp tôi có người thuận lợi, nhiều người khó khăn nên gặp nhau là quý, không quy định điều gì. Người thành đạt, may mắn biết trách nhiệm, công việc của mình chính là ở chỗ đó.
Tất nhiên, “đại gia” khoe của hay túy lúy nâng lên đặt xuống, cho thầy cô, bạn bè ở ngoài cuộc lại là câu chuyện khác!
Các bạn tôi góp cho hội lớp rất nhiều, rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không ai nói ra. Thời đi học, họ đều học giỏi, nay thành đạt, may mắn hơn người khác nên trước hết họ nói điều gì ai cũng nghe theo, khâm phục và tin cậy. Hơn nữa, bản chất họ đều khiêm nhường, luôn kính trọng thày cô, thương yêu bạn bè nên họ làm mọi việc như là trả nghĩa, sẻ chia, không có suy nghĩ thiệt hơn.
Lớp tôi thật may mắn có những người như thế! Tôi biết nhiêu lớp trước sau có nhiều người như thế. Và tôi, vợ tôi, các con tôi… vẫn sẽ đi họp lớp như lâu nay vẫn xúng xa xúng xính như thế!
Châu Phú
Có lẽ cũng vì vậy mà lớp ta phiên họp cũng thưa dần, người đi họp cũng vắng dần!Chúng ta hãy tìm cách khắc phục đi Bính ơi!
Trả lờiXóaCó lẽ cũng vì vậy mà lớp ta phiên họp cũng thưa dần, người đi họp cũng vắng dần!Chúng ta hãy tìm cách khắc phục đi Bính ơi!
Trả lờiXóa