ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Người gỡ thế kẹt, đưa VN thoát vòng xoáy nước lớn (TVN 31/12/2015)- Tai họa giáng xuống IS (VNN 31/12/2015)-Putin được gì, mất gì ở Syria? (VNN 31/12/2015)-Bí ẩn cuộc đời hai mặt của điệp viên Nga bị IS chặt đầu (VNN 31/12/2015)-'Cánh tay phải' của ông Putin tự bắn vào chân (VNN 31/12/2015)-Chuyện Syria, nếu buông Nga sẽ trắng tay (TVN 31/12/2015)-Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD 981 đến Biển Đông (BVN 31/12/2015)-Thanh Phương-Khủng hoảng lương thực và y tế ở Bắc Triều Tiên (BVB 31/12/2015)-Quân đội Việt – Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông (BVB 30/12/2015)- Trà Mi
- Trong nước: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí trước thềm Năm Mới (VN+ 30-12-15) - Đảng đủ bản lĩnh giữ vững sự độc lập (VNN 30-12-15) - Đinh Thế Huynh: " Ta có tư thế, nguyên tắc của ta, ai dám tác động nào? Mà tác động sao nổi. Đảng dày dạn trong lãnh đạo cách mạng và trong công cuộc đổi mới, có đủ bản lĩnh để giữ vững sự độc lập". -Xử lý các trang tin xấu độc xuất hinệ trước Đại hội (VNN 30-12-15) -Vụ bắn người Trung Quốc ở Đà Nẵng: Do mâu thuẫn làm ăn (Petrotimes 30-12-15)-Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung điện đàm (VNN 31/12/2015)-Chọn người đứng đầu (VNN 31/12/2015)-Báo chí nhiều nhưng chất lượng chưa tương xứng (VNN 31/12/2015)-Vụ nổ súng nhà bí thư: Gia đình từng bị trộm nhiều lần (VNN 31/12/2015)-10 vụ án chấn động dư luận năm 2015 (BVB 31/12/2015)-Đảm bảo môi trường internet tự do, Việt Nam không “chặn” mạng xã hội (BVB 31/12/2015)
- Kinh tế: Ông Nguyễn Thanh Nghị nói về đặc khu kinh tế Phú Quốc (ĐV 30-12-15)- Để có 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải chi 0,72 đồng bôi trơn (LĐ 30-12-15) --Người về hưu được hưởng lương như thế nào (VnEx 30-12-15) -Người nước ngoài ‘tăng tốc’ mua nhà Việt Nam (PLTP 31-12-15)-Những con số "bàng hoàng" về du lịch Việt Nam (VNN 31-12-15)-Bát nháo 'phố châu Phi' ở Sài Gòn (VnEx 31-12-15)-Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giật mình: ‘Chi tăng nhanh quá’ (VNN 31/12/2015)-Đại gia ngoại đòi mua Dr Thanh với giá 2,1 tỷ USD (VNN 30/12/2015)-Lương hưu theo BHXH mới được tính như thế nào? (Vef 31/12/2015)-Tăng trưởng bứt phá: Câu chuyện ‘cá bơi ngược dòng’ (Vef 31/12/2015)
- Giáo dục: Giáo dục một năm nhìn lại: Tranh luận, lay động và chờ đợi (TT 30-12-15)-Vì sao du học sinh khó xin việc khi về nước (VnEx 31-12-15)-Hãy cứu nguy tiếng Việt (VNCA 29-12-15)-Sinh viên mới ra trường chỉ là "giải quyết mù chữ" (VNN 31/12/2015)-Thứ trưởng Nội vụ: Hai con tôi đi du học cũng không về (VNN 29/12/2015)-Đáp án bài toán lớp 7 làm triệu người đau đầu (VNN 29/12/2015)-
- Phản biện: Thủy điện VN: Báo cáo gần trăm tỷ VND 'thiếu tin cậy' (BVN 31/12/2015)-Thay Đổi và Cơ Hội (BVN 30/12/2015)-Lê Minh Nguyên-Dân “gian” phải dạy, quan “tham” phải trị (BVB 31/12/2015)-Trung Cộng xen vào nội bộ CSVN (BVB 30/12/2015)-Vi Anh-Doanh nghiệp lớn đừng nhỏ nhen để chết…vì con ruồi! (BVB 30/12/2015)-Bàn về TUỔI TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG (BVB 30/12/2015)-GS Nguyễn Đình Cống-Trước HNTW14 - đường cùng, rứt dậu (?!) (BVB 30/12/2015)- Kami-Nhân sự bự nhất vẫn là dấu hỏi lớn? (30/12/2015)-Ý kiến Đảng viên-
GIÁO DỤC MỘT NĂM NHÌN LẠI: TRANH LUẬN, LAY ĐỘNG VÀ CHỜ ĐỘI
Baì của PHẠM THỊ LY/ TTCT 30/12/2015
Minh họa: VIIP
TTCT - Nếu có bình chọn trong thập kỷ qua năm nào có nhiều biến động nổi bật và ý nghĩa nhất trong lĩnh vực giáo dục, rất có thể năm 2015 sẽ là ứng viên số 1.
Nóng bỏng những vấn đề
lay động cả xã hội
Hai sự kiện nổi bật nhất là tuyển sinh ĐH và vấn đề môn sử. 2015 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT áp dụng một phương thức thi chưa từng có tiền lệ trước đó: kết hợp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH; thi trước, chọn trường sau và quá trình sàng lọc diễn ra công khai.
Như một đoàn tàu cả triệu hành khách quẹo cua bất ngờ, hàng trăm ngàn gia đình nháo nhào nộp rút, rút nộp tạo ra cảnh náo loạn, tâm trạng bất an và một số hệ quả không mong muốn, trong đó đáng lưu ý nhất là sự phá vỡ những nỗ lực hướng nghiệp bấy lâu nay.
Những bức xúc do sự bất cập của kỳ thi gây ra khiến nhiều người quên nhìn vào những điểm sáng của nó: thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, các trường có thể chọn được những em tốt hơn.
Dưới góp ý cực kỳ đa dạng và tâm huyết của dư luận, ngành giáo dục hẳn đã nhìn ra rất nhiều điểm cần phải cải thiện để kỳ thi tuyển sinh ĐH về sau tốt hơn. Bất kỳ nỗ lực thay đổi nào cũng sẽ có thể có va vấp, thiếu sót, nhưng phản ứng của xã hội khi được lắng nghe sẽ giúp điều chỉnh và khắc phục.
Sự kiện thứ hai trong lĩnh vực giáo dục đã lôi cuốn sự quan tâm của hầu như toàn xã hội là vấn đề môn sử trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến áp dụng từ năm 2018.
Cuộc tranh cãi về việc “xóa bỏ môn sử” trên mọi phương tiện truyền thông đã dựa trên một tiền đề không chính xác: “Tích hợp môn sử nghĩa là khai tử nó”. Vì dựa trên tiền đề đó nên câu hỏi đặt ra là “Nên hay không nên giữ lại môn sử?” - một câu hỏi đã tạo ra “cơn bão trong chén trà” khiến nhiều người lao vào chứng minh một điều không cần phải chứng minh, vì không một ai có lý trí bình thường lại ủng hộ việc xóa bỏ môn sử cả.
Câu hỏi đáng lẽ có thể đặt ra là: “Có nên tích hợp môn sử hay không?”. Quan trọng nhất là nên tích hợp môn sử như thế nào (tích hợp với bộ môn nào, vào giai đoạn nào trong quá trình giáo dục, ở cấp độ nào, bằng cách nào và nhằm giải quyết vấn đề gì, nhắm tới hình thành năng lực nào?) hoặc chúng ta sẽ chuẩn bị cho giáo viên như thế nào để họ có đủ năng lực sử dụng thẩm quyền trao vào tay mình khi giảng dạy tích hợp do vậy đã chưa được bàn đến nơi đến chốn.
Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy hai ý nghĩa nổi bật thể hiện qua cuộc tranh luận này. Một là sự đa dạng, nhiều chiều của các luồng ý kiến. Chưa có ai thống kê xem có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu lượt bình luận về vấn đề này trên các báo, các mạng xã hội và là phát biểu của những đối tượng nào, nhưng chắc chắn đó là một bức tranh rất đa dạng.
Giới quản lý, giới sử học, giới nghiên cứu, giáo viên và giới trí thức nói chung, người dân thường, người trong nước, người ngoài nước, mọi thành phần đều lên tiếng với những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược, mặc dù vấn đề môn sử có thể coi là khá nhạy cảm. Điều này quả là mới mẻ và là một tín hiệu tích cực.
Rõ ràng đã có một không gian rộng lớn hơn, cởi mở hơn để người dân có ý kiến và chính qua cọ xát về lý lẽ mà những ý kiến đúng dần dần thuyết phục được công chúng. Hai là cuộc tranh luận này đã thức tỉnh xã hội về tầm quan trọng và giá trị đích thực của giáo dục lịch sử, một vấn đề nhức nhối nhiều năm qua ai cũng biết nhưng không ai làm gì để thay đổi nó.
Câu chuyện môn sử vốn chỉ là một bộ phận nhỏ của vấn đề chương trình và sách giáo khoa phổ thông, đã chiếm rất nhiều giấy mực và thời gian, làm lấn át một vấn đề quan trọng và đáng chú ý hơn là cải cách chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Chương trình đổi mới đã được xây dựng dựa trên nền tảng ý tưởng biến một nền giáo dục nhồi nhét kiến thức thành một nền giáo dục nhằm vào xây dựng năng lực. Nếu điều này trở thành hiện thực chứ không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, đó sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất trong giáo dục kể từ năm 1945 đến nay vì sẽ thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận từ chỗ “thầy giảng trò nghe”, “thầy đọc trò chép” đến chỗ coi giáo dục là tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và thiên hướng cá nhân.
Kỹ năng tư duy trừu tượng, khả năng tự học, năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn lọc thông tin, kỹ năng giao tiếp và hợp tác sẽ là những kỹ năng sống còn của con người trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Vì thế, sự đổi mới này của giáo dục là tuyệt đối cần thiết và không thể chậm trễ hơn nữa.
Tất nhiên cuộc đổi mới này không dễ dàng. Rào cản trước hết là thay đổi cách nghĩ, cách quan niệm coi giáo dục là truyền giảng kiến thức. Những ý kiến phản đối việc tích hợp môn sử cho thấy rõ điều này.
Nhưng như người sáng lập Facebook đã nói: “Chúng ta phải dám chấp nhận rủi ro hôm nay để học bài học cho ngày mai. Chúng ta vẫn đang ở buổi đầu trong quá trình học hỏi và nhiều thứ chúng ta đang cố gắng có thể sẽ không có kết quả. Nhưng chúng ta lắng nghe, học hỏi và không ngừng cải thiện”.
Một chuyện ồn ào khác nhưng có tác động hẹp hơn là câu chuyện tự phong giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cũng là một vấn đề thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Ngoài những ý kiến ủng hộ hay phản đối trong trường hợp cụ thể này, có thể thấy một xu hướng ngày càng mạnh mẽ hướng tới những chuẩn mực được quốc tế công nhận, bao gồm việc nâng cao thành tích nghiên cứu khoa học.
Quan trọng hơn là những chính sách khích lệ sự ưu tú, trong đó có chính sách tuyển dụng và bổ nhiệm giảng viên cũng như ghi nhận thành tích và sự đóng góp của họ. Nó cho thấy sự chuyển dịch dần trọng tâm về phía các trường và đó là một tín hiệu tích cực.
Thị trường giáo dục, bài toán tài chính ĐH
Có một số thay đổi về mặt chính sách khó nhận thấy hơn vì chưa tạo ra tác động trong thực tế. Chính sách đối với khu vực giáo dục ĐH ngoài công lập, cổ phần hóa trường ĐH công và phân tầng xếp hạng các trường ĐH-CĐ thuộc loại này. Điều lệ trường ĐH có hiệu lực từ ngày 30-1-2015 đã dành một phần đáng kể nói về các quy định đối với ĐH tư, nổi bật đối với ĐH không vì lợi nhuận.
Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy những quy phạm mới này sẽ góp phần tạo ra sự ổn định cho các trường ĐH tư và giải quyết vấn nạn chất lượng. Các trường tư vẫn chật vật với tuyển sinh đầu vào, đối với những trường mới và ít uy tín thì bức tranh đầu vào rất ảm đạm.
Trong bối cảnh ấy, việc mở ngành y của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã gây nên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ do lo ngại về chất lượng.
Công bằng mà nói, những lo ngại này là những lo ngại đi trước và có chứa ít nhiều định kiến. Nhưng những định kiến đó không phải không có cơ sở. Nó dựa trên một thực tế người học đang là những khách hàng rất dễ bị tổn thương trong một thị trường dựa trên niềm tin và có rất ít thiết chế bảo vệ họ. Các trường còn rất nhiều việc phải làm để xóa bỏ định kiến này.
Đồng thời, phản ứng trên đây của công luận cũng đặt ra vấn đề về năng lực làm chính sách của các cơ quan quản lý. Cấp phép cho làm, đến khi nghe công luận lớn tiếng thì rút lại hay xem xét lại, đó không phải là cách quản lý có tầm chiến lược, nhất là không thể giúp tạo ra một môi trường chính sách ổn định - điều kiện không thể thiếu để xây dựng tầm nhìn dài hạn cho các trường.
Một khuynh hướng có thể thấy rõ là mở rộng tự chủ ở các trường ĐH công, bắt đầu từ việc gia tăng con số các trường tự chủ tài chính, tiến đến việc cổ phần hóa các trường này. Điều này gây ra một số lo ngại. Mặc dù tăng cường tự chủ ĐH là một điều kiện thiết yếu cho việc cải thiện chất lượng, nhưng hiện chưa có sự chú ý thích đáng tới những cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của các trường.
Tự chủ mà không gắn với trách nhiệm giải trình sẽ là tùy tiện và quá trình tư nhân hóa, thương mại hóa diễn ra theo cách cổ phần hóa trường công không hứa hẹn một kết quả tốt đẹp cho lợi ích công. Có ý kiến lo ngại rằng đó là biến của công thành của tư, là một bước lùi trong việc thực thi vai trò và trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục ĐH, làm giãn rộng thêm khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục bậc cao.
Chủ trương về phân tầng và xếp hạng ĐH chưa đi vào thực tế, nên chúng ta chưa thể nhìn thấy rõ tác động của nó ngoài một vài dự đoán. Nghị định 73/NĐ-CP ban hành ngày 8-9-2015 về việc phân tầng và xếp hạng chỉ đem đến những hướng dẫn cụ thể để các trường biết mình đang ở chỗ nào, nhưng còn thiếu những chính sách cụ thể đối với từng loại trường để họ có thể dựa vào đó xây dựng chiến lược.
Nhưng tựu trung, bức tranh dù ngổn ngang trên đây vẫn phản ánh một xã hội đang chuyển đổi với những xu hướng tương đối tích cực.
Phản ứng mạnh mẽ của công luận về một số vấn đề nổi cộm cho thấy không gian cho sự tham gia của công chúng vào những vấn đề của giáo dục đang mở ra nhiều hơn, và cũng cho thấy áp lực đổi mới giáo dục đang ngày càng lớn.
Nó cũng cho thấy một nhu cầu rất lớn với việc tăng cường năng lực xây dựng chính sách của Nhà nước trong những vấn đề giáo dục, xây dựng và củng cố những giao tiếp có chất lượng giữa tất cả các bên liên quan để tạo ra động lực và đồng thuận khi tiến hành đổi mới.■
Hiện tượng “tị nạn giáo dục” vẫn không giảm. Hiện nay có khoảng 300 tổ chức, cơ quan mở văn phòng tư vấn du học trong cả nước. Tổng số sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài khoảng 125.000 người tại 47 nước và vùng lãnh thổ. Riêng tại Mỹ, Việt Nam vẫn đứng thứ 8 trong số các quốc gia có nhiều du học sinh nhất. Theo báo cáo Open Doors 2015, riêng tại Mỹ thì Việt Nam có khoảng 17.000 sinh viên, tiêu tốn khoảng nửa tỉ USD mỗi năm. Số sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài tăng đều qua từng năm và đã tăng 26% so với năm 2010. Điều này nói lên khát vọng mãnh liệt của tầng lớp trung lưu đối với giáo dục, khả năng tài chính và sự hi sinh của họ cho việc học hành của con cái. Nó cũng phản ánh một niềm tin rất thấp đối với giáo dục trong nước.
PHẠM THỊ LY