Vì sức khỏe, chủ trang blog sẽ tạm dừng cập nhật thông tin từ 14/10 tới 31/10/2015
ĐIỂM BÁO MẠNG
Quốc tế:TPP ép "kinh tế Trung Quốc" lọt xuống mương!-(biếm họa trên New York Times 11-10-15)
- Thỏa thuận thế kỷ có ‘đẩy’ Nga, Ấn Độ về phía TQ?(TVN 13/10/2015)-“Mỹ do dự, Nhật sẽ nhảy vào Biển Đông nếu Trung Quốc gây chiến"(BVN 13/10/2015)-Hồng Thủy-
- Trong nước:Trung ương Đảng: Tứ trụ ai ở ai về? (BBC 12-10-15)-Cần tỉnh táo trước các chiêu trò ‘gây nhiễu’ về công tác nhân sự (CAND 12-10-15)-Loại bỏ những cán bộ, công chức trục lợi (TT 12-10-15) -Tổng bí thư: Đổi mới phải đúng quỹ đạo (VNN 12-10-15) -Cần làm rõ 'quyền tự do báo chí của công dân'! (TN 12-10-15) -Trọng án trước Đại hội: Tiếp khách, nghỉ mát hết 11 tỷ(VNN 13/10/2015)-Chủ tịch nước mời dân gửi thư góp ý nhân sự cho Đảng(VNN 12/10/2015)-‘Ụ nổi vụ Dương Chí Dũng’: Đừng nên xẻ thịt(BVB 13/10/2015)-Liệu có “Khát vọng đoàn tụ”, cờ ‘6 sao’ ?(BVB 13/10/2015)-Toàn văn thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI(BVB 13/10/2015)-Phương án Nhân sự trình Hội nghị trung ương 12(BVB 12/10/2015)
- Kinh tế:Trưởng Ban Kinh tế T.Ư: Không nên phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ (ND 12-10-15) -- Yêu cầu làm rõ thêm việc mua ngân hàng 0 đồng (VnE 12-10-15)-Ai sẽ “cầm tay” nông dân? (TT 12-10-15)-Lao động “chui” tại Angola: Báo động những cái chết được biết trước (LĐ 12-10-15)-TƯ biểu quyết lần 1 danh sách nhân sự khóa 12(VNN 13/10/2015)-Bất động sản Hà Nội: Vẫn kẻ cười, người khóc!(BĐS 13/10/2015)-Dòng máu Việt chảy trong doanh nghiệp dân tộc Việt(VNN 13/10/2015)
- Giáo dục: Vai trò của việc dạy và học lịch sử trong giáo dục Việt Nam (VNCA 12-10-15) -- P/v TS Nguyễn Thị Hậu và vài người khác-Giảng bài trong giờ chào cờ để lấy tiền (TT 12-10-15)-Qui trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư của TDTU(blog của tuấn12/10/2015)-Nguyễn Văn Tuấn-Độc đáo ngôi làng nông dân chơi sang với tiếng kèn tây (LĐ 11-10-15)-
- Phản biện: Khó phát triển nếu vẫn coi tư nhân là 'ăn bám'(TVN 13/10/2015)-Việt Nam và 'chuỗi giá trị' rời rạc(TVN 13/10/2015)-Cùng điểm xuất phát, có nước đã tiến lên thần kỳ(TVN 13/10/2015)-Nhận xét và góp ý với cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh hay cãi(BVN 13/10/2015)-Luật sư chân chính, luật sư bất chính(BVN 13/10/2015)-Chuyến thăm của Tập – Đảng Cộng sản Việt Nam thoát Trung hay tiếp tục lún sình?(BVN 12/10/2015)- Hạ Đình Nguyên-Việt Nam - không cải tổ 'sẽ sụp đổ'(BVB 12/10/2015)-Nguyễn Tiến Trung-
- Thư giãn:Xem báo đốm tranh hùng trên ngọn cây (VNN 13/10/2015)-Những tiết lộ thú vị về tính cách qua thói quen ăn uống(VNN 13/10/2015)
TOÀN VĂN THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 BCHTƯ ĐẢNG KHÓA 11
Theo BVB/13/10/2015
Chiều 11/10, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 7 ngày làm việc. Infonet giới thiệu toàn văn thông báo của Hội nghị.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 5 đến ngày 11/10/2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 12 để thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
I-Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và kết luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 với các nội dung chủ yếu sau:
1- Về bối cảnh và tình hình năm 2015
Năm 2015 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông ngày càng gay gắt. Kinh tế thế giới phục hồi chậm; giá dầu thô giảm mạnh, giá nhiều loại hàng hoá cơ bản tiếp tục giảm; việc giảm giá đồng nhân dân tệ, suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh... đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, chủ động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát khoảng 2%, thấp nhất trong 15 năm qua. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5%, vượt kế hoạch đề ra. Các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt một số kết quả tích cực bước đầu. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; thực hiện tốt chính sách người có công. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đạt một số kết quả bước đầu. Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh có bước tiến mới. Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả, nâng cao vị thế của Đảng ta, đất nước ta trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta, nhất là khu vực kinh tế trong nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại. Thể chế kinh tế thị trường chậm được hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, các loại thị trường vận hành chưa thông suốt. Giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết quả ứng dụng khoa học-công nghệ còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, một số nơi còn mang tính phong trào, chưa huy động được sự tham gia trực tiếp của người dân và nguồn lực xã hội hóa; tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều mặt hạn chế, yếu kém về văn hóa, xã hội khắc phục còn chậm; đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên còn thấp; ô nhiễm, suy thoái môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Sự chuẩn bị để hội nhập sâu hơn sau khi ký các hiệp định thương mại (FTA, TPP…) của ta còn nhiều bất cập.
2- Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2016
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia tăng và quyết liệt. Xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục và có thể gia tăng. Khu vực đồng Euro kinh tế phục hồi chậm; khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc theo nhiều dự báo tăng trưởng chậm lại. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến gay gắt, phức tạp. Trong nước có nhiều thuận lợi từ thành tựu đạt được nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn, nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên thị trường trong nước.
2.1- Mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015 đi liền với cải thiện chất lượng nền kinh tế và khắc phục các yếu kém. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng kỷ cương, kỷ luật hành chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
2.2- Các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu dưới 5%; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP phấn đấu dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 5%. Thực hiện các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
2.3- Nhiệm vụ, giải pháp:
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ động điều hành linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành lãi suất, tỉ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp. Tăng cường huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu; quản lý tốt nhập khẩu; phát triển mạnh thị trường trong nước. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
- Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đầy đủ các luật, pháp lệnh triển khai Hiến pháp năm 2013. Xây dựng, hoàn thiện thể chế công tác quản lý quy hoạch theo hướng tổng thể, đồng bộ, tích hợp, chú trọng cơ chế điều phối vùng để khai thác tối đa nguồn lực sẵn có. Đa dạng hóa, phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các loại thị trường, bảo đảm vận hành thông suốt và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Thực hiện cơ chế thị trường, nghiên cứu tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường thực thi pháp luật đi đôi với cải cách tư pháp. Triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ.
Đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tổ chức lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo từng vùng, miền, sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, bổ sung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khởi sự doanh nghiệp. Hiện đại hóa, phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các công ty nông, lâm nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn quan trọng; bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý đúng pháp luật các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
- Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế. Cơ cấu lại thu ngân sách, tăng mức huy động vào ngân sách từ GDP, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu và chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn kinh phí bảo đảm. Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán và chi chuyển nguồn. Tăng cường kỷ luật tài chính, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát cả trong chi thường xuyên và chi đầu tư; tiết kiệm và giảm tối đa kinh phí hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài. Tích cực cơ cấu lại chi ngân sách, bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý nợ công; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ; tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỉ trọng vay trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu của đất nước; bảo đảm dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định.
- Năm 2016 tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chất lượng các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Dành một phần thu từ bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng gắn với đẩy mạnh phân cấp và xã hội hóa. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng. Tăng cường kiểm toán, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.
- Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về chính sách xã hội. Làm tốt chính sách ưu đãi người có công. Triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo mới. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm. Chủ động phòng, chống dịch bệnh; tập trung giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Phát triển dân số bền vững; quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; làm tốt công tác gia đình, bà mẹ, trẻ em, thanh niên, bình đẳng giới, và công tác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.
- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, hệ thống thông tin đất đai đồng bộ, hiện đại và bản đồ, hồ sơ địa chính hiện đại; tiếp tục điều tra cơ bản về tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. Xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và một số con sông khác có lưu vực ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, chấp hành luật pháp gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống cổng thông tin, mạng hành chính điện tử 4 cấp, khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xử lý kiên quyết không để hình thành các tổ chức hoạt động trái pháp luật. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kết hợp hiệu quả giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương, ngoại giao nhân dân. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo. Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại; làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những người có công. Hoàn thiện pháp luật, chủ động có giải pháp cụ thể thực hiện và chuẩn bị thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương trình hành động triển khai 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc vừa mới thông qua.
- Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin truyền thông; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân theo quy định pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ sự lãnh đạo và quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước. Tập trung tuyên truyền về Đại hội XII của Đảng. Đấu tranh, phản bác kịp thời, có tính thuyết phục cao đối với những thông tin sai trái. Tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành Kết luận.
Trên cơ sở Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn thiện các báo cáo trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong quá trình Quốc hội thảo luận, nếu có vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
II-Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua một số chủ trương về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 về Hội đồng bầu cử quốc gia, thời gian bầu cử, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu đại biểu.
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh: Để bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; bảo đảm giới thiệu, lựa chọn bầu ra những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; cần phát huy cao độ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; sự hưởng ứng, tích cực tham gia, phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của cử tri cả nước.
Trong chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu; đồng thời phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; gắn kết quả nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội hoàn chỉnh Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 để tổ chức thực hiện; lãnh đạo công tác chuẩn bị và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
III-Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tán thành Tờ trình của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Báo cáo của Bộ Chính trị về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến trước Đại hội XII và đề xuất một số vấn đề trong việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII từ nay đến Hội nghị Trung ương 14 khóa XI.
Ban Chấp hành Trung ương biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu lần đầu các đồng chí ứng cử viên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết) khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII, căn cứ ý kiến của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, để tiếp tục xem xét, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua và Quy trình công tác nhân sự để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại các hội nghị Trung ương khóa XI tiếp theo.
IV-Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ Hội nghị lần thứ 11 đến Hội nghị lần thứ 12 và một số vấn đề quan trọng khác. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng chí Trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
V-Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
BCHTW đảng CSVN
PHƯƠNG ÁN NHÂN SỰ TRÌNH HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 12
Bài của VIỆT DŨNG/DL/BVB 13/10/2015
Ngày 11/10/2015, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng CSVN lần thứ 12 - khóa 11 bế mạc, với vấn đề quan trọng nhất là chuẩn bị nhân sự cao cấp cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016 đã được Ban CHTW thông qua. Dưới đây là một số thông tin ghi nhận được bên lề Hội nghị Trung ương 12 từ các nguồn tin.
Vấn đề nhân sự ai ở, ai đi hay chuyện cơ cấu nhân sự cho Đại hội Đảng 12 của các chuyên gia là chuyện dự đoán trên cơ sở thu thập các thông tin từ những nguồn tin là người trong cuộc, ở đây là các quan chức cao cấp trong đảng. Độ tiếp cận các thông tin ở mức càng cao bao nhiêu thì độ xác thực của các thông tin đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.
Các phân tích gần đây của ông Lê Hồng Hiệp và giáo sư Carl Thayer (Úc) đều có một đánh giá chung cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong so với các đối thủ chính trị khác và hy vọng cho ông Nguyễn Tấn Dũng ở cái ghế tổng bí thư đảng CSVN.
Tuy vậy tất cả đều là sự phỏng đoán, vấn đề các vị trí nhân sự quan trọng nhất sẽ do BCHTW quyết định.
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác nhân sự trong Hội nghị BCHTW 12 sẽ là: thông qua phương án đối với các trường hợp nhân sự đặc biệt của Bộ Chính trị và BCHTW cần thiết cho khóa 12; chốt cơ cấu của Bộ Chính trị là 17 hay 19 thành viên và xem xét việc tăng số lượng các Ủy viên BCHTW; dự kiến danh sách các thành viên của 2 cơ quan lãnh đạo này; dự kiến nhân sự cho các chức danh chủ chốt - tứ trụ để các thành viên thảo luận.
Được biết, Bộ Chính trị đã trình BCHTW 3 phương án nhân sự chủ yếu để cho Ban CHTW bàn bạc như sau:
- Phương án 1: Đảm bảo tính kế thừa
Việc lựa chọn một đồng chí có kinh nghiệm điều hành quản lý sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng sau Đại hội 12 là yêu cầu hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình trong gia đoạn mới. Tuy vậy, để đảm bảo tính chuyển tiếp và kết thừa thì cũng cần thiết một phương án phù hợp, đặc biệt là quan hệ đối ngoại.
Dự kiến:
TBT - Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Phạm Quang Nghị.
- Phương án 2:Trẻ hóa cán bộ
Độ tuổi của các Ủy viên Bộ Chính trị không quá 63 tuổi (sinh năm 1953), đây là yêu cầu được đưa ra từ số đông các Ủy viên Trung ương được cho là thuộc phe của ông Dũng:
Dự kiến:
TBT: Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Phương án 3:Lựa chọn theo quy định
Trong trường hợp các nhân sự đặc biệt không được BCHTW thông qua, thì phương án nhân sự sẽ được thực hiện theo đúng quy định và BCHTW bầu theo điều lệ của đảng trên cơ sở các nhân sự của Bộ Chính trị trình BCHTW.
Dự kiến:
TBT: Trần Đại Quang; TT: Nguyễn Xuân Phúc; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân
Phương án nhân sự do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương trong Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 12 để thảo luận cũng chỉ là đường hướng mà Hội nghị BCHTW 12 lần này chốt lại ở mức sơ bộ.
Điều này sẽ còn được bàn bạc ở các Hội nghị BCHTW tiếp theo nếu cần thiết.
Theo nguồn tin cho biết, thì các vị như ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là ứng viên cho 4 chức vụ quan trọng.
Số lượng Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là 17 người.
Dự kiến các Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 ở lại khóa sau chỉ còn 8/16 vị.
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Ngô Văn Dụ, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải sẽ nghỉ.
Danh sách bổ sung sẽ bao gồm: Đỗ Bá Tỵ, Ngô Xuân Lịch, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Đinh Tiến Dũng, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Hòa Bình và Phạm Bình Minh.
Điều đáng nói là ông Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách dự kiến này.
Lâu nay, ban lãnh đạo Việt nam tiến hành quản lý theo phương thức lãnh đạo tập thể, tập thể cùng quyết và cùng chịu trách nhiệm đã dẫn đến tình trạng vai trò của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã khá lu mờ, do sự bất đồng nội bộ. Do đó mọi vấn đề lớn và quan trọng cho đến nay đều phải được đưa ra bàn bạc tại Hội nghị BCHTW. Lối làm việc này dẫn đến tình trạng trong Bộ Chính cá mè một lứa, không ai bảo được ai, đây chính là nguyên nhân khiến cho các quyết định từ cơ quan cao nhất không có hiệu lực.
Từ đó có ý kiến thấy rằng quyền lực trong đảng cần phải được tập trung trong tay một người thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy vây, phương án này đã không được thống nhất trong Bộ Chính trị, với lý do sẽ dẫn tới tình trạng lãnh đạo độc đoán như trường hợp Tổng Bí thư Lê Duẩn trước đây. Tuy vậy đa số Ban CHTW lại ủng hộ phương án này, đó là phương án Tổng Bí thư kiêm chức vụ Chủ tịch nước theo mô hình Trung quốc.
Đánh giá chung của Hội nghị Trung ương 12 là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ưu thế vượt trội và áp đảo, dù rằng có tin cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra mệt mỏi. Song cơ cấu nhân sự có quá nhiều những nhân vật vốn xuất thân từ ngành Công an là một điểm mờ cho ban lãnh đạo khóa tới.
Tin giờ chót: Nhân sự cho các chức danh "tứ trụ" và đặc biệt là chức danh Tổng Bí Thư cũng chưa được chốt lại lần cuối và sẽ tiếp tục được bàn bạc thêm.
11/10/2015
©Việt Dũng/Cộng tác viên Dân Luận/Tác giả gửi tới Dân Luận/TTHN
TÔI CŨNG CÓ 7 ĐIỀU GỞI GẮM CHO SÀI GÒN
Bài của NGUYỄN KHẮC MAI/ BVN 20/10/2015
Nhân đọc báo thấy anh Trọng TBT đảng, đọc diễn văn chào mừng đại hội đảng bộ TP. HCM, có nêu bảy vấn đề gửi gắm. Là một người có sự gắn bó với thành phố này từ hồi “Chín năm”, tôi cũng có bảy điều gởi gắm cho Sài Gòn.
Nhưng trước hết phải bàn đôi điều về bảy vấn đề của anh Trọng. Bảy vấn đề ấy là tóm tắt những gì đã được nêu trong báo cáo. Những người học vấn trung bình đọc báo cáo cũng có thể chắt lọc ra những vấn đề như vậy. Điều bây giờ tôi có thể kết luận mà không sợ sai rằng đã trở thành một thói quen, lâu ngày đã thành tật xấu. Đó là lối phát biểu kiểu “kangaroo”, như nhà báo Tô Văn Trường đặt tên. Kiểu kangaroo là lối phát biểu không có ý tứ gì, vô thưởng vô phạt. Tôi còn nhớ hồi ông Mạnh hai khóa liền làm TBT , ông đã để lại một giai thoại, nói giai thoại là nói chữ, chứ thật ra là cười ra nước mắt. Ai đời, một nhà lãnh đạo mà đi tỉnh nào cũng mấy câu hỏi, “tỉnh nhà nên trồng cây gì, nuôi con gì cho sinh lợi”. Thế rồi bà con ngao ngán liền cho một câu trả lời, cứ trồng cây thuốc phiện, nuôi con va ve là có lời nhất! Nhiều vị xuống địa phương phán: Tỉnh, thành ta phải phát huy thế mạnh, vươn lên để có công nông nghiệp phát triển, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động, v.v. Phát biểu của anh Trọng không có gì sai, nhưng chỉ dừng lại như “một đại cử tri” vẫn thường họp với các anh trước một kỳ họp Quốc hội. Người ta chờ đợi ở một người lãnh đạo tầm quốc gia có suy nghĩ gì, hứa hẹn gì, chỉ ra cho được để làm bảy vấn đề ấy thì Sài Gòn cần những điều kiện thể chế, pháp lý nào, phương thức đầu tư nào, những khó khăn nào phải vượt qua, và phải chỉ ra thành phố làm được đến đâu, TƯ làm đến đâu, những gì. Chính vì vậy, tôi mới nghĩ rằng các anh ở TƯ rất hời hợt và lười biếng, rất ngại khó, không dám đương đầu suy nghĩ về cái “sự thật” mà cấp dưới và chính mình đang đương đầu. Nội một quy chế đặc thù cho Sài Gòn bàn mãi vẫn chưa có kết luận.
Tôi không xui Sài Gòn phá rào nữa, bởi qua Đại hội vừa kết thúc, tôi thấy dường như điều ấy ngoài cái tầm và cái tâm của các anh, chị. Tôi xin nêu bảy điều gởi gắm của tôi.
Một là về cái mục tiêu: ”TP văn minh hiện đại, nghĩa tình, giữ vai trò đầu tàu và kinh tế-xã hội, sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại. khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á”. Có thể đây là một mục tiêu đã được un đúc trăn trở, muốn tìm lại vầng hào quang xưa của ”Hòn ngọc Viễn Đông” mà chính mình đã cố tình đánh mất. Tôi nghĩ đây là hoài bão đẹp, đáng bỏ công bỏ sức bỏ tâm huyết để thực hiện. Gian nan, chắc thế. Phải lột xác, phải chuyển kiếp, phải vươn lên một nhân cách mới, thay đổi bản chất con người, bản chất xã hội, cả cái bản chất của chế độ, thì may ra mới làm được. Tôi thấy Sài Gòn trong 40 chục năm qua có đổi thay nhiều. Nhưng nói như câu thành ngữ La tinh mà Mác hay dùng là “cacatum non es pictum” (cái bôi bác không phải bức tranh). Sài Gòn chưa là bức tranh! Chỉ riêng cái mơ ước rất nhân văn, rất Việt là xây dựng một thành phố “nghĩa tình”. Có hai ví dụ về vấn đề này. Một là chuyện cô sinh viên Phương Uyên bị đuổi học chủ yếu chỉ vì cô ấy yêu nước không theo sự lãnh đạo; Phương Uyên đã đi trước nhiều ủy viên Thành ủy khi sớm cảnh tỉnh và lên án hoạ xâm lược của Trung Hoa. Thành phố đã nghiến răng đuổi học một người trẻ yêu nước đáng kính phục, vì chính kiến và tư duy của họ vượt lên cao hơn chúng ta. Chúng ta đuổi học vì em yêu nước không như chúng ta suy nghĩ. Đây là việc có nghĩa hay có tình? Ví dụ thứ hai để thấy chúng ta thật chưa có nghĩa có tình. Ở Sài Gòn vẫn còn nhiều thân nhân của những chiến binh hải quân của VNCH. Chồng, cha, và ông của họ là những chiến sĩ đã chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu của chúng ta. Chúng ta đang đối xử với họ rất kém nghĩa tình. Xây dựng Thành phố Nghĩa tình, đó là minh triết của Dân tộc trong thời đại mới. Sài Gòn đã bao giờ nghe nói tới chỉ số hạnh phúc quốc gia của Bhutan chưa. Chúng ta phải hình thành chỉ số nghĩa tình của mình.
Hai là, hơn ở đâu trên nước ta, Sài Gòn là nơi tiếp biến sớm nhất, lâu dài nhất với văn hóa và văn minh Tây phương. Sài Gòn đã từng sống với những mô hình xã hội với những hình thức chính trị, kinh tế, văn hóa tiến bộ hợp lý. Chính Nhật Bản, Hàn quốc, Sing-ga-po… nhờ biết tiếp biến những giá trị thời đại như thế mà họ ngày càng đi càng phát triển. Còn Việt Nam ta do một u mê ám chướng của số phận khiến đã vứt cái thật nhảy vồ lấy cái ảo ảnh, y hệt câu chuyện ngụ ngôn mà thế hệ Quốc văn giáo khoa thư đã học được. Vì sao Sài Gòn có thể phá rào, vì Sài Gòn đã được sống trong cái tâm thức và chút ít kinh nghiệm từ các mô hình hợp lý đó. Hãy biết nâng niu, giữ gìn và làm cho những giá trị của mô hình chính trị xã hội hợp lý ấy được tiếp biến thành bài học nhuần nhuyễn một cách khôn ngoan, thông minh, thành một giá trị chân lý, thành bản thể của xã hội mới của Sài Gòn.
Điều rất trớ trêu, là từ năm 1937 Tố Hữu làm bài thơ có hình tượng ông lão nhà quê miệt vườn Nam Bộ ngồi vót nan và mơ tưởng nước Nga, thì sau 1975 Sài Gòn và cả nước đã đem úp cái mô hình Nga xô viết vào Việt Nam, tôi nghĩ rằng chúng ta thật như con chó trong chuyện ngụ ngôn “thả mồi bắt bóng”. Cũng năm 1937, khi André Gide trở về từ Liên Xô họ đã viết bài phê phán và tiên đoán cái mô hình xã hội xô viết không hợp lý kia chắc là không “thọ” được. Thế mà nhiều trí thức của Sài Gòn nay vẫn thờ cái mô hình xã hội đã phá sản!
Sài Gòn hãy làm lại, hãy đi tìm lại và ứng dụng (cố nhiên là trong chừng mực cho phép, vì cái HP 2013 vẫn còn đó) những giá trị của dân chủ dân quyền của kinh tế thị trường đích thực (thậm chí dẫu có phải thò cái đuôi XHCN [trong ngôn từ] thì trong hành động cũng phải vứt bỏ nó). Đó là nói về các nhà cầm quyền hiện tại. Còn như xã hội thì hãy giành lấy tự do để suy tư để kiếm tìm và thực hành ngay những giá trị phổ quát của nhân loại hiện đại.
Ba là, Sài Gòn là nơi sớm nhất tiếp nhận, tranh luận, thực hành những tư tưởng dân chủ , tự do, những giá trị văn hóa phương Tây, mà ngày nay đã trở thành giá trị phổ quát nhân loại. Hãy quay về đầu thế kỷ trước tim hiểu tư tưởng và hành trạng chỉ của năm vị họ Phan thôi, chúng ta sẽ thấy những giá trị thật vẫn còn “kim nhật, kim thì”. Năm vị họ Phan là Phan Châu Trinh, Phan văn Trường, Phan Văn Hùm, Phan Khôi, Phan Thanh, họ đều là những chiến sĩ dân chủ tiên phong ở nước ta. Chỉ riêng hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường là người đã sáng tạo ra tên Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Le Patriote), rồi dạy dỗ và gởi gắm cái tên ấy cho Nguyễn Tất Thành, mà về sau tất thành người nổi tiếng.
Không lấy làm lạ là Vũ Ngọc Hoàng Ủy viên TƯ và cả Anh Chín Đào, nguyên Ủy viên TƯ, từng là Phó bí thư Thành ủy Sài Gòn đã nói khá đậm đà, nào là ”Tự do dân chủ phải là linh hồn của Đổi mới” hôm nay, hoặc phải dân chủ hóa, càng rộng rãi càng tốt, khi bàn về ĐHXII này.
Do chưa có luật lập hội, nhất là một đạo luật tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị dân chủ dân tộc trong thời kỳ mới ở nước ta, nên Sài Gòn chưa thể tự mình công nhận (tôi dùng chữ công nhận chứ không dùng chữ cho phép. Một nhà nước dân quyền mà “cho phép” dân hoạt động là không có đạo lý mà cũng không có tinh thần pháp quyền) những tổ chức chính trị đa nguyên hoạt động. Nhưng Sài Gòn phải biết tôn trọng các nhóm dân sự, các tổ chức phi chính phủ. Hãy thúc đẩy các nhóm “think tank” – những vựa tư tưởng trong xã hội hành động, không nên gây rối ngăn cản họ hoạt động. Tôn trọng hoạt động và tiếng nói dẫu là của thiểu số đối lập, là dấu hiệu của một nhà nước, một xã hội có dân chủ thật. Ngay như Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang hoạt động không có đạo luật nào điều tiết cả. Đảng Cộng sản cũng đang hoạt động, nếu không nói là phi pháp, thì cũng là thiếu vắng luật! Hiện nay chỉ có chủ trương của đảng là cấm những đảng khác tổ chức và hoạt động, chứ chưa hề có một luật nào cấm tổ chức và hoạt động của các đảng dân tộc dân chủ cả.
Sài Gòn, cả phía Dân và Xã hội, cả đảng và chính quyền cần tìm sự đồng thuận, tìm những hình thức hoạt động để chủ động dần xây dựng một xã hội dân chủ dân quyền làm gương, thật sự là đầu tàu của nền dân chủ mới ở nước ta. Hãy thả hết những tù nhân lương tâm, trả lại tự do, đối xử có “nghĩa tình”, có đạo lý, có pháp quyền với những “ngoan dân”, những nhóm người bị gán cho là đối lập. Không có nhà nước dân chủ nào, xã hội tự do dân chủ nào mà không có nhóm đối lập. Đây là một thử thách của chế độ, một rào cản của phát triển lành mạnh, mà Việt Nam nhất định phải vượt qua. Sài Gòn hãy đi đầu trong cả nước.
Bốn là, xin giải quyết những vấn đề của công nhân, của nông dân cho tử tế. Giải quyết những vấn đề của dân oan đòi quyền lợi đất đai hợp tình, hợp lý, chính đáng, trả lại quyền lợi hợp pháp của họ đã bị xâm phạm cưỡng đoạt. Với công nhân xin lắng nghe lời của K.Marx phản tỉnh về số phận giai cấp công nhân. Điều ổng nói khiến tôi nghĩ tới thân phận của công nhân là từ kẻ làm phu đào huyệt, theo nghĩa Mác nói vào đầu đời, đến thân phận của tên nô lệ. Vào cuối đời khi trao đổi với Bakounine về tình cảnh giai cấp công nhân, Mác nói: ”Một khi g/c công nhân giành được chính quyền, họ sẽ thúc đẩy một chế độ ủy trị, để cho một số người tự ứng cử và bầu cử nhằm cai trị họ (g/c công nhân). Ngay lập tức họ (g/c cn) sẽ rơi tõm ngay vào sự dối trá và lệ thuộc. Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một nhà nước mới, họ sẽ bừng tỉnh thấy mình là nô lệ, là con rối, con mồi của những tham vọng mới!” (Dẫn theo Marx sa vie et son oeuvre, Jean Elleinstein, Nxb Fayard).
Tình cảnh của g/c công nhân ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước xhcn đều y chang dự báo cay đắng của K.Marx từ hơn một thế kỷ trước.
Vì thế Sài Gòn hãy thôi thúc, giúp đỡ, mời gọi những nhà hoạt động nghiệp đoàn giúp công nhân đi đầu thành lập những nghiệp đoàn độc lập để tham gia như một bên bảo vệ quyền lợi của công nhân khi ta bước vào thực thi hiệp định TPP. G/c công nhân thật sự chỉ còn lại mỗi một công cụ hợp lý và hữu hiệu là các nghiệp đoàn của chính mình, điều mà công đoàn quốc doanh đã không làm tròn nghĩa vụ.
Năm là, anh Trọng có đề cập. Vấn đề giáo dục, xây dựng con người, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực bậc cao. Sài Gòn từng có kinh nghiệm phát triển giáo dục tư nhân, đặc biệt là sự tham gia giáo dục của các Giáo hội tôn giáo. Sài Gòn nên tạo điều kiện cho Giáo hội tôn giáo tổ chức nhà trường và nhà thương, hai việc mà từ truyền thống lâu đời của nước ta đã từng có. Trên thế giới hệ thống trường học và nhà thương do các Giáo hội tổ chức rất có hiệu quả, về giáo dục thì cả ở cấp học phổ thông cả cao đẳng và đại học. Nên nghiên cứu trả lại những cơ sở giáo dục và bệnh viện vốn của Thiên chúa giáo và Phật giáo, hoặc tạo điều kiện cho họ mở trường và mở bệnh viện. Tôi khi còn làm việc đã có tờ trình vấn đề này với Ban Khoa giáo và Ban Bí thư, tôi tin rằng chủ trương này chỉ có lợi và có tình có nghĩa.
Sáu là, chưa bao giờ chúng ta thấy da diết cần có một khối đoàn kết, thống nhất đất nước như hôm nay. Vì chúng ta đang đứng trước hai điều. Một là phải nhanh chóng gia tăng sức mạnh nội lực của Dân tộc để phục hưng, để phát triển, để có thể sớm ngăn ngừa sự suy đồi nhân cách, suy đồi văn hóa của Dân, Nước, để có cơ may rút ngắn khoảng cách đối với thiên hạ. Hai là để vừa đối phó với những nguy cơ thách thức về độc lập và chủ quyền trong quan hệ với Trung Hoa đang theo xu hướng bành trướng đế quốc; đồng thời là để có năng lực toàn diện mới trong cuộc chơi toàn cầu hóa, trong quan hệ với các cường quốc Mỹ, Âu, Nhật, Ấn…
Thật tâm đoàn kết, hóa giải, hòa giải với Nhóm Việt VNCH, thật thà mời gọi họ trở về. đầu tư hoạt động, sinh sống. Nhanh chóng tháo gỡ những khúc mắc khiến cho một bộ phận người dân Việt ở nước ngoài vẫn còn hoài nghi không muốn hợp tác.
Cần tôn trọng thái độ đối lập hiện nay của bà con. Thật ra người Việt VNCH chỉ có một điều chẳng phải tội lỗi gì cả. Đó là họ không muốn đi theo khuynh hướng và thể chế “cộng sản”. Nay đã rõ chính khuynh hướng lựa chọn đường lối xây dựng và phát triển Đất Nước của Họ là căn bản hợp lý. Đảng bộ Sài Gòn nên đi đầu nghiên cứu và tích cực tham gia giải quyết bi kịch này của dân tộc.
Hãy tổ chức nghiên cứu lịch sử chế độ VNCH từng tồn tại như một nhà nước hợp pháp, một thiết chế xã hội, một giai đoạn lịch sử của Dân tộc. Bỏ qua vấn đề này là vô đạo và tội lỗi.
Phải tôn trọng nhà nước VNCH, một thể chế chính trị hợp pháp của dân tộc. Từ đó xác lập tính kế thừa nhà nước, vận dụng điều ấy cho một lợi ích thiết thân hiện nay trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền Biển Đảo của chúng ta.
Bảy là, Sài Gòn có nhiều lợi thế và cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hình thành một nguồn nhân lực tối quan trọng của Dân của Nước hôm nay. Tôi từng bày tỏ ý kiến này trong vài bài viết gần đây, khi đề xuất việc hình thành một “Tam Bảo Mới” của Dân Tộc. Đó là:
- Lớp trí thức hiền tài,
- Lớp doanh nhân cấp tiến,
- Lớp chính khách nhân văn (có người đề xuất là chính khách hiện đại)
Thế nào là trí thức hiền tài. Họ phải là những người được cha ông ta gọi là nguyên khí của quốc gia. Chắc chắn họ không thể chỉ là nhà chuyên môn đơn thuần. Họ phải trở thành những nhà văn hóa, những bậc sĩ phu mới của Dân, Nước. Họ đóng vai trò làm người sáng tạo giá trị tinh thần và đạo đức xã hội, họ có vai trò định hướng xã hội, phản biện xã hội. Họ độc lập với tư cách là những “vựa tư tưởng” (think tank) của xã hội và Nhà nước. Năm 1946, nhà văn hóa Nguyễn Hữu Cầu, một nhân vật chủ chốt của Đông kinh nghĩa thục nói với các môn sinh của mình đang là cán bộ cao cấp của chế độ mới: ”Nền Độc lập này mà quốc dân vừa giành lại được, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nó bằng những hoạt động tinh thần. Các Dân tộc chỉ trường tồn nhờ khoa học và nghệ thuật”. Cái ý niệm tinh thần và khoa học nghệ thuật, giờ đây được diễn đạt là sức mạnh mềm, sức mạnh thông minh của đất nước. Lớp trí thức hiền tài chính là một cột trụ, một của báu của tòa lâu đài dân tộc. Họ trước hết hình thành bằng tự thân, kết hợp với sự vun xới bồi đắp của xã hội và của một chính sách nhà nước văn minh tiến bộ. Có lần trong một cuộc điều trần về chính sách trí thức của đảng, có các anh Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn An dự, tôi thưa việc hàng đầu trong chính sách phải là “bái trí vi sư” – lạy trí thức tôn họ làm thầy, cớ gì những người chỉ lớp ba lớp bốn mà đi đâu cũng dạy dỗ thiên hạ. Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Đình Tứ cố Trưởng ban Khoa giáo đã nói với tôi, anh nói đúng nhưng họ không làm được đâu. Thật là một nghịch lý. Cho nên tôi mong Sài Gòn có ứng xử thật tốt và đúng vấn đề này.
Thế nào là doanh nhân cấp tiến. Tôi không dùng khái niệm thành đạt, vì có nhiều kẻ thành đạt nhờ đã đi đêm, đã nuôi dưỡng tham nhũng, đám người này không thể là rường cột của nền kinh tế của nước nhà. Đất nước muốn phát triển lành mạnh phải có đội ngũ những doanh nhân cấp tiến. Đã thấy bóng dáng những doanh nhân trí thức, biết kinh doanh, phát triển vốn (tức tài sản của dân tộc), biết kiếm tìm bạn hàng, đối tác, biết tạo ra mối quan hệ xã hội, quan hệ chủ thợ tốt đẹp, văn minh; biết đấu tranh và hợp tác để xây dựng nền quản trị quốc gia tiến bộ, lành mạnh. Đặc biệt là họ phải biết tạo ra những quả đấm, những tập đoàn mũi nhọn làm đầu tàu của nền kinh tế nước nhà. Các doanh nhân cấp tiến phải vươn lên thành một tầng lớp, một nhân tố cho sự phát triển mới của đất nước. Các hiệp hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ doanh nhân, không chỉ bàn chuyện làm ăn mà rất nên bàn đến việc thành công và thành nhân của lớp người quan trọng này trong thế kỷ mới.
Thế nào là chính khách nhân văn. Có anh bạn trẻ bàn với tôi nên gọi là chính khách hiện đại. Chính khách nhân văn rất thiếu vắng ở nước ta hiện nay. Không phải vì nước ta thiếu người tài. Tôi cho là chủ yếu vì thể chế chính trị của ta không tương thích cho sự nảy nở nhóm người có tài, có trí, lại có tâm để tham gia thay đổi phương thức và chất lượng quản trị quốc gia, một đòi hỏi ngày càng trở nên cấp bách. Tại sao nền hành chính của chúng ta trì trệ lạc hậu kéo dài; tại sao nền quản trị quốc gia của chúng ta lạc hậu đến vậy; tại sao nền tư pháp của chúng ta từ luật cho đến tổ chức đến nhân thân của ngành rất yếu kém; tại sao thể chế chính trị của ta lạc hậu kéo dài, đã không tương thích cho những yêu cầu phát triển mới của dân tộc. Cần có những chính khách nhân văn để điều tiết, để chấn chỉnh. Tôi không muốn nói đến đội ngũ công chức dẫu họ cũng có vai trò rất lớn. Đất nước đang cần lớn lên một lớp chim đầu đàn. Họ phải biết thảo cương lĩnh ra cương lĩnh, thảo chính sách ra chính sách, dự thảo luật ra luật, tam quyền phân lập thật rõ là phân lập. Trung thực, cấp tiến, dám dấn thân, dám đổi mới, dám đương đầu và trách nhiệm với dân, với nước Xin hãy trưởng thành một lớp chính khách nhân văn, một lớp người chính trị dám bước lên trên vũng bùn của ”dốt, tham và cậy quyền”, làm người chèo lái cho một hành trình mới của dân tộc.
Tôi cầu khấn cho sự hình thành một bộ Tam Bảo Mới và gởi gắm cho Sài Gòn nơi có thể là cái nôi ươm mầm cho một nhân cách mới của đất nước.
Tôi nghĩ con số 7 là số thiêng. Con người có bảy vía, con người ta cứ bảy ngày là thay một lớp tế bào mới (có một con người mởi xuất hiện ), Phật ra đời đi bảy bước để khẳng định cái bản ngã cao quý, Chúa cũng làm việc liên tục sáu ngày và cũng dành một ngày để nghỉ ngơi. Trên bầu trời Việt định hình bảy ngôi sao cầm trịch cho sự vần xoay của trời của đất của người!
Tôi gởi bảy nguyện ước thiêng liêng cho Sài Gòn, một vùng chứa đầy khí thiêng sông núi hôm nay./.
N.K.M.
Tác giả gửi BVN
VIẾT THÊM GÓP Ý CHO DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI XII
Bài của NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/BVN 20/10/2015
Trước đây tôi đã viết 2 thư góp ý kiến cho Đại hội XII (vào tháng 2 năm 2015), ngoài ra cũng đã có ý kiến đóng góp cho “Quy hoạch cán bộ của Đảng”. Sau khi Dự thảo báo cáo được công bố tôi đã gửi bản góp ý vào ngày 14 tháng 10. Nay xin viết tiếp một vài ý kiến.
1- Cần đổi mới cách viết báo cáo và nghị quyết ở các đại hội
Vào từng thời gian, các cơ quan có báo cáo của Đảng bộ, Công đoàn, của Chính quyền tại Hội nghị Công nhân viên chức, tại các địa phương có báo của Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc, Chính quyền, Hội đồng nhân dân (gọi chung là của các tổ chức), tại Trung ương có báo cáo của Đảng tại Đại hội, của Chính phủ trước Quốc hội. Phần lớn các báo cáo dài quá mức cần thiết và càng ngày càng dài hơn. Trong cùng thời kỳ, báo cáo và nghị quyết của các tổ chức có nội dung gần giống nhau và không khác mấy so với thời kỳ trước đó. Mất khá nhiều công sức để viết, để sao chép, để thảo luận, tốn nhiều giấy mực để in, nhưng xét ra tác dụng tích cực của những văn bản dài lê thê như vậy là rất thấp, vì phần lớn nội dung chẳng ai quan tâm, viết ra cho qua chuyện. Người ta chỉ quan tâm đến một vài chủ trương mới, thiết yếu, tập trung sức lực cho công việc sửa sai và đổi mới, còn những việc thường ngày thì cứ tự động theo quán tính mà làm, chẳng ai còn nhớ trong báo cáo hoặc nghị quyết đã viết gì. Phong cách viết như hiện nay không khác gì so với thời kỳ bao cấp. Vấn đề quan trọng nhất của các Đại hội thường chỉ là Nhân sự chứ không phải báo cáo.
Báo cáo và nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, bề ngoài được nhiều người, nhiều tầng lớp mong đợi và quan tâm lại chứa đựng nhiều điều vô bổ, mà mới xem qua thì thấy rất hay, rất cần, đó là những điều mà toàn dân đã biết rõ, không cần Đảng viết ra thì người ta cũng đã biết phải làm như thế nào. Thí dụ trong Dự thảo viết những điều như: “Đại hội có nhiệm vụ bầu Ban chấp hành Trung ương. Tình hình tạo ra cả thuận lợi và khó khăn. Cần phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, ngăn ngừa đầu cơ lãng phí. Giáo dục con người VN yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Kiểm tra và đánh giá giáo dục trung thực và khách quan. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Cân bằng giới tính khi sinh. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết thương yêu nhau” v.v…, và rất nhiều, rất nhiều điều tương tự. Phải chăng cần có Đảng dạy bảo, viết thành báo cáo và nghị quyết thì đảng viên và người dân mới biết làm những việc như vậy.
Cách viết như vừa nêu, ban đầu là xuất phát từ lòng tốt của lãnh đạo khi trình độ người dân quá thấp. Từ đó Đảng tự cho mình quyền dạy bảo. Khi người dân đã có hiểu biết mà Đảng vẫn cứ giữ nguyên cách như dạy một lũ không hiểu biết, dạy cho người ta những điều họ giỏi hơn mình thì đó là sự lố bịch quá đáng.
Cách viết theo thời bao cấp như vậy tạo nên một thói quen không hay cho nhiều người là cứ mỗi lần Đại hội Đảng họ lo tìm trong Báo cáo và Nghị quyếtxem ngành mình, việc mình được Đảng viết như thế nào. Biết chỉ để mà biết, để vui buồn chốc lát, còn công việc cứ theo kế hoạch, theo thói quen, theo nhu cầu mà làm.
Cách viết báo cáo và nghị quyết như vậy đã quá cũ, cần đổi mới. Chỉ cần viết ra những định hướng chủ yếu, những việc quan trọng mà Đảng định làm chứ không phải những việc mà nhân dân tự biết và tự làm. Trong các nước dân chủ, tiền tiến, các đảng đưa ra chương trình của mình cho dân lựa chọn bằng phiếu bầu chứ không có đảng nào dám dạy bảo dân phải làm việc này việc nọ. Đảng chấp nhận kinh tế thị trường thì việc viết báo cáo và nghị quyết cũng nên theo hướng đó.
Nếu ngụy biện cho rằng tình hình VN khác với các nước, Đảng có nghĩa vụ và trách nhiệm suy nghĩ thay cho toàn dân, dạy bảo dân thì cũng phải nghĩ xem dân có chịu sự hèn kém để chấp nhận như thế mãi không. Khi cho rằng dân bị bắt buộc phải chấp nhận, báo cáo của Đảng phải thật cụ thể, phải thật đầy đủ thì trong Dự thảo còn thiếu một số điều mà xã hội rất quan tâm hoặc rất bức xúc. Thí dụ như thể thao và bóng đá, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu hàng giả, nhục hình và ép cung dẫn đến nhiều cái chết và bản án oan khuất, sự vô cảm trong đời sống, nạn “cò” khắp nơi, tệ nạn trộm cắp và bỏ trốn của người VN khi ra nước ngoài v.v… không thấy được nhắc tới, vấn đề dân oan khá bức xúc chỉ được điểm sơ qua. Mà nếu báo cáo có bổ sung những điều vừa kể thì lại phát hiện ra các thiếu sót khác.
Để viết được Báo cáo và Nghị quyết có chất lượng cao, Đảng nên chọn và giao việc cho những người có trình độ khoa học và mạnh dạn đổi mới chứ không nên dùng những người tuy có bằng cấp, (xin đề phòng loại có bằng thật nhưng trình độ rởm), có quá trình làm cách mạng nhưng đầu óc đã xơ cứng, không thể suy nghĩ và tiếp thu cái mới. Với một tổ chức thì đổi mới tư duy có hiệu quả là dùng người có tư duy mới thay người có tư duy cũ.
2-Về việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
Trong Đông y có thuyết liên quan giữa lục phủ ngũ tạng với các phần khác của cơ thể. Thí dụ bệnh về gan có biểu hiện bên ngoài bằng những mụn nhọt trên da. Chỉ nhìn thấy mụn nhọt, chỉ chữa ngoài da, không biết đến nguồn gốc sâu xa thì không bao giờ chữa lành bệnh. Việc nhiều đảng viên thoái hóa biến chất đã được thấy rõ từ lâu, việc cần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh đã được đề ra từ lâu. Theo báo cáo thì tình hình có tiến bộ (thực hiện NQ TƯ 4- Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng), nhưng thực tế lại chứng tỏ là tình hình ngày càng xấu đi. Vì sao vậy ? Có lẽ chỉ mới thấy bệnh và chữa ở ngoài da.
Trong bài góp ý lần trước tôi đã trình bày nguyên nhân gốc rễ căn bệnh trầm kha của Đảng là những độc hại của Chủ nghĩa Marx Lenin (CNML), đã đề nghị Đảng từ bỏ CNML, đổi tên Đảng, đổi mới tổ chức theo kiểu đảng chính trị, đảng cầm quyền chứ không nên giữ nguyên như đảng cách mạng. Lần này xin góp thêm vài ý kiến khác.
Là đảng chính trị, tổ chức đảng không cần là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động…” mà phải là : “ Tổ chức của những người ưu tú, có cùng chí hướng và quan điểm chính trị trong việc xây dựng đất nước” (và thực chất đã là như thế, các đảng cầm quyền khác đều như thế). Trong báo cáo có vài lần nhắc nhở : “Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng”. Đó là giáo điều, sáo rỗng, bịa đặt, cần loại bỏ ra khỏi hệ thống lý luận.Đối với đảng cầm quyền thì quan trọng là trí tuệ chứ không phải là bản chất giai cấp.
Báo cáo viết : “ Nền tảng của nhà nước VN là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức…”. Đó là sự ngộ nhận quá cũ. Tất cả những nước tiên tiến trên thế giới và VN, để phát triển phải dựa vào những thành phần ưu tú của dân tộc, họ tập hợp chủ yếu trong 3 đội ngũ : 1- Trí thức, 2- Doanh nhân, 3- Quan chức. Phải tập trung trí tuệ và nguồn lực để phát triển và xây dựng 3 đội ngũ ấy thực sự vững mạnh, trong sạch. Việc dựa vào lực lượng công nông để làm chiến tranh cách mạng là có thật, nhưng đã qua rồi. Riêng Singapore đề cao việc quan chức phải giỏi và liêm khiết, họ cho đó là điều quan trọng nhất của đất nước.
Một trong những điều kém của nhiều cán bộ đảng, từ cao xuống thấp là nói không đi đôi với làm, nói rất hay, làm ngược lại, đến nỗi nhiều người truyền tụng câu “chớ nghe cộng sản nói, hãy nhìn xem cộng sản làm”. Một trong những nguyên nhân gần của hiện tượng này là sự không gương mẫu, là thói xấu quen dối trá từ trên xuống dưới. Về điều này tôi tìm thấy trong Dự thảo báo cáo vài câu có từ gương mẫu nhưng chỉ trong chức trách và tuân thủ pháp luật còn trong đời sống thì bỏ trống, không tìm thấy cụm từ chống lại sự dối trá.
Một tật xấu phổ biến trong các cơ quan Đảng và chính quyền là giữ im lặng khi nhận được đơn thư hoặc ý kiến đóng góp của nhân dân. Đó là một biểu hiện của sự vô cảm, là coi thường ý kiến người dân. Điều này trong báo cáo không đề cập, nhưng có câu: “Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc…, khiếu nại tố cáo của công dân”. Suy ra: nếu không giải quyết được kịp thời thì cứ giữ im lặng là hơn. Trong báo cáo cũng có câu: “Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng…”. Cái văn hóa giữ im lặng có lẽ là đặc biệt của ĐCSVN (im lặng là vàng).
Một cụm từ được nhắc lại khá nhiều lần: “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”. Điều này xem ra được lãnh đạo khá quan tâm. Đây là vấn đề mới mà trong báo cáo Đại hội XI chỉ xuất hiện 1 lần còn từ Đại hội X trở về trước chưa thấy. Đã có nhiều bài viết phê phán, chống lại sự tự diễn biến, tự chuyển hóa nhưng có rất ít bài phân tích bản chất của việc đó. Theo tôi thì tự chuyển hóa, tự diễn biến theo 2 hướng : 1- Theo lợi ích nhóm và hình thành “tư bản đỏ”; 2 -Theo hướng dân chủ hóa, xa rời và phê phán CNML, xa rời con đường XHCN.
Thử xét, Đảng lãnh đạo CM tháng 8 thành công chỉ với vài ngàn đảng viên, vài trăm chiến sĩ vũ trang, chưa có tướng tá nào. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Pháp thắng lợi với vài vạn đảng viên, với đội quân có hơn một trăm tướng tá. Đảng lãnh đạo chiến tranh đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào với vài chục vạn đảng viên và đội quân vài trăm tướng tá. Hiện nay Đảng đã có trên 80 năm lãnh đạo và cầm quyền, với lý luận ngày càng vững chắc, với kinh nghiệm vô cùng phong phú, với trên 3 triệu đảng viên mà phần lớn đã dày dạn trong đấu tranh và lãnh đạo, với các tổ chức đảng bao trùm lên mọi cấp chính quyền và đến tận hang cùng ngõ hẻm, với lực lượng tuyên huấn hùng hậu, với lực lượng vũ trang gồm quân đội, công an, dân quân tự vệ rất mạnh, có hàng ngàn tướng tá. Thế mà với lực lượng hùng hậu ấy Đảng lại không ngăn cản được, không chống lại được sự tự chuyển hóa, tự diễn biến. Vì sao vậy? Đảng đã bao giờ thực tâm muốn tìm cho ra nguyên nhân gốc rễ ở mãi tận bên trong hay chỉ sờ ngoài da. Theo tôi, trong tình hình thực tại của ĐCSVN hiện nay sự tự chuyển hóa, tự chuyển biến là phù hợp quy luật, là không thể tránh khỏi, vì thế mà càng chống nó càng phát triển (Các nhà lý luận của Đảng muốn biết sự hợp quy luật như thế nào xin được gặp trực tiếp để trao đổi, tại đây tôi không thể viết quá dài). Muốn chống được sự chuyển hóa theo hướng 1 (lợi ích nhóm, tư bản đỏ) thì điều tiên quyết là từ bỏ CNML, từ bỏ độc quyền của chuyên chính vô sản, đổi mới thể chế chính trị theo Tam quyền phân lập, còn sự diễn biến theo hướng 2 (xa rời CNML, từ bỏ con đường XHCN) là việc làm tiến bộ, cần xúc tiến và có thể uốn nắn chút ít chứ không thể chống lại .
Một việc được đề cập nhiều là “Nguy cơ diễn biến hòa bình của thế lực thù địch”. Cụ thể ra là Đảng sợ phong trào đấu tranh hòa bình làm Đảng mất quyền kiểm soát, mất nền chuyên chính vô sản, mất sự độc quyền. Nhân dân mong muốn hòa bình, không thích chiến tranh, nhưng Đảng không ngại chiến tranh. Đảng đã làm chiến tranh, sẵn sàng dùng chiến tranh để duy trì quyền lực, nhưng Đảng sợ đấu tranh hòa bình. Trong cuộc đấu tranh đó lực lượng là những nhà hoạt động dân chủ với sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, vũ khí chủ yếu là lý lẽ, là sự chính nghĩa, là nhân quyền, là lương tri, những thứ mà Đảng từng lợi dụng được một phần trước đây, bây giờ đã cạn kiệt. Phải chăng Đảng rất hy vọng vào sự trung thành của quân đội và công an, cho rằng họ được Đảng ưu ái, bắt họ thề trung thành, đến khi có mâu thuẩn giữa Đảng và nhân dân họ sẽ ủng hộ Đảng chống lại dân. Không đâu, nếu nghĩ như thế là nhầm to. Trước đây lực lượng vũ trang thề trung thành với Đảng vì họ thấy Đảng và nhân dân cùng một phía chống lại xâm lược. Khi mà Đảng và nhân dân có mâu thuẩn thì cả lực lượng quân đội và công an sẽ phân hóa. Hỏi 100 chiến sĩ vũ trang xem những ai dám chống lại dân thì may ra có được 5 người. Một số lãnh đạo độc tài cho rằng việc dùng lực lượng vũ trang chống lại dân không khó, chỉ cần vu cho họ là thế lực thù địch, là phàn động, là chống chế độ thì có thể chỉ huy quân đội đàn áp như sự kiện Thiên An Môn. Không đâu! Những chiến sĩ của quân đội và công an nhân dân VN trong lúc bình thường có thể vẫn chịu sự sai khiến của Đảng, nhưng khi có biến thì tinh thần dân tộc, đạo đức vì dân của họ sẽ trổi dậy. Trong cuộc biến chuyển ở các nước cộng sản Đông Âu năm 1989 một số lãnh đạo CS đã ra lệnh cho quân đội chống lại các cuộc biểu tình của dân nhưng rồi chính những người đó đã bị lực lượng vũ trang nguyên là của đảng bắt và xét xử (như Nicolae Ceausescu ở Rumani chẳng hạn).
Để xây dựng được Đảng trong sạch, vững mạnh thì phải bằng con đường khác chứ không thể theo các con đường cũ với những lý luận không còn phù hợp. Trong Dự thảo, mục 15 : XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH…có khoảng 9 ngàn chữ, chiếm trên 20% khối lượng của Dự thảo, dài gấp nhiều lần so với báo cáo các Đại hội trước. Nội dung gồm rất niều thứ nhưng chỉ có một phần là phù hợp thực tế, có chút ít giá trị, còn phần lớn là những điều sáo rỗng, cũ mòn , một số trái quy luật. Để có đường lối thật sự đúng đắn Đảng không nên trông chờ vào những nhà lý luận của mình vì họ đã bị tiêm nhiễm quá sâu, quá nhiều độc hại của CNML mà cứ tưởng nhầm là trí tuệ, họ đã quen với cách lập luận ngụy biện và dối trá. Đảng nên tỉnh táo dựa vào các nhà trí thức trung thực trong và ngoài nước, tham khảo các đảng cầm quyền ở các nước phát triển. Nếu Đảng vẫn kiên quyết giữ con đường cũ thì việc làm cho Đảng trong sạch và vững mạnh chỉ là ảo tưởng.
3- Sự cấp thiết cải cách thể chế
Cải cách thể chế chính trị theo con đường dân chủ với tam quyền phân lập là bức thiết đối với dân tộc và cả với đảng cầm quyền. Thể chế hiện tại tỏ ra quá lạc hậu, là nguồn gốc sinh ra các tệ nạn tham nhũng, mua quan bán rước, dối trá, áp bức…Thể chế đó chỉ đủ sức duy trì sự thống trị của ĐCSVN với lực lượng công an hùng hậu, chỉ đủ sức quản lý để nền kinh tế phát triển ì ạch, còn chủ yếu là ngăn cản sự phát triển tự do và sáng tạo của toàn dân. Nếu cứ giữ nguyên thể chế như vậy thì không thể nào giải quyết có hiệu quả các tệ nạn, và như vậy , những việc như cải cách giáo dục, nâng cao văn hóa, hoàn thiện đạo đức, phát triển xã hội…chỉ là nói suông, cố bỏ ra hàng đống tiền để làm thì phần lớn chui vào túi quan tham, có thể chỉ thay cái tiêu cực, cái xấu xa này bằng tiêu cực khác, xấu xa khác mà thôi.
Thực tế cũng như lý luận đã chứng tỏ: “Chế độ CS, chế độ XHCN chỉ là ảo tưởng”. Chủ nghĩa CS, CNML chứa nhiều sai lầm và độc hại. Chủ nghĩa CS là thứ không thể sửa chữa, không thể cải tạo, chỉ có thể đánh đổ. Nhưng ngược lại các đảng viên CS, những người đã từng theo CS thì hoàn toàn có thể tự cải tạo và được cải tạo để trở nên những người dân chủ, những anh hùng của đổi mới vì trong những con người đó có những bản chất tốt đẹp là chủ yếu, phần lớn họ yêu nước, có ý chí tự cường dân tộc, hiểu biết lẽ phải trái, họ chỉ bị nhầm nhất thời. Đó là hàng hàng triệu đảng viên cộng sản của Liên xô và các nước Đông Âu, đó là các đảng viên của ĐCSVN như Trần Độ, Đặng Kim Giang, Nguyễn Kiến Giang, Ung văn Khiêm, Nguyễn Cơ thạch, Vũ Đình Huỳnh, Võ Văn Kiệt, Trần Xuân Bách… và hàng ngàn, hàng vạn người khác.
Thay đổi thể chế không những là bức thiết mà tất yếu phải xẩy ra. Trong những phương án thay đổi thì PA đáng mong đợi nhất, thuận lợi nhất là do đảng đang cầm quyền thực hiện. Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó thì trước hết Đảng phải tự cải tạo mình, từ bỏ CNML, từ bỏ con đường cũ, đổi tên đảng, quay về với con đường dân chủ, thả hết tù nhân lương tâm, hợp tác với họ và với những tổ chức xã hội dân sự, với những trí thức yêu nước và dũng cảm, Đảng phải thực sự đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của Đảng, từ bỏ ảo tưởng xây dựng chế độ CS, từ bỏ tham vọng độc quyền mãi mãi. Trong lịch sử thế giới chế độ độc quyền chỉ tồn tại rất ngắn, cách gì cũng bị đánh đổ. Những người cầm quyền khôn ngoan biết nhanh chóng chuyển một cách hòa bình sang thể chế dân chủ. Vừa qua nước Myanma đã cho một thí dụ tương tự.
Có vài ý kiến cho rằng, cách gì cũng phải thay đổi thể chế nhưng cứ theo Trung quốc, chờ cho Trung quốc thay đổi thì ta đổi theo. Tại sao lại có tư tưởng nô lệ, thích làm nô lệ như vậy.
Khi Đảng chủ động nhận ra sai lầm của con đường cũ, từ bỏ CNML, cải cách thể chế chính trị theo dân chủ, quay về phục vụ lợi ích dân tộc thì lấy lại được lòng tin của nhân dân, vẫn có thể giữ được vai trò của đảng cầm quyền. Tấm gương của đảng PAP của Singapore là rất nên được tham khảo. Còn nếu như Đảng vẫn quyết kiên trì CNML, kiên trì giữ vững độc tài toàn trị để cho các nhóm tư bản đỏ lộng hành thì đến lúc nhân dân không chịu nổi sẽ vùng lên, tấm gương của Liên xô và các nước Đông Âu hãy còn đó.
Nhân dân đang theo dõi Đại hội XII với hy vọng trong các đại biểu có được một số người có trí tuệ và dũng cảm, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, dám đứng lên vạch rõ sự thật nghiệt ngã của Đảng và của xã hội, đòi từ bỏ con đường cũ sai lầm, đòi tổ chức lại Đảng và cải cách thể chế chính trị để cứu dân tộc thoát khỏi tai họa đang rình rập. Liệu hy vọng đó có thành sự thật?
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN