ĐIỂM BÁO MẠNG
Quốc tế: Xem chiến đấu cơ Nga bắn phá diệt IS (VNN 1/10/2015)-Mục tiêu trọng đại sau bước đi lớn của Putin (VNN 1/10/2015)-Em trai cựu Phó chủ tịch quân ủy TQ mất chức (VNN 1/10/2015)-Đã đến lúc khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế! (BVN 1/10/2015)- Nguyễn Đăng Quang
Trong nước: Giải pháp nào cho chuyện nghịch lý ở Đồng Bằng sông Cửu Long? (viet-studies 29-9-15)-Nguyễn Trọng Bình-Ai làm nên tên tuổi một tờ báo? (TBKTSG 28-9-15)-Tướng Công an sửng sốt với án giết người ở nông thôn (VNN 30-9-15) --Ẩn họa "thuốc mẹt" chợ quê (QĐND 30-9-15)-Tiếp viên mặc ‘nội y’ trong nhà hàng karaoke không phép (CAND 30-9-15)-'Biệt thự Pháp chỉ có tuổi thọ 100 năm' không chính xác (TVN 1/10/2015)- Nhiều quan chức nhanh chóng cực giàu nhờ ‘lỗ hổng’ (TVN 1/10/2015)-Vén màn bí ẩn cái chết nữ đại gia chè ở Trung Quốc (VNN 30/9/2015)-Việt Nam: Một nhà báo bị 6 năm tù vì làm “gián điệp” cho Trung Quốc (BVN 1/10/2015)- Thụy My
Kinh tế: Thủ tướng: “Thành công của các bạn là thành công của chúng tôi” (VnE 30-9-15) - Phát biểu của Thủ tướng tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu Việt Nam(chinhphu 30-9-15) -Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói về vấn đề chuyển giá ở Coca-Cola (Petrotimes 30-9-5)-Chủ tịch SSI: Đây là lúc “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đầu tư vào Việt Nam (TTVN 30-9-15) - 'Đất vàng' bỗng thành cao ốc: Hà Nội có gật vội? (ĐV 30-9-15)-Hà Nội có phải nơi đáng sống? (NĐT 1-10-15)-Nợ công bất ngờ lên 66,4% GDP: Sát sự thật hơn (ĐV 30-9-15)-Người Việt đang nghĩ gì về casino? (VnE 30-9-15)-Lập phố 'đèn đỏ', mở casino: Người Việt ai dám vào? (VNN 1/10/2015)- Kỹ sư Việt chế ôtô chạy nước lã, người Nhật chào thua (VNN 1/10/2015)- Mất viên kim cương 2 triệu: Nhốt 300 công nhân cả đêm (VNN 1/10/2015)
Giáo dục: Bùng nổ đại học: Cứ để thị trường “giải quyết” (VNN 30-9-15) -- P/v Nguyễn Minh Thuyết. Hầu hết dự án ODA giáo dục có...vấn đề (GD 30-9-15)-Trường đại học tự bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư: Xu thế và thời gian (ĐĐK 28-9-15)-Ép trẻ 3 tuổi mua sách hay 'sự tích thần đồng' (ĐV 30-9-15) - Vượt Thái Lan chỉ số đổi mới toàn cầu: Đừng tự mãn! (tuan's blog 29/9/2015)- GS Nguyễn Văn Tuấn-Khoa học thời toàn cầu hoá: Lạm phát tác giả bài báo khoa học (tuan's blog 30/9/2015)-Đà Nẵng đòi 'nhân tài' trả lại 10 tỷ đồng (VNN 1/10/2015)
Phản biện: Bùng nổ đại học: Cứ để thị trường “giải quyết” (VNN 30-9-15)-
Truy tìm bí kíp ‘ngẫu nhiên cả họ làm quan’ Vượt Thái Lan chỉ số đổi mới toàn cầu: Đừng tự mãn! (tuan's blog 29/9/2015)-Có hai cấp độ sự thật, anh Hoàng ạ (BVN 1/10/2015)- Nguyễn Khắc Mai-Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (BVN 1/10/2015)- Nguyễn Thanh Tùng-Chống tham nhũng – thật hay đùa? (BVN 1/10/2015)- Nguyễn Hoàng Anh
Thư giãn: Clip: Mẹo gấp quần áo siêu nhanh, siêu đẹp (VNN 1/10/2015)
BÙNG NỔ ĐẠI HỌC: CỨ ĐỂ THỊ TRƯỜNG "GIẢI QUYẾT"
Bài của pv NGÂN ANH/ VNN30/9/2015
Ông Nguyễn Minh Thuyết: “Cần tăng quyền tự chủ của các trường, để mỗi trường có bản sắc riêng. Cứ để thị trường sàng lọc. Thị trường sẽ quyết định anh có tồn tại được không, muốn tồn tại phải làm như thế nào”. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Ông Nguyễn Minh Thuyết lý giải tại sao các trường ĐH, CĐ lại nở rộ, để rồi dẫn đến tình trạng không ít trường rơi vào cảnh sống dở chết dở như hiện nay.
Đại học Việt Nam đã phát triển như bất động sản
Ông Thuyết so sánh “trường đại học Việt Nam giống như phố cổ ở đô thị, là những cái nhà bé tí, bề ngang chỉ 2 - 3m, nhóm lại thành một thành phố trông rất xấu, nhưng đập đi không được vì là của dân”, và nhận định:
- Sự phát triển của đại học cũng giống như sự phát triển của bất động sản, là thị trường tự phát. Và sau một hồi tự phát, sau khi những người mới mở có thu hoạch, thì hậu quả cũng đến rất nhanh. Bây giờ chính là lúc chúng ta gánh hậu quả sự phát triển đại học quá thiếu kế hoạch.
Nguyên nhân là ở đâu, thưa ông?
- Tôi đọc lại các Nghị quyết của Trung ương, từ đại hội VIII đến giờ, luôn thấy nhấn mạnh tới phát triển số lượng trong giáo dục đại học. Tới giai đoạn sau này mới có thêm ý phát triển số lượng đi đôi với đảm bảo chất lượng.
Nhưng tại sao cứ phải chạy theo số lượng như thế? Tôi cho rằng có một phần là sự lo lắng để đảm bảo nhu cầu học tập của người dân. Trước năm 2005, chúng ta có chưa đầy 200 trường ĐH, CĐ trong cả nước. Tỉ lệ đỗ ĐH, CĐ chỉ khoảng 1/10 so với số dự thi. Lo cho người dân có đủ điều kiện học tập là rất chính đáng.
Nhưng còn một lý do nữa là bệnh thành tích – đây là nguyên nhân thứ hai.
Vì muốn chạy theo những chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế và chỉ số phát triển con người, nên chúng ta tăng số lượng trường đại học, tăng số năm bình quân một người dân đi học để đạt chỉ tiêu cao, cải thiện thứ hạng của Việt Nam trước quốc tế. Chạy theo những thứ này, đại học phát triển mất cân đối.
Nguyên nhân thứ ba là chúng ta dựa trên những thông tin không chính xác, diễn giải số liệu không chính xác.
Chúng tôi đã từng hết sức can gián việc đặt chỉ tiêu 400 – 450 SV/ 1 vạn dân. Nhưng các vị lãnh đạo giáo dục rất kiên quyết. Lý do họ đưa ra là những nước xung quanh chúng ta như Thái Lan cũng đạt 400 – 450 SV/ 1 vạn dân, rằng đấy là tỉ lệ chung của các nước phát triển, muốn tăng chất xám phải đào tạo đại học nhiều...
Tuy nhiên, thực chất đây là con số chúng ta… tưởng tượng. Bởi Thái Lan, cũng như nhiều nước phát triển trong khu vực và thế giới, đã xây dựng xã hội học tập. Người dân đi học đại học cùng với sinh viên chính quy không phải để lấy bằng, để mà thu nhận kiến thức, kỹ năng cần thiết. Con số 450 bao gồm cả những “sinh viên” dạng này, chứ không phải là 450 người học đại học từ A – Z.
Mình diễn giải con số không đúng thì sẽ bị quá tải phát triển. Đây là điều rất đáng rút kinh nghiệm.
Và một nguyên nhân nữa là có thể có sự nể nang lẫn nhau, và có cả nguyên nhân tiêu cực ở đây. Địa phương nào cũng “con gà tức nhau tiếng gáy”, mang tư tưởng tự cấp tự túc, người ta có đại học, sân bay, bến cảng, nhà máy xi măng, nhà máy bia… mình cũng phải có đủ…
Theo ông, tại sao không có những cảnh báo từ sớm hơn?
- Năm 2004, phát biểu tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, tôi đã cảnh báo về chuyện phát triển đại học quá mức. Tôi có nói hiện nay nếu tính tất cả nhu cầu của các khu công nghiệp, cơ quan hành chính Nhà nước, trên cơ sở tính mỗi năm phát triển 10% doanh nghiệp, 10% người có trình độ đại học về hưu, thì cả nước cũng chỉ cần đến 20 nghìn cử nhân thôi, trong khi năm 2004 chúng ta đang đào tạo 200 nghìn cử nhân mỗi năm. Đến bây giờ chỉ tiêu đã là 600 nghìn.
Tổng hợp chỉ tiêu và thí sinh dự thi vào ĐH, CĐ từ năm 2001 đến 2014. Nguồn: Bộ GD-ĐT
Trong khi đó, ở nước ta 800 dân mới có 1 doanh nghiệp – con số hiện nay có thể cải thiện hơn, ở Mỹ cứ 10 người dân có 1 doanh nghiệp, ở Singapore 4 người dân có 1 doanh nghiệp. Những chỗ đó mới cần nhiều người có trình độ đại học.
Hay ở Nhật và một số nước phát triển, bà nội trợ cũng đi làm tiến sĩ, làm xong rồi về làm nội trợ. Đó là những nước giàu, có nhiều tiền họ mới làm giáo dục đại học đại chúng như vậy.
Rất nhiều nhà chuyên môn đang kêu gọi chuyển từ đại học tinh hoa sang đại học đại chúng. Tôi cho là với Việt Nam phải tính. Vào học 4 năm mất bao nhiêu tiền, ra trường không việc làm rồi đi lái xe, thì thà đi lái xe từ đầu đã trở thành một người lái xe giỏi.
· Để thị trường giải quyết
Hướng giải quyết cho câu chuyện này là như thế nào, thưa ông?
- Thực ra đây là chuyện đã không ít lần được đề cập. Trước hết, bản thân các trường phải cải thiện điều kiện, phương thức đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo.
Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Kế hoạch - Đầu tư phải có điều tra về nhu cầu nhân lực, và công bố, để định hướng cho thí sinh. Nếu có số liệu chính xác về nhu cầu nhân lực, tự khắc học sinh và các trường sẽ có điều chỉnh phù hợp.
Cũng cần tăng quyền tự chủ của các trường, để mỗi trường có bản sắc riêng.
Và cứ để thị trường sàng lọc. Thị trường sẽ quyết định anh có tồn tại được không, muốn tồn tại phải làm như thế nào.
Nếu có tiếp tục mở trường mới, phải quy hoạch ngay từ đầu là những trường đại học đủ tầm, đủ lực để đào tạo.
Tại Đối thoại Giáo dục Toàn cầu năm 2015 diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc cuối tháng 2 vừa qua, một diễn giả đã đưa ra thống kê so sánh giữa Chính phủ, nhà trường và doanh nghiệp về sự thích ứng với sự thay đổi toàn cầu về giáo dục, trong đó Chính phủ được đánh giá là bên chậm chạp nhất.
Ông có nhận định gì về điều này ở Việt Nam?
- Tôi thấy nhận định đó cũng đúng với tình hình Việt Nam. Nhìn chung, tư duy của mình chưa thoát khỏi bao cấp, mà giáo dục là điển hình.
Bộ GD-ĐT hiện nay quản chặt quá, rất trách nhiệm, nhưng chứng tỏ tư duy đã cũ. Trong khi đó, có việc quan trọng nhất là tiền thì lại không quản được.
Nếu như trước khi cho xã hội hóa giáo dục đại học, các nhà làm chính sách nghiên cứu kỹ các mô hình nước ngoài, ngay từ đầu đã định rõ thế nào là trường đại học hoạt động vì mục đích lợi nhuận, không vì mục đích lợi nhuận, và có chính sách rõ ràng, chứ không vừa làm vừa điều chỉnh chính sách, thì các trường tư có thể đã phát triển khác.
Một trong những việc mà Chính phủ và cơ quan quản lý cần làm ngay là sửa Luật Giáo dục đại học, nêu rõ thế nào là trường đại học hoạt động vì mục đích lợi nhuận, trường nào không vì mục đích lợi nhuận. Tôi cho rằng định nghĩa trong Luật hiện tại là sai, tôi đã góp ý từ khi soạn thảo. Điều lệ Trường Đại học do Chính phủ ban hành định nghĩa lại đã đúng hơn, nhưng lại trái Luật. Tôi nghĩ Điều lệ đúng thì nên để, nhưng cần sửa Luật.
Từ vài năm nay Bộ GD-ĐT đã nhiều lần tuyên bố về việc giải thể các trường đại học hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, tới thời điểm này chưa một trường nào chính thức bị “tuyên án”, dù “ngắc ngoải” đã lâu. Ông nhận xét thế nào về tình trạng này?
- Không tuyên bố, nhưng thực chất có những trường đã chết rồi, việc các trường bị mua đi bán lại là minh chứng cho điều đó.
Tôi cho rằng nếu đi theo con đường doanh nghiệp, đại học không thành công. Đi theo con đường không vì lợi nhuận, trường sẽ thành công. Nhưng nếu vẫn giữ chính sách như hiện nay sẽ không làm được.
Nhà nước có cần “ra tay” đối với các trường công lập hoạt động không hiệu quả không, thưa ông? Ông nghĩ sao về ý tưởng “cầngiảm 1/3 số trường đại học công lập” như ông Trần Đức Cảnh đề xuất?
- Tốt nhất là để cho thị trường quyết định. Và nếu trường mà không đào tạo được chắc phải có hai cách, một là giải thể, hai là tự nhập lại với nhau.
Đối với các trường công lập, nếu còn muốn trường tồn tại và phát triển, các địa phương, các ngành chủ quản sẽ phải vào cuộc giúp trường định hướng lại. Ví dụ như trường bằng lòng trở lại làm trường cao đẳng tốt, thậm chí là trung cấp, đào tạo nghề cứng thì còn tốt hơn làm một trường ĐH yếu.
Cuối cùng thì có tín hiệu nào “tươi sáng” trong cuộc bùng nổ số lượng đại học hiện nay không, thưa ông?
- Tôi thấy có một vài thí điểm khá tốt, nhất là những thí điểm phát triển ngành học mới, mô hình đào tạo mới ở một số trường lớn, hấp dẫn sinh viên, có triển vọng.
Một số ngành của ĐHQG TP.HCM đã được tổ chức các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) công nhận đạt chuẩn khu vực.
Để tiếp tục những xu hướng này, tôi thấy chúng ta phải tổ chức kiểm định chất lượng, mời những tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế, khu vực vào đánh giá để xác định đâu là vàng, đâu là thau.
Một điểm sáng nữa tôi còn đang trông chờ, đó là vấn đề tự chủ của các trường. Hiện nay có 10 trường đang thí điểm tự chủ toàn diện, dù chưa có kết quả rõ ràng nhưng có 4 trường đã thí điểm đến năm thứ 6 mà không buông, chứng tỏ có triển vọng.
Vì vậy, cần trao quyền tự chủ đầy đủ hơn cho các trường. Tự chủ phải đi liền với cơ chế kiểm soát nội bộ, cụ thể là phải trao quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Hiệu trưởng cho Hội đồng trường. Đồng thời, phải có cơ chế cho xã hội kiểm soát. Đó là những điều kiện giúp cho nhà trường đi lên.
Xin cảm ơn ông.
Ngân Anh(thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét