ĐIỂM BÁO MẠNG
- Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gặp cộng đồng Việt ở Little Saigon (RFA 13-7-15)-Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài phỏng vấn lay động hàng triệu trái tim Mỹ (VTC 13-7-15)-Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ lên 72 tỉ USD (TT 13-7-15)-Báo Đài Loan lại dùng "ngáo ộp" đe dọa quan hệ Việt - Mỹ (GD 13-7-15) - Chuyến thăm Việt Nam của TT Obama rất quan trọng (TVN 14/7/2015)-‘Tổng Bí thư gây ấn tượng mạnh với chính giới Mỹ’(TVN 14/7/2015)-Cuộc đàm đạo vượt tưởng tượng tại Nhà Trắng (TVN 13/7/2015)-Việt-Mỹ nâng quan hệ không vì nước thứ ba (VNN 14/7/2015)-Ai quyên tiền giỏi như Hillary Clinton? (VNN 14/7/2015)-BÀN VỀ “TAN SƯƠNG ĐẦU NGÕ” (BVN 14/7/2015)- Nguyễn Đình Cống-Một chuyến đi làm người dân yên lòng (BVN 14/7/2015)- Nguyễn Đăng Quang-Đại sứ Mỹ: “Việt Nam đang có những thay đổi” (BVN 14/7/2015)- Đỗ Dzũng /BBC
- Bí thư Thành ủy Hải Dương bất ngờ xin nghỉ công tác (VNN 14/7/2015)-Rồi thì cũng phải tin (BVN 14/7/2015)- Trần Phan-Phiên tòa bí mật và bản án tù chung thân (BVB 13/7/2015)- về Chu Vĩnh Khang (TQ)
- Hàng loạt đại gia nợ thuế: Chỉ có ở Việt Nam (ĐV 13-7-15) -Bầu Đức đã đến thời... hốt bạc? (Vef 14/7/2015)-Hoảng loạn Trung Quốc và cú đổ dốc tại Việt Nam (Vef 14/7/2015)
- Giá nhà tăng nhanh, lo ngại bong bóng bất động sản: Bộ trưởng Xây dựng nói gì? (BĐS 14/7/2015)-Trăm kiểu phản đối chủ đầu tư của dân chung cư (BĐS 14/7/2015)-Chung cư Hà Nội: Đêm về căn hộ sáng đèn được bao nhiêu? (BĐS 13/7/2015)-Dự án khổng lồ mấy chục nghìn tỉ quyết cái... là xong (BVB 14/7/2015)
- Mạng xã hội Việt Nam 'đại bại' vì quá tham lam? (Petrotimes 12-7-15)-Nên dừng ngay việc đăng tải tình tiết ly kỳ của tội ác (VNN 14/7/2015)- p/v TT BTTTT Trương Minh Tuấn-Một góc nhìn về vụ thảm sát Bình Phước (TVN 13/7/2015)-Tài xế chở gỗ tiết lộ bí mật sau thảm án 6 người chết (VNN 14/7/2015)
- Giá trị thực sự của nền dân chủ không thể phủ nhận (CAND 13-7-15) - PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng- Gánh nặng quê nghèo: Có thứ quỹ gọi là “nuôi cán bộ” (BVN 14/7/2015)- Hoàng Anh-Thiện Nhân-Tình cảnh bị đàn áp của phụ nữ hoạt động vì nhân quyền ở Việt Nam (BVN 13/7/2015)- Hải Ninh/ RFA
- Chuyện lạ ở TP.HCM: học 4 tháng lấy bằng… 'thạc sĩ mini' (NĐT 12-7-15) -Một tia sáng loé lên (tuan's blog 13/7/2015)-GS Nguyễn Văn Tuấn-“Nguyễn Du chính là ông Quang Trung” (!?) (BVB 13/7/2015)
- Nhà thơ Hữu Thỉnh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (VnEx 11-7-15)-Ban chấp hành Hội Nhà văn vắng bóng người trẻ (VnEx 13-7-15)- Nhà văn nói gì về kết quả Đại hội Nhà văn (Petrotimes 11-7-15)) - Giữ vững vai trò “bệ phóng” sáng tạo của các nhà văn (QĐND 12-7-15) -Nhà văn Mã Anh Lâm: "Tôi làm thơ từ hồi lớp Ba" (HNV 10-7-15)
- Rắn độc châu Phi bị chim mỏ sừng nuốt chửng (VNN 14/7/2015)-Ý tưởng vòng đeo tay thay thế smartphone gây sốt (VNN 14/7/2015)
MỘT TIA SÁNG LÓE LÊN !
Bài của GS NGUYỄN VĂN TUẤN/ tuan's boig 13/7/2015
Thời gian qua, tin đồn râm ran là sẽ có một đại học Mĩ ra đời ở VN, và có gốc từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Bây giờ, qua chuyến đi của bác tổng Trọng thì chúng ta biết rằng Fulbright University Vietnam (hay FUV) sẽ thành sự thật (1). Có thể xem đó là một tia sáng loé lên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Sự ra đời chính thức của FUV cũng có thể xem là một chỉ dấu cho sự thay đổi tầm nhìn về Mĩ (?)
Trong 20 năm qua, trong khi các nước khác, đặc biệt là Úc và Pháp, mở trường đại học ở VN, thì Mĩ dường như chỉ ... đứng nhìn. Úc có lẽ là nước đến giúp VN sớm nhất trong giáo dục. Qua những nỗ lực cá nhân phía Úc và VN, trường RMIT đã được hình thành ở Sài Gòn, và nay có một cơ sở khang trang, thậm chí còn khang trang hơn cả RMIT bên Úc. Nhưng RMIT là trường loại II bên Úc, chứ không thuộc hạng "elite". Các trường lớn và danh tiếng thuộc nhóm G8 của Úc chưa dám thiết lập chi nhánh ở VN. Kế đến là những đại học theo kiểu liên kết như Việt - Đức, Việt - Pháp ra đời. Còn Mĩ thì hình như không tham gia "cuộc chơi". Trong thực tế, tôi biết các trường nghiêm chỉnh của Mĩ cũng có gửi người đến thăm dò tình hình đại học ở VN, nhưng họ về và đều lắc đầu. Họ nghĩ rằng trường của họ chẳng có lợi lộc gì khi lập campus ở VN. Vả lại, đại học VN chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị quá sâu đậm, nên khó mà có tự do học thuật ở đó. Thay vào đó là những cơ sở buôn bán bằng cấp giả danh "đại học" từ Mĩ hăm hở nhảy vào Việt Nam làm ăn, và họ làm ăn rất khấm khá. Họ thậm chí còn lường gạt các đại học lớn và lâu đời của Việt Nam kí hợp đồng đào tạo với họ!
Cũng xin nói thêm là mặt khác, người Việt ở trong nước mong chờ từ Mĩ hơn là từ Úc hay Pháp, vì nói cho cùng dân Việt Nam yêu Mĩ hơn yêu Úc. Cái tâm lí sính Mĩ này đã có ngay từ lúc trong trại tị nạn, khi đại đa số người Việt chỉ chờ đi định cư bên Mĩ, chứ ít ai đi Úc hay Âu châu.
Nhưng cuối cùng thì người Mĩ cũng nhập cuộc. Một đại học "chính thống" (hiểu theo nghĩa có sự yểm trợ của hai chính phủ) ra đời. Sau những vận động đằng sau hậu trường và nỗ lực cá nhân, thì FUV cũng chính thức được chấp nhận, và được cấp đất (15 ha). Theo thông cáo báo chí thì FUV sẽ hoạt động như là một đại học hoàn toàn phi lợi nhuận. Trước mắt trường sẽ giảng dạy các môn như quản trị kinh doanh, toán và khoa học máy tính, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội và nhân văn.
Còn sớm quá để nói FUV sẽ là một tác nhân tích cực trong nền giáo dục đại học ở VN. Nhìn qua các đại học “Vietnam – XXX” trước đây, chúng ta thấy sau một thời gian "kèn trống" và hào hứng, rồi cũng dần dần bình lặng. Giấc mơ một đại học đẳng cấp quốc tế theo mô hình liên kết như thế cho đến nay vẫn còn chỉ là mơ ước. FUV có vẻ thực tế hơn, vì họ không đặt mục tiêu thành "đẳng cấp quốc tế", mà chỉ đơn giản là "hoạt động không vì lợi nhuận". Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard cho biết sẽ hoạt động theo các nguyên tắc "minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở" (1). Tất nhiên, mô hình quản lí minh bạch và trọng dụng nhân tài chẳng phải là ý tưởng gì mới, nhưng triển khai ý tưởng đó thành công ở VN là cả một thách thức.
Tôi nghĩ những người bảo thủ trong đảng chắc chắn đang nhìn và theo dõi FUV rất sát sao. Đối với những người này, bất cứ cái gì có "hơi hám" Mĩ là họ cảm thấy khó chịu, thậm chí tức tối. Ngay cả chương trình giáo dục VEF và Fulbright cũng từng trở thành một mục tiêu cho những người bảo thủ có dịp cảnh báo về "diễn biến hoà bình". Còn nhớ cách đây vài năm, Ban tuyên giáo có ra “Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động ‘Diễn biến hoà bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” (2). Trong đó có nhiều đoạn cáo buộc gay gắt về những hoạt động giáo dục của Mĩ ở VN. Chỉ thị có đoạn viết:
“Chúng tập trung vào 'chiến lược con người' để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hoá Việt Nam. Đến nay chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/ năm, còn 'Quỹ giáo dục Việt Nam' mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100 sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai dự án 'Góc Hoa Kỳ' nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ. Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản 'lộ trình 4 bước', trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở các cơ sở tại Việt Nam.”
Khi một quan chức trong sứ quán Mĩ tên là Palmer được hỏi về chỉ thị trên, bà thản nhiên nói đó là chuyện thường ngày ở VN. Bà nói đã quá quen với lối nói xách mé đó, nên không ngạc nhiên. Bà cho biết trong quá khứ còn có những văn bản hốt hoảng hơn, nặng nề hơn về các việc làm của các nhóm NGO và quĩ giáo dục của Mĩ. Nói tóm lại là có những người có lẽ do yếu bóng vía nên sợ bóng sợ gió, và ăn nói rất hốt hoảng. Nên nhớ rằng chỉ thị trên chỉ mới xuất hiện độ 5 năm trước đây mà thôi. Trong vòng 5 năm mà đã có một sự thay đổi về ý tưởng và kết cục là FUV được thành lập, phải nói là một biến chuyển chóng mặt. Nhưng phải ghi nhận rằng đó là một thay đổi mang tính tích cực.
Dù sao thì sự ra đời của FUV cũng là một tín hiệu tích cực cho nền giáo dục đại học VN. Qua những tương tác trong thực tế, tôi có thể cảm nhận rằng trong giáo dục đại học đang có một trào lưu mới đang làm thay đổi cục diện chung theo chiều hướng tích cực hơn, và những tác nhân của trào lưu đó không phải là các đại học lớn và lâu đời, mà là các đại học nhỏ hơn nhưng năng động hơn. Có thể kể đến một số cái tên nổi bậc như ĐH Tôn Đức Thắng, Duy Tân, Nông Lâm, Vinh, Nha Trang, Đà Nẵng, và một phần nào đó có thể kể đến cả ĐH Đồng Tháp. Theo kết quả phân tích của tôi, chính các đại học này đã góp phần nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế qua công bố khoa học. Hi vọng rằng FUV cũng sẽ tham gia "câu lạc bộ" các đại học mới và năng động đó để tạo được "momentum" đủ để tạo nên một biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
===
J.W. FULBRIGHT LÀ AI ?
James William Fulbright
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ-Nhiệm kỳ 3 tháng 1, 1945 – 31 tháng 12, 1974
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện -Nhiệm kỳ3 tháng 1, 1959 – 31 tháng 12, 1974
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng và Tiền tệ Hạ viện-Nhiệm kỳ3 tháng 1, 1955 – 3 tháng 1, 1959
Đảng phái Dân chủ
Theo Wikipedia;
James William Fulbright (9 tháng 4, 1905 – 9 tháng 2, 1995) từng là nghị sĩ Thượng viện Hoa Kỳ, đại diện cho bang Arkansas từ 1945 đến 1975.
Fulbright là một đảng viên Đảng Dân Chủ, đồng thời cũng là người trung thành với chủ nghĩa đa phương. Ông đã ủng hộ việc sáng lập ra Liên Hiệp Quốc và cũng là người giữ chức chủ tịch lâu nhất trong lịch sử Ủy ban đối ngoại của Hạ viện (Senate Foreign Relations Committee). Ông là một người chủ trương chống phân biệt chủng tộc và đã trực tiếp ký kết bản tuyên ngôn miền nam. Fulbright đã phản đối chủ nghĩa McCarthy và HUAC (House Un-American Activities Committee), sau đó ông trở nên nổi tiếng khi phản đối những dính líu của Mỹ tới chiến tranh Việt Nam. Những nỗ lực của ông trong việc thiết lập một chương trình trao đổi quốc tế cuối cùng đã đem đến kết quả là việc ra đời một chương trình học bổng hữu nghị mang tên ông, chương trình Fulbright.
Tổng thống Bill Clinton đã tuyên dương ông là một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét