ĐIỂM BÁO MẠNG
- Trần Quang Cơ với quan hệ Việt - Mỹ (viet-studies 1-7-17) -- Bản gốc của tác giả Đinh Hoàng Thắng-Nghĩ Từ Phát Biểu Của Ông Vương Nghị (viet-studies 1-7-15)-Nguyễn Trọng Bình-Ông Nguyễn Phú Trọng Thăm Hoa Kỳ (VT 30-6-15)- Tại sao Hoa Kỳ lại dung dưỡng CS Hà Nội? (Đàn Chim Việt 1-7-15) -Ông Trần Quang Cơ: Việc cần làm với Mỹ 'chậm cả 10 năm' (TVN2/7/2015) -Thách thức của vị Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Mỹ (Vef 2/7/2015)
- Tuyên truyền Hiến pháp cho kiều bào (ĐĐK 30-6-15) -Bút kí: Vừa đi đường vừa kể chuyện (tuan's blog 30/6/2015)- GS Nguyễn Văn Tuấn-Tranh cãi giữa lãnh đạo không chắc là tự do báo chí (BVB 2/7/2015)- Kính Hòa
- Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trị bệnh tại Pháp (TT 1-7-15) -
- ‘Bóng ma’ Hy Lạp vẫn chưa hiện đủ hình hài (TVN 2/7/2015)-Mỹ sẽ 'nối gót' Hy Lạp bị khủng hoảng tấn công? (VNN 2/6/2015)
- Cần tạo được áp lực để EVN thay đổi (CAND 2-7-15) -Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh (TBKTSG 1-7-15) - Có ý kiến của Lê Đăng DOanh, Nguyễn Đình Cung-ĐIỆN LÀ ÁNH SÁNG NHƯNG LẠI TÙ MÙ (BVN 2/7/2015)- Tô Văn Trường
- Gà Việt khủng hoảng với đùi gà Mỹ rẻ như rau (NLĐ 1-7-15) -Gốm Việt, hồn Tây (TP 1-7-15)-Ăn quả sung Mỹ: Đặt hàng 2 tháng mới có (Vef 2/7/2015)
- Bkav thu hồi Bphone: kế hoãn binh? (TGTT 1-7-15)
- Xem cá sấu xơi tái cả rùa (VNN 2/6/2015)-Gấu mẹ tận tình dạy con cách trèo cây (VNN 2/6/2015)-Trăn nghẹn vì nuốt lợn rừng quá "khủng" (VNN 2/6/2015)
ĐIỆN LÀ ÁNH SÁNG NHƯNG LẠI TÙ MÙ
Bài của TÔ VĂN TRƯỜNG/ BVN 2/7/2015)
Nói đến điện tức là năng lượng nhưng trước hết là nói đến ánh sáng, nói đến sản phẩm tuyệt vời mà con người có thể tạo ra. Điện là sáng, vậy mà ở nước ta xem ra nó vẫn cứ tù mù! Tù mù không phải do sụt áp, do quả tải mà là tù mù trong cách tính giá thành, giá bán điện. Vì sao nên nỗi?
Điện sinh ra ánh sáng, nhưng nó lại được nuôi dưỡng trong tù mù, nên nó điên nặng lắm. Trong một nền kinh tế thị trường, lẽ ra dùng nhiều sẽ được giảm giá thì ở nước ta lại dùng nhiều thì bị tính theo giá lũy tiến là có bàn tay độc quyền nhà nước trong đó. Nhưng ngược đời là phần thu trội lên lên vì tính theo giá lũy tiến đó không được nộp cho ngân sách nhà nước, mà ngành điện được hưởng trọn vẹn. Có thể nói đây là một hình thức bóc lột lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu lợi riêng.
Chúng ta đều biết điện có thể được tạo ra từ việc đốt than đá, khí tự nhiên, nhiên liệu dầu, từ năng lượng hạt nhân hay thủy điện, khai thác từ gió, ánh sáng mặt trời, hoặc lấy nhiệt từ lòng đất (địa nhiệt). Yếu tố truyền tải điện từ trạm phát điện đến khách hàng cuối dựa trên một mạng lưới truyền dẫn và phân phối phức tạp, gọi là lưới truyền tải điện hoặc lưới điện.
Sơ đồ dịch vụ điện ở Mỹ
Nguồn: Dự án phát triển giáo dục năng lượng quốc gia
Ủy ban điều tiết điện lực liên bang (FERC)
Do việc cấp điện (phát) và nhu cầu (phụ tải) phải là cân bằng liên tục, các đơn vị điều hành hệ thống điện phải liên tục điều chỉnh quy mô phát điện đến phụ tải trên lưới điện. Ví dụ: tối ưu hóa các nguồn phát trong khi duy trì độ ổn định với chi phí thấp nhất (không cắt giảm điện trừ khi trong trường hợp bất khả kháng không thể dự báo được trước).
Mô hình cấp điện cạnh tranh
Ngành công nghiệp năng lượng điện ở Mỹ đã thay đổi đáng kể từ năm 1990. Các yếu tố cạnh tranh đến phát điện tạo ra bởi công nghệ, yếu tố thị trường và chính sách của chính phủ đã cho phép người dùng tại một số bang được quyền lựa chọn nhà cung cấp. Ngoài ra, việc hình thành một số thị trường bán buôn ở quy mô khu vực đã tăng tính hiệu quả của thị trường và sự minh bạch về giá.
Phương thức tính giá điện ở Mỹ
Ở Mỹ, họ chia ra làm 2 phần:
- Dây dẫn cao thế, tới một vùng thường chỉ có 1 đường dây (cũng như đường xá chỉ có một) vì tính chất độc quyền thiên nhiên nên giá phải bị kiểm soát.
- Ở một vùng có thể có nhiều nhà máy sản xuất điện nên có thể tự do cạnh tranh giá, dùng đường truyền (theo giá kiểm soát) dẫn đến người tiêu thụ.
Người sử dụng nhiều như công ty có thể có hợp đồng với người sản xuất điện mua theo giá thương lượng. Ở một vùng mà người sản xuất điện độc quyền cung cấp điện, giá bị kiểm soát.
Giá bị kiểm soát là giá đầu vào (nguyên liệu, dịch vụ, lao động) cộng chi phí khấu hao đầu tư (tính theo giá thay thế) cộng phần trăm lợi nhuận. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá thành là giá đầu vào và giá thay thế đối với tài sản cố định thay đổi. Giá thành công khai minh bạch nên người dân dễ dàng chấp nhận giá điện theo thị trường bởi các hợp đồng được ký kết.
Giá điện ở Việt Nam
Ngay cả nhiều chuyên gia trong ngành điện cũng không được biết công thức tính giá điện mà chỉ biết Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương quy định về thực hiện giá bán điện. Đây là Thông tư liên quan đến loại người tiêu thụ và loại giá được hưởng, chứ không liên quan đến giá người sản xuất điện được phép tính.
Giá điện Việt Nam thấp hơn các nước nhưng lương bổng, sinh hoạt cũng thấp hơn nhiều. Trong cái “rẻ” của giá điện, phải nghĩ đến phần lớn vốn xây dựng các dự án điện quốc doanh là từ vốn ODA, vay lãi suất thấp, vốn nhà nước, phải kể đến thủy điện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu điện. Trong đó thì nhà máy thủy điện Hòa Bình và Thác Bà đã khấu hao hết từ lâu. Khấu hao hết không có nghĩa là không tính phần sửa chữa để tiếp tục khả năng cùng một lượng điện. Tuổi đời càng cao, sửa chữa có thể càng lớn. Đó là chưa kể phải chi thêm để nâng chất lượng máy móc.
Ngoài vấn đề chi phí sản xuất các nguồn điện khác nhau, thông tin về sử dụng và đơn giá sử dụng điện trong các ngành khác nhau hay các loại tiêu dùng (cho sản xuất hay cho tiêu dùng của chính phủ và hộ gia đình) cũng không thể tìm được để giúp phân tích về sử dụng.
Để kiểm soát ngành điện, cần có công thức tính giá, thông tin về lượng cung, chi phí cũng như thông tin về lượng dùng, giá cho từng loại khách hàng. Còn về nhiệt điện, Việt Nam chưa nhập than và dầu khí nhiều để phát điện, nên giá nhiên liệu đầu vào cũng thấp.
Việt Nam đang bán điện với giá trung bình cỡ 7cent/kWh tương đương với Thái Lan và Trung Quốc. Từ ngày 16/3/2015 mức giá điện mới được áp dụng tăng 7,5% , thực tế nhiều gia đình đã phải trá giá điện tăng gấp 2-3 lần do cách phương pháp tính lũy tiến của ngày điện lợi cho người nghèo thì ít nhưng lợi cho ngành điện thì nhiều.
Trong khung cảnh nền kinh tế của ta đang ở giai đoạn quá độ nên nó đang hỗn độn, không theo hẳn thị trường mà cũng không còn như thời bao cấp, nên dựa trên cơ sở nào để phán quyết đúng sai cho một sự việc cụ thể quả là khó. Kêu ca của người tiêu dùng, giải thích của EVN – ai cũng có lý cả. Có điều ai cũng thấy rõ là với mô hình doanh nghiệp nhà nước nói chung thì cứ mập mờ vai trò kinh doanh (để giải thích về tính tự chủ của doanh nghiệp khi có vẻ đang thắng thế và chi tiêu quá tay) của một doanh nghiệp với vai trò xã hội (để giải thích khi làm ăn thất bát). Riêng một số tập đoàn (như EVN) còn độc quyền thì còn sự tùy tiện và khi không có cạnh tranh thì khó nói tới hiệu quả.
Xét về khía canh kinh doanh, sản xuất thì điện Việt Nam đang sản xuất ở mức phải trợ giá thông qua nhiều cách khác nhau và điều này thì không tốt trên bình diện chung cho đất nước vì nó trái quy luật kinh tế nhưng tăng giá điện thì dân phản đối mạnh vì thu nhập còn khó khăn và giá thành sản xuất điện tù mù, không rõ ràng minh bạch.
Giá điện thấp gây ra nhiều hệ lụy như không phát triển được năng lượng tái tạo không có được công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp vì việc cân đối giá thành thì công nghệ tiết kiệm năng lượng không có lãi suất bằng so với công nghệ lạc hậu hơn và đầu tư thấp hơn. Ý thức tiết kiệm điện của người dân thấp hơn đặc biệt với những người giàu tiền điện chẳng đáng kể.
Giá điện thấp cũng hại cho đất nước vì nhiều công ty FDI lợi dụng giá rẻ sản xuất nhiều lĩnh vực tiêu tốn năng lượng như xi măng, sắt thép, tận dụng nhân công rẻ trong nước để sản xuất còn thì nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài và sản phẩm thì xuất khẩu. Vậy thì cái bù giá điện của ta so với cái lợi về thuế họ đóng khiến cho ta chẳng còn lãi nữa.
Dân than phiền
Nhiều người dân ca thán ngành điện giảm chỉ số công tơ tháng thấp điểm để tăng ở tháng cao điểm. Thông thường vào tháng tết nguyên đán và tháng nắng nóng cao điểm, bao giờ nhu cầu sử dụng điện cũng tăng đột biến.
Ví dụ: Tháng 5/2015, ngành điện thường sử dụng “chiêu độc” như sau: điện 1 hộ gia đình thực tế là 151 kw. Nhưng khi thanh toán thì Ngành điện chỉ tính 101kw, để chuyển sang tháng sau 50 kw. Việc này, do bộ phận kinh doanh xử lý bằng cách ghi tăng, giảm chỉ số cuối của công tơ hàng tháng. Sang tháng 6, là tháng cao điểm nắng nóng nên lượng sử dụng = 351 kw, tăng so với tháng 5 = 200 kw. Nhưng vì tháng trước còn để lại 50 Kw nên hoá đơn thu tiền điện tháng này sẽ là 401kw. Vì vậy số 50 kw để lại tháng trước sẽ được tính vào giá luỹ tiến cao nhất (giá từ 401 kw trở lên) = 2.587 đ/kw, thay vì nếu tính từ tháng trước chỉ có 1.786 đ/kw (đơn giá từ 101 kw – 200 kw).
Với “chiêu” này thì số tiền ngành điện sẽ “móc túi” được của gia đình nói trên là: 50kw x (2.587 – 1.786) = 40.050đ, tính cả VAT = 44.055đ. Thời điểm chốt số công tơ theo định kỳ hàng tháng chỉ cần chậm thêm 1 – 2 ngày thì mức tiêu thụ điện sẽ tăng, theo đó số tiền cũng tăng vọt theo giá luỹ tiến như nói trên. Cái cần là “minh bạch hóa” giá thành thì xã hội mới có thể chia sẻ, thông cảm được.
Đề xuất công thức tính giá điện
Nhiều chuyên gia ngành điện cũng không được biết giá điện ở Việt Nam được tính trên cơ sở nào? Kể cả những lần tăng giá? EVN thì tiếp tục muốn độc quyền nhưng lại không muốn kiểm soát. Người dân thì chỉ muốn giá rẻ. Có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề năng lượng, hoặc là tăng cung hoặc là giảm cầu bằng cách tăng hiệu năng.
Cầu khó giảm và hiệu năng khó tăng nếu như giá năng lượng rẻ như hiện nay. Điều này chưa được phân tích kỹ lưỡng ở Việt Nam vì không thấy nơi nào cung cấp đủ số liệu. Hay nói cách khác mọi lời nói và mọi con số của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị bây giờ không có bảo chứng (thế chấp), lại “tiền hậu bất nhất” thì làm sao mà phân tích đánh giá cho chuẩn xác?.
Tôi không phải chuyên gia về giá, nhưng dựa trên cơ sở khoa học và căn cứ vào thực tế, có thể đề xuất công thức tính giá điện như sau:
Như vậy giá điện/chỉ số giá điện là giá tổng hợp dựa trên các yếu tố trên. Hệ số dựa vào điều tra giá thành sản xuất điện theo một công nghệ nhất định. Giá sản xuất từ nhà máy thủy điện thấp hơn giá sản xuất từ xăng dầu.
Để tính khấu hao thì phải biết giá trị máy móc, nhà xưởng dùng trong sản xuất. Vì giá thị trường của các loại này thay đổi nên phải tính theo giá thay thế .
Nếu đã biết công thức và các hệ số thì có thể dễ dàng tính chỉ số giá (hay độ điều chỉnh giá) khi biết giá các thành phần. Và nếu mọi sự đều minh bạch thì mọi thành phần xã hội đều có thể dễ dàng đi đến thỏa thuận về điều chỉnh giá để bảo đảm rằng người đầu tư điện có thể có lợi nhuận so với mức lợi nhuận trung bình trong xã hội và người tiêu thụ không phải bị “chém giá” một cách tù mù.
Lời kết
Nói đến giá điện là vấn đề là giá và hệ thống quyết định giá nằm ngoài ảnh hưởng chính trị và phe nhóm. Để so sánh việc sử dụng điện tạo ra 1 đồng US GDP thì Việt Nam dùng gấp 3-4 lần so với Philippines, Singapore và cao hơn nữa so với Úc. Không những thế, điện sử dụng ngày càng tăng để tạo ra 1 đồng GDP, và hệ số dùng cao nhất châu Á. Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô mang tính hành chính. Đây là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Việt Nam hiện nay thủy điện đã cạn, xăng không đủ dùng và chỉ còn than (lại xuất khẩu trái phép) năng suất lao động thấp nên giá điện phải tăng là tất nhiên. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải do một cơ quan nhà nước quyết dựa vào một công thức minh bạch, chứ không thể dựa vào quyền tăng của điện lực. Tiền thu do tăng giá, vượt giá thành và lợi nhuận cho phép, nên đưa vào quĩ phát triển năng lượng tái tạo thay vì sử dụng vào việc khác.
Ở Việt Nam, nên có một nghiên cứu nghiêm túc, chi tiết về năng lượng tái tạo để thay thế dần năng lượng hóa thạch sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
PHẢI CÓ THỂ CHẾ CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
Bài của pv TƯ HOÀNG TBKTSG 2/7/2015
TBKTSG Online) - Vì sao phải xây dựng thể chế cho thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam? Các chuyên gia kinh tế đã trao đổi với báo chí nhân hội thảo về chủ đề này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hôm nay, ngày 1-7, tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM: Thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý
Ông Nguyễn Đình Cung. Ảnh TL
Chúng ta đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nguyên tắc cái gì thị trường tự định giá thì để cho thị trường tự quyết định giá, những thứ gì cạnh tranh được thì thiết lập cơ chế cạnh tranh, Nhà nước chỉ quản lý ở khâu độc quyền tự nhiên.
Chúng ta đang muốn huy động thành phần kinh tế tư nhân vào sản xuất và phân phối điện thì chỉ có thông qua thể chế thị trường mới huy động được sự tham gia đầu tư của họ. Khu vực kinh tế tư nhân cần có chỗ trong sản xuất điện và thiết lập hệ thống phân phối điện tới người tiêu dùng. Ngành điện được thị trường hóa mới tạo ra nguồn cung dồi dào, có chất lượng để phát triển kinh tế, và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Thiết lập thể chế thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý. Có nhiều khái niệm như người vận hành thị trường, điều tiết thị trường, giám sát thị trường Việt Nam chưa có, hoặc có nhưng không độc lập. Ví dụ như cơ quan điều tiết phải độc lập, cơ quan hoạch định chính sách phải độc lập với chủ sở hữu. Như vậy, Việt Nam còn khác biệt khá xa so với quốc tế.
Các cơ quan này cần đứng độc lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng, và bảo vệ lợi ích người sản xuất. Cần tách biệt hệ thống truyển tải khỏi sản xuất, đây là hệ thống độc quyền tự nhiên nhà nước phải vận hành nó, để người sản xuất và người tiêu dùng có quyền bình đẳng như nhau và thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải. Giá cả của nó phải là giá dịch vụ công ích. Theo kinh nghiệm các nước thì nước ta còn khác khá nhiều, và con đường cải cách còn khá xa.
Vì sao càng dùng điện càng đắt? Lý do là các nước dưa thừa cung, càng sử dụng nhiều thì giá càng thấp vì chi phí sản xuất sẽ càng giảm. Còn Việt Nam thì đang thiếu hụt điện nên phải tính bậc thang tăng để người dùng tiết kiệm điện.
Ông Lê Đăng Doanh. Ảnh TL
Tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, vì sao?
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:
Việc tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, do tiêu dùng dân dụng của người dân miền Bắc tăng đột biến, và họ có hoài nghi.
Người ta xem lại giá điện, cách tính giá điện, nước thiếu điện áp dụng tính điện lũy tiến như nước ta, với mức lũy tiến phải phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu thực tế từng nước.
Còn một số nước tính giá theo giờ cao điểm, có đồng hồ để đo điện theo giờ, dùng giờ cao điểm giá cao, còn giờ thấp điểm giá thấp, nên nhiều doanh nghiệp chuyển giờ làm việc vào giờ thấp điểm, như Anh, Nhật làm việc ban đêm vì lúc đó điện giá rẻ, công nhân được lương cao hơn, giá thành sản phẩm thấp hơn, cạnh tranh tốt hơn.
Vấn đề của Việt Nam, giá điện lũy tiến có phù hợp với tình hình và thu nhập người dân chưa? Tôi nghĩ, giá điện những năm 2000 thì được tính tương đối hợp lý dựa trên tỷ giá lúc đó là khoảng 11.000 đồng/đô la Mỹ, giá điện hấp dẫn với nhà đầu tư.
Sau đó lạm phát tăng, tỷ giá tăng lên giờ là 21.700 đồng/đô la Mỹ thì giá điện không còn hấp dẫn. Vấn đề là đâu phải lỗi người dân gây ra lạm phát, giờ nói rằng giá điện thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư, nên phải tăng giá điện, dồn gánh nặng lên đầu người dân.
Người ta cho rằng, giá điện chưa hợp lý, nhưng thu nhập của người dân ta có tính bằng đô la Mỹ không, có bằng nước khác không mà so sánh với điện nước họ? So sánh giá điện Việt Nam với Singapore và nói là giá mình thấp, nhưng sao không so thu nhập của người dân nước họ với thu nhập của mình? Không nên tuyệt đối hóa lập luận “cả vú lấp miệng em” bênh ngành điện, không ai muốn ngành điện sụp đổ, nhưng tại sao lại bắt người dân phải gánh chịu cho EVN?
Nên cần tính lại giá điện, điều chỉnh cách tính thang lũy tiến lớn hơn, tại sao lại là 50kwh thì là một thang, tính ra một gia đình bình quân của Việt Nam với 1 tủ lạnh, tivi, quạt thì dùng bao nhiêu, lấy đó làm cơ sở tính thang giá điện, còn sau đó Nhà nước sẽ trợ cấp.
Việc tính giá điện theo thang đang đẩy khó cho người dân, cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thép, xi măng chết dở vì nhà máy phải vận hành liên tục vì nếu dừng là chi phí để tái vận hành rất lớn. Cần đặt giá điện trong bối cảnh năm tới Việt Nam phải cạnh tranh với khu vực ASEAN. Trong khi các nước trong khu vực tính giá điện hợp lý hơn, chi phí sản xuất hợp lý sẽ cạnh tranh tốt hơn, còn Việt Nam tính giá điện không hợp lý nên những ngành như thép giờ đã không còn cạnh tranh được nữa. Đó là viễn cảnh cần nhìn thấy trước để có điều chỉnh thích hợp.
Quản lý cũng đang là vấn đề. Để Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu, quản lý nhà nước, lại là người giám sát rõ ràng ông đá bóng và thổi còi. Bộ Công Thương chưa bao giờ từ chối việc nâng giá điện của EVN. EVN là Bộ Công Thương và Bộ Công Thương là EVN. Vừa rồi, một lãnh đạo ở EVN được chuyển về làm thứ trưởng Công Thương, thế thì Cục Quản lý Cạnh tranh trong Bộ sẽ không còn làm được gì nữa. Cục này cần được tách khỏi Bộ Công Thương để giám sát, điều tiết điện lực. Cơ quan này cần trực thuộc Quốc hội hoặc hoạt động theo luật, tương tự một số nền kinh tế thị trường khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét