ĐIỂM BÁO MẠNG
- "Người Cao Tuổi" là ai? (RFA 12-2-15)
- "Làm báo như Người cao tuổi không sai mới lạ" (VNN 12-2-15) Bộ TT&TT công bố toàn bộ quá trình thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi (infonet 12-2-15) Bộ TT&TT sẽ cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi gây phức tạp tình hình (infonet 12-2-15)
- Điều 258 và những người cao tuổi (BBC 12-2-15)
- HRW: Nhân quyền Việt Nam bị thế giới bỏ rơi (VOA 9-2-15) -
- Tân Hiệp Phát: “Chúng tôi bị phá hoại bởi thế lực thù địch” (NĐT 12-2-15)
- Ông Nguyễn Bá Thanh bị hôn mê khó qua được Tết (BVB 12/2/2015)
- Đặc nhiệm Mỹ chuẩn bị ra tay tiêu diệt các thủ lĩnh IS? (BVB 12/2/2015)
- 'Nên coi tiếng nói độc lập là điểm mạnh' (BVB 13/2/2015)
THỦ TƯỚNG: ĐÃ THẤY LÀM BÔ XIT HIỆU QUẢ, AN TOÀN
Bài của PHẠM HUYỀN trên Vef 10/2/2015
Alumin Tân Rai đang được giá, giúp TKV thu về tới 160 triệu USD. Alumin Nhân Cơ sẽ sớm hoàn thành trong năm 2015.
Chiều 9/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm dự án Alumin Nhân Cơ, Đăk Nông thuộc Tổ hợp bôxit Tây Nguyên. Thủ tướng bày tỏ niềm tin vào triển vọng phát triển một ngành công nghiệp nhôm bền vững và an toàn ở Tây Nguyên.
Thu 160 triệu USD từ boxit
Sau hơn 1 năm vận hành thương mại, sản phẩm alumina sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không có hàng tồn kho. Sản lượng alumina xuất khẩu trong năm 2014 đã đạt 490 ngàn tấn, đem lại nguồn thu ngoại tệ xấp xỉ 160 triệu USD.
Trước thông tin này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: "Rõ ràng ở Tân Rai, hiệu quả kinh tế đã thấy rất tốt. Thủ tướng đánh giá, việc xuất khẩu alumin trên thực tế dự án đã diễn ra đúng như các phương án trong dự toán. Giá alumin xuất khẩu còn cao hơn mức dự báo trước đây.
***
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Alumin Nhân Cơ
***
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh: "Dự án Tân Rai cho thấy, vấn đề hồ bùn đỏ là an toàn”.Theo báo cáo của TKV, giá bình quân xuất khẩu alumin cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn. Còn hiện nay, giá đã tăng lên mức 350-360 USD/tấn so với mức 300-310 tấn/USD hồi đầu năm.
Thủ tướng nói: "Chúng ta đã áp dụng công nghệ để sản xuất từ bùn đỏ ra sắt. Chúng ta đã làm được ở phòng thí nghiệm tốt rồi, nhưng còn một giai đoạn nữa để đưa ra sản xuất đại trà, sẽ giao cho doanh nghiệp làm".
Dự án sinh sau là tổ hợp alumin Nhân Cơ- Đắc Nông có nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ đã đạt tới 80%.
Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV TKV cho biết, dự kiến quý IV năm nay, nhà máy này mới hoàn thành. Ở dự náy này, TKV đã học hỏi được công nghệ ở dự án Tân Rai, do đó, đã "nội địa hoá" hầu hết việc thực hiện gói thầu nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Theo Chủ tịch Tỉnh Đắk Nông, ông Lê Diễn cho biết, vấn đề còn lại ở dự án này giờ chỉ còn là ở việc thực hiện khu công nghiệp Nhân Cơ và thiếu vốn.
Dự án này được Thủ tướng chấp thuận thực hiện vốn ngân sách hơn 1.793 tỷ đồng nhưng hiện, mới được cấp một nửa. Cùng đó là việc phải đồng bộ tiến độ giữa nhà máy Nhân Cơ với nhà máy chế biến alumin của công ty Trần Hồng Quân - nhà đầu tư tư nhân duy nhất có mặt ở tổ hợp này.
Công nghiệp nhôm hàng đầu thế giới ở Tây Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ, Tây Nguyên có trữ lượng quặng bauxite ước khoảng 11 tỷ tấn, thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Mục tiêu chung của Chính phủ là phải phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tây Nguyên.
Ông nói: "Từ quặng bauxit, chúng ta làm ra alumin. Hiện nay là để xuất khẩu nhưng mục tiêu lớn nhất là để phục vụ cho chế biến nhôm, đáp ứng nhu cầu trong nước".
"Chúng ta kỳ vọng sẽ phát triển Tây Nguyên thành vùng công nghiệp nhôm trọng điểm, lớn trên toàn thế giới. Với trữ lượng hiện nay, ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam có thể phát triển 50-70 năm", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Chủ trương của Chính phủ là khai thác bền vững và hiệu quả, trước hết là hiệu quả về kinh tế, sau nữa là phải đảm bảo về an toàn môi trường, có hiệu quả về văn hoá, xã hội".
***
***
Trở lại về hai dự án trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã xác định làm nhà máy Alumin Tân Rai, Lâm Đồng trước để thí điểm để rút kinh nghiệm. Sau này, khi phát hiện trữ lượng lớn quặng bauxite ở Nhân Cơ, trùng với thời điểm tách 2 tỉnh nên Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị để triển khai thêm dự án Nhân Cơ.
Thủ tướng cho biết thêm, hiện đã có hàng chục doanh nghiệp đã đăng ký sẽ đầu tư sản xuất chế biến sử dụng nguyên liệu nhôm Tây Nguyên. Ví dụ, có doanh nghiệp đã dự kiến sẽ mua nhôm lỏng ở đây, để sản xuất vành ô tô, xuất khẩu đi toàn thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh, "Các tín hiệu tích cực trên cho thấy triển vọng khai thác bauxite, sản xuất alumin và nhôm rất khả thi. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không vì thế mà chủ quan”.
Vì thế, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các đơn vị tiếp tục triển khai dự án với: ”chất lượng, tiến độ nhanh hơn và đảm bảo an toàn”.
Phạm Huyền
BÔ XIT TÂN RAI, NHÂN CƠ: CHƯA LÀM XONG ĐÃTHIẾU HÀNG
Bài của PHẠM HUYỀN trên VNN 13/2/2015
Đến thời điểm này có thể thấy rõ nguy cơ, alumin Tây Nguyên không đủ dùng trong nước trong vòng 3 năm tới. TKV dự kiến sẽ sớm nhân đôi công suất alumin Tân Rai và Nhân Cơ từ 1,3 triệu tấn/năm lên thành 2,6 triệu tấn alumin/năm.
Mỗi năm, Việt Nam tốn hơn 1,2 tỷ USD nhập nhôm. Trong khi đó, Việt Nam lại có nguồn quặng bô-xít thuộc hàng lớn nhất thế giới. Nếu phát triển thành công công nghiệp nhôm, Việt Nam sẽ có lợi thế lớn trên bản đồ cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến nay nhu cầu Alumin để phát triển chế biến nhôm đã vượt qua khả năng cung cấp của Tân Rai, Nhân Cơ. Có thể thấy rõ nguy cơ, alumin Tây Nguyên không đủ dùng trong nước trong vòng 3 năm tới.
Thời cơ cho nền công nghiệp mới
Kết quả từ chuyến đi thị sát tổ hợp bô- xit Tây Nguyên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã tiếp tục khẳng định, tiềm năng khai thác bô-xít và hình thành nền công nghiệp tại đây rất khả thi.
Một lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, Việt Nam đang phải phụ thuộc 100% nhôm nhập ngoại. Mỗi năm, chúng ta phải nhập hơn 500 ngàn tấn nhôm, mất 1,2 tỷ USD. Nhu cầu này sẽ tăng 10% với chủ trương phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng, máy móc, cơ khí...
***
Dự án bô - xít Tân Rai.
***
Mục tiêu quan trọng nhất khi Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam quyết tâm đưa dự án bô xit Tây Nguyên đi vào hiện thực và được Chính phủ ủng hộ cũng chính là nhằm hướng tới hình thành nền công nghiệp cơ bản này.Nếu như Việt Nam hình thành được nền công nghiệp nhôm, toàn bộ 1,2 tỷ USD trên sẽ không mất đi đâu mà biến nguồn lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế GDP. Mức đóng góp này ước tính là 0,3 điểm phần trăm. Chưa kể, kéo theo nền công nghiệp nhôm là mở ra chuỗi sản xuất các sản phẩm từ nhôm như đồ gia dụng, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, khung cửa với lợi thế tự chủ nguyên liệu trong nước. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam sẽ có điều kiện để tăng nội địa hoá.
Tại chuyến thị sát lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp, không phải chúng ta khai thác bô xit, sản xuất ra alumin là để xuất khẩu và dừng ở đó. Quan trọng hơn, từ alumin, chúng ta làm ra được nhôm và các sản phẩm sau nhôm, hình thành nền công nghiệp mới ở Tây Nguyên.
Theo ông Nguyễn Xuân Ba, Phó Trưởng ban Khoáng sản- hoá chất, Tập đoàn TKV cho biết, nhôm vẫn là thứ kim loại màu quan trọng của thế kỷ 21, chỉ đứng sau thép. 90% alumin- một loại nguyên liệu rất tinh khiết sản xuất từ quặng bô xit, là để điện phân ra nhôm. Nhu cầu mặt hàng này trên thế giới tăng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc, Indonesia, Trung Đông...
Việt Nam là 1 trong 10 nước trữ lượng bô xit lớn nhất thế giới và có chất lượng tốt nhất thế giới.
Các mỏ bô xít hầu hết tập trung ở ở Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, trữ lượng lớn, nằm gần nhau nên rất thuận lợi để xây dựng khu liên hợp khai thác bô xít và sản xuất alumina với quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu dài từ 50 đến 100 năm. Đây chính là tiền để để hình thành vùng công nghiệp nhôm đồng bộ.
Lan toả sang khu vực tư nhân
Từ thực tế các dự án bô-xít, tín hiệu tích cực nhất không phải ở việc sản phẩm alumin làm ra từ quặng bô xít Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng đã thu về hiệu quả mà quan trọng hơn, tổ hợp dự án bô xít đã tạo hiệu ứng thu hút đầu tư tư nhân tham gia.
Năm 2012, Công ty TNHH Trần Hồng Quân đã bắt đầu xúc tiến đầu tư và đến tháng 6/2014, nhà máy điện phân nhôm Đắc Nông của công ty này đã được cấp phép. Công suất chia làm 3 giai đoạn với mức tối đa là 450 ngàn tấn nhôm/năm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá rất cao tính tự chủ tài chính, không cần bảo lãnh của Chính phủ của doanh nghiệp.
***
***
Lãnh đạo công ty cũng cho hay, dự kiến năm 2017 sẽ bắt đầu có sản phẩm nhôm thương mại và đến năm 2019, sẽ hoàn thành công suất 450 ngàn tấn nhôm.Đại diện công ty Trần Hồng Quân cho biết, toàn bộ tổng vốn 665 triệu USD đều do doanh nghiệp này tự lo. Công ty đã chuẩn bị đủ vốn tự có là 20%. Hiện, công ty đang đàm phán khâu cuối cùng về việc vay vốn nước ngoài một khoản 200 triệu USD, phục vụ cho phần kỳ 1 dự án, từ nguồn tín dụng xuất khẩu ECA theo hình thức tín dụng bắc cầu, không có bảo lãnh của Chính phủ. Dự kiến trong quý I/2015, hợp đồng vay vốn với các tổ chức tín dụng sẽ được hoàn tất.
Nhu cầu tiêu thụ alumin của nhà máy nhôm Trần Hồng Quân sẽ lên tới 900 ngàn tấn /năm để đáp ứng công suất là 450 ngàn tấn nhôm/năm.
Trong khi đó, toàn bộ công suất hiện nay ở nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng đều đã được các khách hàng quốc tế bao tiêu hết. Nhà máy alumin Nhân Cơ, tỉnh Đắc Nông dự kiến hoạt động cuối năm nay cũng chỉ có công suất 650 ngàn tấn, thiếu ít nhất 250 ngàn tấn alumin cho nhu cầu của Trần Hông Quân.
Tập đoàn Huyndai, Hàn Quốc cũng đang xúc tiến một dự án nhà máy chế biến nhôm, công suất dự kiến còn cao hơn của dự án của Trần Hồng Quân. Do vậy, thời điểm này có thể thấy rõ nguy cơ, alumin Tây Nguyên không đủ dùng trong nước trong vòng 3 năm tới.
TKV dự kiến sẽ sớm trình dự án nhân đôi công suất alumin của cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ từ 1,3 triệu tấn/năm lên thành 2,6 triệu tấn alumin/năm.
Tiêu thụ nhôm của thế giới trong các năm qua tăng rất nhanh: Năm 2010 là 40,2 triệu tấn, năm 2012: 45,9 triệu tấn, năm 2003 khoảng 48,8 triệu tấn và dự báo 2015 là 55,0 triệu tấn (trong 5 năm tăng 1,37 lần).
Tiêu thụ nhôm tăng kéo theo nhu cầu alumin cho điện phân nhôm cũng tăng: Năm 2010 là 80,6 triệu tấn, năm 2012: 90,9 triệu tấn, năm 2013 khoảng 96,8 triệu tấn, dự báo 2015 là 110,1 triệu tấn (trong 5 năm cũng tăng 1,37 lần). Khu vực Châu Á đang thiếu hụt Alumina, phải nhập khẩu từ Úc hoặc Nam Mỹ, với khoảng cách rất xa, làm tăng chi phí.
|
Phạm Huyền
ĐỪNG TƯỞNG KHOAI LÀ BỞ !
Bài của TÔ VĂN TRƯỜNG trên BVB 15/2/2015
Sản phẩm alumina và hydroxit nhôm
***
Tây Nguyên không những nổi tiếng về tài nguyên khoáng sản, còn được coi là vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
Nhân chuyến đi thị sát thực tế ở Tây Nguyên ngày 10/2 vừa qua, những người có trách nhiệm đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin rất đáng khích lệ tính đến nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký hợp đồng bán alumina với 11 khách hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina và hydroxit nhôm, sản phẩm trung gian của nhà máy alumin với gần 20 khách hàng trong nước.
Thông tin trên báo chí theo TKV cho biết đầu năm 2014, giá bán (FOB cảng Gò Dầu) alumina ở mức 300-310 USD . Cuối năm, giá đã tăng lên mức 350-360 USD/tấn. Giá bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn.
Tổng sản lượng tiêu thụ luỹ kết hết năm 2014 đã đạt xấp xỉ 663 ngàn tấn trong nước trong đó, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn. Trong số này, TKV đã xuất khẩu 490 triệu tấn, đạt 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và thu về hơn 90 tỷ đồng cho các hợp đồng trong nước.
Đọc các con số này, theo tôi hiểu, một cái phải là tổng sản lượng sản xuất, một cái là tổng tiêu thụ, có nghĩa là TKV không xuất khẩu hết, còn tồn kho 173 ngàn tấn bẳng 26% sản lượng.
Trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, thì thông tin hiệu quả và an toàn của dự án bô xít Tây Nguyên rất đáng khích lệ, có tác dụng trấn an người dân. Tuy nhiên, ngẫm suy thì không phải như chúng ta hy vọng.
Theo lẽ thông thường khi tính hiệu quả của phương án thường xẩy ra hai xu hướng chủ yếu. Thứ nhất là cố tình tìm cách tính để giảm nhu cầu về vốn đầu tư để vừa dễ được thông qua, vừa tạo khả năng tăng hiệu quả kinh tế trong tính toán. Về phương diện này, phổ biến nhất là không đưa nhu cầu đầu tư vào các ngành phù trợ như đầu tư vào giao thông vận tải, đầu tư về nguồn điện, nước. Ngoài ra, còn đầu tư vào hệ thống công trình hạ tầng xã hội để đảm bảo đời sống của người lao động đến từ tứ phương. Cố tình tính giá thành thấp (có liên quan đến mức khấu hao thấp vì vốn đầu tư đã hạ thấp), tính giá bán theo phương thức nhu cầu cao nên giá bán cao.
Thứ hai là nhân tố thời cơ tức thời điểm đầu tư có hiệu quả nhất. Có thể lấy cầu Chương Dương để minh họa khi hoàn thành đã phát huy ngay hiệu quả và vẫn đang tiếp tục phát huy dầu có thêm cầu Thanh Trì và Cầu Thăng Long. Thế nhưng khi hoàn thành cầu Thăng Long thì phải một thời gian dài sau đó mới phát huy được hiệu quả chứ không phát huy ngay được như cầu Chương Dương.
Đối với dự án bô xít Tây Nguyên, giá xuất khẩu bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn, nghĩa là mỗi tấn cao hơn dự trù là 1,5 USD. Mới nghe, dễ ngộ nhận là hiệu quả, nhưng thực tế người ta cố tình lờ tịt, né tránh, không dám báo cáo với Thủ tướng về thực chất giá thành để so sánh với giá xuất khẩu mới thấy lỗ chỏng gọng!
Giá bán cao hơn dự tính 1,5US/ tấn thì thấy nhấn mạnh, xin hỏi thế còn chi phí môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu mà TKV xin giảm hàng chục US/ tấn so với quy định của nhà nước thì vì sao chẳng ai nhắc tới!? Phương Tây có câu ngạn ngữ rất chí lý:”Một nửa cái bánh mì là bánh mì nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật”. Theo các tính toán trước đây, so sánh giá xuất khẩu với giá thành thì mỗi tấn alumina bán ra lỗ khoảng 70 đô la/tấn, nếu ngày nay thời cơ được giá cao hơn dự tính mỗi tấn 1,5 đô la có nghĩa là bán ra 1 tấn vẫn lỗ 68, 5 đô la!
Xin lưu ý, trong cách tính gía thành của Việt Nam chưa kể đến khấu hao mà theo thông lệ khấu hao sản phẩm công nghiệp khoảng 30% giá thành. Có 2 loại khấu hao (1) Khấu hao giá trị trữ lượng của mỏ có nghĩa là lấy thì sẽ hết. Nếu mỏ thuộc nhà nước thì nhà nước lấy được bao nhiêu cũng có thể gọi là rent. (2) Khấu hao máy móc, nhà xưởng dùng để khai thác mỏ. Khi bắt buộc phải tính khấu hao để trả nợ thì hiệu quả của dự án càng thảm hại.
Dự án mới thực hiện trong 2 năm, đạt 75% công suất đã phải tính đến xây thêm khoang chứa bùn đỏ thứ ba. Chưa nói đến độ an toàn, và tác động đến môi trường xã hội, chỉ riêng cái tốc độ chiếm diện tích đất để làm hồ bùn đỏ đã như lưỡi gươm treo trên cổ người dân trong khu vực. Đã có nhiều phản biện khách quan và khoa học về các bất cập chế biến bùn đỏ thành sắt, tôi không nhắc lại trong khuôn khổ bài viết này .
Thông tin về Công ty TNHH Trần Hồng Quân, là doanh nghiệp tư nhân 100% vốn trong nước duy nhất có mặt trong tổ hợp bauxite nhôm Tây Nguyên và được coi là một mắt xích quan trọng kết nối đầu ra cho chuỗi sản xuất alumina ở Nhân Cơ, Đắc Nông và Tân Rai, Lâm Đồng của TKV vv...rất đáng khích lệ về chủ trương xã hội hóa nhưng họ yêu cầu EVN bán điện chỉ với giá 5 cen/KWh so với giá thị trường là 7 cent mà muốn phát triển điện phân nhôm càng “bấu véo” vào nguồn điện hạn chế của dân!?
Đừng quên rằng dự án điện phân nhôm triển khai ở Nhân Cơ được ưu đãi giá mua điện 10 năm đầu với giá rẻ hơn giá thị trường thì ngân sách nhà nước phải chi ra (qua EVN) hoặc móc túi người dùng điện tức là người dân, chứ lấy đâu ra để mà cân đối.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đầu tư khoảng hơn 7.000 tỷ đồng vào 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ (lấy nguồn vốn từ than) mỗi năm lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng nên vẫn đang loay hoay chưa tìm được lời giải!
Vấn đề xã hội quan tâm là hiệu quả và đóng góp của dự án bô xít Tây Nguyên thực chất cho ngân sách được bao nhiêu? Xuất khẩu hàng triệu tấn mà chẳng mang lại lợi ích thì sao cứ phải tiếp tục và mở rộng làm gì?
Theo Thông báo số 245-TB/TW ngày 24/4/2009 của Bộ Chính trị có đoạn nêu rõ :”Phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, chế biến alumi, nhôm, có bước đi thích hợp từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng” vv…
Người đọc hiểu tinh thần của Thông báo nói trên là làm thí điểm dự án bô xít Tây Nguyên. Nếu ngày nay, Nhà nước muốn chủ trương xã hội hóa phải rõ ràng, minh bạch, bởi vì Trung Quốc sẽ không ngần ngại, hỗ trợ “cánh hẩu” người Việt đứng ra để hợp thức hóa việc đặt chân chính thức vào Tây Nguyên thì hậu quả khôn lường. Lúc đó, cái hại nhất là người ta không chỉ thất vọng mà còn có thể suy diễn xa hơn. Không gì chán hơn là hy vọng mới nhen nhóm đã tan vỡ.
Đừng tưởng khoai là bở! Chúng ta có thể tham khảo thông tin phân tích nhìn vào buôn bán tương lai http://online.wsj.com/mdc/public/page/2_3021-londMetal.html?mod=mdc_cmd_pglnk. Điều đó có nghĩa là thị trường mua trước, thì giá aluminum sẽ hạ, như vậy giá bô xít cũng phải hạ theo.
Xin mượn lời “Sớ táo quân 2015” để kết luận cho bài viết này:
“Hàng nghìn tỷ đầu tư bô xít
Kiểu mần ăn lời ít lỗ nhiều
Dân kêu thì mặc dân kêu
Đã leo lưng cọp cứ liều xông pha”.
TVT (Tác giả gửi BVB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét