ĐIỂM BÁO MẠNG
- Vì sao Thủ tướng xử lý TBT Báo Người Cao Tuổi vào lúc này? (RFA Blog 20-2-15)
- Tại sao khởi tố Tổng biên tập Kim Quốc Hoa? (RFA 9-2-15)
- Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại (BBC 10-2-15) Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại (RFA 10-2-15)
- Khuyến khích tư nhân tham gia bô-xít Tây Nguyên (VNN 10-2-15) -????
- Mơ hồ khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước (TBKTSG 10-2-15)
- Việt kiều chỉ lý do trái cây Việt bị ghẻ lạnh (ĐV 10-2-15)
- Nhức nhối nạn mua bán người ở phía Nam (CSTC 9-2-15)
- “Quan hệ Việt - Mỹ đã có những tiến triển vượt bậc“ (VOV 10-2-15) -- P/v Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar
- Những màn ăn chơi thác loạn ở Đà Nẵng (ANTG Petrotimes 10-2-15)
- Người phố Cát Dài (viet-studies 10-2-15)-Nguyễn Thị Ngọc Hải
- Nhớ Tiến sĩ Lê Văn Hảo thời ở Huế (VHNA 10-2-15) -- Bài Nguyễn Đắc Xuân
- PGS. Trần Đình Hượu: Di sản để lại của một trí thức lớn ‘bất phùng thời’ (TVN 10-2-15) -- Bài Trần Ngọc Vương
- Từ "chợ sách" của một số người viết trẻ (ND 10-2-15)
- Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm trái pháp luật (BVB 10/2/2015)- PV Bà Cù Thị Hậu
- Kim Quốc Hoa là con người như thế nào? (BVB 11/2/2015)- VNTB
- Vì sao năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực ? (BVB 11/2/2015)
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN (BVB 11/2/2015)
MƠ HỒ KHÁI NIỆM TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Bài của TƯ HOÀNG trên TBKTSG 10/2/2015
Các nhà kinh tế lo ngại về khái niệm TĐKT còn mù mờ. Ảnh TG.
***
(TBKTSG Online) - Khái niệm về tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKT) rất mơ hồ đang dẫn tới nhiều hệ lụy sau khi các doanh nghiệp nhà nước lớn đã phát triển trở thành các tập đoàn thời gian qua.
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 10-2.
Ông Bùi Văn Dũng, Trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc CIEM, nhận xét rằng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, TĐKT được hiểu là một nhóm doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Điều này là một bước tiến và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo ông Dũng, vẫn theo Luật Doanh nghiệp, khái niệm TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Điều này đã dẫn đến hai cách hiểu ở các văn bản hướng dẫn luật.
Theo Nghị định 39, TĐKT là một nhóm công ty có số lượng lớn, dù có thể quy mô các công ty không lớn.
Bên cạnh đó, Nghị định 102 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp quy định TĐKT là nhóm công ty chỉ gồm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập.
Trong khi đó, chuẩn mực kế toán 25 xác định TĐKT bao gồm công ty mẹ và các công ty con, dẫn đến cách hiểu TĐKT chỉ có hai cấp doanh nghiệp.
“Rõ ràng, chưa có sự thống nhất trong nhận thức, trong khung pháp luật về khái nhiệm TĐKT,” ông Dũng nói.
“Như vậy, câu hỏi hiện tại Việt Nam có bao nhiêu TĐKT cũng không trả lời được. nếu không rõ khái niệm thì khó đề ra cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động cũng như bảo vệ lợi ích các bên có liên quan,” ông nói.
Ông Trần Tiến Cường, một chuyên gia hàng đầu về DNNN, bổ sung thêm: “Hơn 10 năm nay chúng ta vẫn cứ luẩn quẩn và rất rối về khái niệm, về nhận thức về TĐKT, nên tái cơ cấu cũng chỉ đến thế.”
“Có gỡ được lý luận về tập đoàn mới có cơ may giải quyết được mớ rối về TĐKT, tổng công ty Nhà nước,” ông Cường nói.
Theo báo cáo của CIEM, quy mô của các TĐKT nhà nước vẫn tăng khá nhanh và chiếm tỷ lệ áp đảo trong nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn nhất. Trong top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì 15 là TĐKT nhà nước.
Các TĐKT vẫn giữ vị trí thống lĩnh theo ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế: chiếm 99% trong sản xuất phân bón, 97% khai thác than, 94% trong sản xuất điện-gas, 91% trong truyền thông và 88% trong lĩnh vực bảo hiểm.
Ông Dũng của CIEM nhận xét, Luật Cạnh tranh quy định nhóm bốn doanh nghiệp có thị phần từ 75% trở lên trên thị trường sẽ đươc coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. Như vậy, luật này chưa bao quát được thực tế là phần lớn các TĐKT đều có trên 4 doanh nghiệp thành viên, và chiếm lĩnh thị trường; gây khó khăn cho việc đề ra các biện pháp kiểm soát độc quyền ở các TĐKT.
Tiến sỹ Đinh Quang Ty, Hội đồng Lý luận Trung ương, nhận xét: “Đã có hội chứng TĐKT mà chúng ta đã biết như Vinashin, Vinalines. Nhiều người nói nếu sờ đến các TĐKT thì tất cả đều có vấn đề. Tại sao 10 năm gần đây nền kinh tế có những trục trặc lớn như vậy và những trục trặc lớn liên quan gì với các TĐKT. Chúng ta chưa có câu trả lời.”
Ông Ty nói: “Câu chuyện lợi ích nhóm, sân sau có hay không? CIEM phải chỉ ra được những bất cập lớn nhất của các TĐKT liên quan đến bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung, cách Bộ Công thương đang bảo vệ EVN cho thấy Bộ này đang toàn đứng ở vai chủ sở hữu để ứng xử chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, trật tự thị trường không được quản lý, không cạnh tranh lành mạnh, tạo ra dư địa cho địa tô, cho lợi ích nhóm.
Hội thảo này nhằm giúp CIEM hoàn thiện một báo cáo về TĐTK do Hội đồng Lý luận Kinh tế Trung ương đặt hàng để làm cơ sở báo cáo cho Đại hội Đảng 12 năm 2016.
***
NHIỀU VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Bài của pv trên TP 11/2/2015
TP - Báo cáo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở Việt Nam” chỉ có 4 trang với 6 thành tựu chính của các TĐKT, trong khi phần tồn tại và hạn chế chiếm tới 8 trang.
***
***
Chạy đua thành tập đoàn
Sáng 10/2, tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững TĐKT ở Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho biết: Nhà nước đang cùng lúc làm 3 vai trò (xây dựng chính sách, chủ sở hữu doanh nghiệp (DN) và giám sát). Do đó, các bộ làm chính sách cũng là làm cho mình, thường chỉ giám sát người khác còn mình thì không. “Các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đang mâu thuẫn với chính mình. Rõ nhất là ngành điện, không nước nào Bộ Công Thương ứng xử với ngành mình quản lý như Bộ Công Thương Việt Nam, đấy là cách ứng xử của chủ sở hữu, không phải cơ quan quản lý. Từ đó, thị trường không có cạnh tranh lành mạnh, tạo ra “địa tô” (đặc quyền, đặc lợi)”, ông Cung nói.
Lý giải việc lãnh đạo các DN nhà nước thích lên tập đoàn, ông Cung dẫn chứng: Chức chủ tịch và tổng giám đốc TĐKT ngang hàm thứ trưởng, do Ban Bí thư quản lý, nên dễ tiếp cận lãnh đạo hơn. Ngoài ra, khi có lợi ích nhóm, người có địa vị sẽ thành lập các Cty “sân sau” (công ty gia đình), thông qua giao dịch để thu lợi về mình và gia đình. “Cách duy nhất để khắc phục tình trạng trên là tự do hóa thị trường càng nhiều càng tốt. Đồng thời, thiết lập thể chế giám sát, cân bằng quyền lực người đại diện vốn nhà nước, để họ trung thành vì lợi ích nhà nước”, ông Cung nói.
“TĐKT tư nhân sử dụng vốn chủ sở hữu tốt và dường như đang phát triển bền vững hơn các TĐKT nhà nước”.(Báo cáo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững TĐKT ở Việt Nam”)
TS Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng Ban Cải cách đổi mới DN nhà nước (CIEM) đánh giá, dù đã hơn 10 năm thành lập TĐKT nhưng chúng ta vẫn loay hoay. “Không nên hô hào phát triển TĐKT, rồi trao đặc quyền, đặc lợi để khuyến khích. Nên để thị trường tự vận động, khi các DN phát triển tới mức đủ lớn sẽ thành tập đoàn. Nhà nước chỉ đứng ngoài kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tới nền kinh tế do các tập đoàn tạo ra, chống độc quyền…”, ông Cường nói.
Ông Bùi Văn Dũng, Trưởng ban Cải cách và Phát triển DN (CIEM) cho rằng, dù chúng ta chưa có một định nghĩa rõ ràng về tập đoàn, nên dẫn tới tình trạng lộn xộn, thậm chí chạy đua thành tập đoàn. Thậm chí, có tập đoàn là thành viên của Hiệp hội DN nhỏ và vừa. Ngoài ra, luật cho phép đặt tên DN là tập đoàn, nên nhiều DN nhỏ và vừa đặt tên là Cty CP Tập đoàn A, hoặc Cty TNHH Tập đoàn B… nhưng thực tế số vốn chỉ vài tỷ đồng, thậm chí mới bắt đầu kinh doanh.
Nhiều câu hỏi lớn
Qua nghiên cứu về TĐKT của nhóm tác giả thuộc CIEM, nhóm nhận thấy những năm gần đây quy mô các TĐKT nhà nước tăng nhanh, chiếm tỷ lệ áp đảo trong nhóm DN lớn nhất nước (15/20 DN lớn nhất Việt Nam). Các TĐKT nhà nước hầu hết giữ vị trí thống lĩnh những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như khoáng sản, điện, dầu khí, gas, truyền thông, bảo hiểm…Trong khi đó, TĐKT tư nhân những năm gần đây tăng trưởng nhanh tài sản và vốn, dù vẫn rất nhỏ so với TĐKT nhà nước (tổng vốn của 8 TĐKT tư nhân lớn nhất chỉ bằng 15,5% tổng vốn của 8 TĐKT nhà nước). “TĐKT tư nhân sử dụng vốn chủ sở hữu tốt và dường như đang phát triển bền vững hơn các TĐKT nhà nước”, báo cáo đánh giá. Chẳng hạn, những năm gần đây, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các TĐKT tư nhân duy trì ổn định khoảng 55%, trong khi tỷ lệ này ở các TĐKT nhà nước tăng nhanh (từ mức 1,92 lần năm 2010, lên 2,70 lần năm 2013).
Ông Bùi Văn Dũng (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết, hiện môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện tối đa cho DN phát triển để hình thành TĐKT. Đặc biệt, DN tư nhân bị nhiều rào cản, chưa được bình đẳng với TĐKT nhà nước để tham gia lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cũng như tiếp cận vốn, đặc biệt vốn ODA.
Theo ông Dũng, TĐKT nhà nước lâu nay quá coi trọng quy mô, hoạt động đa ngành nghề mà không tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi; vượt quá năng lực tài chính, quản trị… Kết cục, hiệu quả hoạt động của nhiều TĐKT nhà nước chưa tương xứng với các nguồn lực đang nắm giữ. Nhiều TĐKT nhà nước tham gia vào lĩnh vực rủi ro (như tài chính, ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm), gặp khó khăn trong quản lý, giám sát khi thị trường có biến động mạnh.
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất, cần hướng tới việc thành lập TĐKT dựa trên nguyên tắc thị trường, dựa trên nhu cầu nội tại của các DN. Với TĐKT nhà nước, phải tái cơ cấu hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, vốn; thiết lập và vận hành hệ thống giám sát; nhà nước phải thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu với tư cách một nhà đầu tư; áp dụng nguyên tắc, kỷ luật thị trường với tất cả các tập đoàn…
TS Đinh Quang Ty, Hội đồng lý luận Trung ương (đơn vị đặt hàng nghiên cứu) cho rằng, khi thành lập các TĐKT nhà nước, chúng ta chưa hiểu hết, nên thiên về chính trị nhiều hơn yếu tố kinh tế. “Phong trào TĐKT ai cũng biết, bên cạnh cái được đã có một số bất ổn lớn liên quan tới khối TĐKT nhà nước, khởi nguồn là Vinashin, rồi Vinalines. Trong 10 năm qua nền kinh tế VN có những trục trặc lớn, và những trục trặc đó liên đới gì với các TĐKT? lợi ích nhóm, sân sau có hay không…?, những câu hỏi lớn đó vẫn chưa được trả lời”, TS Ty nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét