Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

20141221. NHẬP KHẨU GIÁO TRÌNH

ĐIỂM BÁO MẠNG
NHẬP KHẨU GIÁO TRÌNH: NƠI HÀO HỨNG, CHỖ THỜ Ơ
Bài của NGÂN ANH /VNn 20/12/2014
Ở bậc phổ thông, những đề xuất về việc mua giáo trình nước ngoài một số môn khoa học tự nhiên về giảng dạy chính thức trong nhà trường đã không được chấp nhận. Tuy nhiên ở bậc đại học, xu hướng nhập khẩu giáo trình đang ngày càng phát triển.
Sinh viên Việt học sách Harvard
Đầu tháng 10 vừa qua, ĐH Kinh tế TP.HCM thông báo về việc chọn dịch hai cuốn sách nổi tiếng Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô ấn bản mới nhất của tác giả N. Gregory Mankiw để đưa vào đề án đào tạo chương trình tiên tiến. Tác giả N. Gregory Mankiw, giáo sư kinh tế ĐH Harvard, là một trong 25 nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.
***
giáo trình, nhập khẩu, Harvard, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH FPT
***
 Hai cuốn sách này được sử dụng làm giáo trình giảng dạy chính thức tại các chương trình đào tạo chất lượng cao của trường từ đầu tháng 10.
Tuy nhiên, đánh chú ý hơn là đến năm 2015 thì sẽ trở thành giáo trình rộng rãi được sử dụng rộng rãi cho sinh viên ngành kinh tế. Năm 2015 cũng sẽ có thêm 15 đầu sách khác của các NXB nước ngoài được dịch làm giáo trình đào tạo chính thức trong trường đại học này.
Việc nhập giáo trình nước ngoài về giảng dạy chính thức đã được thực hiện từ nhiều năm nay đối với các trường công lập có triển khai chương trình tiên tiến. Tuy nhiên, số sinh viên được tiếp cận với giáo trình của những trường “top 200” còn rất ít ỏi vì những hạn chế về tài chính và ngoại ngữ.
Sử dụng chính thức, rộng rãi giáo trình nước ngoài trong toàn trường thì có lẽ ĐH FPT là một trong những trường đầu tiên.
Tại trường ĐH FPT, ngoại trừ các môn Chính trị - Quốc phòng, tất cả các môn học còn lại đều dùng giáo trình nước ngoài với khoảng 200 đầu sách. Hệ đại học học giáo trình nhập khẩu và sử dụng Tiếng Anh để sinh viên thực sự có thể sử dụng được Tiếng Anh trong công việc sau này. Hệ cao đẳng thì sử dụng sách mua bản quyền dịch thuật.
Ông Đàm Quang Minh, hiệu trưởng nhà trường cho biết sách sẽ được các giảng viên và Ban phát triển chương trình lựa chọn và đề nghị bộ phận hành chính mua theo đường nhập khẩu. Sách được mua đủ dùng cho sinh viên toàn trường và cho sinh viên mượn vào đầu kỳ học. Tất cả đều từ các nhà xuất bản uy tín nhất trên thế giới.
Mỗi năm, trường này đầu tư cho hệ đại học khoảng 2 tỷ đồng cho việc mua sách cho hệ đại học và 1 tỷ đồng cho việc mua bản quyền và sản xuất sách cho hệ cao đẳng.
Giới hạn ở quy mô nhỏ hơn, từ năm 2007, trường ĐH Phương Đông đã nhập và sử dụng những giáo trình tiên tiến, chủ yếu dùng cho những sinh viên năm thứ 3 trở đi. Đó là giáo trình một số chương trình đặc biệt như kế toán, quản trị…
Lợi thế giáo trình nội không có
Theo TS Nguyễn Trọng Hoài, phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM thì việc nhập khẩu những cuốn sách có giá trị học thuật nước ngoài làm giáo trình chính thức là thực hiện mục tiêu tạo ra sự liên thông giữa chương trình đào tạo của ĐH Kinh tế TP.HCM với các ĐH lớn trên thế giới. Ông Hoài khẳng định “Có thể nói, đây là một hình thức quốc tế hóa chương trình đào tạo đại học trong nước, đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế, cần những kiến thức học thuật mới, cập nhật với đời sống kinh tế thế giới”.
Lý giải cho việc chọn nhập khẩu giáo trình, chứ không phải tự biên soạn hay sử dụng giáo trình của một trường trong nước, ông Đàm Quang Minh, cho biết “Việt Nam chưa nên tự viết giáo trình đại học vì thực tế chi phí để viết giáo trình sẽ đắt hơn là mua bản quyền và sử dụng. Đó là chưa kể đến việc chất lượng của giáo trình của Việt Nam hiện nay thực tế còn xa mới đạt tới chuẩn mực của thế giới”.
Ông Minh cũng cho rằng việc nhập sách giúp trường chủ động có được những sản phẩm tốt nhất và linh hoạt trong tổ chức giảng dạy. Điều này là không thể có được khi dùng sách trong nước.
Phân tích thêm, ông Minh nhận định khả năng viết báo quốc tế của Việt Nam còn kém nên việc viết được giáo trình đại học đúng chuẩn mực là việc còn khó khăn hơn. “Giả sử có một vài cá nhân xuất sắc làm được việc này thì cũng không có đủ một bộ sách thống nhất và kịp cập nhật với xu thế mới. Nhược điểm lớn nhất là chuẩn mực của Việt Nam và quốc tế là khác nhau đặc biệt trong các chuyên môn như kế toán hay luật. Đối với các chuyên ngành như CNTT thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm sử dụng sách quốc tế”.
Tuy nhiên, không hẳn đã có nhiều trường đại học hào hứng với việc làm này, đặc biệt với các trường được xếp vào hàng “top”....
Ngân Anh
Bài 2: Không mặn mà, nhưng không "bế quan tỏa cảng"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét