ĐIỂM BÁO MẠNG
- Bến Tre, nước biển dâng và nguy cơ bị lún chìm, xâm thực (TS 10-12-14) -- Bài GS Nguyễn Ngọc Trân.
- Tình trạng trẻ bị người thân xâm hại tình dục ngày càng tăng (TN 10-12-14) Gần 26% trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng(TBKTSG 10-12-14)
- Việt Nam chịu tác động kép khi giá dầu giảm (VnEx 10-12-14) - "Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, kim ngạch đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2013, việc giá dầu giảm cũng tác động trực tiếp tới ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết nếu giá dầu giảm một USD, ngân sách sẽ hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. "Nếu giá giảm về 85 USD thì thu ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng"◄ Giá xăng dầu Việt Nam giảm: Doanh nghiệp nước ngoài vui nhiều (ĐV 10-12-14)
- Trả giá xuất thô tài nguyên (TN 10-12-14)- đã đăng vào NTB blog 2/12/2014
- Giải mã hiện tượng Uber cho thị trường Việt Nam (VnEx 11-12-14) Ba “tử huyệt” của Uber tại Việt Nam (NLĐ 10-12-14) Giãy chết với Uber? (TGTT 10-12-14)
- Thăm garage sale – chợ phiên của giới trẻ Sài Gòn (TGTT 10-12-14)
- Đại gia ngàn tỷ thu tiền lẻ nước mắm, mỳ tôm (VEF 10-12-14)
- Ông Phan Đăng Long: Quan chức thuê nhà khác người dân (ĐV 10-12-14)
- Hội thảo về tình hình văn xuôi (Văn nghệ, 7-4-1990 & 14-4-1990)
- Ứng xử với “sách nhảm”: Quyền lực của người đọc (TT 10-12-14) -- Bài của Lại Nguyên Ân
- Một bản Kết luận đạo văn “đánh lừa” dư luận? (GD 10-12-14)
- Cử nhân chật vật với món nợ ngân hàng (CATP 7-12-14)
- Nghiên cứu lịch sử hay hư cấu văn chương? (VNCA 10-12-14)
- Sách về danh tướng bị đánh giá dùng tranh minh họa tùy tiện (VnEx 10-12-14) Nhiều vị tướng dân tộc bị 'kiếm hiệp hóa' (TN 10-12-14)
- Sách Hỏi đáp thông minh: Xin lỗi, chịu không nổi (TT 9-12-14)
- Trưởng ban cố vấn HHVN 2014: Không phải cứ ảnh “nóng” là xấu (infonet 10-12-14) -
- Nếu rút chân khỏi nền kinh tế Mỹ, Âu – Việt Nam càng bị tụt hậu (BVB 11/12/2014)
- Tướng công an xây biệt thự trái phép ...(BVB 11/12/2014)- Hải Châu/ infonet
- "Tôi không sợ thiếu binh mà chỉ sợ lòng dân không theo" (BVB 11/12/2014)- Trần Văn Tuấn
- Tác dụng ngược của kiểm duyệt thông tin (BVB 11/12/2014)- Lê Quang
- Thay cả dàn lãnh đạo các ngân hàng quốc doanh (BVB 11/12/2014)- Mạnh Hà/ VNn
- Đánh “giặc nội xâm” trước (BVB 11/12/2014)- Chân Ngôn/ NLĐ
- Vài suy ngẫm về nhân quyền và tra tấn (BVB 11/12/2014)- Jonathan London
NẾU RÚT CHÂN KHỎI NỀN KINH TẾ MỸ, ÂU- VIỆT NAM CÀNG BỊ TỤT HẬU
Bài của ĐOÀN TRẦN-DŨNG HIẾU trên BVB/VNEconomy 11/12/2014

Nguyên PTT Vũ Khoan
***
“Câu chuyện đột phá thể chế nghe 30 năm nay vẫn như thế, chưa biết bao giờ mới có thể thực sự đột phá?”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế, 30 năm nhìn lại”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức ngày 6/12.
Ông Vũ Khoan nêu lên một thực tế rằng sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về hội nhập, cái gì cũng khá lên như tổng lực của đất nước có tăng lên, thể chế cũng đã khá lên... nhưng tụt hậu vẫn hoàn tụt hậu.
Nguyên Phó thủ tướng phân tích, nội lực về kinh tế của nước ta chưa tương xứng tiềm năng, thậm chí có thể nói là đang tụt hậu so với thế giới. Thể chế kinh tế tuy đã khá lên nhưng vẫn còn lạc hậu, không theo kịp được hội nhập. Nhiều thể chế quốc tế còn chưa tiếp cận được.
Chẳng hạn, tính nợ xấu của Việt Nam chưa giống chuẩn quốc tế. Xác định nợ công cũng không giống chuẩn quốc tế... Phương thức quản lý từ nền kinh tế chuyển đổi trong nước sang quản lý nền kinh tế hội nhập quốc tế cũng tỏ ra đuối sức.
Hay như doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng ra phải là lực lượng rất quan trọng, nhưng do kinh tế trong nước khó khăn, lực của khối doanh nghiệp này yếu nên lúng túng trong hội nhập. Còn doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng và do độc quyền, nên nhiều doanh nghiệp không muốn hội nhập...
“Cần phải xây dựng một liên kết các cam kết hội nhập vào một thể thống nhất, trong đó nêu rõ ưu tiên về khu vực, đối tượng. Còn nếu làm ào ào chung chung, được sẽ hạn chế, mất sẽ khó lường. Hội nhập toàn diện lấy kinh tế làm trung tâm, nhưng không nhất thiết chỗ nào kinh tế cũng là trung tâm, mà cần linh hoạt”, nguyên Phó thủ tướng nói.
“Tức là, có khu vực kinh tế phải là trung tâm, có khu vực chính trị phải là trung tâm. Hội nhập phải xoáy mạnh vào việc đổi mới mô hình tăng trưởng để mô hình phát triển của Việt Nam đạt hiệu quả chất lượng vượt bậc. Phải thay đổi cấu trúc, nhưng kết quả cuối cùng phải là năng suất lao động và hiệu quả. Tức là hội nhập phải đạt năng suất, hiệu quả cao. Nếu hội nhập vẫn hướng vào nền kinh tế gia công thì sẽ thất bại”, ông Vũ Khoan đề xuất.
Ở tầm nhìn bao quát chung, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chỉ ra một loạt những hạn chế, như hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, chưa gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước...
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Hiện Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, nổi bật nhất là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy...
Tuy nhiên, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại - Việt Nam - Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Lương cho rằng, hội nhập kinh tế là kết nối toàn cầu hóa, là dòng chảy của thời đại. Việt Nam không phải là nơi đi qua dòng chảy để dò xét trong hay đục.
Mà quan trọng phải biết nền kinh tế Việt Nam xây dựng độc lập tự chủ kinh tế được hiểu theo nghĩa nào, toàn cầu hóa kinh tế đem lại sản phẩm cho mọi thời đại, nếu Việt Nam không “thò chân” được vào nền kinh tế Mỹ hay châu Âu thì không thể có nền kinh tế độc lập, ông nhấn mạnh.
Đoàn Trần - Dũng Hiếu (VnEconomy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét