- Quốc tế: Tòa tối cao bác vụ kiện của Texas, cuộc chiến pháp lý của ông Trump khép dần (VNN 12/12/2020)-EU thông qua Đạo luật Magnitsky - ảnh hưởng gì đến Việt Nam? (BVN 12/12/2020)-VOA-Bầu cử Mỹ: Vụ bang Texas kiện bốn tiểu bang chiến trường lên Tối cao Pháp viện (Phần 1 và 2) (BVN 12/12/2020)-Minh Phạm-Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thua (TD) (BVN 12/12/2020)-Những thông tin xung quanh vụ Hunter Biden (TD 12/12/2020)-Người Việt ở Little Saigon: ‘Phong tỏa hoài sao chịu nổi?’ (VOA 12-12-20)-Ông Biden chọn bà Susan Rice làm cố vấn chính sách đối nội (VNN 11/12/2020)-Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thua (BVN 11/10/2020)-Không gì đảo ngược thắng lợi của Biden, dù Trump tức tối hăm dọa (BVN)-(VOA 10-12-20)- Đảng cộng sản thắng lớn dưới thời Trump (TD 11/12/2020)-J.Nguyễn-Nhật Bản cần dẫn dắt Đông Nam Á trong sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (RFA 10-12-20)-Thời đại ‘fake news’ chỉ mới bắt đầu (TD 10/11/2020)-Công bố số tiền ông Biden chi cho mỗi phiếu bầu ủng hộ (VNN 10/12/2020)-Ông Biden chính thức đề cử tướng gốc Phi lãnh đạo bộ quốc phòng (VNN 10/12/2020)-Hiểm hoạ đằng sau dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á (BVN 10/12/2020)-Vũ Thư-
- Trong nước: Kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về phòng, chống tham nhũng (KTSG 12/12/2020)-Chiến dịch 'đốt lò' của TBT Trọng ngày càng tăng độ nóng? (BBC 12-12-20)-Muốn dùng nhân tài thì người quản lý cần có 'bốn phải' (TN 12-12-20)- tức > "ba phải"?-Ngăn chặn, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách" (GD 12/12/2020)-Văn bản 'cảnh cáo', Tổng cục Thuế yêu cầu Grab cẩn trọng phát ngôn (VNN 12/12/2020)-Vụ án đấu thầu tại CDC Hà Nội: Nguyên Giám đốc bị tuyên phạt 10 năm tù (KTSG 12/12/2020)-Ông Nguyễn Đức Chung bị phạt 5 năm tù về tội 'Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước' (KTSG 11/12/2020)-Facebook nói 'truy ra đại tin tặc OceanLotus là công ty Hành Tinh ở Việt Nam' (BBC 11-12-20)-Cựu tội phạm an ninh mạng bị kết án ở Mỹ đầu quân cho Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Việt Nam (RFA 9-10-20)-Khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc (GD 10/12/2020)-Ông Trọng mong gì khi luôn nhắc văn kiện là “văn bia muôn đời sau”? (RFA 9-12-20)-Số bài bài viết vi phạm bị Facebook gỡ năm nay tăng 400% so với năm 2019 (VietTimes 9-12-20)-Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn (GD 7/12/2020)-NPT-2.300 đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (GD 7/12/2020)-
- Kinh tế: Khi ngân sách từng có thời 'đi dây' (VNN 13/12/2020)-Flamingo Cat Ba Resorts nhận 4 chứng chỉ Công trình xanh EDGE (GD 12/12/2020)-Nhật Bản sẽ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp Việt Nam (KTSG 12/12/2020)-Hội An sẽ ‘gõ cửa’ từng doanh nghiệp để tư vấn… giảm rác thải (KTSG 12/12/2020)-GUMAC đặt mục tiêu mở 350 siêu thị thời trang trong 5 năm (KTSG 12/12/2020)-Cá tôm đi đâu hết rồi? (KTSG 12/12/2020)-Thay đổi để sản xuất, xuất khẩu cá tra bền vững (KTSG 12/12/2020)-Singapore: Nóng bỏng cuộc chạy đua ngân hàng số (KTSG 12/12/2020)-Nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ (KTSG 12/12/2020)-Ngành y tăng tốc số hóa (KTSG 12/12/2020)-Để phố cổ Hội An không còn bị gọi là ‘thành phố ma’ (KTSG 12/12/2020)-Cơ hội làm việc tại Nhật Bản với lương trên 30 triệu đồng (KTSG 12/12/2020)-GrabBike và nỗi niềm VAT (Nhà Đầu Tư 12-12-20)-'Tài xế quá yếu thế trong cuộc chơi do Grab làm chủ' (Zing 12-12-20)-Mỗi năm, TPHCM sụt lún 4cm (SGGP 12-12-20)-Heo rừng, gà… nuôi kiểu Mỹ ra chợ tết Việt (PLTP 12-12-20)-
- Giáo dục: Cả 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 đều có sạn, trách nhiệm hội đồng thẩm định ở đâu? (GD 13/12/2020)-2 Bộ sắp bỏ chứng chỉ, giáo viên Tân Bình kêu cứu vì vẫn phải thi (GD 13/12/2020)-Không nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống giảng viên, tự chủ có ý nghĩa gì? (GD 13/12/2020)-Thay chứng chỉ bằng thi ngoại ngữ, tin học khi tuyển dụng, thăng hạng cũng lo (GD 13/12/2020)-Muốn dạy buổi 2 chất lượng, đừng biến thành dạy thêm có tổ chức kiếm tiền (GD 13/12/2020)-Tiền buổi 2 nhiều người ăn theo, không phải giáo viên nào cũng muốn dạy (GD 13/12/2020)-Trung học phổ thông Cảm Ân đổi mới, sáng tạo để hướng tới trường học hạnh phúc (GD 13/12/2020)-Trao chứng chỉ giảng dạy Tư duy tài chính cho giáo viên Ban Mai School (GD 12/12/2020)-Không tiết lộ số sinh viên khoa PR, đại học Văn Lang nói tuyển đúng chỉ tiêu (GD 12/12/2020)-
- Phản biện: Chưa thể có Luật Biểu tình vì sợ các thế lực thù địch, phản động? (GD 13/12/2020)-Hoài Nguyễn-Di sản Sáu Tường và bài học Thủ Thiêm (TD)(BVN 13/12/2020)-Tâm Chánh-Tổ bái … vinh quy (GD 12/12/2020)-Xuân Dương-Hãy dỡ bỏ quy định lương tuyến tính, đưa việc xét Giáo sư, Phó Giáo sư về trường (GD 12/12/2020)-Phạm Long-Luật về quyền biểu tình: bao giờ lại được trình Quốc hội? (BVN 12/12/2020)-Lynn Huyền-Nước Mỹ thật vĩ đại! (TD 12/12/2020)-Nguyễn Quang A-Khi những “ông trời con” làm quan… (TD 12/12/2020)-Thu Hà-‘Thành phố Thủ Đức’: ‘sáng tạo’ và ‘thắng lợi lớn’? (TD 11/12/2020)-Trân Văn-Giáo dục ‘hận thù’ tất vong quốc (BVN 11/12/2020)-Hoàng Hoành Sơn-Nhân quyền ở Việt Nam: đóng hay mở? (BVN 11/10/2020)-Sông Hàn-Lương tâm và liêm sỉ (BVN 11/12/2020)-Phạm Đình Trọng-“Chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng” (BVN 10/12/2020)-Nguyễn Ngọc Lung-Thoát Trung Là Thế Nào Và Bằng Cách Nào? (viet-studies 9-12-20)-(BVN)-Trần Văn Chánh-Fake news, fan cuồng: Thảm họa mới của người Việt! (TD 9/12/2020)-Hướng Thiện-Lương tâm và liêm sỉ của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chết (TD 9/12/2020)-Phạm Đình Trọng-Sự trớ trêu của cuộc đời (BVN 9/12/2020)-(TD 8/12/2020)-Đoàn Kiên Giang-Luân chuyển công chức sang tư nhân, tìm người tài cho bộ máy (TVN 8/12/2020)-Hoàng Ngọc Vinh-Triết lý cho Đà Lạt (VnEx 8-12-20)-Đặng Hùng Võ-Thất thoát ngân sách từ các dự án xây dựng-chuyển giao mấy năm qua (BVN 7/12/2020)-Thanh Trúc-Cưỡng ép người bình thường vào bệnh viện tâm thần là tội ác (TD 5/12/2020)-(BVN 5/12/2020)-Mạc Văn Trang-
- Thư giãn: Xem máy bay không người lái giá 300 triệu phun lửa tiêu diệt ong (VNN 13/12/2020)-Chàng trai Pháp gốc Việt dành cả đời tìm mẹ ruột: Kỳ tích ở cuối đường (TN 11-12-20)-
Hình minh hoạ. Công nhân làm đường cao tốc ở tỉnh Hà Giang. AFP
“Đừng biến các dự án BT thành ‘mỏ vàng’ để trục lợi”, “hàng loạt bất cập tại các dự án BT”, là nội dung bài trên mạng Báo Điện Tử của Bộ Xây Dựng ngày 3/12 vừa qua.
Bài báo ca ngợi hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao BT là giải pháp sáng tạo, giữ vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng, thế nhưng sau nhiều năm thì bất cập lộ rõ trong các dự án triển khai khiến dư luận hoài nghi về việc có hay không lợi ích nhóm.
Đây là câu hỏi, cũng có thể lời thừa nhận muộn màng, lần đầu tiên được đưa lên trang mạng báo nhà nước, là nhận định của tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia về giá cả thị trường ở trong nước.
Phải nhìn bản chất vấn đề BT mới có thể thấy mặt phải mặt trái của hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao này, ông Ngô Trí Long giải thích:
“Muốn xây dựng hạ tầng mà không đủ nguồn lực, không đủ vốn thì Nhà Nước cho một anh tư nhân nào đó xây dụng. Sau khi xây dựng xong, giá là bao nhiêu thì Nhà Nước sẽ đổi cho một mảnh đất, có nghĩa là đổi đất lấy hạ tầng. Giả sử một dụ án gia công vào khoảng 5.000 tỷ mà Nhà Nước không đủ tiền trả cho anh, mà nguồn lực của Nhà Nước bây giờ là đất đai, thế thì Nhà Nước trao cho anh một khu đất bao nhiêu hectares để anh làm, đó là BT”
“Thế thì thất thoát ở chỗ nào? Đáng lý mảnh đất ấy phải đem đi đấu thầu, nếu đấu thầu thì khoảng được 10.000 tỷ cơ, nhưng thực chất tính giá bồi thường chỉ 5.000 tỷ thôi. Thất thoát vốn là chỗ đó, cuối cùng Nhà Nước thiệt 5.000 tỷ mà anh đầu tư thì được lợi.
Đó cũng là lý do bài báo sử dụng từ ‘mỏ vàng” để ám chỉ các dự án xây dựng- chuyển giao BT trước nay, cũng là nguyên nhân có sự xét lại và ngưng lại chương trình này.
Thay vì phải đưa ra đấu thầu, phải chọn đơn vị nào tốt nhất, phía thẩm quyền lại chỉ định và giao thầu luôn:
“Đó là sai lầm thứ nhất. Sai lầm thứ hai, đáng lý đường giao thông ấy quãng 2Km chỉ đáng 100 tỷ thôi, nhưng ông lại đi trả nó cái mảnh đất đáng giá 200 tỷ. Đổi không ngang giá thì có phải Nhà Nước thiệt 100 tỷ không?”
Trách nhiệm này không thuộc về dân, là lý giải kế tiếp của chuyên gia:
“Trách nhiệm thuộc về chính quyền, những cơ quan chính quyền các cấp. Hà Nội đổi đất lấy hạ tầng thì Hà Nội trả, địa phương nào đổi đất lấy hạ tầng thì địa phương đó chịu trách nhiệm. Đơn giản thôi”
“Bây giờ Nhà Nước bỏ phương thức đó rồi. Gánh mấy năm rồi mới thấy, mới rút ra bài học kinh nghiệm. Thất thoát nhiều quá thì cấm hình thức đó thôi”.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở TP Hồ Chí Minh, nơi có các dự án BT
Báo Xây Dựng online cho hay năm 2019 Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện rà soát 29 dự án BT tại các địa phương trong nước. Báo cáo tổng hợp kết quả năm 2019, do Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội khóa XIV, cho thấy hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư. Thậm chí có những dự án mà nhà đầu tư được chỉ định sau khi đã triển khai thi công rồi.
Vẫn theo bảng tổng kết được báo mạng Bộ Xây Dựng trích dẫn, nhiều dự án BT chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư. Chỉ tính riêng tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội không xa, trong 82 dự án BT thì hết 72 do nhà đầu tư đề xuất, chuyển đổi hình thức đầu tư từ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sang PPP mà không lấy ý kiến các bộ, ngành theo quy định…
Blogger, kỹ sư Trần Bang, từng có công việc liên quan dự án BT, cho rằng những điều vừa nêu phản ảnh sự thiếu minh bạch, rối rắm, khó gỡ của cái gọi là BT xây dựng- chuyển giao mà được quyết đoán một cách tùy tiện:
“Đáng nhẽ phải thuê một cơ quan trọng tài để tư vấn, để thiết kế, dự toán khối lượng biểu kiến, suy ra giá xong thì phải đưa lên đấu giá. Ai trúng giá thấp nhất, có lợi nhất cho Nhà Nước thì được làm. Anh chỉ định thầu là anh không minh bạch”
“Cái không minh bạch ấy hại cho Nhà Nước mà chỉ lợi cho người ký duyệt. Thí dụ ở tỉnh Bắc Ninh mà báo cáo nói là bảy mươi mấy trên tám mươi mấy công trình đều là chỉ định thầu. Thứ hai, để nhà thầu tự lập dự án là để cho họ chạy dự án. Chạy thì phải đút lót phong bì, muốn có lời phải nâng giá lên, không đấu thầu thì nâng thoải mái, chỉ ngân sách chịu thiệt”.
Đáng nhẽ phải thuê một cơ quan trọng tài để tư vấn, để thiết kế, dự toán khối lượng biểu kiến, suy ra giá xong thì phải đưa lên đấu giá. Ai trúng giá thấp nhất, có lợi nhất cho Nhà Nước thì được làm. Anh chỉ định thầu là anh không minh bạch. - Kỹ sư Trần Bang
Bây giờ mới vạch ra trên báo thì đã trễ, sự thất bại không do nội dung hay hình thức của BT kém mà do:
“Chủ trúng thầu BT hầu hết là sân sau của các quan lớn. Các quan lớn mất chức, mất ghế và mất tiếng nói thì mới bị đưa lên, chứ những quan chức hãy còn lên cao hơn thì tôi cho là chưa bị đưa ra. Đây chỉ là tảng băng nổi’.
Dựa trên kết quả kiểm toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách Nhà Nước là 112,4 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước 1.262 tỷ đồng. Ngoài ra còn những kiến nghị xử lý tiền tỷ khác như thu hồi nộp ngân sách Nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án BT, giảm giá trị hợp đồng BT vân vân…
Những con số này minh chứng công thức BT “đổi đất lấy hạ tầng” không phải cuộc đổi chác ngang giá trên thực tế, chuyên gia giá cả thị trường Ngô Trí Long khẳng định, vấn đề định giá ở dự án BT đã làm Nhà Nước thiệt cả hai đầu, còn chủ đầu tư thì lợi cả đôi đường.
Được biết từ ngày 15/8/2020, các hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư đã ngừng lại. Bắt đầu ngày 1/1/2021 trở đi, không còn bất cứ dự án đầu tư dưới hình thức xây dựng - chuyển giao nào được thực hiện.
Không cần phải thay thế hình thức xây dựng - chuyển giao, cái cần thay thế là cung cách đặc quyền đặc lợi trước giờ, là góp ý thứ nhất của Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu:
“Vấn đề không phải là BOT hoặc BT mà vấn đề là nghiên cứu tiền khả thi. Những nghiên cứu đó phải làm một cách chặt chẽ rồi sau đó mới phải có dự án khả thi. Khi đi vào thực hiện phải có đấu thầu công khai. Trong trường hợp có nhiều nhà thầu thì phải đấu thầu công khai và minh bạch để tạo sự công bằng cho các nhà thầu”.
Giám sát quá trình triển khai là việc cần thiết nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ mà lại đòi hỏi Nhà Nước thanh toán đất đối ứng để thủ lợi:
“Không có dự án nào không thể xứ lý được, đặt biệt những dự án không đúng tiến độ, chi phí tăng lên rất nhiều ngoài dự toán ban đầu. Dĩ nhiên Cơ Quan Thanh Tra Nhà Nước phải vào cuộc, vấn đề là xử lý như thế nào”
“Đã có rất nhiều dự án hạ tầng, cầu đường, giao thông vận tải… phí chồng phí quá nhanh, quá nhiều, quá mạnh. Trường hợp có tình trạng tiêu cực như tham nhũng thì phải đưa ra tòa. Những trường hợp chỉ mang tính cách hành chính thôi thì phải bắt các nhà thầu đền bù những chi phí bội chi. Thành ra xử lý là xử lý được, phải đưa đến kết quả là tiêu cực thì những cơ quan quản lý và những thầu phải chịu trách nhiệm”.
Nghiêm túc xử lý các dự án BT vi phạm là việc cần làm ngay, vào khi ngân sách và nguồn lực đất đai đã bị tổn thất quá nhiều, còn người dân phải dốc túi gánh nợ cho chính phủ… là nhận định sau cùng của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.
T.T.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét