ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiêu thức tinh vi dùng ám sát nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng Iran (VNN 7/12/2020)-Những ngày cuối đầy thịnh nộ của ông Trump (BVN 7/12/2020)-Vì sao Trung Quốc muốn kiếm ghế ở các tòa quốc tế? (BVN 7/12/2020)-TTO-Trung Quốc đã thay đổi thế nào? (TD 7/12/2020)-Dương Quốc Chính-Ông Trump đòi triệu tập họp lật ngược kết quả bầu cử ở Georgia (VNN 6/12/2020)-Một đảng thất bại (Phần 1),(Phần 2),(Phần 3),(Phần cuối)-(TD 6/12/2020)-Thái Hà-Ông Trump đã tặng quà gì cho đảng Cộng sản Việt Nam? (TD 5/12/2020)-J.Nguyễn-Tin giả đi nhanh (TD 5/12/2020)-Chính sách đối ngoại của Mỹ: Phiên bản Obama 2.0 hay Biden 1.0 (TVN 4/12/2020)-‘Trung Quốc: Thách thức đối ngoại lớn nhất đối với chính quyền Biden’ (BVN 5/12/2020)-VOA-Bắc Kinh cài cắm người, mua gần hết báo tiếng Hoa ở Úc (BVN 5/12/2020)-Việt Nam hưởng lợi gì khi ASEAN nâng cấp đối tác với EU? (BVN 5/12/2020)-Quốc Phương-Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ (BVN 5/12/2020)-Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Giá trị còn khiêm tốn nhưng ngày càng tăng (BBC 5-12-20)-Ông Trump trừng phạt công ty sở hữu giàn khoan HD981 (VNN 4/12/2020)-Trung Quốc thích Trump hay Biden? (TD 4/12/2020)-Hiệu Minh-
- Trong nước: Tất cả F1, F2 của 4 ca nhiễm Covid-19 đều có kết quả âm tính (VNN 5/12/2020)-Chống ‘xuyên tạc, bôi nhọ’ là tự… bôi cho thêm… nhọ? (VOA Blog 5-12-20)-Trân Văn-12 cán bộ chiến sĩ bị tước danh hiệu Công an nhân dân do sử dụng bằng giả (TT 5-12-20)-Vận động kiều bào trong bối cảnh mới (ĐBND 5-12-20)-Nguyễn Ngọc Trân-Có cần yêu cầu báo chí góp sức để Đại hội Đảng thành công? (RFA 4-12-20)-Ông Nguyễn Thiện Nhân: Giải ngân chậm nhưng không biết ai chịu trách nhiệm (TT 4-12-20)-Vụ án Nguyễn Đức Chung: Bài học cho các quan chức Việt Nam? (BBC 4-12-20)-Facebook có cách nhìn 'khác chính phủ VN về quyền biểu đạt' (BBC 4-12-20)-Xài bằng cấp giả, cà vẹt giả, đừng tưởng không... đi tù (TT 4-12-20)-Ảnh nhạy cảm của sư trụ trì ở Bến Tre bị phát tán (VNN 4-12-20)-Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ (GD 3/12/2020)-Đề nghị xem xét khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung (KTSG 3/12/2020)-Ra mắt Trang thông tin về Đại hội lần thứ XIII của Đảng (KTSG 3/12/2020)-Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức 'tuyệt thực', gia đình lo lắng (BBC 3-12-20)-(BVN 4/12/2020)-Thiếu tướng Tô Ân Xô: Chưa biết bà Hồ Thị Kim Thoa trốn ở đâu (TP 2-12-20)-Từ 01/12, chủ tịch xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí (GD 2/12/2020)-Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam (VNN 1-12-20)-Từ 1/12, báo chí thông tin sai sự thật có thể bị phạt đến 100 triệu đồng (VNN 1/12/2020)-
- Kinh tế: Thiết bị gia dụng có tính năng sát khuẩn đắt khách trong mùa dịch (KTSG 7/12/2020)-Nhìn lại 2 năm tiên phong trên thị trường thẻ tín dụng của VIB (KTSG 7/12/2020)-Đan Mạch chấm dứt cấp phép thăm dò dầu khí (KTSG 6/12/2020)-Ngành thuế trước áp lực thu hơn 100.000 tỉ đồng trong tháng cuối năm 2020 (KTSG 6/12/2020)-Bộ Công An cảnh báo phần mềm đặc biệt nguy hiểm trên điện thoại Android (KTSG 6/12/2020)-Nhìn miền Trung, nghĩ về ý chí, nghị lực (KTSG 6/12/2020)-Ngân hàng số đẩy ngành tài chính ngân hàng Singapore vào cuộc đua mới (KTSG 6/12/2020)-KIZUNA đưa vào khai thác khu nhà xưởng cao tầng (KTSG 6/12/2020)-Thất thoát ngân sách từ các dự án xây dựng-chuyển giao mấy năm qua (RFA 5-12-20)-Những du thuyền sẽ trôi đi đâu? (DT 6-12-20)-
- Giáo dục: Nữ học sinh nghi tự tử ở An Giang- bài học về quản lý và giáo dục học sinh (GD 7/12/2020)-Còn tâm lý kèn cựa từng điểm số, hành trình đổi mới đánh giá cần có thời gian (GD 7/12/2020)-Mời giáo viên góp ý sách giáo khoa cần có thù lao và ràng buộc trách nhiệm (GD 7/12/2020)-Nghệ An: Phụ huynh lớp 1 Trường Nguyễn Trãi bức xúc khoản thu học 2 buổi/ngày (GD 7/12/2020)-Thiếu giáo viên thừa giáo sinh, hãy trả việc tuyển dụng về ngành giáo dục (GD 7/12/2020)-Độc đáo lễ tuyên dương học sinh xuất sắc tại Quốc Tử Giám, Huế (GD 7/12/2020)-Hai cô trò nhỏ với ước mơ phát triển văn hóa đọc người Việt (GD 7/12/2020)-Ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng trong giáo dục Đại học (GD 6/12/2020)-Chỉ 50,65% ứng viên giáo sư đạt đủ số phiếu tín nhiệm (GD 6/12/2020)-
- Phản biện: Thất thoát ngân sách từ các dự án xây dựng-chuyển giao mấy năm qua (BVN 7/12/2020)-Thanh Trúc-Formosa – Phán quyết mới của Tối cao Pháp viện Đài Loan (BVN 6/12/2020)-Lưu Trọng Văn-Cưỡng ép người bình thường vào bệnh viện tâm thần là tội ác (TD 5/12/2020)-(BVN 5/12/2020)-Mạc Văn Trang-Chống ‘xuyên tạc, bôi nhọ’ là tự… bôi cho thêm… nhọ? (VOA Blog 5-12-20)-Trân Văn-Mua bán, sử dụng bằng cấp giả vẫn tồn tại, vì sao? (SGGP 5-12-20)-Bùi Tuấn, Trần Yên-Những ai, cơ quan nào đang “vấy bẩn vào nền giáo dục”? (2), (1) (GD 4/12/2020)-Xuân Dương-Tiếp nhận hệ thống truyền tải điện của tư nhân: Không dễ (KTSG 4/12/2020)-Lan Nhi-Muốn thay đổi số phận, phải có chiến lược toàn diện và lâu dài (NĐT 4-12-20)-Đoàn Khắc Xuyên-Vấn đề an ninh năng lượng và sự phá hoại của EVN (TD 3/12/2020)-Đỗ Ngà-Tội làm lộ bí mật nhà nước (TD 3/12/2020)-Đặng Đình Mạnh-Việt Nam, Cộng sản hay Phát xít? (TD 2/12/2020)-Giáo sư Lâm Quang Thiệp: nhóm nắm quyền lực là lực cản của tự chủ đại học (GD 1/12/2020)-Luật của nhân dân, hay của chính phủ hoặc tòa án? (BVN 30/11/2020)-Hồng Dân-Việt Nam – nơi… ‘uy tín’ ngang hàng với… giả? (TD 27/11/2020)-Trân Văn-Vì sao các “tiến sĩ” phải “mua” văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô (TD 27/11/2020)-Mai Bá Kiếm-
- Thư giãn: Cạm bẫy nơi “thiên đường thư giãn” (ANTG 5-12-20)-Thú vui tao nhã của Trọng Tấn trong ngôi nhà hơn 100m2 (VNN 4/12/2020)-
Năng lượng là nguồn nhiên liệu vận hành nền kinh tế đất nước, hoạt động xã hội và an ninh quốc gia. Nếu cắt đứt nguồn năng lượng thì nền kinh tế nào cũng sẽ sụp đổ, xã hội trở về vận hành như thời kỳ mông muội, an ninh quốc gia bị đe dọa. Vậy nên, an ninh năng lượng là một yêu cầu tối quan trọng cho bất kỳ một quốc gia nào.
An ninh năng lượng là gì? Nói đơn giản nó là phải đảm bảo chuỗi cung ứng năng lượng thông suốt và an toàn. Ví dụ như chuỗi cung ứng dầu mỏ chẳng hạn: khai thác – chế biến – vận chuyển – tiêu thụ. Hay như chuỗi cung ứng điện khí đốt thì đó là: khai thác khí đốt – vận chuyển khí – nhà máy điện – truyền tải điện – người tiêu dùng.
Nhìn vào chuỗi cung ứng năng lượng thì rõ ràng vai trò của sản xuất và và vận chuyển là cực kỳ quan trọng. Nếu bị chặt 1 trong 2 mắt xích này thì chuỗi cung ứng năng lượng bị gãy và lúc đó an ninh năng lượng bị sụp đổ. Nếu bóp một trong 2 mắt xích này thì năng lượng cho nơi tiêu thụ thiếu hụt vì thế an ninh năng lượng được không được đảm bảo.
Nếu nói riêng ngành điện thì rõ ràng, nó cũng có chuỗi cung ứng y hệt như những chuỗi khác gồm: sản xuất điện – truyền tải điện – người tiêu dùng. Giả sử người tiêu dùng cần 10 phần, sản xuất cũng được 10 phần, nhưng khả năng vận chuyển chỉ có 5 phần thì lúc đó khâu vận chuyển chính là mắt xích yếu nhất trong chuỗi gây ra hiện tượng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, và tất nhiên nó ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Vậy nên, trong sản xuất và truyền tải điện, thì bắt buộc phải đầu tư khâu truyền tải điện sao cho nó đảm bảo tải hết công xuất điện từ nhà máy. Nếu truyền tải yếu thì buộc nhà máy phải sản xuất cầm chừng sinh ra hiện tượng thua lỗ và kèm theo đó là nơi tiêu thụ cũng thiếu năng lượng dùng.
Hôm nay ngày 3/12/2020 trên báo CafeF có bài viết “Xã hội hóa truyền tải điện (P1): Vì sao lưới không ‘cõng’ nổi nguồn?” trong đó các chuyên gia có đưa ra một tỷ lệ đầu tư rất đáng quan tâm. Họ nói, trên thế giới chi phí đầu tư nhà máy phát điện và chi phí đầu tư lưới truyền tải điện phải là tương đương nhau 50%-50% trong tổng đầu tư điện lực thì mới đảm bảo rằng, lưới điện sẽ tải hết công suất của các nhà máy.
Thế nhưng thực tế ngành truyền truyền tải điện của Việt Nam thì sao? EVN chỉ đầu tư ở tầm 32 – 35% tổng đầu tư điện lực. Việc này nó xảy ra hiện tượng nhiều nhà máy điện phải chạy dưới công suất thiết kế. Trong các loại nhà máy sản xuất điện hiện nay, EVN thường bóp công suất các nhà máy năng lượng sạch như điện mặt trời, và điện gió. Điều đó dẫn tới những nhà máy năng lượng sạch này bán ra lượng điện hạn chế. Mà bán ít thì làm sao hạ giá thành? Thế nhưng EVN cứ vịn vào giá bán điện cao ấy mà bao biện rằng “năng lượng sạch bán giá cao quá nên tao không mua”.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một mình tổng công ty điện lực Việt Nam – EVN là độc quyền xây dựng lưới truyền tải điện trên toàn quốc, trong khi đó tại các nước khác việc xây dựng lưới điện là trong tay các tập đoàn tư nhân (ở xứ tự do, nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được). Giải thích cho điều này thì ông PGS. TS Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội năng lượng Việt Nam giải thích rằng: “Nhà nước phải quản lý rất chặt chẽ lưới điện, vì không quản chặt thì sẽ mất an ninh năng lượng, nên lâu nay chúng ta không để tư nhân tham gia truyền tải”.
Điều rất phi lý là chính sự độc quyền lưới truyền tải điện mà việc cung cấp năng lượng điện cho xã hội bị nghẽn. Một khi chuỗi cung ứng điện bị nghẽn thì làm sao đảm bảo “an ninh năng lượng” được? Một lời giải thích đầy tính bao biện chứ không hợp lý tí nào cả.
Ngày 21/5/2019 trên báo Lao Động có bài viết “Giá điện không ‘gánh’ khoản lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN”. Bài báo này là tiếp nối nhiều bài báo trong hàng chục năm qua ca thán về việc EVN không chịu dùng tiền đầu tư vào lưới truyền tải điện mà ôm tiền đầu tư ngoài ngành tạo ra hiện tượng chuỗi cung ứng điện bị nghẽn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng nhiều năm qua. Thế rồi dù báo nào nói thì EVN vẫn trơ trơ mang tiền đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ rồi tăng giá điện siết cổ dân.
Không đầu tư vào lưới điện là đì những nhà sản xuất điện loại “con ghẻ”, thua lỗ thì đè đầu dân móc túi. Vậy thì trách nhiệm an ninh năng lượng cho đất nước của EVN ở đâu? Một tập đoàn nhà nước vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là phá hoại. Thế nhưng với thế lực của nhóm lợi ích này, gần như chẳng ai gãi ngứa được nó. Độc quyền nhà nước, nó là ung nhọt quốc gia.
______
Tham khảo:
https://laodong.vn/thi-truong/gia-dien-khong-ganh-khoan-lo-dau-tu-ngoai-nganh-cua-evn-734673.ldo
https://vnexpress.net/nha-dau-tu-dien-gio-muon-duoc-doi-xu-cong-bang-4041640.html
https://tuoitre.vn/evn-lo-lon-vi-dau-tu-ngoai-nganh-572993.htm
TIẾP NHẬN HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN CUẢ TƯ NHÂN: KHÔNG DỄ
LAN NHI/ TBKTSG 4-12-2020
(TBKTSG Online) - Một vài nhà đầu tư tư nhân vào các dự án điện đã hoàn thiện các dự án đấu nối (trạm biến áp, đường dây) vào hệ thống truyền tài điện quốc gia. Một số chủ đầu tư ngỏ ý bàn giao lại cho Nhà Nước với giá 0 đồng dù đã đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng cho dự án. Nhưng sự thật không phải là dễ.
![]() |
Trạm biến áp của Trung Nam Group, dự án truyền tải đầu tiên do tư nhân xây dựng Ảnh: Trung Nam |
Cách đây 3 tháng, CTCP đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đã tổ chức khánh thành dự án trạm biến áp 500kV và đường dây 220kV, 500kV để có thể vận hành đồng bộ dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với 450 MW.
Tổng đầu tư của toàn bộ dự án, bao gồm các dự án điện và đường dây truyền tải lên đến 12000 tỉ đồng. Việc thi công gấp rút các dự án điện và hạ tầng truyền tải để chạy đua với thời gian, giúp doanh nghiệp được hưởng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam với giá 2.086 đồng/kWh (khoảng 9,35 cent Mỹ) cho hợp đồng kéo dài 20 năm với mức giá này. Chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao hệ thống truyền tài trị giá hàng ngàn tỉ đồng cho nhà nước vận hành với mức giá 0 đồng.
Luật đối tác công- tư (PPP) sắp tới sẽ có nghị định hướng dẫn theo hướng các nhà đầu tư tư nhân được phép đầu tư hệ thống lưới truyền tải, theo hướng “lưới điện đầu nối các nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia”. Nghĩa là nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào dự án nguồn có thể kết hợp đầu tư lưới điện. Tuy nhiên, việc nhận bàn giao các dự án nguồn hiện có là khó cho Tổng công ty truyền tài điện Việt Nam (EVNNPT). Trước nhu cầu thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện quá lớn mà Nhà nước không thể độc quyền gánh hết được, lẽ ra đây phải là tin mừng. Vì chỉ tính riêng việc đầu tư 450 dự án truyền tải trong 10 năm qua đã ngốn hơn 95 ngàn tỉ đồng của Tập đoàn điện lực, chứ kể việc đầu tư hệ thống lưới truyền tài 500-220kV giai đoạn 10 năm tới (2021-2030) sẽ ngốn khối lượng vốn cao gấp 2 lần năng lực hiện có của ngành điện.
Tại cuộc Hội thảo về những vấn đề đấu nối các dự án nguồn điện hôm 3/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tân, thành viên Hội đồng thành viên EVNPT cho biết việc nhận bàn giao tài sản với giá 0 đồng cũng không dễ vì theo luật hiện hành giá trị tài sản phải đánh giá lại. Các chi phí đầu tư để tính thuế thu nhập bất thường, chi phí quản lý vận hành...chưa có hướng dẫn. Kể cả quy định về việc doanh nghiệp nhà nước tiếp nhận tài sản tư nhân thành tài sản công cũng chưa có.
Muốn tiếp nhận tài sản, bên tiếp nhận khó có điều kiện để đánh giá chi phí, chất lượng, nguy cơ sự cố...Chưa nói đến giá thành truyền tải cho 1kWh điện được công bố hàng năm hiện nay là 84,9 đồng/kWh thì có tới 65-67% chi phí khấu hao, phần còn lại là chi phí vận hành. Như vậy, nhà đầu tư tư nhân khi bàn giao cho nhà nước sẽ “bàn giao” luôn cả chi phí vận hành mà dự án nguồn điện của doanh nghiệp vẫn chạy, vẫn đảm bảo bán điện cho Nhà nước 20 năm với giá tốt. Với việc tăng chi phí vận hành, EVNPT không thể tiếp nhận được dự án đấu nối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét