ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thế giới vượt 4 triệu ca nhiễm, Milan như bom hẹn giờ Covid-19 (VNN 9/5/2020)-Ngoại giao “chiến sói” của Xi (BVN 9/5/2020)-Mỹ lập “Tổ công tác chuyên trách Trung Quốc” chống lại mối đe dọa từ Bắc Kinh (BVN 9/5/2020)-Đôi điều cần phải nói lại cho thật rõ (BVN 8/5/2020)-về chiến dịch 'Thập vạn đại sơn'-Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương của phía Trung Quốc về Biển Đông (GD 8/5/2020)-Biển Đông: Việt Nam có nên kiện Trung Quốc? (VOA 8-5-20)-Biển Đông: Học giả Mỹ lên tiếng về Công hàm Phạm Văn Đồng (PLTP 8-5-20)-Nga thành vùng dịch lớn thứ 5, cần vụ Nhà Trắng nhiễm Covid-19 (VNN 8/5/2020)-Lại có thêm một trường đại học Mỹ đóng cửa Viện Khổng Tử do ĐCS Trung Quốc tài trợ (BVN 8/5/2020)-Văn Thiện-Đột biến mới của virus corona có khả năng lây nhiễm nhanh hơn (VNN 7/5/2020)-Vingroup tặng 2.400 máy thở cho Nga và Ukraine (VNN 7/5/2020)-Tổng thống Trump sẵn sàng tặng Việt Nam máy thở điều trị Covid-19 (VNN 6/5/2020)-Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc vì COVID-19 (BVN 7/5/2020)-Tư bản Úc bán “xiềng” cho Trung Cộng “xích” nước Úc(BVN 7/5/2020)-Âu - Mỹ quyết ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài (VNN 6/5/2020)-Trung Quốc công bố một chiến dịch trấn áp mạnh mẽ ngư dân Việt Nam và Philippines (BVN 6/5/2020)-Biển Đông: Trung Quốc cố ý xuyên tạc công hàm Phạm Văn Đồng (PLTP 6-5-20)-
- Trong nước: Dân muốn biết nhân sự được giới thiệu vào Trung ương đã làm được gì? (GD 9/5/2020)- Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng về đoàn kết quốc tế (GD 9/5/2020)-Bác kháng nghị, y án tử hình Hồ Duy Hải (VNN 9/5/2020)-Ba cửa sống còn lại của Hồ Duy Hải (BVN 9/5/2020)-Cần hủy bản án ngay! (TD 9/5/2020)-Vụ án Hồ Duy Hải: Công lý XHCN đã có biểu tượng! (TD 8/5/2020)-Trân Văn/Blog VOA-Thêm 17 ca COVID: Nỗi lo từ làn sóng người Việt về nước? (VOA 8-5-20)-Vạch trần thủ đoạn mới của “Việt Tân” nhằm tránh cáo buộc liên quan khủng bố (CAND 8-5-20)-Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn quốc tế (GD 7/5/2020)-Kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2020): Hồi ức không phai của người lính Điện Biên (LĐ 7-5-20)-Biển Đông: Làm rõ 6 vấn đề về Công hàm Phạm Văn Đồng (PLTP 7-5-20)-Tượng đài to hay bé cũng là tiền dân, cần cẩn trọng (LĐ 7-5-20)-Vay tiền cán bộ chi tiêu, huyện vẫn xin xây tượng đài 20 tỷ (VNN 7/5/2020)-Tượng Bà Triệu ở TH-Mẹ tử tù Hồ Duy Hải: ’12 năm qua, tôi ở nhà ít hơn đi kêu oan cho con’ (BVN 7/5/2020)-
- Kinh tế: Bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ (GD 9/5/2020)-Trụ vững trước "giông bão", PVN tiếp tục có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế (GD 8/5/2020)-Hội An chống sạt lở bờ biển Cửa Đại theo giải pháp mới (KTSG 8/5/2020)-66 công ty Trung Quốc bị rút giấy phép xuất khẩu trang sang Mỹ (KTSG 8/5/2020)-Quí 2: khoảng 30% tổng sản lượng AirPods truyền thống được sản xuất tại Việt Nam (KTSG 8/5/2020)-Ấn Độ tìm cách thu hút hơn 1.000 công ty Mỹ đang rục rịch rời khỏi Trung Quốc (KTSG 8/5/2020)-Huế giảm 50% phí tham quan di tích để kích cầu du lịch (KTSG 8/5/2020)-Nhiều lý do để siết cấp tín dụng qua trái phiếu doanh nghiệp (KTSG 8/5/2020)-Kinh doanh gặp khó, nhiều doanh nghiệp vàng trả giấy phép (KTSG 8/5/2020)-Ngành tôm Việt Nam có cơ hội bứt phá hậu đại dịch (KTSG 8/5/2020)-TPHCM cần giải pháp gì để khôi phục kinh tế? (KTSG 8/5/2020)-Đã đến lúc ngành viễn thông chia sẻ hạ tầng dùng chung (KTSG 8/5/2020)-Doanh nghiệp nội thất: Thanh khoản bị đe dọa khi khối tài sản không tạo ra giá trị (KTSG 8/5/2020)-Vận tải biển toàn cầu lao đao vì Covid-19 (KTSG 8/5/2020)-Cửa đã thông nhưng xuất khẩu lao động vẫn không qua lọt (KTSG 8/5/2020)-Sân bay Long Thành sẽ tạo việc làm cho gần 14.000 người (PLTP 8-5-20)-
- Giáo dục: 11 điểm mới về tuyển sinh đại học năm 2020 thí sinh cần lưu ý (GD 9/5/2020)-Thầy giáo dạy chuyên và cuốn giáo án “rồng bay phượng múa”(GD 9/5/2020)-Ban giám hiệu có cần giáo án lên lớp không? (GD 9/5/2020)-Thầy hiệu phó đi “buôn” bằng giả, nghĩ mà đau cho nghề giáo (GD 9/5/2020)-Các trường đại học khối y dược không tổ chức kỳ thi riêng (GD 9/5/2020)-Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng không đơn giản như nhiều người nghĩ! (GD 9/5/2020)-Đề tham khảo môn Toán dễ xảy ra "mưa điểm cao" (GD 9/5/2020)-Cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ Văn quen thuộc, mức độ phù hợp thi tốt nghiệp (GD 9/5/2020)-Cô giáo có duyên với học trò dân tộc (GD 9/5/2020)-Huyện Quế Võ có dung túng cho sai phạm tại dự án mầm non Phù Lương? (GD 9/5/2020)-Hướng dẫn thực hiện việc tăng giờ năm học 2019-2020 (GD 9/5/2020)-Nghệ An giảm môn thi tổ hợp tuyển sinh vào 10 và không tổ chức thi học sinh giỏi (GD 9/5/2020)-Rất khó để quy trách nhiệm việc điểm học bạ cao mà điểm thi tốt nghiệp thấp (GD 9/5/2020)-Đề thi tổ hợp khoa học xã hội chỉ 15% là mức độ vận dụng và vận dụng cao (GD 9/5/2020)-Sẽ ràng buộc trách nhiệm nếu điểm học bạ cao vút mà điểm thi tốt nghiệp lại thấp (GD 8/5/2020)-
- Phản biện: Giữa Đại Dịch Covid-19 Nghĩ Về Mấy Chữ Tổ Quốc–Đồng Bào (viet-studies 8-5-20)-Boristo Nguyễn-Phải chăng tụt hậu kinh tế là nguy cơ số một (BVN 8/5/2020)-(TD 7/5/2020)-Nguyễn Đình Cống-Vì sao nước Mỹ chọn TỰ DO làm giá trị nền tảng, mà không phải là DÂN CHỦ? (BVN 8/5/2020)-Phạm Xuân Đài-Ba câu hỏi “Tại sao” để hiểu đúng hơn về kỳ án tử tù...(TD 8/5/2020)-Đoàn Kiên Giang-“Cận huyết thống” trong khoa học và chánh trị (BVN 7/5/2020)- Nguyễn Anh Tuấn-“Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” có phải là “công lý” để quan tòa cứ mãi nhân danh? (BVN 7/5/2020)-Khánh Hoà-Chiến Tranh Lạnh và Thân Phận Việt Nam (TD 7/5/2020)-Lê Minh Nguyên-Tham vọng quyền lực', 'cơ hội chính trị' được hiểu thế nào? (Zing 7-5-20)-Nguyễn Đức Hà-Văn tế EVN (TD 7/5/2020)-Hoàng Nguyên Vũ-Trái chanh Hoàng Duy Hùng đã bị vắt “hết nước”? (TD 6/5/2020)-Trương Nhân Tuấn-Dưới chân tượng thần công lý (TD 6/5/2020)-Nguyễn Hà Luân-Thông điệp Corona (Liễu Quán 5-5-2020)-Nguyễn Tường Bách-Đại hội 13 đi về đâu? (BVN 5/5/2020)-Âu Dương Thệ-Cần cám ơn ông Lê Mạnh Hà (TD 5/5/2020)-Dương Quốc Chính-‘Khoa học lịch sử’ thật đáng sợ (VOA Blog 4-5-20)-Trân Văn-Biển Đông: Hiểu đúng ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng (PLTP 4-5-20)-
- Thư giãn: Hà Nội lâu rồi mới thấy, chen chân đứng ăn kem, ngồi kín vỉa hè trà chanh (VNN 9/5/2020)-Màn trả thù 'tàn độc' của trâu rừng với sư tử (VNN 9/5/2020)-
BIỂN ĐÔNG: HIỂU ĐÚNG Ý NGHĨA CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
ĐỖ THIỆN /PLTP 4-5-2020
LTS: Ngày 17-4-2020, Trung Quốc (TQ) gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong đó, TQ khẳng định chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Để độc giả hiểu rõ về sự kiện công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và mưu đồ của TQ ở Liên hợp quốc, Pháp Luật TP.HCM thực hiện loạt bài: “Bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc”.
Bài viết dựa vào cuộc phỏng vấn PGS-TS Vũ Thanh Ca, chuyên gia về Luật Biển quốc tế ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam.
Ngày 4-9-1958, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi chung là Trung Quốc, viết tắt là TQ) ban hành bản tuyên bố về hải phận. 10 ngày sau, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi một công hàm, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.
Đây là một dữ kiện lịch sử, pháp lý mà TQ đã và đang sử dụng để khẳng định không có quốc gia nào phản đối yêu sách của TQ ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự thật của lịch sử chưa bao giờ giống như những gì Bắc Kinh tuyên truyền.
Bản tuyên bố đơn phương của TQ
. Phóng viên: Xin ông tóm tắt những điểm chính liên quan đến tuyên bố của phía TQ vào năm 1958 liên quan đến chủ quyền Biển Đông?
+ PGS-TS Vũ Thanh Ca: Bản tuyên bố của TQ bao gồm bốn điều. Thứ nhất, bề rộng hải phận của TQ là 12 hải lý. Điều này áp dụng cho những nơi mà nước này gọi là: “Lãnh thổ TQ trên đất liền và các hải đảo duyên hải, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc TQ”.
Thứ hai, TQ xác định các đường cơ sở của hải phận dọc theo đất liền TQ và các đảo ngoài khơi được xác định bởi “các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của TQ...”.
Thứ ba, TQ yêu cầu các nước không được tự ý xâm nhập hải phận và vùng trời phía trên hải phận nước này. Cuối cùng, TQ tuyên bố điều (2) và (3) kể trên cũng áp dụng cho các điểm mà TQ gọi là: Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa…

Chiến sĩ đảo Núi Le (thuộc quần đảo Trường Sa) nâng cao cảnh giác, vững vàng tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ảnh: TTXVN

TQ cố ý suy diễn sai lệch nội dung công hàm Phạm Văn Đồng với ý đồ khẳng định yêu sách trái phép tại vùng biển này. Ảnh: FACEBOOK
Vì sao TQ ra tuyên bố về chủ quyền?
. Động lực nào khiến TQ ra tuyên bố chủ quyền vào năm 1958 như nêu trên, thưa ông?
+ Cho tới đầu thế kỷ XX, lãnh hải (hải phận) của quốc gia ven biển được quy định là ba hải lý tính từ đường cơ sở. Đến đầu thế kỷ XX, một số quốc gia muốn mở rộng giới hạn chủ quyền quốc gia ven biển cũng như giới hạn về quyền sở hữu và khai thác tài nguyên trong vùng biển ven bờ của quốc gia. Từ cuối những năm 1940 của thế kỷ XX, một số nước đã mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý.
Hội nghị về Luật Biển Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ nhất (UNCLOS I) tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 24-2 đến 27-4-1958. Hội nghị này xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình đàm phán: Một số nước như Mỹ, Anh có quan điểm giữ nguyên quy định chiều rộng lãnh hải ba hải lý. Trái lại, nhiều nước khác, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển khác, đề nghị mở rộng chiều rộng lãnh hải tới 12 hải lý. Kết quả, công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1958 chưa quy định được chiều rộng lãnh hải.
. Được biết, TQ không được mời dự hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất năm 1958. Có phải vì vậy mà họ đơn phương ra tuyên bố về chủ quyền biển, trong đó có yêu cầu về chiều rộng hải phận của TQ là 12 hải lý?
+ Vào thời kỳ đó, có những vấn đề rất cấp bách ở TQ liên quan tới quy định về chiều rộng lãnh hải của họ. Trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vùng lãnh thổ Đài Loan có nguy cơ bị TQ tấn công. Để bảo vệ Đài Loan, Mỹ đã điều Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan và TQ đã mạnh mẽ phản đối việc này.
Sau khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất (tháng 9-1954), khủng hoảng lần hai tiếp tục xảy ra vào tháng 8-1958. TQ tái diễn nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo hiệp định phòng thủ chung với chính quyền Đài Loan, Mỹ điều hai tàu chiến đến eo biển Đài Loan. Hai tàu này đã hộ tống các tàu Đài Loan tới khoảng cách ba hải lý tính từ bờ của đảo Kim Môn. TQ cho rằng Mỹ vi phạm chủ quyền của mình, trong khi Mỹ cho rằng Mỹ chỉ hoạt động trong khu vực ngoài lãnh hải của TQ và tuân thủ luật pháp quốc tế. Một phần vì hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất không mời TQ, phần nữa vì muốn ngăn chặn các nước tiếp cận gần bờ biển của mình (trong phạm vi 12 hải lý), TQ ra tuyên bố về lãnh hải.
Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là ngoại giao
. Sau tuyên bố của TQ vào tháng 9-1958, Chính phủ VNDCCH phản ứng ra sao?
+ Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước TQ để khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của TQ. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
. Trong bối cảnh lịch sử như ông đã trình bày, có thể hiểu nội dung công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như thế nào?
+ Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm với mục đích ngoại giao, thể hiện sự đoàn kết về mặt chính trị và ủng hộ lập trường hải phận 12 hải lý của TQ. Các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũng làm như vậy. Đây là động thái hoàn toàn bình thường của các nước xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu.
Như vậy, bản chất công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích rất đơn giản: Thể hiện sự đoàn kết với TQ chống lại Mỹ và các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại, hiểu được bối cảnh quốc tế khi ra đời của tuyên bố từ phía TQ về hải phận và công hàm Phạm Văn Đồng thì mới có đủ cơ sở để đánh giá ý định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chính phủ VNDCCH khi ban hành công hàm này. Từ đó mới có thể đánh giá giá trị pháp lý của công hàm và ảnh hưởng của nó tới chủ quyền Việt Nam (mà tôi sẽ nói rõ hơn ở bài sau).
. Xin cám ơn ông.
Công hàm TQ gửi lên LHQ không phù hợp luật pháp quốc tế
Chiều 23-4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nói với báo chí: Việt Nam phản đối các nội dung trong công hàm ngày 17-4 của TQ gửi LHQ cũng như các công hàm trước đó nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ông Thắng khẳng định các công hàm chứa đựng những yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế, trái với quy định của UNCLOS.
Ngày 30-3-2020, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách của TQ, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi LHQ và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ. Ngày 10-4-2020, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
|
___________________________
BIỂN ĐÔNG: LÀM RÕ 6 VẤN ĐỀ VỀ CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
ĐỖ THIỆN/ PLTP 7-5-2020
(PL)- Công hàm Phạm Văn Đồng không thể được hiểu là một điều ước quốc tế hay thỏa thuận song phương có nội dung thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
LTS: Sau loạt bài “Bẻ gãy luận điệu Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc” (từ ngày 4 đến 6-5), tòa soạn nhận được một số ý kiến liên quan về nội dung và tính pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.
Pháp Luật TP.HCM tiếp tục trao đổi với ông Hoàng Việt, chuyên gia luật biển quốc tế và Biển Đông (ĐH Luật TP.HCM), để góp phần giải đáp một số vấn đề bạn đọc quan tâm về văn kiện này.
Chuyên gia Hoàng Việt khẳng định công hàm Phạm Văn Đồng (CHPVĐ) không thể hiện sự công nhận của Việt Nam (VN) đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (TQ) ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
CHPVĐ không phải điều ước quốc tế
. Phóng viên: Có ý kiến cho rằng CHPVĐ là một văn bản pháp lý quốc tế thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên và ràng buộc trách nhiệm của VN trong việc thừa nhận chủ quyền của TQ ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Theo ông thì ý kiến này có đúng không?
+ Chuyên gia Hoàng Việt (ảnh): Cách hiểu này hoàn toàn sai. Trong luật quốc tế về hoạt động quan hệ quốc tế có quy định các loại văn bản pháp lý quốc tế để thể hiện các cam kết (promises) của các quốc gia với mức độ khác nhau. Trong số đó, các điều ước quốc tế (treaties) là loại văn bản có sự ràng buộc pháp lý cao nhất.
Ngoài ra còn có loại văn bản gọi là tuyên bố đơn phương của một quốc gia. Theo nghiên cứu “Sự cam kết của các quốc gia theo luật quốc tế” của chuyên gia luật quốc tế Christian Eckart, tuyên bố đơn phương của một quốc gia được hiểu là sự thể hiện đơn phương ý chí của một quốc gia thông qua một biểu lộ sự ủng hộ nào đó đối với bên khác. Vậy nên tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tuyên bố đơn phương. Tuyên bố ấy nhằm tỏ ý ủng hộ một tuyên bố trước đó của Thủ tướng TQ Chu Ân Lai về chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý trong bối cảnh TQ và các nước đang tranh cãi về chiều rộng của lãnh hải.
CHPVĐ không phải “hợp đồng” giữa VN và TQ
. Có luật sư cho rằng tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 đồng nghĩa với việc VN đã tham gia một hợp đồng mà TQ đã soạn sẵn trước đó, tức là tuyên bố lãnh hải của phía TQ trước đó. Ông nhận xét sao về ý kiến này?
+ Không đúng. Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một tuyên bố đơn phương nên không thể ví như VN đã tham gia một hợp đồng (với phía TQ). Ngay cả phía TQ cũng chỉ viện dẫn tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một tuyên bố đơn phương mà thôi.
Hiểu đúng về “tuyên bố đơn phương”
. Có người cho là tuyên bố đơn phương của một nước có thể là nền tảng để nước đó thừa nhận hoặc phủ nhận một hệ quy chuẩn pháp luật quốc tế nhất định. Họ viện dẫn báo cáo Liên Hợp Quốc (LHQ) về các hành vi đơn phương trong quan hệ quốc tế do Rodriguez Cedeno thực hiện từ những năm 2000. Từ đó kết luận CHPVĐ vẫn làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của VN trong việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền mà TQ áp cho Trường Sa, Hoàng Sa. Ông nói gì về suy luận này?
+ Cách suy luận này cũng không chính xác. Báo cáo của Rodriguez Cedeno chỉ là một trong chín bản thảo của Ủy ban Luật quốc tế của LHQ (gọi tắt là ILC) về vấn đề này. Sau 10 năm soạn thảo với chín bản dự thảo, bản dự thảo cuối cùng và được xem là chính thức của ILC hoàn tất năm 2006 và trình lên LHQ với tên gọi “Bản hướng dẫn các nguyên tắc áp dụng cho các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, có khả năng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý, với các chú giải kèm theo”.
Bản hướng dẫn này gồm 10 nguyên tắc kèm theo các chú giải cụ thể. Trong nguyên tắc số 1, “Các tuyên bố được thực hiện một cách công khai và biểu lộ ý chí trong đó có thể có hệ quả là tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Khi thấy rằng đủ thỏa mãn các điều kiện theo yêu cầu, tính chất ràng buộc của mỗi một tuyên bố phải được dựa trên nguyên tắc thiện chí;…”. Trong phần chú giải về nguyên tắc này, ILC đã viện dẫn án lệ theo phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) với một số vụ án. Theo đó, ICJ rất cẩn trọng khi xem xét các tuyên bố: “Tất cả phải dựa trên ý chí của quốc gia trong vấn đề đó”.
Quan trọng không kém, trong phần chú giải nguyên tắc số 7, ILC nói rõ rằng: “Trong phán quyết của các thẩm phán trong vụ thử vũ khí hạt nhân, ICJ nhấn mạnh rằng một tuyên bố đơn phương có thể có hậu quả là tạo ra nghĩa vụ pháp lý đối với quốc gia đưa ra tuyên bố đơn phương đó, chỉ khi tuyên bố đơn phương đó đề cập một cách rõ ràng với các quy định cụ thể”. Như vậy, việc suy diễn tuyên bố đơn phương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 theo kiểu của TQ - VN Dân chủ Cộng hòa (DCCH) thừa nhận chủ quyền của TQ ở Trường Sa, Hoàng Sa - là sai.
Không thể chứng minh VNDCCH có ý chí trong việc thừa nhận toàn bộ nội dung trong tuyên bố của Thủ tướng TQ Chu Ân Lai, dẫn đến việc thể hiện ý chí ấy trong tuyên bố đơn phương 1958. Ngoài ra, tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không “đề cập một cách rõ ràng với các quy định cụ thể” vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.
Lực lượng hải quân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa. Ảnh: TTXVN
Thẩm quyền của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
. Nhiều chuyên gia pháp lý đồng thuận rằng chỉ có Quốc hội VN mới có thể đưa ra các quyết định cao nhất về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, có người dựa vào Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thẩm quyền khi xem xét CHPVĐ năm 1958. Ý kiến nào mới đúng, thưa ông?
+ Áp dụng Công ước Viên 1969 như vậy là sai. Thứ nhất, ngay trong Điều 1 của công ước này đã khẳng định: “Công ước này áp dụng cho các điều ước giữa các quốc gia”. Như vậy, tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ là tuyên bố đơn phương, không phải là một hiệp ước - đối tượng điều chỉnh của Công ước Viên. Thứ hai, Điều 4 của công ước này cũng quy định: “…Công ước này chỉ áp dụng đối với các điều ước đã được ký kết giữa các quốc gia sau khi công ước này có hiệu lực đối với các quốc gia đó”. Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có vào năm 1958, còn Công ước Viên ký kết năm 1969, có hiệu lực năm 1980. Do vậy, không thể tùy tiện viện dẫn Công ước Viên 1969 để giải thích tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cẩn trọng cách TQ trích dẫn án lệ
. Một số người dẫn các án lệ quốc tế, qua đó cho rằng CHPVĐ mang lại lợi thế cho TQ nếu Bắc Kinh muốn kiện VN. Bằng quan sát và nghiên cứu của mình, ông thấy sao?
+ Thực tế, việc sử dụng các án lệ quốc tế để giải thích tính pháp lý của tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 là có thể được. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng tranh chấp Biển Đông là một trong những tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Có thể nói là chưa có một án lệ nào hoàn toàn giống tranh chấp Biển Đông, cho nên việc viện dẫn án lệ quốc tế đòi hỏi sự xem xét đầy đủ và thận trọng.
Ngoài ra, án lệ được coi là một nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Về mặt lý thuyết, theo quy định tại Điều 59 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, các thẩm phán không bắt buộc phải tuân thủ các án lệ trước đó. Tuy vậy, đặc biệt là với các án lệ của ICJ, các thẩm phán luôn có xu hướng tôn trọng. Nhiều học giả cho rằng với những vấn đề mới phát sinh thì cần phải phát triển các án lệ sau thông qua những học thuyết pháp lý mới.
Đặc biệt, các án lệ thường rất dài, có khi hàng trăm trang. Phải hiểu được tinh thần của án lệ thì mới trích dẫn đúng. Tuy nhiên, tôi thấy một số người chỉ trích dẫn vài dòng theo kiểu cắt xén, mục đích là suy diễn, minh họa quan điểm của họ, bất chấp việc trích dẫn là sai tinh thần của án lệ đó. Điều này thường thấy ở các học giả phía TQ.
. Xin cám ơn ông.
“Hải phận” lúc trước chính là “lãnh hải” trong luật quốc tế hiện hành
. Trong CHPVĐ có đoạn “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của TQ…”. Có người nói “hải phận” ở đây chính là toàn thể các vùng bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa. Theo ông, phải hiểu sao mới đúng?
+ Hiểu vậy là suy diễn tùy tiện. Do ngôn ngữ VN thay đổi theo thời gian nên có người đã thấy khó hiểu về từ “hải phận”. Tuy nhiên, từ “hải phận” nằm trong bản tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là để đáp lại tuyên bố phía TQ về chiều rộng lãnh hải của TQ là 12 hải lý mà phía TQ cũng gọi là hải phận. Hơn nữa, trong bản tuyên bố, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giải thích cụ thể: “Hải phận của TQ là 12 hải lý”. Theo đó, từ “hải phận” khi ấy chính là “lãnh hải” được quy định trong luật pháp quốc tế hiện nay.
|

(PL)- Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không làm ảnh hưởng quá trình thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
ĐỖ THIỆN thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét