ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: "Tổ tiên" nào để lại Biển Đông cho ông Tập Cận Bình? (GD 2/7/2018)-Trung Quốc quân sự hóa cảnh sát biển từ hôm nay (GD 1/7/2018)-Cuộc cải cách mới ở Ảrập Saudi (KTSG 2/7/2018)-Facebook gặp thách thức không nhỏ với Minds (KTSG 2/7/2018)-Facebook đã bỏ Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Trung Quốc (VNN 2/7/2018)-Facebook thí điểm “kiểm duyệt” ở Việt Nam? (BVN 1/7/2018)-FB Manh Kim-Bài 1: Đổi đất lấy hạ tầng, mô hình đang nhân rộng (TVN 3/7/2018)-Cơn ác mộng của Trung Quốc – Thị trường đỏ quật ngã Đảng CS Trung Quốc (BVN 2/7/2018)-
- Trong nước: Đường lên quan thế nào, cách làm quan thế ấy! (GD 3/7/2018)-Chuyện thật như đùa giữa Thủ đô, Quận bắt tháo dỡ, Sở Xây dựng cấp phép (GD 3/7/2018)-Thanh Hóa khái toán 104 tỷ đồng lễ kỷ niệm 990 năm để làm những việc gì? (GD 3/7/2018)-Bổ nhiệm Đại tá Vũ Thanh Chương giữ chức vụ Giám đốc công an tỉnh Hải Dương (GD 3/7/2018)-Bộ Công an sắp xếp theo hướng không còn 6 Tổng cục (GD 2/6/2018)-Xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu gây rối, đập phá tài sản (GD 2/7/2018)-Ông Đặng Việt Dũng được giới thiệu quay trở lại làm Phó chủ tịch Đà Nẵng (GD 2/7/2018)-Nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình lĩnh 3 năm tù (VNN 2/7/2018)-
- Kinh tế: Quy định kiểm dịch y tế đối với hàng hóa (GD 3/7/2018)-Điều kiện cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ (GD 3/7/2018)-Cấm TCTD mua TPDN có mục đích cơ cấu nợ: Cần có điểm loại trừ (KTSG 2/7/2018)-Chương trình khoan hồng giúp kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (KTSG 2/7/2018)-Đầu tư mang tranh Việt sang New York (KTSG 2/7/2018)-Đầu tư xe buýt nhiên liệu sạch đang bế tắc (KTSG 2/7/2018)-Giảm giá dịch vụ y tế: lợi và hại (KTSG 2/7/2018)-GDP cả nước nửa năm tăng cao nhất trong vòng 7 năm (KTSG 2/7/2018)-Bài 1: Đổi đất lấy hạ tầng, mô hình đang nhân rộng (TVN 3/7/2018)-Tư Giang-BỘ CÔNG THƯƠNG ĐÃ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT ĐẤU THẦU (BVN 2/7/2018)-Nguyễn Đức Thắng-
- Giáo dục: Đề khó thế không học bây giờ sao kịp đây? (GD 3/7/2018)-Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi quốc gia 2018 nghiêm túc, nhẹ nhàng và thành công (GD 3/7/2018)-Theo thầy Thiên Ấn, kì thi quốc gia “hai trong một” thế là ổn (GD 3/7/2018)-Điểm chuẩn lớp 10 trường Tạ Quang Bửu nhảy vọt sau 1 đêm, Sở Giáo dục chỉ đạo (GD 3/7/2018)-Ngày mai, Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 (GD 3/7/2018)-Thầy cô bây giờ đọc sách báo như thế nào? (GD 3/7/2018)-Những lưu ý đặc biệt khi đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 và lớp 6 (GD 3/7/2018)-Đào tạo truyền thông theo chuẩn quốc tế ở Học viện Báo chí (GD 3/7/2018)-
- Phản biện: HỒI KÝ CỦA NGUYỄN TRUNG - “TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI”(BVN 2/7/2018)-Tô Văn Trường-Hành trình nhận thức để trở thành “phản động” của Vy (BVN 2/7/2018)-FB Lê Vy-Thầy cô ứng xử ra sao khi học trò của mình là “phần tử chống đối” chính quyền? (BVN 2/7/2018)-Dân Luận-VN đối diện với “thách thức ngày càng lớn” (BVN 2/7/2018)-Phạm Quý Thọ-
- Thư giãn: Lịch thi đấu VCK World Cup 2018 (VNN 3/7/2018)-Cách độc đáo Triều Tiên kiếm lời từ World Cup Bí mật của người đàn ông trong căn nhà 5 tầng luôn đóng cửa (VNN 3/7/2018)-
FACEBOOK THÍ ĐIỂM 'KIỂM DUYỆT' Ở VIỆT NAM ?
FB Manh Kim/ DL / BVN 1-7-2018
Việc Facebook có những thỏa hiệp ngầm với một số chính phủ thật ra không mới. Một bài báo của Mike Isaac trên New York Times (22-11-2016) cho biết, Facebook đã “tương nhượng” trong việc kiểm duyệt nội dung với một số nước như Pakistan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… Chỉ trong 5 tháng, từ tháng 7-2015 đến tháng 12 cùng năm, Facebook đã chặn 55.000 tin bài tại khoảng 20 quốc gia. Với Việt Nam, thỏa thuận mật giữa Facebook và chính quyền Việt Nam có thể bắt đầu được bàn chi tiết từ cuộc gặp giữa Monika Bickert (Giám đốc Chính sách Quản lý toàn cầu của Facebook) và Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn vào ngày 26-4-2017 tại Hà Nội.
Câu hỏi bây giờ là tại sao Facebook bắt tay “dưới gầm bàn” với Hà Nội? Việt Nam, với khoảng 52 triệu tài khoản, là thị trường béo bở đối với Facebook. Tuy nhiên, yếu tố doanh thu thị trường từ Việt Nam có thể chưa đến mức quan trọng hàng đầu. Trung Quốc mới là đích ngắm thật sự! Một nhận định của Rogier Creemers, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Leiden (Hà Lan), rất đáng chú ý (theo nguồn VOA). Rogier Creemers cho rằng, bằng việc “thí điểm” mô hình kiểm duyệt tại Việt Nam, Facebook muốn chứng minh cho Trung Quốc thấy họ có thể làm điều tương tự, một khi được chính quyền Bắc Kinh cho phép thâm nhập thị trường nước này.
Việc Facebook “thèm khát” thị trường Trung Quốc chẳng là chuyện lạ. Từ khi bị chặn tại Trung Quốc năm 2009, Mark Zuckerberg luôn cố ve vãn Bắc Kinh, có khi bằng những hành động nực cười. Trong cuộc gặp Tập Cận Bình tại Nhà trắng năm 2015, Mark Zuckerberg đã xin Tập đặt tên cho đứa con sắp chào đời của mình. Facebook cũng giúp quảng bá hình ảnh các chuyến công du nước ngoài của Tập bằng cách lập “fanpage” cho Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) với các bản tin cập nhật liên quan Tập.
Năm 2016, Facebook phát triển một công cụ kiểm duyệt giúp chặn tin bài theo vùng địa lý, với mục đích giúp chính quyền sở tại giám sát được nội dung trên Facebook (công cụ này, được New York Times cho rằng nó được thiết kế cho thị trường tương lai Trung Quốc, sau đó đã không được ứng dụng). Tháng 3-2016 Mark Zuckerberg đến Bắc Kinh gặp các viên chức an ninh mạng Trung Quốc. Tháng 10-2017, Mark Zuckerberg lại đến Trung Quốc để nghe Tập nói chuyện tại Đại học Thanh Hoa. Mới đây, thêm một tai tiếng mà New York Times vừa phanh phui vào tháng 6-2018. Bài báo cho biết, Facebook đã chia sẻ dữ liệu cá nhân người sử dụng với ít nhất bốn công ty điện tử Trung Quốc từ năm 2010 hoặc có thể sớm hơn, những công ty mà cộng đồng tình báo Mỹ luôn cảnh giác bởi khả năng đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ, gồm Huawei, Lenovo, Oppo và TCL.
Ý kiến nói trên của Rogier Creemers là nhận định của một nhà quan sát. Khó có thể nói nó đúng hay sai nhưng nếu Facebook chọn Việt Nam làm nơi “thí điểm” thì không nơi nào có thể “tốt” hơn Việt Nam - một phiên bản Trung Quốc thu nhỏ về nhiều mặt, đặc biệt về kiểm soát và khống chế thông tin - để Facebook làm bàn đạp xây dựng “độ tin cậy thực tế” cho Bắc Kinh.
(Một cuộc “chuyển nhà” quyết liệt từ Facebook sang Minds đang diễn ra. Phản ứng của cộng đồng mạng Việt Nam đang gửi một thông điệp rất mạnh đến Facebook).Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20180630/facebook-thi-diem-kiem-duyet-o-viet-nam
FACEBOOK ĐÃ BỎ HOÀNG XA, TRƯỜNG XA KHỎI BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC
TRỌNG ĐẠT/ VNN 2-7-2018
Trước những động thái đấu tranh quyết liệt của Bộ TT&TT, Facebook đã lập tức gỡ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ xác định thị trường quảng cáo của Trung Quốc.
Như VietNamNet đã đưa tin, dư luận trong nước đang bức xúc trước thông tinFacebook vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, khi truy cập vào mục bản đồ trong tính năng chạy quảng cáo của Facebook, nhiều người bất ngờ khi phát hiện thiếu vắng sự xuất hiện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, khi tìm đến phần bản đồ của Trung Quốc, càng bất ngờ hơn khi trên công cụ bản đồ của Facebook lại xuất hiện tên 2 quần đảo này.
Trao đổi với Pv.VietNamNet, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, sau khi phát hiện ra vấn đề này, Cục đã trao đổi với đại diện của Facebook.
“Bên phía Facebook trả lời rằng họ đã biết vấn đề này và đang nghiên cứu để xử lý. Facebook cũng cho biết đây thuần túy là vấn đề kỹ thuật chứ không phải mang động cơ chính trị”, ông Lê Quang Tự Do cho biết.
Theo vị Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, đại diện Facebook cho biết sai sót này do việc lựa chọn tấm bản đồ làm cơ sở. Tấm bản đồ này không phải của Facebook mà của một đơn vị thuộc bên thứ 3 cung cấp.
Sau khi trao đổi qua kênh riêng, Cục PTTH&TTĐT đã có công văn chính thức gửi đến Facebook. Công văn này khẳng định việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Bản đồ Facebook ngày 1/7 thể hiện chủ quyền sai lệch về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Cục PTTH&TTĐT đã yêu cầu Facebook khẩn trương xử lý, sửa lại ngay lỗi viết sai về Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ của Facebook, bảo đảm thể hiện đúng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.
Trước các động thái đấu tranh quyết liệt của Cục PTTH&TTĐT và Bộ TT&TT, qua kênh riêng, phía Facebook cho biết đã ghi nhận thông tin này và sẽ có sự điều chỉnh ngay lập tức.
Sau động thái đấu tranh quyết liệt của Bộ TT&TT, Facebook đã phải cập nhật lại thông tin bản đồ của mình vào ngày 2/7. Trong hình, có thể thấy hai hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã bị tách khỏi bản đồ Trung Quốc.
Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, chiều ngày 2/7, khi truy cập vào tính năng bản đồ của Facebook, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được mạng xã hội này loại bỏ khỏi bản đồ Trung Quốc. Đây là một thành công của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trọng Đạt
FACEBOOK GẶP THÁCH THỨC KHÔNG NHỎ VỚI MINDS
CHÍNH PHONG/TBKTSG 2-7-2018
(TBKTSG Online) - Mấy hôm nay, dân mạng xôn xao trên Facebook rằng “dọn nhà sang Minds”, “di tản sang Minds”, “ai rành về Minds chỉ giùm cái?”…
Bill Ottman, người đồng sáng lập mạng xã hội Minds gửi lời chào tới người dùng Việt Nam hôm 1-7.
Minds là mạng xã hội, cũng như Facebook hay Twitter. Lý do chuyển sang Minds theo một số người là sang Minds không bị kiểm duyệt, không bị báo cáo như Facebook, kiếm được tiền từ Minds…
Gọi là “chuyển” chứ nhiều người vẫn dùng Facebook. Họ chỉ tải thêm ứng dụng Minds về điện thoại, hoặc vào trang Minds.com trên máy tính, đăng ký một tài khoản mới trên Minds. Chưa rõ độ thông dụng của Minds đến đâu, nhưng cứ đăng ký tài khoản trên đó trước đã, đăng ký sớm thì được tên tài khoản đẹp.
Một chủ doanh nghiệp đăng ký một lúc vài tài khoản liên quan đến ngành nghề anh làm. Anh giải thích: “Cũng giống như Facebook cách đây 10 năm, mới đầu mọi người còn tham gia một cách dè dặt, bây giờ Facebook mạnh thế nào ai cũng rõ, biết đâu sau này nhiều người dùng Minds đến mức như Facebook hiện tại”.
Mạng xã hội Minds có các tính năng không khác so với Facebook, như đăng tin, hình ảnh, video, blog, chia sẻ, like, chat… có điều chưa đẹp và mượt mà như Facebook và vẫn còn "hoang vắng" vì mới có hơn 1 triệu người đăng dùng. Có một số tính năng hơi khác một chút, ví dụ trên Minds không cần gửi lời mời kết bạn, nếu thích ai có thể đăng ký theo dõi người đó, không muốn nữa thì nhấn nút bỏ theo dõi.
Minds được anh em kỹ sư người Mỹ Bill và John Ottman sáng lập năm 2011, đến năm 2015, mạng xã hội này ra mắt công chúng. Những khác biệt lớn nhất của Minds mà nhiều người cho rằng nó sẽ là đối thủ tiềm tàng của Facebook trong tương lai là nó được xây dựng bằng công nghệ blockchain và người dùng có thể kiếm được tiền từ việc tham gia Minds.
Công nghệ blockchain cho phép Minds chạy trên một mạng phi tập trung, phát triển dựa trên sự đóng góp của người dùng, các nội dung được tạo ra, các tương tác giữa người dùng với nhau... được lưu trên hệ thống mạng ngang hàng tự động của người dùng. Nghĩa là không ai có thể thao túng được Minds.
Đặc tính trên khiến Minds được nhiều người ưa thích trong bối cảnh họ bắt đầu cảm thấy ngột ngạt với Facebook, mới đầu là một trò vui đang dần kiểm soát đời sống của họ. Bê bối Facebook với Cambridge Analytica gần đây cho người dùng thấy họ bị can thiệp, theo dõi và lợi dụng.
Ưu việt thứ hai của Minds là “kiếm tiền”. Nếu như Facebook lấy thông tin của nội dung người dùng tạo ra để bán cho bên thứ ba lấy tiền, không chi trả đồng nào cho người dùng thì Minds trả tiền cho người dùng. Lượng like, chia sẻ, bình luận... với một nội dung người dùng tạo ra đều được quy đổi ra điểm thưởng. Điểm này tích lũy dần để người dùng có thể dùng để tự quảng bá nội dung của mình, tặng cho người khác hoặc quy đổi thành các đồng tiền điện tử tương tự như Bitcoin.
“Giúp người dùng kiếm tiền online là trọng tâm của chúng tôi”, người sáng lập Bill Ottman nhấn mạnh trên trang Wired.com. Minds không phải mạng xã hội đầu tiên trả tiền cho người dùng thông qua các hoạt động của họ. Mạng Steemit cũng có mô hình hoạt động tương tự như Minds.
Tuy nhiên, điều nhiều người lo ngại về Minds là tiêu chuẩn đạo đức khá lỏng lẻo của mạng xã hội này, không có điều khoản ngăn chặn người dùng đưa ra các “phát ngôn thù hận” (hate speech). Trong khi Facebook và các mạng xã hội thuộc dòng chủ lưu khác kiểm soát chặt chẽ điều này, sẵn sàng gỡ những nội dung và đóng cửa những tài khoản vi phạm.
Bill Ottman lại cho rằng gỡ bỏ những phát ngôn thù hận và nội dung gây hấn có thể khiến người ta càng chú ý hơn đến những người quá khích hoặc những hệ ý thức dựa trên sự mù quáng. Ottman rất phản đối chuyện Facebook hay Twitter dùng các thuật toán dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) trong việc kiểm duyệt nội dung vì ông cho rằng thuật toán không thể hiểu hết được các sắc thái trong một thông điệp. Minds không dùng AI để làm chuyện này.
Facebook tiếp tục kiếm hàng tỉ đô la Mỹ thu nhập hàng quí. Nhưng Minds và các mạng xã hội tương tự như vậy đang mang đến thứ Facebook không có: cơ hội kiếm tiền cho chính những người dùng. Và đó sẽ là nền tảng cho một cuộc di cư mới trên không gian số.
TIN BÀI LIÊN QUAN:- Vietnam Blockchain Summit: Từ công nghệ tới chính sách
- Blockchain tại Việt Nam: Mới chỉ làm quen với thị trường
- Doanh nghiệp đón đầu cơ hội từ Blockchain
- Blockchain làm “nóng” giới công nghệ Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét