ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ngoại giao bẫy nợ, bộ mặt khác của Vành đai và Con đường (GD 25/3/2018)-Tổng thống Donald Trump đang dọn đường cho chuyến thăm Đài Loan? (GD 24/3/2018)- Việt Nam ngưng khai thác dầu ở biển Đông do sức ép của Trung Quốc (RFA 23-3-18)-5 năm và tương lai chưa từng có cho “Đối tác chiến lược Việt- Pháp” (TVN 25/3/2018)-Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung leo thang (BVN 25/3/2018)-Vũ Ngọc Yên-Sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Liên Bang Nga (BVN 24/3/2018)-Bùi Quang Vơm-
- Trong nước: Giữ xe 5 ngày mới lập biên bản, Thanh tra giao thông Thanh Hóa muốn điều gì? (GD 25/3/2018)-Quan chức bị vu vạ, tung tin thất thiệt chọn im lặng hay lên tiếng? (GD 24/3/2018)-Vì sao nhiều người dễ dàng tin vào tin đồn “quan chức có bồ nhí”? (GD 24/3/2018)-Truy tố Đặng Thanh Bình có dẫn tới ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình? (Calitoday 23-3-18)-Bác Trọng, hãy tạo thêm tiền lệ (TD 24-3-18)-Ông Đinh La Thăng: Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người (DV 24-3-18) -Ông Đinh La Thăng: Chẳng lẽ cứ phản bác là chối tội (VnEx 24-3-18)-Ông Đinh La Thăng rơm rớm nước mắt, nhận mình là đứa con bất hiếu (DT 24-3-18) -Bộ TT-TT nói về kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG (ĐV 24-3-18)-
- Kinh tế: Đà Nẵng sẽ thay thế cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công (GD 25/3/2018)-Doanh nghiệp giỏi "thần thông biến hoá" hay do cán bộ quá yếu kém? (GD 25/3/2018)-Thaco khánh thành nhà máy sản xuất ô tô 50.000 xe mỗi năm (KTSG 25/3/2018)-Sức hút của ngành TMĐT trong nước (KTSG 25/3/2018)-Quản lý game online: Lỗ hổng từ vai trò quan trọng của nhà mạng (KTSG 25/3/2018)-Gia tăng “sự thông minh” của thiết bị (KTSG 25/3/2018)-MobiFone mua 95% AVG - đắt hay rẻ? (KTSG 25/3/2018)-Không nên “lấy tĩnh chế động” (KTSG 24/3/2018)-chuyện ngành Cà phê-Mắt Bão cung cấp công nghệ điện toán đám mây của Microsoft (KTSG 24/3/2018)-Cá tra Việt Nam đi đâu khi Mỹ đánh thuế cao nhất lịch sử? (infonet 24-3-18)-Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: “Tôi chỉ mong đối thoại với chồng để đưa anh đi chữa bệnh, khôi phục lại Trung Nguyên” (CafeF 23-3-18)
- Giáo dục: Mẹ là cô giáo, kèm con rất chặt, vậy mà vẫn không thoát ma trận dạy thêm (GD 25/3/2018)-Cậu học trò nghèo chinh phục trường đại học số 1 thế giới (GD 25/3/2018)-Chúng ta đã lắng nghe học sinh, tại sao không hỏi giáo viên mong muốn gì? (GD 25/3/2018)- Đà Nẵng tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm nay như thế nào? (GD 25/3/2018)-Huyện Bến Lức đang xem xét kỷ luật hiệu trưởng bỏ mặc cô giáo bị bắt quỳ (GD 25/3/2018)-Chị chỉ bán cá ngoài chợ, nhưng tôi đã sửa được sai nhờ lòng bao dung của chị (GD 24/3/2018)-Nữ sinh Sài Gòn bật khóc nói về giáo viên “không nói gì cả” trong lớp (GD 24/3/2018)-Đề nghị xử lý hình sự phụ huynh tát vào mặt cô giáo (GD 24/3/2018)-Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa chỉ cách bảo vệ quyền lợi nhà giáo (GD 24/3/2018)-
- Phản biện: Tôi đã đọc Marx trong hoàn cảnh nào (viet-studies 24-3-18)- Lữ Phương-Về tính gian dối và sự lợi dụng chức quyền của một số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất (TCCS 23-3-18)-Nguyễn Đức Mạnh-Cuộc truy tìm lươn lẹo (BVN 25/3/2018)-Bùi Quang Vơm-Những cuộc “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nối tiếp (BVN 25/3/2018)-Bùi Tín-Một lần nữa, Hà Nội lại nhục nhã cúi đầu (BVN 25/3/2018)-Phương Thảo/VNTB-Cơ chế đặc thù: sao không là an sinh, mà cứ chăm chăm tăng thu? (BVN 25/3/2018)-Trúc Mai/VNTB-
- Thư giãn: Làm thế nào để trị bệnh cao huyết áp? (GD 25/3/2018)-Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông là ai? (BBC 24-3-18)-
VỀ TÍNH GIAN DỐI VÀ SỰ LỢI DỤNG CHỨC QUYỀN CỦA MỘT SỐ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THOÁI HÓA BIẾN CHẤT
NGUYỄN ĐỨC MẠNH/ TCCS 23-3-2018
Ảnh minh họa - Nguồn: plo.vn
Gian dối là một trong những thuật ngữ dùng để chỉ tính người
Người có tính gian dối là người thường có thái độ, lời nói quanh co, úp mở, hư hư, thực thực, “nói một đằng, làm một nẻo”, nhằm che giấu ý đồ hay hành vi mờ ám, xấu xa nào đó. Tính gian dối của con người không phải là do “ông Trời” ban cho, mà là một thứ tính “lây nhiễm” và lan truyền trong các xã hội đói nghèo, lạc hậu, có sự bất công, bất bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. Tính gian dối khi đã trở thành thói quen, được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong nhiều năm tháng thì nó là một bản tính khó dời, khó sửa. Người có tính gian dối cũng thường là người khéo ngụy trang, che đậy, cho nên những người xung quanh khó nhận biết về sự gian dối của họ. Song, có một điều dễ thấy, dễ hiểu ở những người có tính gian dối là họ không muốn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và bảo vệ sự thật.
Gian dối là một tính xấu, thói xấu của con người, bởi vậy không nên nhìn nhận tính xấu, thói xấu đó như là một nhược điểm hay khuyết điểm. Ngay như những người thật thà cũng thường khó tránh khỏi có nhược điểm hay khuyết điểm trong công việc, nhưng có nhược điểm hay khuyết điểm đó là do họ có sự yếu kém về trình độ nhận thức, hạn chế về năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành, chứ không phải là do họ gian dối.
Trái ngược với tính gian dối là tính thật thà. Người có tính thật thà là người có niềm tin, thái độ, lời nói, hành vi tự nhiên, không giả tạo, là người “nghĩ sao nói vậy”, “nói sao làm vậy”, là người dám nhìn thẳng vào sự thật và nói đúng sự thật. Nhân gian có câu “Khôn ngoan chẳng lại thật thà”, hoặc “Thật thà là cha quỷ quái” là có ý nói rằng, thật thà là một phẩm chất trong sáng, thánh thiện của những con người có niềm tin và có sức mạnh nội tâm. Từ sự quan sát thực tế xã hội mà người ta thấy có những mẫu người có tính thật thà nổi trội, dễ thấy, như: 1- Những trẻ em đa phần ở lứa tuổi nhi đồng (Nhân gian có câu: “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” là vậy); 2- Những người đang ở vào giờ phút lâm chung, sắp sửa lìa đời, chẳng có gì để sợ, chẳng có gì để mất nên thường có những lời trăn trối, dặn dò rất thật; 3- Những người cả đời chỉ sống ở nơi “rừng xanh, núi thẳm”; với họ, “bụng nghĩ sao, miệng nói vậy”, chẳng cần gì để bon chen, tranh giành với ai; 4- Những tín đồ tôn giáo có niềm tin tuyệt đối vào những lời răn dạy của chúa hay của các thánh, thần,...; 5- Những danh nhân, vĩ nhân, những nhà khoa học chân chính, những anh hùng, nghĩa sĩ sẵn sàng xả thân để bảo vệ sự thật, lẽ phải và công lý.
Xét ở một góc độ nào đó, xã hội là một sự tập hợp của “trăm dân bách tính”. Nói khác đi, xã hội là của các tầng lớp người khác nhau về giới tính, tuổi tác, tâm lý, thói quen, tính cách, tài năng, nghề nghiệp và bao gồm cả sự ảnh hưởng tốt hay xấu của các tầng lớp người khác nhau đó đối với xã hội. Nhưng nếu có sự so sánh thì một thường dân dù có tính thật thà đến mấy đi nữa cũng không thể tạo ra được phạm vi ảnh hưởng có lợi đối với xã hội bằng một cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có tính thật thà. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở một số nước phát triển người ta rất tôn vinh, trọng thị và có chế độ ưu đãi đối với đội ngũ công chức nhà nước. Nhưng khi một cán bộ, công chức, viên chức, nhất là công chức lãnh đạo có tính gian dối trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ thì sự tổn hại cho nhà nước và cho xã hội mà họ gây ra cũng sẽ nặng nề gấp nhiều lần so với một thường dân có tính gian dối. Cho nên cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nước đó người ta đều đã ban hành luật về đạo đức công chức và xử rất nặng đối với các công chức có hành vi hối lộ, tham nhũng, vi phạm pháp luật.
Tính gian dối của một số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất có biểu hiện như thế nào?
Phàm là những cán bộ, công chức, viên chức có tính gian dối không sớm thì muộn cũng đều trượt ngã vào con đường thoái hóa, biến chất. Ngược lại, những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất cũng đều là những người có tính gian dối.
Bản chất, mục đích hành vi của người cán bộ, công chức, viên chức gian dối là ở chỗ, làm cho “công tư lẫn lộn” để “lợi dụng việc công mưu lợi tư”. Một số biểu hiện thường thấy ở họ là: chỉnh sửa lý lịch, khai man tuổi tác; khai man thành tích; đạo chích văn chương; đánh tráo khái niệm; tung tin thất thiệt; che giấu sự thật, ỉm nhẹm vật chứng; tráo đổi hoặc làm thất lạc, lẫn lộn hồ sơ, giấy tờ; mua đồ giả khai thành đồ thật; tùy tiện bày đặt các quy định, thủ tục có tính chất nhiêu khê, phiền hà, sách nhiễu, đặc biệt là nhằm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư nhân;... Toàn bộ các thủ đoạn, thái độ, hành vi gian dối đó đều có con dấu, chữ ký nhân danh nhà nước, nhân danh pháp luật, hoặc mượn danh nghĩa “ông nọ, bà kia” để trục lợi cá nhân một cách bất chính.
Thực tế hoạt động công vụ trong bộ máy nhà nước ta nhiều năm qua cho thấy, những cán bộ, công chức, viên chức có tính gian dối đều trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm chính sách, pháp luật, nhất là vi phạm những quy định pháp luật về quyền và lợi ích của công dân với các hình thức, mức độ, tính chất khác nhau. Ví như những vụ việc oan sai của người dân tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tính gian dối của người công chức trong quá trình điều tra, thụ lý hồ sơ và xử án. Xã hội cảm nhận rất rõ về điều này là vì những công chức gây ra những vụ việc oan sai đó nếu không phải vì “lợi dụng việc công để trả thù tư” thì cũng vì bênh che cho bạn bè, người thân, hoặc vì cẩu thả, dốt nát, vô trách nhiệm và tệ nhất là nhận hối lộ. Ở một phạm vi rộng lớn hơn, tính gian dối của một số cán bộ, công chức, viên chức còn là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm và làm sai lệch các nội dung, mục tiêu cải cách hành chính; đặc biệt là làm xói mòn niềm tin của người dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Mọi hành vi gian dối của một số cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ và thực thi pháp luật, suy đến cùng, đều nhằm thỏa mãn dục vọng cá nhân dưới các hình thức, trong đó hình thức cao nhất, tệ hại nhất là tham nhũng (ăn cắp của dân, của nước). Có thể nói, hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức mắc tội tham nhũng đều là những người có tính gian dối và có lối sống trưởng giả, lãng phí, xa hoa.
Tính gian dối và sự lợi dụng chức quyền của một số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất thường đi đôi với nhau
Những cán bộ, công chức, viên chức khi đã có biểu hiện thoái hóa, biến chất thì đều có thái độ, hành vi lợi dụng vị trí chức vụ, quyền hạn (có thể gọi tắt là “chức quyền”), vị trí cơ quan, vị trí chuyên môn, nghiệp vụ để phô trương thanh thế. Lợi dụng những vị trí này để phô trương thanh thế và phô trương thanh thế để trục lợi cá nhân - đó là hành vi có tính lô-gíc của những cán bộ, công chức, viên chức có tính gian dối. Ví dụ, có một số công chức của các bộ, ngành trung ương khi xuống địa phương công tác thường có thái độ khệnh khạng, trịch thượng, quan cách, làm ra vẻ “quan trọng hóa” công việc và bản thân. Cái cách phô trương thanh thế đó đã khiến cho các đơn vị sở, ban, ngành địa phương không chỉ đón tiếp, đãi đằng, quà cáp một cách nồng hậu, mà còn coi họ như là những “thủ trưởng con”.
Nói về sự lợi dụng chức quyền của công chức lãnh đạo, người ta thấy nhiều nhất, rõ nhất là sự lợi dụng xe công, nhà công vụ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động công sở. Nhiều người đứng đầu cơ quan cấp cục, vụ, viện, sở,… trong hệ thống cơ quan nhà nước được bố trí chỗ ở và làm việc, cấp phát trang thiết bị, được đi xe công đến nơi làm việc hoặc khi đi công tác là hợp lý, hợp pháp. Nhưng không ít người trong số họ vẫn thường có thói quen sở hữu nhà công vụ, ngân quỹ cơ quan, xe công nhà nước và cả nhân viên lái xe như những thứ của riêng mình. Khi họ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến nơi khác mà người kế nhiệm họ cũng lại có cách nghĩ, cách làm như vậy thì đó chính là một thực tế - một nguyên nhân giải thích vì sao ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước thường có đội ngũ phục vụ hưởng lương chiếm từ 25% đến 30% trong tổng số biên chế nhân sự.
Lợi dụng thường gắn với lạm dụng. Người lợi dụng chức quyền thường là người lạm dụng chức quyền theo nghĩa là vượt quá quyền hạn do pháp luật quy định. Những công chức lãnh đạo có tư tưởng lợi dụng chức vụ và lạm dụng chức quyền phần lớn là những người có thái độ, hành vi công thần, chuyên quyền, độc đoán, hoặc ỷ thế “con ông cháu cha”. Lợi dụng và lạm dụng chức quyền, xét về bản chất, đó chính là thái độ, hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy chế Dân chủ, coi thường “kỷ cương phép nước” và ngạo mạn, không tự biết mình là ai. Thực tế nhiều năm qua ở nước ta cho thấy, những công chức lãnh đạo có tính gian dối và lợi dụng, lạm dụng chức quyền đều là những người thiếu công khai, minh bạch và tùy tiện trong hoạt động công vụ, đặc biệt là trong việc điều chuyển, bổ nhiệm, tuyển dụng nhân sự. Đây là một thực trạng đã tồn tại nhiều năm trong một số cơ quan nhà nước, nhất là ở một số cơ quan sở, ban, ngành địa phương và chính quyền cơ sở. Ở những nơi đó có hiện tượng người đứng đầu lợi dụng chức quyền để đưa anh em, con cháu, người nhà vào cơ quan làm việc, bất chấp dư luận, bất chấp các quy định pháp luật về tuyển dụng. Chính sự lợi dụng, lạm dụng chức quyền theo lối đó đã khiến cho biên chế dư thừa; công việc trùng chéo; trật tự, kỷ cương, văn hóa công sở bị coi thường, “trên bảo dưới không nghe”; năng suất lao động trong khu vực công sụt giảm; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thấp kém; tài sản của nhà nước bị xâm hại, thất thoát và lãng phí nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, những cán bộ, công chức, viên chức thật thà, trung thực, thẳng thắn làm việc dưới quyền các cán bộ lãnh đạo có thói quen gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán và lạm dụng chức quyền thường bị thua thiệt, thậm chí còn bị trù úm, vô hiệu hóa.
Một sự lợi dụng khác cũng tương đối phổ biến là lợi dụng khoảng thời gian sắp mãn hạn nhiệm kỳ lãnh đạo (có người còn gọi đó là “hoàng hôn nhiệm kỳ”) để trục lợi cá nhân. Cách kiếm chác theo kiểu lợi dụng này thường biểu hiện rõ nhất ở việc ký tá các văn bản tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, cử đi học tập hoặc thăm quan ở nước ngoài, cho tham gia đấu thầu, làm đề tài, dự án,… Dù có che đậy, biện minh thế nào đi chăng nữa thì cái cách ký tá đó chắc chắn không phải là nhân cách của những người cán bộ, công chức chân chính. Đó chỉ là cái cách “ăn vét”, “làm tiền” của những kẻ “giá áo túi cơm”, “tiểu nhân”, tầm thường.
Ở các thời phong kiến trước đây trên thế giới có không ít trường hợp quan lại có tính gian dối đã làm khuynh đảo triều chính, dẫn đến cảnh ngộ “huynh đệ tương tàn”, xã tắc nghiêng ngả, đất nước suy vong. Điều đó đúng như Chu Tử (ở Trung Quốc, thời cổ đại) nói: “Tàng gian tác bất lương”, nghĩa là khi con người ta tàng ẩn, tàng trữ cái tính gian dối trong tâm trí của họ thì hành vi, việc làm của họ nhất định sẽ bất nghĩa, bất nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu. Đây vẫn là một quan điểm, một tư tưởng rất căn bản, rất quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc giáo dục, đào tạo, sử dụng, thuyên chuyển, đề bạt, bố trí cán bộ, công chức, viên chức trong thời kỳ cách mạng hiện nay. Tất nhiên, để làm tốt điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải nhanh chóng và kiên quyết sa thải những cán bộ, công chức, viên chức có tính gian dối, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn ra khỏi bộ máy công quyền, bất kể họ là ai./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét