ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đánh giá của học giả Trung Quốc về chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông (GD 19/3/2018)-Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới vì chi phí xe (KTSG 19/3/2018)-Việt-Trung: đàm phán về ‘khu vực chồng lấn’ vịnh Bắc Bộ vẫn bế tắc (BVN 20/3/2018)-Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4 (BVN 20-3-2018)-Anh Vũ
- Trong nước: 1 triệu bản kê khai tài sản, chỉ phát hiện 5 người vi phạm, xử lý được 4 người (GD 20/3/2018)-Muốn tịch thu tài sản bất minh thì phải ra tòa (GD 20/3/2018)--Trương Minh Tuấn sẽ ‘theo chân’ Đinh La Thăng? (VNTB 17-3-18)-
Hôm nay, ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử lần hai (VNN 19/3/2018)-
Nhóm tham nhũng với quỷ kế đút lót muộn màng (VOA Blog 16-3-18)-Thủ tướng: Bề mặt ổn định nhưng bên trong vẫn có sóng ngầm (TTT 18-3-18)-Thủ tướng Phan Văn Khải và lời dặn về “cái ghế” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (DT 18-3-18)-Những điểm nhấn của cố Thủ tướng Phan Văn Khải (Blog Phương Thơ 17-3-18)- Ông Sáu Khải trong ký ức người em gái (Zing 17-3-18)- Vĩnh biệt anh Sáu Khải (SGGP 18-3-18) - Kinh tế: Không dùng vốn vay để góp vốn thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (GD 20/3/2018)-Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (GD 20/3/2018)-Doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành thua lỗ nhiều tỷ đồng do chưa làm đã tiêu cực (GD 20/3/2018)-Chiến lược phát triển ngành cơ khí tầm nhìn đến năm 2035 (GD 20/3/2018)-Bãi bỏ 6 Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng (GD 20/3/2018)-Chuyên gia: Đà Nẵng cần sớm lập lại quy hoạch đô thị (KTSG 19/3/2018)-Việt Nam nhập siêu hơn 6,5 tỉ đô la từ ASEAN (KTSG 19/3/2018)-Alibaba rót thêm 2 tỉ đô la Mỹ vào Lazada (KTSG 19/3/2018)-Cạnh tranh giả vờ? (KTSG 19/3/2018)-Ngẫm về tài, đức, bằng cấp (KTSG 19/3/2018)-
- Giáo dục: 52% biên chế cả nước thuộc về ngành giáo dục (GD 20/3/2018)-Hiệu trưởng phải được quyền tham gia tuyển dụng giáo viên! (GD 20/3/2018)-Cả nước đang thiếu 32.641 giáo viên mầm non (GD 20/3/2018)-Thí sinh nữ có cơ hội học ngành nào của khối trường quân đội? (GD 20/3/2018)-Bộ bỏ điểm sàn, học trò, thầy cô và nhà trường được lợi gì? (GD 20/3/2018)-Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng ý quan điểm thầy cô sẽ có lương cao nhất (GD 20/3/2018)-Trường ĐH Kinh tế quốc dân mở nhiều ngành mới (VNN 20/3/2018)-
- Phản biện: Những cái nhìn sai trái, lệch lạc về nền giáo dục Việt Nam (GD 20/3/2018)-QĐND-Vụ cô giáo quỳ, cần “trị căn” hơn “trị chứng” (GD 13/3/2018)-Nguyễn Trọng Bình--Chạy việc 300 triệu và chuyện tiền đâu ra tăng lương (TVN 18/3/2018)-Nguyễn Quốc Vương-Tâm sự của một giáo viên: Giáo viên và Phụ huynh thời nay cần ‘định nghĩa lại’ về nhau (BVN 18/3/2018)-Phùng Hy-Phạm Đoan Trang: Kết thúc phép thử thứ hai về đàn áp nhân quyền (BVN 18/3/2018)-Phạm Chí Dũng-Quanh vụ Mobifone mua AVG (BVN 17/3/2018)-Tô Văn Trường-Bình luận, thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên (BVN 17/3/2018)-Bùi Quang Vơm và NNK-Khi 8 triệu người vừa là tội phạm vừa là nạn nhân (BVN 18/3/2018)-Bùi Tín-Khởi tố hay không vụ Mobifone-AVG? (BVN 18/3/2018)-BBC-Nguyễn Ái Quốc và vua Gia Long (BVN 20/3/2018)-Nguyễn Đình Cống-Hoạt động chính trị (BVN 20/3/2018)-Phạm Đoan Trang/ Chính trị bình dân-
- Thư giãn: Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bây giờ, chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi” (TVN 19/3/2018)-Vị Thủ tướng từng bỏ tiền túi mua giống khoai lang giúp dân chống đói (VNN 20/3/2018)-
NHỮNG ĐIỂM NHẤN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI
PHƯƠNG THƠ/ Blog PT 17-3-2018
Tôi điểm qua thành tích của các ông thủ tướng VN thì có lẽ đối với ông Võ Văn Kiệt thì không nói, nhưng đối với ông Phan Văn Khải vừa tạ thế thì quả nhiên dưới triều đại của ông Thủ tướng Khải này thì VN có nhiều cải tổ về kinh tế rất vững chắc, và ông Khải này được giới chuyên gia phân tích chính trị lẫn kinh tế Mỹ đánh giá là con người có thực sự năng lực am hiểu kinh tế nhất so với những ông bà bát nháo làm thủ tướng sau này. Tức là tính từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng cho đến Nguyễn Xuân Phúc thì hai ông thủ tướng này rất tệ về điều hành kinh tế, ông Dũng thì nổi tiếng phá kỷ lục có nhiều chữ ký nhất là cái gì ông cũng ký từ phong tước cho tới các dự án kinh tế, còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì nổi tiếng hay nói nhiều, nói nhảm và chẳng làm được bao nhiêu cả.
Dưới thời ông Thủ tướng Phan Văn Khải thì ông nhậm chức lèo lái nền kinh tế của VN trải qua hai đợt sóng gió rất mạnh mà nếu VN không cải cách thì rất nguy ngập. Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu (chủ yếu ở các nước Đông Á năm 1997), và điều quan trọng nhất là ông Khải có cái nhìn rất chính xác khi thoát khỏi cái bóng đen tối của nền kinh tế Nga, bởi vì ông Khải đã nhanh chân thoát khỏi Nga vì thấy ra nền kinh tế Nga quá xấu và quá yếu thì ông ấy mở ra chương mới là quan hệ kinh tế với Mỹ. Qủa nhiên năm 1998 thì Nga lâm khủng hoảng tồi tệ mà VN thì khi đó vẫn còn lệ thuộc Nga và VN thì đã nhanh chân chạy trước và tránh khủng hoảng.
Đến năm 2000 thì lại xẩy ra một cuộc khủng hoảng cổ phiếu và tài chính thế giới khi Bong bóng dot-com bị vỡ trên sàn kỹ nghệ cao NASDAQ ở Mỹ khiến nó làm rúng động thị trường tài chính và chứng khoán quốc tế thì tăng trưởng kinh tế của thế giới khi đó sút giảm. Vì khi đó GDP (danh nghĩa là chỉ số chính mà ta đang theo dõi hàng ngày) của nền kinh tế thế giới năm 2000 là 33,6 ngàn tỷ $, nhưng qua năm 2001 thì chỉ còn chưa được 33,4 ngàn tỷ $. Khi đó nhiều nền kinh tế thế giới bị khốn đốn và lao đao thì VN vô hại.
Cái thành tích của ông Khải cầm quyền thì ông làm tăng GDP có phẩm chất của VN từ 26,8 tỷ $ (năm 1997) lên đến 66,4 tỷ $ (năm 2006), tức là làm tăng tới 39,6 tỷ $ thì quả nhiên là ông Khải là người có am hiểu về điều hành kinh tế và có tài hơn mấy ông thủ tướng kia. Tức là giai đoạn ông cầm quyền thì chất lượng đầu tư tốt hơn, nhóm lợi nhóm cũng không nhiều tham nhũng chỉ tính bằng tỷ VND, chucj tỷ VND là đã lôi ra quốc hội chất vấn chứ nó không như vây giờ là tham nhũng nhỏ nhặt thì cũng ngàn tỷ VND, lớn thì cả trăm ngàn tỷ VND, tồi tệ là tham nhũng cộng với việc thẩm định dự án kinh tế sai cả triệu tỷ VND thì người ta cứ ngơ ngác, và cái quốc hội thì mơ màng ở đâu đó trên cung trăng, ông tổng Trọng thì cũng chỉ có “tự diễn biến, tự suy thoái rồi Mác-Lê”,… là họ chả ra làm sao cả dù thâu tóm quyền lực vào tay mình,….
Thành tích của ông Khải cầm quyền thì lần đầu tiên hãng thẩm định tài chính rất có thế lực của thế giới là hãng Moody's họ lần đầu tiên đưa VN vào thị trường vốn và đánh giá trái phiếu của VN nếu phát hành thì được định giá ở mức khả tín đáng tin cậy nhất trong các đời ông thủ tướng VN, đó là Moody's đánh giá tín nhiệm của VN ở cấp độ Ba3 (ổn định), hiện nay thì xếp hạng của VN khng tăng mà còn sụt ở cấp B1 (tích cực). Tức là đánh giá ấy thời ông Khải cầm quyền nó rất khá so với các nước khác bị suy thoái kinh tế, khả năng tài chính kém như khủng hoảng Đông Á năm 1997.
Cũng thời ông Phan Văn Khải cầm quyền thì VN ra đời cái thị trường chứng khoán đầu tiên vào năm 2000, và họ lấy tên là chỉ số VN-Index với điểm sàn là 100 điểm. Vào năm 205 thì ông Thủ tướng Phan Văn Khải là người được vinh dự rung chuông mở của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới là sàn NYSE, ở New York. Mà cái sàn NYSE này nó chỉ dành cho những nhân vật đầy thế lực mà Mỹ dành cho họ rung chuông, đó là ông Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dea Jung, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela,… thì quả nhiên ông Phan Văn Khải được Mỹ dành ưu ái rất cao bởi sự kín tiếng và ăn nói rất khéo và rất kinh tế thị trường của ông Khải.
Thời ông Khải làm thủ tướng thì đồng tiền của VN cũng khá ổn định là nó không bị mất giá nhiều nếu so với các đợt khủng hoảng 1997-1998 và 2000 khi mà nhiều đồng tiền bị bứt neo mất giá tệ hại, vì thời đó ở VN thì tôi cũng đã sang đất nước này vào cuối nhiệm kỳ ông Khải cầm quyền thì giá cả rất nhẹ, là tính thu nhập bằng trăm ngàn VND là đủ chi tiêu cả tháng chứ không như bây giờ là cầm 1 triệu VND chưa chắc chi tiêu hết một ngày nếu sống ở Hà Nội, TP.HCM. Thời ông Khải cầm quyền thị dự trữ ngoại hối của VN tăng khá cao so với sản lượng kinh tế cũng như bị thiếu thốn mọi thứ, và tỷ lệ nợ của chính phủ so với GDP cao lắm thì cũng chỉ 36% và bình quân chỉ có 32% là cao, dù nền kinh tế của VN khi đó cực kỳ thiếu vốn và cần vay vốn đầu tư nhiều. Bây giờ cái tỷ lệ này của VN nó leo lên con số 63-64% dù được vay vốn ODA ưu đãi lãi suất nhẹ,….
Cũng vào thời ông Khải cầm quyền thì chính phủ và quốc hội có thực quyền hơn, đó là giai đoạn ông Nguyễn Văn An làm chủ tịch quốc hội và sau đó ông An từ nhiệm thôi chức, vì lòng tự trọng rất cao của vai trò chủ tịch quốc hội và thủ tướng, tức là ông An làm chủ tịch quốc hội năm 2001-2006.
Tuy nhiên thật bất hạnh cho VN kể từ khi Nguyễn Phú Trọng lên thay ông An và giữ chức giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam(2006-2011), và làm tổng bí thư năm 2011 và có thể kéo dài nhiệm kỳ tới năm 2021 thì ở VN sinh ra đấu đá nội bộ từ những năm 2011 kéo dài thì ở VN và quốc tế có cụm từ đầy mỉa mai họ gọi là “tứ trụ triều đình”, rồi ghép tên thành hai phe như họ hay nói “Sang, Trọng-Hùng, Dũng”.
Và kể từ đó quốc gia này đánh mất quá nhiều cơ hội, phát triển kinh tế bẩn, tạo ra quả bom nợ quá lớn, thuế má tăng như vũ bão, tài nguyên, đất đai thì khai thác kiệt quệ. Rồi phe thân Tàu thì rước các dự án đầu tư của TQ từ bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng rồi các dự án than thép, rồi Formosa, hay các dự án kinh tế liên quan đến TQ như nhiệt điện, thủy điện, xe lửa cao tốc ở Hà Nội,… nó tàn phá và làm héo úa tài nguyên đất nước này, rồi phe kia thì Vinashin, Vinalines, và còn dầu khí thì chia đôi, một bên thì ưa lý luận xã hôi chủ nghĩa Mác-Lê thì chỉ định đầu tư vào xứ Venezuela thua lỗ cả tỷ $ thì vô can, phe kia X thì đầu tư trong nước bị thất thoát chút ít thì đem ra đốt củi,…rồi nhóm Mác-Lê thì lên ngôi và đang reo họa cho quốc gia này với duy ý chí “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đã thế thì ông Thủ tướng Phúc hiện tại thì ra quốc tế và quốc nội thì nói tiếng Anh thì linh tinh, phát biểu về kinh tế thì lảm nhảm khiến người ta đánh giá thấp VN.
Thời ông Khải cầm quyền thì ở VN không có nhiều trường đại học, không có nhiều tiến sĩ, giáo sư, mà có nhiều trường trung cấp kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật đào tạo rất bài bản về công nhân kỹ thuật lành nghề đủ để đáp ứng bất cứ tiếp thu công nghệ kỹ thuật cho ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nặng.
Sau thời ông Khải thì thời Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, kể cả cái ông Nông Đức Mạnh trước đó thì ở VN bắt đầu hỗn loạn về giáo dục, và chạy theo bằng cấp,….
Tôi thì ngần ngại nói thắng giai đoạn ông Khải cầm quyền thì Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies) nó còn tốt và hiệu quả hơn cả cái Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam (hiện nay do ông Chủ tịch Trương Văn Phước cầm đầu với cái Eximbank tan nát), rồi Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia (do ông ương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch), và Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, với hàng ngàn nhân viên, hàng trăm giáo sư tiến sĩ ăn hại là chẳng ra cái thế thống gì cả là suốt ngày cãi vã, rồi ông này nói cái này, ông kia nói cái kia, và toàn là nói chuyện ở đâu không rất tốn kém tiền ngân sách quốc gia để trả lương cho họ.
Có lẽ VN cần có một ông Thủ tướng đáng kính Phan Văn Khải lần thứ hai và thu hồi chức danh quyền lực của ông tổng bí thư và trả lại quyền giám sát cho quốc hội có thực quyền cao hơn thì may ra mới giải quyết mọi vấn đề bát nháo hiện nay ở VN thì mới mong quốc tế đầu tư có phẩm chất vào VN. Vì cái thới tứ trụ triều đình "Sang, Trọng-Hùng, Dũng" này cầm quyền và hiện nay còn sót lại ông Trọng thì họ phát triển kinh tế bằng nội lực gần như là vét hết tài nguyên, tài sản quốc gia bơm bóng vào cái GDP bẩn ô nhiễm quá nặng, và tốn kém quá cao là cần chấm dứt,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét