ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Sự kiện Obama: Đôi điều về hai tường thuật (BBC 19-7-16)-Biển Đông: Nối lại đàm phán dễ hay khó phụ thuộc vào thiện chí của Trung Quốc (GDVN 20/7/2016)-Bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (GDVN 20/7/2016)-Tại sao Ngoại trưởng Philippines bác đề xuất của ông Vương Nghị? (GDVN 20/7/2016)-Brexit không hẳn là sai lầm, không chỉ có hậu quả (GDVN 20/7/2016)-Tướng TQ: "Mỹ có 11 tàu sân bay ở Biển Đông cũng vô dụng" (VNN 20/7/2016)-Donald Trump giành đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa (VNN 20/7/2016)-CNXH làm con người ích kỷ (BVB 20/7/2016)-Dennes Prager-
- Trong nước: VAFI chỉ ra hàng loạt sai lầm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (DT 19-7-16) -- Nguyên Bộ trưởng có thể bị xem xét trách nhiệm vì vụ ông Trịnh Xuân Thanh (VnE 18-7-16) - Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Lỗ gần 3.300 tỉ đồng vẫn được phong tập thể anh hùng (PLTP 18-7-16)-“Đừng biến Quốc hội thành cây cảnh!“ (VietTimes 19-7-16) -- P/v Vũ Mão-Các chức sắc, chức việc tôn giáo quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng 12 (ĐĐK 19-7-16) -Đánh giá tác động môi trường của Formosa: Giật mình! (TP 19-7-16)-Việt Nam, nguy cơ thành 'thiên đường ô nhiễm' (TP 19-7-16)-"Lắng nghe ý kiến nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, vì nhân dân phục vụ" (GDVN 20/7/2016)-VAFI tiếp tục điểm "tử huyệt" Bộ Công Thương (GDVN 20/7/2016)-Ông Nguyễn Hạnh Phúc: “Vào Quốc hội để tránh nọ, tránh kia là rất sai lầm” (GDVN 20/7/2016)-Thứ trưởng Công an: Gắng làm sớm vụ ông Trịnh Xuân Thanh (VNN 20/7/2016)-BV Việt Đức đình chỉ toàn bộ ekip mổ nhầm chân (VNN 20/7/2016)-Hà Nội có giàu lên, vẫn khó cai 'nghiện' xe máy (VNN 20/7/2016)-
- Kinh tế: WB: Nợ công Việt Nam đang nhanh chóng tiến gần mức trần 65% GDP (MTG 19-7-16)- Bị tố “cắn xén” ưu đãi của doanh nghiệp, Bộ Tài chính phản hồi gì? (BizLive 19-7-16)-Mỗi năm người Việt mang 800 triệu USD ra nước ngoài đánh bạc (NĐT 17-7-16)-Thu nhập xôn xao của phi công VNA: “Tiếng” và “miếng“ (VietTimes 19-7-16)-Cà phê Trung Nguyên không có Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn... sống tốt (GD 18-7-16)-TPP: Thảm đỏ và dây thép gai (infonet 19-7-16)-Brexit gây khó khăn cho DN dệt may Việt Nam (TBKTSG 18-7-16)-DN xuất khẩu thủy sản... khổ vì nhập gia vị! (TBKTSG 18-7-16)-Dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” thuộc Bộ Công Thương: Đâu thể phủi tay là xong! (GDVN 20/7/2016)-Thủ tướng duyệt cơ chế đặc thù đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (GDVN 20/7/2016)-Đa kênh đa sản phẩm: Ngân hàng nỗ lực thoát “xanh vỏ đỏ lòng” (GDVN 20/7/2016)-Chủ đầu tư ‘làm xiếc’ trên chính sách nhà ở xã hội? (BĐS 20/7/2016)-Môi giới “khô máu” và nỗi oan cho Google, Facebook (BĐS 20/7/2016)-
- Giáo dục: Người nhạy cảm với cái mới, một nhân cách lớn (NNVN 15-7-16) -- Nguyễn Ngọc Trìu-Sai sót nghiêm trọng trong 'Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam' (NNVN 18-7-16)-Giáo viên Hà Tĩnh đã hết sợ mô hình trường học mới! (GDVN 20/7/2016)-Chọn ngành học dựa trên đam mê hay tiền bạc? (GDVN 20/7/2016)-Tại sao nhà trường, thầy cô không chịu làm đúng? (gdvn 20/7/2016)-Trường đại học đầu tiên khởi động hệ thống và cơ chế đánh giá chất lượng (GDVN 20/7/2016)-TS. Lê Viết Khuyến: Hệ vừa làm, vừa học và chính quy sẽ không còn khoảng cách (GDVN 20/7/2016)-PTT Vũ Đức Đam: Quản trị đại học là tự chủ toàn diện, không phải chỉ tiền (GDVN 20/7/2016)-
- Phản biện: Thư ngỏ gửi Quốc Hội yêu cầu trưng cầu dân ý về ba việc hệ trọng (viet-studies 18-7-16)- Nguyễn Trung- Về vai trò nhà nước trong chính sách kinh tế (viet-studies 18-7-16)-Tôn Thất Thông-Chuyện Người – chuyện Ruồi (GDVN 18/7/2016)-Thể chế đổi mới - tâm lý y nguyên (TVN 20/7/2016)-Quan xã “ăn chịu” và nợ công quốc gia (TVN 20/7/2016)-Sau phán quyết của PCA, nhân dân vui mừng, lãnh đạo e dè (BVB 20/7/2016)-Bùi Tín-Thầy thuốc "cái bang" và quan tham thời nay (BVB 18/7/2016)-Kỳ Duyên-
- Thư giãn: Đã mắt với những khoảng sân vườn đẹp từng cen-ti-mét (BĐS 20/7/2016)-10 vấn đề thường gặp với Android và cách khắc phục (VNN 20/7/2016)-
WB: NỢ CÔNG VIỆT NAM ĐANG NHANH CHÓNG TIẾN GẦN MỨC TRẦN 65% GDP
PV TUYẾT NHUNG/ MTG 19-7-2016
MTG- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ diễn ra chậm hơn trong bối cảnh thời tiết bất lợi và ngành công nghiệp tăng trưởng thấp. Bên cạnh đó, nợ công của Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến gần tới mức trần 65% GDP.
Tại buổi họp báo công bố báo cáo “Điểm lại định kỳ 6 tháng tình hình phát triển kinh tế Việt Nam" diễn ra chiều 19.7, Ngân hàng Thế giới cho biết, sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã diễn ra chậm hơn trong nửa đầu năm 2016. Cụ thể, GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng qua là do những tác động bất lợi của hạn hán và xâm nhập mặn lên nền nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại.
"Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng năng suất lao động", ông Achim Fock, quyền Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết.
Cũng theo báo cáo, áp lực giá hàng tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù trong một vài tháng gần đầy tỷ lệ lạm phát có tăng nhẹ. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ tiếp tục nhắm đến mục tiêu duy trì cân đối giữa hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, tín dụng trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá cao, ở mức khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Để kiểm soát tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cụ thể là Thông tư 06 nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tăng trưởng tín dụng nóng và nâng cao chất lượng các khoản vay.
Bàn về một khía cạnh khác, báo cáo cũng nêu ra rằng tình trạng mất cân đối tài khóa của Việt Nam tích tụ từ nhiều năm nay cũng là một mối lo ngại. Thâm hụt ngân sách ước tính gần 6,5% GDP vào thời điểm cuối năm 2015. Nợ công Việt Nam đã chiếm khoảng 62,2% GDP và đang nhanh chóng tiến gần tới mức trần 65% GDP. Đây có thể coi là mức nợ đáng báo động nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, kết quả sơ bộ về thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm cũng cho thấy áp lực ngân sách vẫn còn tiếp diễn.
"Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đảm bảo duy trì bền vững nợ công và tái tạo khoảng đệm tài khóa. Nhưng theo tôi, vấn đề bây giờ là phải thực hiện cam kết đó bằng hành động cụ thể nhằm cân đối ngân sách trong trung hạn. Các nỗ lực giảm nhẹ mất cân đối tài khóa cần được phối hợp với cải cách nhằm tạo khoảng đệm tài khóa để đảm bảo một số hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ công", ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đề xuất.
Tuyết Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét