ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Có nguyên nhân 'phá hoại' ở vụ cá chết? (BBC 8-5-16)-Cá chết, người nhiễm bệnh: Nước Nhật từng trả giá rất đắt (TVN 9/5/2016)- Nga–Trung cần gì ở nhau trước ‘vụ kiện Biển Đông’? (TVN 9/5/2016)-Bà Hillary nhiều khả năng kế nhiệm ông Obama? (VNN 9/5/2016)-Kinh nghiệm thiết thân Từ Cộng sản đến Dân chủ - Bài học Ba Lan (Kỳ 3) (BVN 8/5/2016)- Sergio Bitar, Abraham F. Lowenthal
- Trong nước: Từ câu chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh (Petrotimes 3-5-16)-Từ thảm họa cá chết: Còn gì ở rạn san hô miền Trung? (NĐT 7-5-16) Nhìn rõ đáy biển cá chết, kết thúc kiểm tra Vũng Áng (ĐV 8-5-16)- Đáy biển Quảng Bình: Cá chết không thấy, cá sống lèo tèo (VietTimes 8-5-16)- Thợ lặn của Formosa Hà Tĩnh phát hiện cá chết hàng loạt tại miệng ống xả thải (LĐ 8-5-16)- Thanh Hóa: Dân nuôi cá mếu máo kể ‘dòng nước đen hôi’ sông Bưởi (VNN 8-5-16)-Phân tích nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh duyên hải miền Trung (TS 6-5-16) Giả thuyết về nguyên nhân cá chết tại miền Trung (ĐĐK 8-5-16) Nguyên nhân cá biển chết vẫn mịt mờ (NLĐ/NĐT 9-5-16)-Chuyện ông Bên, ông Mỹ, 40 năm và những câu hỏi lớn (NĐT 2-5-16) -- Bài Đoàn Khắc Xuyên-Khắp nơi xuống đường tuần hành vì môi trường trong ngày 8.5.2016 (BVN 9/5/2016)-DLB
- Kinh tế: Dự án tỉ đô trên sông Hồng: Chủ đầu tư hưởng lợi, đẩy hại cho đất nước! (Petrotimes 8-5-16) Lòng sông Hồng sẽ sụt, ngập lụt diện rộng nếu thêm đập (VNN 8-5-16)- Doanh nghiệp Việt sợ gì? (TBKTSG 7-5-16)- Những chuyện bực mình ở phố cổ Hội An (TT 8-5-16)-Cấm chuyển lãi kinh doanh BĐS: Lỗi thời cần sửa kịp thời (Vef 9/5/2016)-Dân nuôi cá mếu máo kể ‘dòng nước đen hôi’ sông Bưởi (VNN 9/5/2016)-Bát phở 195 ngàn ở sân bay Tân Sơn Nhất (VNN 9/5/2016)-
- Giáo dục: Bằng cấp: Phương tiện, mục đích hay tư cách khoa học? (VNCA 7-5-16)-Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ (VnEx 5-5-16)- GS.Nguyễn Xuân Hãn: “Dạy tích hợp là tư duy khoa học, không thể cắt ghép” (GD 7-5-16)-Thủ tướng: Đại học không phải là đọc, chép (VNN 9/5/2016)-TÁM THÁNG VÀ 60 NGÀY (Viet-studies 8-5-16) - Hồi Ký của một chiến sĩ-Đăng ảnh con lên Facebook cũng có thể bị kiện (VNN 9/5/2016)-Bộ Công an mua Trường Đại học Hà Hoa Tiên (VNN 9/5/2016)-Sở GD-ĐT nói về đề thi gây 'sóng gió' trên mạng (VNN 9/5/2016)-
- Phản biện: Dự án tỷ đô dọc sông Hồng: Đừng để "nhộng" thành "sâu" (TVN 9/5/2016)-Chưa quốc gia nào cho nối sông biên giới (VNN 9/5/2016)-Cứ êm ái chết đúng quy trình như đàn cá ư? (BVN 9/5/2016)-Hà Sĩ Phu-Đối diện con quái vật (BVN 8/5/2016)-Tuấn Khanh-Dự án sông Hồng – Ai chủ trương? (BVB 9/5/2016)-ĐỪNG BÁN NƯỚC THEO CẢ NGHĨA ĐEN (BVB 8/5/2016)- Tô Văn Trường-Các bộ ngành đã nói gì về siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng? (BVB 8/5/2016)-
ĐỪNG BÁN NƯỚC THEO CẢ NGHĨA ĐEN
TÔ VĂN TRƯỜNG/ BVB 8-5-2016
Dự án giao thông thủy xuyên Á kết nối với Vân Nam-Trung Quốc trên sông Hồng “lợi bất cập hại”. Lợi thì chủ đầu tư và các “cổ đông” được hưởng nhưng tác hại thì toàn dân phải gánh chịu. Trung Quốc ngày càng tác động mạnh và chi phối nguồn nước ở cả sông Hồng và sông Mekong. Họ xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện bất chấp các hậu quả ở hạ lưu, thậm chí cho đến nay vẫn không cho các nước trong lưu vực sông được biết quy trình vận hành các nhà máy thủy điện vv ...
Dự án sông Hồng mới chỉ là ước tính khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ nhưng sẽ đội giá lên rất cao khi phải tính đúng, tính đủ ngoài việc tạo điều kiện giao thông thủy thuận lợi đến Vân Nam , còn phải bổ sung hàng loạt các công trình để đảm bảo lấy nước ở hạ du vv… trong khi tiềm lực tài chính thì có hạn. Lúc đó, ai, thế lực nào sẽ nhẩy vào để làm người chi phối, điều hành hoặc “sân sau” cho dự án tỉ đô này?
Dự án sông Hồng mới chỉ là ước tính khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ nhưng sẽ đội giá lên rất cao khi phải tính đúng, tính đủ ngoài việc tạo điều kiện giao thông thủy thuận lợi đến Vân Nam , còn phải bổ sung hàng loạt các công trình để đảm bảo lấy nước ở hạ du vv… trong khi tiềm lực tài chính thì có hạn. Lúc đó, ai, thế lực nào sẽ nhẩy vào để làm người chi phối, điều hành hoặc “sân sau” cho dự án tỉ đô này?
Về mặt an ninh và quốc phòng, chấp nhận dự án này đồng nghĩa với bán nước theo cả nghĩa đen. Đất nước này, không phải của riêng ai. Nhân dân yêu cầu phải hoàn toàn chấm dứt nạn chặt, xé, băm vằm đất nước rất tùy tiện theo lợi ích và quyền lực "nhóm" như đã xảy ra trong mấy chục năm qua!
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư Dự án giao thông thủy xuyên Á (kết nối với Trung Quốc) trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng, sở hữu, vận hành).
Tính pháp lý của dự án
Siêu dự án này do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất. Tháng 12/2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án, lập báo cáo thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án trên theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của nhà đầu tư thì dự án này sẽ thực hiện việc xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp III; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai, với tổng mức đầu tư ước tính lên tới 24.510 tỷ đồng. Bài toán kinh tế hòan vốn còn rất mơ hồ nhưng chủ đầu tư đòi hỏi nhiều quyền ưu tiên như bán điện với giá cao, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới thời kỳ hoàn thành vốn vv…
Một điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là “dự án” khủng tỉ đô này không nằm trong các quy hoạch rất quan trọng như quy hoạch khai thác thủy điện, quy hoạch trị thủy nguồn nước (quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng chống lũ…). Ngay cả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng chưa xem xét ý tưởng này.
Nhận thức chung
Theo ý tưởng của công ty đề xuất, đây là dự án “siêu thủy lộ” là chính, còn “phát điện” chỉ là mục đích phụ. Lợi ích chính của dự án này được xác định từ thu phí giao thông thủy (thông qua các âu tầu qua đập và hệ thống cảng sông được xây dựng dọc sông Hồng). Còn về thủy điện chỉ khai thác được tổng công suất 228MW thì không mang lại lợi ích đáng kể. Người đọc nhân thấy khía cạnh tích cực của dự án chính là đoạn sông Thao từ Lào Cai đến Việt Trì khá dốc, dòng chảy trong mùa kiệt nhỏ nên tình hình vận tải thủy trên sông Thao hiện nay là không ổn định, chỉ các tàu có quy mô nhỏ có thể vận hành. Việc cải tạo sông Thao sẽ tăng cường khả năng vận tải thủy ở đoạn sông này.
Xét về thủy thế, đoạn sông Hồng từ Việt Trì lên đến Lào Cai (cửa khẩu Cốc Lếu) có độ dốc khá lớn, chưa kể địa hình đồi núi phía bên tỉnh Vân Nam còn có độ dốc lớn hơn. Như vậy việc vận hành các âu thuyền qua đập sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, tàu ngược dòng sông cần công suất lớn. Thực tế những năm gần đây, vấn đề hạ thấp mực nước ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình đã được ghi nhận, có những năm vào mùa kiệt đoạn sông Hồng qua Hà nội cạn gần trơ đáy. Bên sông Đuống (trục chính nối sông Hồng và sông Thái Bình) cũng có sự hạ thấp đáng kể. Như vậy, để tàu thuyền (tàu công suất lớn) qua lại được như ý tưởng của công ty Xuân Thiện thì cần phải có thêm nhiều đập điều tiết nữa trên tuyến đường thủy này mới ra được đến các cảng biển của Việt Nam.
Với 6 con đập, dòng sông Hồng đương nhiên bị chia cắt thành 7 khúc và giao thông đường thủy sẽ không thể thông suốt. Các phương tiện thủy sẽ chỉ có thể vận chuyển từng chặng ngắn và buộc phải sử dụng hệ thống 7 cảng sông dọc tuyến như phương án của nhà đầu tư. Không những thế, dự án này còn được đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng, sở hữu, vận hành) tức là sẽ không có thời hạn, nhà đầu tư có thể thu phí vĩnh viễn đối với luồng tuyến, đồng nghĩa với việc sở hữu hoàn toàn dòng sông Hồng. Ẩn khuất lợi ích to lớn cho riêng nhà đầu tư chưa được nêu ra chính là nguồn khai thác cát khổng lồ do nạo vét sông.
Xét về mặt chính trị, có thể nói trục giao thông với mục đích chính là nối liền Trung Quốc với các cảng biển của Việt Nam sẽ dễ bị Trung Quốc chi phối. Bởi nguồn nước và sự giao lưu về thương mại đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Mà bài học trước nay trong quan hệ với Trung Quốc cho thấy chúng ta luôn bị động, nhất là khi nguồn nước sông Hồng chảy vào Việt Nam do họ điều tiết phần lớn trên dòng chính. Trong khi hiện nay các đập Trung Quốc quy chế vận hành như thế nào, họ không cho phía VN được biết.
Điều gì sẽ xảy ra, khi dòng sông mẹ của cả một dân tộc, nguồn phù sa cho toàn bộ vùng châu thổ màu mỡ nhất miền bắc trở thành sở hữu riêng của một doanh nghiệp? Có lẽ đó là một viễn cảnh khó lòng tưởng tượng đối với số phận của hàng chục triệu con người đang mưu sinh trên bờ bãi, đồng ruộng dọc theo 500km chiều dài con sông này.
Các tác hại dễ thấy
Đồng bằng sông Cửu Long đã mặn chát vì thủy điện của Trung Quốc ở thượng lưu sôngMekong. Tây Nguyên cũng đã cạn khô do hiện tượng Enino và thủy điện. Đồng bằng châu thổ sông Hồng sẽ ra sao khi bị chia thành 7 khúc cũng vì thủy điện?
Nguồn nước qua các đập dâng không thể điều tiết chủ động như từ các hồ chứa lớn (như trên sông Đà, sông Lô Gâm) nên tác dụng điều tiết nước tích cực là không nhiều. Trong khi với mục đích khai thác phục vụ giao thông (đảm bảo đầu nước nhất định) thì có nhiều khả năng nguồn nước xuống hạ du còn bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, đặc biệt trong mùa cạn. Việc các đập dâng đầu nước tưới cho vùng từ Việt Trì trở lên không có nhiều ý nghĩa, vì vùng này diện tích đất nông nghiệp không nhiều, địa thế lại dốc nên lấy nước từ sông Hồng chủ yếu vẫn phải bằng bơm động lực.
Việc xây dựng các đập dọc sông Thao sẽ làm dâng mực nước đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai trong điều kiện bình thường bình quân khoảng 11m trong phương án 3 bậc và khoảng 9m trong phương án 6 bậc, do đó cần có tính toán định lượng các khu vực bị ngập úng dọc sông. Ngoài ra, việc dâng mực nước trên sông sẽ làm giảm khả năng tiêu thoát nước của các khu vực dân cư, khu vực canh tác ven sông. Ngập lụt vùng thượng lưu các đập, ảnh hưởng hiệu quả tiêu thoát của các công trình tiêu nước vùng thượng lưu các đập
Việc xây dựng các đập dâng nước kết hợp âu tàu sẽ làm giảm khả năng chuyển lũ và ảnh hưởng đến khả năng phòng chống lũ của hệ thống sông Thao. Lòng sông Thao đoạn từ Việt Trì đến Lào Cai có độ dốc lớn, việc nạo vét lòng sông sẽ gây sạt lở bờ sông, bãi sông và các công trình đê điều, thủy lợi dọc sông. Sau khi đồng bằng sông Hồng bị giảm đáng kể lượng phù sa từ hai nhánh sông Đà và sông Lô – Gâm thì nay nhánh còn lại là sông Thao cũng sẽ bị chặn lại. Hậu quả là độ màu mỡ của vựa lúa lớn thứ 2 của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn, trong khi lòng sông sẽ có nguy cơ tiếp tục bị hạ thấp và xói lở mạnh hơn, càng làm giảm khả năng của các công trình lấy nước dọc sông.
Dự án sẽ tác động đến an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, đến tỉ lệ phân bổ lượng dòng chảy lũ giữa hai phân lưu của dòng chính sông Hồng và tuyến sông Đuống tác động đến toàn bộ hệ thống công trình phòng lũ vùng hạ lưu. Đấy là chưa kể các tác động đến thủy sản và mực nước ngầm.
Tác động của dự án đến môi trường, hệ sinh thái, lịch sử, văn hóa vốn tồn tại hàng nghìn năm, và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, không có lợi ích nào bù đắp nổi. Nếu dự án này được Chính phủ cho phép đầu tư sẽ biến dòng sông Hồng thành biến thái!
“Lỗ hổng” trong công tác thẩm định
Những nhà khoa học am hiểu thực trạng của đất nước đều hiểu từ ngày xửa, ngày xưa, các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thường mang tính ‘sào sáo’, hình thức để được phê duyệt. Nước ta, có rất nhiều công ty tư vấn làm thuê báo cáo ĐTM cho các dự án của nước ngoài ở VN. Phía nước ngoài, chỉ cần đưa qui trình công nghệ và mô tả xử lý theo cách của họ để dễ được thông qua. Khi có sẵn các số liệu khí hậu, địa chất thủy văn nơi xây dựng dự án, tư vấn VN biên tập thành báo cáo ngay, rồi tư vấn VN cũng đi bảo vệ luôn cùng với chủ đầu tư.
Việc này giống như làm luận chứng kinh tế kỹ thuật, muốn “Return Rate hay Net Value” bao nhiêu là có thể làm được ngay vv...Hội đồng thẩm định gồm nhiều nhà khoa học, thường nể nang do mối quan hệ xã hội, chưa nói đến năng lực và bản lĩnh, nhiều khi không vượt lên được chính mình.
Đừng đối xử bất hiếu với mẹ của mình
Trong lịch sử phát triển của mình, con người thường bám vào các dòng sông hoặc cố gắng tìm đến các nguồn nước để sinh sống. Hầu hết mỗi quốc gia đều có một “dòng sông mẹ”. Trung Quốc có sông Dương Tử, Nga có sông Volga, Ấn Độ có sông Hằng, Brazin có sông Amazon vv…và Việt Nam chúng ta có sông Hồng.
Chính sông Hồng là mạch nguồn nuôi sống và tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt, là tiền đề vật chất nền “văn minh lúa nước” rất đáng tự hào. Với ý nghĩa đó sông Hồng chính là “dòng sông mẹ” của đất nước ta, dân tộc ta. Trên thế giới, không thiếu những ví dụ về những khát vọng vơ vét làm giầu bằng mọi cách làm cho mờ mắt đã khai thác, “bóc lột” đến triệt để dòng sông mẹ, bất chấp mọi hậu quả, đặc biệt về môi trường sinh thái. Đừng để trở thành những đứa con bất hiếu, bị muôn đời nguyền rủa vì đã đối xử vô ơn, bất hiếu với Mẹ của mình!
Các tác hại dễ thấy
Đồng bằng sông Cửu Long đã mặn chát vì thủy điện của Trung Quốc ở thượng lưu sôngMekong. Tây Nguyên cũng đã cạn khô do hiện tượng Enino và thủy điện. Đồng bằng châu thổ sông Hồng sẽ ra sao khi bị chia thành 7 khúc cũng vì thủy điện?
Nguồn nước qua các đập dâng không thể điều tiết chủ động như từ các hồ chứa lớn (như trên sông Đà, sông Lô Gâm) nên tác dụng điều tiết nước tích cực là không nhiều. Trong khi với mục đích khai thác phục vụ giao thông (đảm bảo đầu nước nhất định) thì có nhiều khả năng nguồn nước xuống hạ du còn bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, đặc biệt trong mùa cạn. Việc các đập dâng đầu nước tưới cho vùng từ Việt Trì trở lên không có nhiều ý nghĩa, vì vùng này diện tích đất nông nghiệp không nhiều, địa thế lại dốc nên lấy nước từ sông Hồng chủ yếu vẫn phải bằng bơm động lực.
Việc xây dựng các đập dọc sông Thao sẽ làm dâng mực nước đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai trong điều kiện bình thường bình quân khoảng 11m trong phương án 3 bậc và khoảng 9m trong phương án 6 bậc, do đó cần có tính toán định lượng các khu vực bị ngập úng dọc sông. Ngoài ra, việc dâng mực nước trên sông sẽ làm giảm khả năng tiêu thoát nước của các khu vực dân cư, khu vực canh tác ven sông. Ngập lụt vùng thượng lưu các đập, ảnh hưởng hiệu quả tiêu thoát của các công trình tiêu nước vùng thượng lưu các đập
Việc xây dựng các đập dâng nước kết hợp âu tàu sẽ làm giảm khả năng chuyển lũ và ảnh hưởng đến khả năng phòng chống lũ của hệ thống sông Thao. Lòng sông Thao đoạn từ Việt Trì đến Lào Cai có độ dốc lớn, việc nạo vét lòng sông sẽ gây sạt lở bờ sông, bãi sông và các công trình đê điều, thủy lợi dọc sông. Sau khi đồng bằng sông Hồng bị giảm đáng kể lượng phù sa từ hai nhánh sông Đà và sông Lô – Gâm thì nay nhánh còn lại là sông Thao cũng sẽ bị chặn lại. Hậu quả là độ màu mỡ của vựa lúa lớn thứ 2 của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn, trong khi lòng sông sẽ có nguy cơ tiếp tục bị hạ thấp và xói lở mạnh hơn, càng làm giảm khả năng của các công trình lấy nước dọc sông.
Dự án sẽ tác động đến an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, đến tỉ lệ phân bổ lượng dòng chảy lũ giữa hai phân lưu của dòng chính sông Hồng và tuyến sông Đuống tác động đến toàn bộ hệ thống công trình phòng lũ vùng hạ lưu. Đấy là chưa kể các tác động đến thủy sản và mực nước ngầm.
Tác động của dự án đến môi trường, hệ sinh thái, lịch sử, văn hóa vốn tồn tại hàng nghìn năm, và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, không có lợi ích nào bù đắp nổi. Nếu dự án này được Chính phủ cho phép đầu tư sẽ biến dòng sông Hồng thành biến thái!
“Lỗ hổng” trong công tác thẩm định
Những nhà khoa học am hiểu thực trạng của đất nước đều hiểu từ ngày xửa, ngày xưa, các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thường mang tính ‘sào sáo’, hình thức để được phê duyệt. Nước ta, có rất nhiều công ty tư vấn làm thuê báo cáo ĐTM cho các dự án của nước ngoài ở VN. Phía nước ngoài, chỉ cần đưa qui trình công nghệ và mô tả xử lý theo cách của họ để dễ được thông qua. Khi có sẵn các số liệu khí hậu, địa chất thủy văn nơi xây dựng dự án, tư vấn VN biên tập thành báo cáo ngay, rồi tư vấn VN cũng đi bảo vệ luôn cùng với chủ đầu tư.
Việc này giống như làm luận chứng kinh tế kỹ thuật, muốn “Return Rate hay Net Value” bao nhiêu là có thể làm được ngay vv...Hội đồng thẩm định gồm nhiều nhà khoa học, thường nể nang do mối quan hệ xã hội, chưa nói đến năng lực và bản lĩnh, nhiều khi không vượt lên được chính mình.
Đừng đối xử bất hiếu với mẹ của mình
Trong lịch sử phát triển của mình, con người thường bám vào các dòng sông hoặc cố gắng tìm đến các nguồn nước để sinh sống. Hầu hết mỗi quốc gia đều có một “dòng sông mẹ”. Trung Quốc có sông Dương Tử, Nga có sông Volga, Ấn Độ có sông Hằng, Brazin có sông Amazon vv…và Việt Nam chúng ta có sông Hồng.
Chính sông Hồng là mạch nguồn nuôi sống và tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt, là tiền đề vật chất nền “văn minh lúa nước” rất đáng tự hào. Với ý nghĩa đó sông Hồng chính là “dòng sông mẹ” của đất nước ta, dân tộc ta. Trên thế giới, không thiếu những ví dụ về những khát vọng vơ vét làm giầu bằng mọi cách làm cho mờ mắt đã khai thác, “bóc lột” đến triệt để dòng sông mẹ, bất chấp mọi hậu quả, đặc biệt về môi trường sinh thái. Đừng để trở thành những đứa con bất hiếu, bị muôn đời nguyền rủa vì đã đối xử vô ơn, bất hiếu với Mẹ của mình!
Bài học đắt giá
Nhiều quốc gia phát triển đang tìm cách khôi phục trạng thái trước kia của các dòng sông lớn. Từ những năm 1990, Thụy Điển đã bắt đầu khởi động chương trình tái tạo các dòng sông. Liên minh châu Âu vào năm 2000 đã đưa ra chỉ định khung về nguồn nước, yêu cầu tất cả dòng sông chảy qua các quốc gia thành viên cần phải được đưa trở về “tình trạng tốt” trước năm 2015. Một trong những dòng sông lớn nhất Tây Ban Nha là Duero cũng đang được “dọn dẹp” các đập và công trình chặn dòng. Các con đập trên dòng Loire, con sông dài nhất nước Pháp, cũng được phá bỏ dần. Cửa sông Skjern của Đan Mạch cũng được bồi đắp sau khi các bờ sông nhân tạo được hạ thấp để dòng lũ chảy tự nhiên. Tại Mỹ đã có hơn 72 đập sông lớn nhỏ được phá bỏ từ năm 2014 đến nay.
Riêng vấn đề giao thông đường sông không đơn giản như những người làm dự án sông Hồng mường tưởng. Xin hãy tham khảo giao thông đường sông trên các sông Seine, Elbe, Rein... với hàng rừng luật và quy định của quốc gia và liên quốc gia phải tuân thủ nghiêm ngặt... thì điều này là không tưởng đối với sông Hồng. Cũng xin đừng quên nhiều nước công nghiêp châu Âu, trước hết là Đức và Pháp đã mất nhiều thập kỷ trong nửa sau thế kỷ 20 mới phục hồi được phần nào những con sông này ở trạng thái hiện nay. Là nước đi sau, vấn đề giao thông của nước ta cũng phải xem lại nghiêm túc.
Hoạt động của sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của đất nước, đến môi sinh của toàn bộ miền Bắc, dòng chảy, hệ sinh thái trong dòng và bên bờ sông, thủy lợi tiêu thoát lũ,đến đời sống của toàn bộ dân Bắc Bộ. Vì thế, không thể để cho một công ty tư nhân, nhận BOO làm thay đổi hoạt động của sông này, để rồi tất cả các qui hoạch thủy lợi, tiêu thoát lũ, sửdụng nguồn nước mặt sông Hồng, phòng chống lũ, điện lực, giao thông vận tải vv…với tầm nhìn tới 2030 hay 2035 sẽ phải “chạy theo” làm lại?.
Tôi cũng rất ngạc nhiên, nghe ông Vụ trưởng Vụ Thẩm định MPI nói trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều ngày 05/5 là: MPI nhận được ý kiến đồng thuận khá cao của các bộ ngành và địa phương tuy đây mới là ý tưởng sơ khai? Phải xem xét lại năng lực, và tầm nhìn của cán bộ tham mưu loại ngồi “phòng lạnh” này, đối với lãnh đạo.
Thay cho lời kết
Đây là dự án “lợi bất cập hại”. Lợi thì trước hết cho chủ đầu tư và các “cổ đông” nhưng cái hại thì toàn dân phải gánh chịu. Một dự án tỷ đô hay nhiều tỷ đô thì cũng không thể vượt qua hoặc bỏ quên quy hoạch tổng thể hay quy hoạch ngành của Nhà nước.
Dự án càng lớn thì tác động của nó đến các vấn đề kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và cả văn hóa lịch sử càng lớn. Sông Hồng ở Việt Nam, cũng như sông Hằng ở Ấn Độ, sông Volga của Nga vv… là những con sông "mẹ", là cội nguồn sản sinh, nuôi dưỡng phát triển của cả một dân tộc, một quốc gia. Không thể vì lợi ích của nhóm trục lợi, để làm mất đi hoặc biến thái " nền văn minh sông Hồng ", và nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam.
TVT (Tác giả gửi BVB)
Tôi cũng rất ngạc nhiên, nghe ông Vụ trưởng Vụ Thẩm định MPI nói trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều ngày 05/5 là: MPI nhận được ý kiến đồng thuận khá cao của các bộ ngành và địa phương tuy đây mới là ý tưởng sơ khai? Phải xem xét lại năng lực, và tầm nhìn của cán bộ tham mưu loại ngồi “phòng lạnh” này, đối với lãnh đạo.
Thay cho lời kết
Đây là dự án “lợi bất cập hại”. Lợi thì trước hết cho chủ đầu tư và các “cổ đông” nhưng cái hại thì toàn dân phải gánh chịu. Một dự án tỷ đô hay nhiều tỷ đô thì cũng không thể vượt qua hoặc bỏ quên quy hoạch tổng thể hay quy hoạch ngành của Nhà nước.
Dự án càng lớn thì tác động của nó đến các vấn đề kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và cả văn hóa lịch sử càng lớn. Sông Hồng ở Việt Nam, cũng như sông Hằng ở Ấn Độ, sông Volga của Nga vv… là những con sông "mẹ", là cội nguồn sản sinh, nuôi dưỡng phát triển của cả một dân tộc, một quốc gia. Không thể vì lợi ích của nhóm trục lợi, để làm mất đi hoặc biến thái " nền văn minh sông Hồng ", và nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam.
TVT (Tác giả gửi BVB)
DỰ ÁN SÔNG HỒNG- AI CHỦ TRƯƠNG ?
VŨ HÂN/ CAND/ BVB 8-5-2016
Chưa quy hoạch dự án thủy điện nào trên sông Hồng
Tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6-5, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: Hiện chưa có bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch do Chính phủ hay Bộ Công Thương phê duyệt. Ông Quân cũng khẳng định đây là dự án nhỏ, có vai trò không đáng kể trong hệ thống điện.
Về quan điểm của Bộ Công Thương liên quan đến dự án này, ông Quân cho biết: “Đối với dự án giao thông thủy, việc cần thiết hay không cần thiết thuộc về trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KH & ĐT, vì dự án này liên quan đến hạ tầng chứ không phải thủy điện. Khi đầu tư dự án có đập, có cột nước, nếu có thể phát điện thì có thể xem xét được. Nhưng 6 bậc mà được có hơn 200MW (228 MW) thì đây là dự án nhỏ, vai trò trong hệ thống điện không đáng kể”.
“Giả sử sau này, Thủ tướng cho phép làm, nếu có hiệu quả, giá bán điện hợp lý thì Bộ Công Thương cũng ủng hộ. Tất cả mới là đề xuất sơ bộ, chưa xem xét đến việc cột nước bao nhiêu, vận hành thế nào, bởi vì quy hoạch cũng chưa có. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở các vấn đề môi trường trên lòng hồ, di dân, tái định cư… Tất cả những việc đó đều phải nghiên cứu”.
Cũng tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định: “Không làm thủy điện bằng mọi giá, sau khi chúng ta đã phải trả giá về môi trường ở một số dự án. Cần hết sức lưu ý khi làm phải tính toán tác động môi trường”.
* * *
Sau khi Báo CAND đưa tin về siêu dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng, kèm theo việc xây dựng 6 bậc thang thủy điện, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng đến tự nhiên.
Bên cạnh đó, theo thẩm định của các Bộ có liên quan, dự án này vốn không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn.
Đó là lý do nhà đầu tư đã có kiến nghị rất nhiều ưu đãi, trong đó có cả việc bán điện giá cao, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ, để bù phí vận tải, phí duy tu, bảo dưỡng.
Không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn
Góp ý về dự án, Bộ Tài chính cho rằng: theo hồ sơ, tổng mức đầu tư (bao gồm cả chi phí lãi vay) khoảng 24.510 tỷ đồng. Tuy nhiên, các yếu tố tính toán trong giai đoạn này mới chỉ mang tính sơ bộ, làm định hướng huy động nguồn; còn phụ thuộc vào việc xác định công nghệ, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, các điều kiện vay: chi phí vay vốn, lãi vay, thời gian vay vốn… Vì vậy, chủ đầu tư cần rà soát, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư, tính toán lại hiệu quả kinh tế của dự án, trong đó lưu ý bổ sung nguồn thu từ việc đầu tư khai thác cảng và nguồn thu từ tận thu khai thác tài nguyên trong vùng phạm vi của dự án (vốn không được đề cập đến trong hồ sơ của chủ đầu tư).
Bên cạnh đó, với vốn chủ sở hữu là 30%, nhà đầu tư sẽ phải huy động khoảng 7.353 tỷ đồng, tương đối lớn so với vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng của công ty (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25-5-2015). Vì vậy, Bộ Tài chính cũng cho rằng, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án.
Về sơ bộ rủi ro trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cho rằng tuy có nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng các yếu tố chính về nguồn thu từ bán điện, năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý đầu tư khai thác của nhà đầu tư có độ tin cậy cao nên bảo đảm tính khả thi cho dự án. Tuy vậy, mức giá bán điện mà chủ đầu tư đề nghị (giai đoạn 2021 – 2026 là 1.900 đồng/kWh và tăng dần trong các năm tiếp theo đến tối thiểu 2.970-3.560 đồng/kWh) được Bộ Tài chính cho rằng, có thể đặt nhà đầu tư trước rủi ro không bán được điện. Đây cũng có thể trở thành rủi ro tài chính của dự án, bởi việc đề xuất đó đi ngược với chủ trương phát triển thị trường điện cạnh tranh của Chính phủ.
Chính Bộ Kế hoạch & Đầu tư khi thẩm định hồ sơ dự án cũng cho rằng, so với các nhà máy thủy điện đang vận hành, đề xuất giá điện của dự án là “cao”, phương án Chính phủ phải hỗ trợ giá bán điện cho nhà đầu tư không phù hợp với quy định về lộ trình phát triển thị trường điện (thị trường phát điện cạnh tranh sẽ được triển khai vào giai đoạn 2017 – 2021, sẽ huy động điện từ thấp đến cao và ưu tiên nguồn điện giá rẻ).
Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề nghị nhà đầu tư phân tích tính khả thi của dự án trong trường hợp nhà nước không hỗ trợ giá điện.
Ngoài ưu đãi về giá điện, cũng do không đủ khả năng tự hoàn vốn, chủ đầu tư đã đề xuất rất nhiều ưu đãi như: miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng, miễn thuế thu nhập DN tới thời điểm hoàn vốn. Bộ Tài chính cho rằng đề xuất như vậy là chưa phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Trường hợp Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, các cơ chế chính sách liên quan đến thuế sử dụng đất, tài nguyên dịch vụ môi trường rừng và thu nhập DN đề nghị thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Cần thêm nhiều đánh giá khoa học
Bày tỏ quan điểm về các yếu tố kỹ thuật của dự án, Bộ Tài chính cũng cho rằng: Công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn nghiêm ngặt, do đó, việc kết hợp công trình thủy điện với các cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.
Ngoài ra, theo bản đồ dự kiến xây dựng công trình đầu mối, một số đập nằm rất gần các cầu hiện có, cần đánh giá lại tác động địa chấn nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến cầu. Đề nghị các bộ quản lý chuyên ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá cẩn trọng tác động của dự án đến môi trường sinh thái các vùng ảnh hưởng của dự án, các vấn đề tác động tới khả năng thoát lũ, sạt lở bờ sông, tác động đến chất lượng nguồn nước và cân bằng khu vực dự án và khu vực hạ lưu đồng bằng sông Hồng, an toàn của các công trình có liên quan và các vấn đề môi trường sinh thái khác.
Bộ Xây dựng lại cho rằng việc xây dựng đập dâng nước và âu tàu kết hợp nhà máy thủy điện có nhiều tác động đến môi trường, dòng chảy, hệ sinh thái bên bờ sông Hồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi, tiêu thoát lũ… Vì vậy, cần đề ra các phương án giải quyết những phát sinh thực tế.
Theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình quy định khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê phải đảm bảo không gian thoát lũ tương ứng với tần suất 0,2% và việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo không gây cản lũ, không ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc bị nguy hiểm, tổn thất về người và tài sản khi có lũ lớn. Do vậy, Dự án cần có các giải pháp thiết kế phù hợp với các quy định này.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đều đề xuất cần bổ sung các biện pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, đánh giá chi tiết tác động đến tài nguyên nước (chất lượng nước, biến đổi lòng dẫn…) trước khi xây dựng các công trình đầu mối; bổ sung, làm rõ tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế, xã hội trong vùng dự án; làm rõ tác động của dự án đến ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, tác động đến mất cân bằng bùn cát vùng hạ du do lượng bùn cát giữ lại khi có công trình; tác động đến mất đất nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư khi xây dựng…
Vũ Hân /(CAND)
CÁC BỘ NGÀNH ĐÃ NÓI GÌ VỀ SIÊU SỰ ÁN TỶ ĐÔ TRÊN SÔNG HỒNG?
PHƯƠNG DUNG/DT/BVB 7-5-2016
Siêu dự án giao thông kết hợp thủy điện 1 tỷ USD được các chuyên gia đánh giá
sẽ lấy đi vựa lúa đồng bằng sông Hồng và có nhiều tác động lớn đến kinh tế, xã hội.
sẽ lấy đi vựa lúa đồng bằng sông Hồng và có nhiều tác động lớn đến kinh tế, xã hội.
Trong văn bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông thuỷ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thuỷ điện theo hình thức BOO, có dẫn ý kiến đánh giá của các bộ ngành, địa phương có liên quan. Các ý kiến đưa ra đều thể hiện sự đồng thuận với chủ trương đầu tư dự án này.Dù chưa có báo chi tiết về tác động môi trường, kinh tế, xã hội nhưng siêu dự án giao thông đường thuỷ kết hợp thuỷ điện trên sông Hồng với vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD vẫn nhận được sự thống nhất cao về chủ trương đầu tư của các Bộ ngành, địa phương.
Các bộ "hứa" bổ sung vào hàng loạt quy hoạch
Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải - đơn vị trước đó đã có đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án - “hứa” sẽ hoàn thiện các thủ tục liên quan đến quản lý ngành (như bổ sung quy hoạch một số cảng chưa có trong quy hoạch) trong quá trình phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi.
>> Phản biện đến cùng Dự án thủy điện, thủy lộ trên sông Hồng
>> Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ
>> Siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng được "các bộ ngành đồng thuận cao"
>> Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng
>> Phản biện đến cùng Dự án thủy điện, thủy lộ trên sông Hồng
>> Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ
>> Siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng được "các bộ ngành đồng thuận cao"
>> Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng
>>Xây 6 đập trên sông Hồng là điều kinh khủng
=>> Xem Tổng hợp các bài liên quan Ở đây
=>> Xem Tổng hợp các bài liên quan Ở đây
Cùng thống nhất với sự cần thiết thực hiện dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng đất, các biện pháp phòng chống sạt lở và các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng dự án.
Phía Bộ Công Thương cũng cho rằng, Bộ Công Thương đánh giá, đây là dự án đa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông thuỷ kết hợp với thuỷ điện, thực hiện theo hình thức BOO phù hợp với chủ trương xã hội hoá đầu tư của Nhà nước. Về việc kết hợp khai thác thuỷ điện tại các đập dâng trong dự án, Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương giao Xuân Thiện Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu để đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành.
Trong trường hợp dự án được các cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương đầu tư, Bộ Công Thương yêu cầu nhà đầu tư tổ chức lập hồ sơ và trình Bộ này xem xét bổ sung các nhà máy thuỷ điện trong dự án vào quy hoạch thuỷ điện và quy hoạch phát triển điện lực theo quy định. Bộ Công Thương cũng lưu ý tới điều kiện địa chất, thủy văn, các phương án đấu nối điện cũng như hiệu quả kinh tế của nhà máy thuỷ điện.
Đồng quan điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Quốc Phòng và hai địa phương là UBND tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng thống nhất về chủ trương đầu tư của dự án. Trong đó, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu chủ đầu tư làm rõ tác động của dự án đến ngập lụt thương lưu, khả năng thoát lũ, bồi lắng, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước cũng như lấy nước của hệ thống công trình thuỷ lợi 2 bên bở sông.
Bộ Xây dựng khẳng định thống nhất về chủ trương và hình thức đầu tư dự án. Tuy nhiên, Bộ này cũng lưu ý việc xây dựng đập dâng nước và âu tàu kết hợp với nhà máy thuỷ điện có nhiều tác động đến môi trường, dòng chảy, hệ sinh thái bên bờ sông Hồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thuỷ lợi, tiêu thoát lũ… Vì vậy, cần có phương án giải quyết phát sinh thực tế, đảm bảo quyền lợi cho địa phương.
Băn khoăn về hiệu quả tài chính
Tham gia ý kiến về dự án này, Bộ Tài chính băn khoăn việc xây dựng thủy điện yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, do đó việc kết hợp công trình này với các cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, có phương án giải quyết khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, cần đánh giá tác động của địa chấn đập đầu mối đến các cầu hiện có nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến cầu.
Về tổng mức đầu tư, hồ sơ dự án báo cáo tổng mức 24.510 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 30% tức khoảng 7.353 tỷ đồng mà Xuân Thiện chỉ có vốn điều lệ 1.200 tỷ. Vì vậy, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện.
Đối với nguồn thu từ bán điện giai đoạn 2021-2026 là 1.900 đồng/KWh và tăng dần trong các năm tiếp theo. Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn 2020-2030, cơ cấu nguồn điện theo hướng thủy điện giảm dần, nguồn nhiệt điện than và điện tái tạo sẽ tăng lên, đồng thời ưu tiên vận hành nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc. Điều này đồng nghĩa với giá bán điện nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Nhà đầu tư có thể đứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá, không đảm bảo hiệu quả dự án.
Về ưu đãi mà Xuân Thiện đề xuất, Bộ Tài chính cho rằng việc hỗ trợ cơ chế giá bán điện đặc thù cho dự án cần nghiên cứu thêm bởi theo chủ trương của Chính phủ, giá điện được thực hiện theo thị trường cạnh tranh, ưu tiên huy động nguồn điện giá rẻ, thu mua từ thấp đến cao.
Về việc thu phí trên các luồng tuyến, nếu dự án được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và ban hành thông tư về mức thu, đối tượng không thu… Dù được đầu tư hơn 1 tỷ USD, song Bộ Tài chính lại nhận định dự án không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn. Dự án được xây dựng sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng núi phía Bắc vì vậy nếu được chấp thuận Bộ Tài Chính đề nghị các bộ ngành xây dựng cơ chế đặc thù cho dự án để đảm bảo tính khả thi.
Đóng góp ý kiến cho dự án này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, EVN chưa có đủ cơ sở xem xét để góp ý về sự cần thiết đầu tư 6 nhà máy thuỷ điện, công suất, sản lượng phát điện và hiệu quả kinh tế - tài chính của các dự án thuỷ điện trong hồ sơ. Ngoài ra, một số thành phần chi phí có yếu tố tăng cao trong thực tế chưa được tính toán trong tổng mức đầu tư các dự án thuỷ điện.
Phương Dung/Dantri
CHƯA QUỐC GIA NÀO CHO NỐI SÔNG BIÊN GIỚI
PV KIÊN TRUNG/ VNN 9-5-2016
GS.TS Vũ Trọng Hồng: Chưa quốc gia nào cho phép làm dòng sông biên giới nối nhau, vì đó là vấn đề an ninh quốc phòng. Ảnh: Kiên Trung
Trò chuyện với nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, GS.TS Vũ Trọng Hồng về dự án trên sông Hồng.
GS.TS Vũ Trọng Hồng phân tích: Trước tiên phải nói về bản chất của dự án này. Họ tập trung vào mục đích giao thông thủy nối dự án đường thủy xuyên Á vào Việt Nam sang Trung Quốc qua sông Hồng ở Lào Cai. Còn việc làm những thủy điện nhỏ cũng chỉ là cái làm thêm để họ cho rằng có thủy điện, tức là có nguồn nước hạ du thì dự án mới dễ được chấp nhận.
Thủy điện đầu nước cao mấy chục mét trên sông Hồng thì không ai dám làm. Thủy điện ở đây chỉ là cái cớ khi họ trình dự án.Quy mô những dự án thủy điện nhỏ vài chục MW, nhà nước đã loại bỏ nhiều. Cho nên, bản chất của cái này (thủy điện - PV) là họ muốn đi kèm, thu lợi không được bao nhiêu vì nó làm ở vùng nước thấp.
Thủy điện đầu nước cao mấy chục mét trên sông Hồng thì không ai dám làm. Thủy điện ở đây chỉ là cái cớ khi họ trình dự án.Quy mô những dự án thủy điện nhỏ vài chục MW, nhà nước đã loại bỏ nhiều. Cho nên, bản chất của cái này (thủy điện - PV) là họ muốn đi kèm, thu lợi không được bao nhiêu vì nó làm ở vùng nước thấp.
Như vậy, rõ ràng mục đích chính của dự án này là giao thông thủy. Nếu khai thác trên sông Hồng, nó có thực sự là mục đích cuối cùng của chủ đầu tư?
Khi lập quy hoạch các dòng sông, bao giờ người ta cũng tính tới mục tiêu giao thông thủy tạo dòng chảy, còn việc làm đập trên dòng thì lại trở ngại cho giao thông thủy. Dự án này chỉ dâng nước lên để cho giao thông đi thôi.
Trong quy hoạch sông Hồng đã tính tới lưu lượng nước có bao nhiêu để chảy. Nhưng dự án giao thông thủy này, chủ đầu tư không sử dụng quy hoạch mà ngành thủy lợi đã làm.
Sông Hồng là huyết mạch của ĐBSH. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có mấy chục con sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Lưu lượng nước của sông Hồng dùng để nuôi vùng đồng bằng, từ nước sinh hoạt, nước trồng lúa, nước cho môi trường, cho công nghiệp…
Dự án này đánh đổi giao thông thủy thay thế tất cả các mục tiêu kia. Sông Hồng không còn là huyết mạch của ĐBSH nữa.
Sông Hồng là tài sản quốc gia, chắc chắn Nhà nước phải xem xét kỹ nếu đánh đổi cả nguồn nước cho giao thông thủy, mà giao thông thủy này chỉ phục vụ cho giao thông Trung Quốc với Việt Nam chứ không phải nội địa.
Chưa quốc gia nào cho phép làm dòng sông biên giới nối nhau, vì đó là vấn đề an ninh quốc phòng. Họ làm cái việc nhập dòng nước thành chung, tôi tin Nhà nước sẽ không đồng ý.
Theo tôi, đấy là một lý do. Tại sao Bộ KH-ĐT là cơ quan trình, nhưng vẫn thắc mắc, vốn pháp định của công ty Xuân Thiện có 1.200 tỷ nhưng dự án này là 24.510 tỷ, chưa được 10%. Tôi được biết, Bộ có hỏi chủ đầu tư về việc cân đối nguồn vốn, thì Xuân Thiện cho biết, họ có nhiều cách.Thưa ông, trên lưu vực sông Hồng, ngoài giá trị tài nguyên nước, còn rất nhiều trữ lượng khoáng sản như cát, sa khoáng… Trong đề án, chủ đầu tư đưa ra có nội dung nạo vét để khơi thông dòng chảy?
Nhìn vào 288km là một nguồn khai thác không chỉ cát, đặc biệt là sa khoáng và những kim loại quý.
Họ biết rằng, mới đây Thủ tướng có chỉ đạo, khai thác nạo vét không được tận dụng, tận thu khoáng sản, tức là Thủ tướng có ý ngăn cản cái này. Nhưng họ sẽ chỉ làm một vài đoạn là cũng đủ mang lại nguồn thu lớn. Đấy là điều giấu đằng sau dự án, đó là nguồn lợi chính của họ.
Như vậy, cũng không phải hoàn toàn mục đích giao thông thủy nữa. Nếu cho họ triển khai, chỉ vài chục năm sau khi họ hoàn vốn, họ vứt dự án, công trình khi đó họ sẽ mặc cho ai kêu cũng được. Đấy là điều mà họ sẽ lập luận nếu dư luận hỏi họ.
Tôi cho rằng, việc khai thác khoáng sản trên 288km sông này, họ sẽ thu hồi vốn nhanh. Thứ 2 là thu phí.
Vì thế, điều mà các nhà khoa học phản đối nhất nhưng chưa ai kết luận được, tại sao lại giao mạch sống đó cho công ty tư nhân. Bộ KH-ĐT hơi suy nghĩ, Bộ Tài chính cũng nói vô lý, nhưng các bộ này có thể chưa nghĩ đến nguồn lợi khác nếu giao vào tay họ.
Vậy, ai đứng đằng sau công ty Xuân Thiện? Bởi không công ty nào tổng vốn pháp định chỉ bằng 5% tổng vốn đầu tư lại dám nhận một dự án tầm quốc gia như vậy.
Nếu họ được thực hiện dự án giao thông thủy mà vẫn đảm bảo được nước cho hạ du và nước cho thủy lợi, họ có thể không làm thủy điện trên sông Hồng vì chi phí lớn, hiệu quả thấp?
Hệ lụy lớn nhất chính là dòng sông Hồng sẽ biến mất. Khi anh làm dâng nước thượng lưu cho vận tải, có nghĩa là anh phải tích nước, kể cả mùa kiệt, vì nó mớn nước tàu thuyền mới chạy được.
Nhưng sông Hồng, cái chính lại cần mùa kiệt, chứ mùa lũ người ta sợ lắm. Đặc biệt là vụ đông xuân, Tết ra sông kiệt lắm. Lúc đó chúng ta cần nước. Nếu như dự án được duyệt, khi đó ai dám rút nước xuống, vì giao thông thủy của họ không đủ nước để vận hành. Tôi làm thứ trưởng 10 năm, chưa bao giờ ngành thủy lợi, ngành nông nghiệp đặt vấn đề làm thủy lợi trên dòng sông Hồng.
Khi làm thủy điện Hòa Bình chúng ta đã hỏi Liên Xô, liệu thủy điện Hòa Bình có làm cho dòng sông Hồng biến đổi không?
Liên Xô đã phải tính toán rất nghiêm túc và kết luận rằng, độ dốc lòng sông Hồng ở hạ du không thay đổi, lúc đó ta mới quyết định làm thủy điện Hòa Bình.
Hiện nay đáy sông Hồng đã tụt xuống 1m. Trên thế giới, việc đáy sông tụt xuống cả mét là một điều đặc biệt nguy hiểm, bởi sông là một vùng sinh thái, nó không phải tạo nước mặt cho chúng ta mà quan trọng hơn cả đó là lượng nước ngầm. Đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với việc nước ngầm cũng tụt. Nước ngầm tụt đồng nghĩa toàn bộ thảm thực vật trên mặt đất sẽ bị ảnh hưởng theo, bởi theo nguyên tắc mao dẫn nó đẩy (nước) lên.
Kiên Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét