ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế:-Dựng cờ phản chiến giữa nước Mỹ: Hành trình của một người hùng (TN 1-5-16) -- GS Ngô Vĩnh Long-Thư chào Ngài Barack Obama Tổng thống Hiệp chúng quốc Hoa kỳ (BVN 2/5/2016)-Nguyễn Khắc Mai-Formosa hủy hoại môi trường khắp thế giới như thế nào? (BVB 2/5/2016)-
- Trong nước:Video: Phát hiện đối tượng phản động, Việt Tân giật dây kích động vụ cá chết ở miền Trung (VietTimes 1-5-16) -- Hòa giải dân tộc: Đã đến lúc người Việt vượt qua chuyện thắng-thua (VietTimes 1-5-16) -- P/v Vũ Minh Giang-Tàu Việt Nam Thương Tín - cuộc hồi hương sóng gió (NĐT 1-5-16)-Ghé phòng làm việc của Bí thư Thành phố (TP 30-4-16) -BIỂU TÌNH Ở NHÀ HÁT LỚN . (BVB 2/5/2016)
- Kinh tế: Người dân bất lực nhìn hàng trăm con bò chết vì đại hạn (VnEx 1-5-16)- 'Tôi cảm nhận ở Thủ tướng sự thật lòng' (BBC 1-5-16) -- P/v bà Phạm Chi Lan- Tắm biển, ăn cá và trách nhiệm quan chức (BBC 1-5-16) -- P/v Nguyễn Minh Thuyết-Đầu tàu áp cơ chế như toa tàu thì dễ mắc kẹt (TVN 2/5/2016)-Nợ gia tăng do đầu tư công thiếu hiệu quả (TVN 2/5/2016)-
- Giáo dục: Cốt cách người Sài Gòn dựng nên “Hòn ngọc Viễn Đông” (DV 1-5-16)- GS sử học Edward Miller: Ta sẽ cãi nhau nhưng cùng tiến gần hơn với sự thật (TT 1-5-16)-Vén màn bí mật quanh điệp viên Phạm Chuyên (TP 1-5-16)-Đào tạo tiến sỹ KHXH Chợ phiên hay chợ chiều? (TS 1-5-16)-GS Trần Văn Nhung: 'Nói Việt Nam lạm phát giáo sư là vô lý' (NLĐ/VTC 30-4-16) -
- Phản biện: Vũng Áng là phần nổi của tảng băng chìm (viet-studies 2-5-16)-Nguyễn Quang Dy- Thư gửi Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (viet-studies 1-5-16)-Tô Văn Trường- Hãy chừa đường về với nhân dân (BVN 2/5/2016)-Kha Lương Ngãi-ĐỪNG XÚI DẠI DÂN(BVN 2/5/2016)-Nguyễn Quang Lập-
- Thư giãn: Những ngôi nhà xinh đẹp như chốn thiên đường ở Hà Lan (VNN 2/5/2016)
GS TRẦN VĂN NHUNG:'NÓI VIỆT NAM LẠM PHÁT GIÁO SƯ LÀ VÔ LÝ'
PV / NLĐ/ VTC 30-4-2016
GS Trần Văn Nhung phát biểu tại buổi tập huấn.
Việt Nam có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên.
Theo thông tin tại hội nghị tập huấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2016 (khu vực phía Nam) do Hội đồng Chức danh GS nhà nước tổ chức ngày 29/4 tại Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, hạn cuối cùng ứng viên nộp bản đăng ký để xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2016 cho Hội đồng Chức danh GS nhà nước là ngày 27/4.
Ngày 25/5 là hạn cuối cùng ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và PGS năm 2016 tại Hội đồng Chức danh GS cơ sở.
Trong thời gian này, các ứng viên có thể bổ sung hồ sơ như bài báo khoa học, thành tích nghiên cứu, giảng dạy...
24 đợt xét, có 11.500 GS, PGS
Tại buổi tập huấn, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS nhà nước, bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam đang “lạm phát” GS.
“Nói Việt Nam lạm phát GS là vô lý vì căn cứ vào đâu, so sánh với những nước nào?”. Ông Nhung cho biết từ năm 1980 đến tháng 4-2016, sau 24 đợt xét trong 36 năm, tổng số lượt GS, PGS đã được công nhận hơn 11.500 người, gồm 1.600 GS và gần 10.000 PGS, trong số đó nhiều người đã nghỉ hưu hoặc đã mất.
“Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2014-2015 về tổng số sinh viên ĐH, giảng viên ĐH (trong đó có GS và PGS) và dân số nước ta hiện nay là trên 90 triệu người, chúng tôi thấy chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên” - ông Nhung nói.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2010 và 2013, nước này có gần 4 GS hoặc PGS trên 10.000 dân, gấp 10 lần Việt Nam và 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên. Riêng ĐH Giao thông Thượng Hải Trung Quốc (2013) có khoảng 2,5 GS trên 100 sinh viên, 31 GS trên 100 giảng viên.
Tại Đức, theo thống kê năm 2014, nước này có 3 GS trên 10.000 dân và 1,7 GS trên 100 sinh viên. Năm 2015, nước Áo có 0,62 GS trên 100 sinh viên. Tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) năm 2014, có hơn 13 GS, PGS trên 100 sinh viên. Đối chiếu con số này ở một số ĐH trọng điểm Việt Nam hiện nay cho thấy tỉ lệ GS thấp hơn nhiều.
Ví dụ, tại ĐHQG Hà Nội có gần 1,7 GS, PGS trên 100 sinh viên; ĐHQG TP HCM chưa tới 0,5 GS trên 100 sinh viên; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 0,8 trên 100 sinh viên...
Cho đến nay, Hội đồng Chức danh GS nhà nước mới chỉ công nhận đặc cách 3 GS xuất sắc đã được bổ nhiệm ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm 2005), Vũ Hà Văn (2010) và Nguyễn Ngọc Thành (2011) là GS Việt Nam.
Báo động chất lượng tạp chí khoa học
Theo các GS trong hội đồng chức danh, về cách tính điểm để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS vẫn như mọi năm. Tuy nhiên, trong xu thế đất nước hội nhập phát triển, các ứng viên cần tăng cường ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hồ sơ khoa học.
Thực tế hiện nay, mức độ thành thạo ngoại ngữ của các ứng viên là không cao.
Tạp chí nào được hội đồng công nhận? Tối thiểu bao nhiêu bài? Cách thức chấm điểm như thế nào?... là những câu hỏi được đại biểu đặt ra tại buổi tập huấn. Theo các GS trong hội đồng chức danh, ngoài chuyên môn, việc thành thạo ngoại ngữ cũng liên quan đến kết quả đăng bài trên các tạp chí khoa học.
Cách tính điểm quy đổi cho mỗi bài báo khoa học đã được công bố chủ yếu dựa vào chất lượng khoa học của chính bài báo.
Bài báo phải được đăng trên các tạp chí có trong danh mục tạp chí được tính điểm do Hội đồng Chức danh GS nhà nước quy định trong sách “Tài liệu hướng dẫn về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016”.
Tuy nhiên, GS Trần Văn Nhung cũng thẳng thắn nhìn nhận chất lượng của các tạp chí khoa học hiện nay của nước ta còn khá thấp so với mặt bằng khu vực ASEAN và thế giới.
Cho đến ngày 21-3-2016 đã có 356 tạp chí khoa học Việt Nam được đưa vào danh mục tạp chí tính điểm của Hội đồng Chức danh GS nhà nước. Trong số đó, mới chỉ có một tạp chí được vào danh sách SCIE (khoảng 7.000 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ) cuối năm 2015.
Ngoài ra, 3 tạp chí trong số này (tương đương 0,84%) nằm trong danh sách ISI (Viện Thông tin Khoa học) hoặc Scopus (những tạp chí khoa học có uy tín, có tầm ảnh hưởng khoa học rộng) và cũng chỉ có 24 tạp chí bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt - Anh (khoảng 6,7%).
Trong khi đó, các quốc gia khác thuộc cộng đồng ASEAN như Malaysia đã có 11 tạp chí ISI và 77 Scopus, Thái Lan có 21 Scopus. Singapore thì chủ trương đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, không tự xuất bản thêm tạp chí mới. Như vậy, cho đến nay, chưa có một trường ĐH Việt Nam nào có tạp chí khoa học nằm trong ISI hoặc Scopus. Việc có tạp chí khoa học với uy tín cao cũng là một trong các tiêu chí cơ bản khi xếp hạng ĐH.
Theo thông tin tại hội nghị tập huấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2016 (khu vực phía Nam) do Hội đồng Chức danh GS nhà nước tổ chức ngày 29/4 tại Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, hạn cuối cùng ứng viên nộp bản đăng ký để xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2016 cho Hội đồng Chức danh GS nhà nước là ngày 27/4.
Ngày 25/5 là hạn cuối cùng ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và PGS năm 2016 tại Hội đồng Chức danh GS cơ sở.
Trong thời gian này, các ứng viên có thể bổ sung hồ sơ như bài báo khoa học, thành tích nghiên cứu, giảng dạy...
24 đợt xét, có 11.500 GS, PGS
Tại buổi tập huấn, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS nhà nước, bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam đang “lạm phát” GS.
“Nói Việt Nam lạm phát GS là vô lý vì căn cứ vào đâu, so sánh với những nước nào?”. Ông Nhung cho biết từ năm 1980 đến tháng 4-2016, sau 24 đợt xét trong 36 năm, tổng số lượt GS, PGS đã được công nhận hơn 11.500 người, gồm 1.600 GS và gần 10.000 PGS, trong số đó nhiều người đã nghỉ hưu hoặc đã mất.
“Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2014-2015 về tổng số sinh viên ĐH, giảng viên ĐH (trong đó có GS và PGS) và dân số nước ta hiện nay là trên 90 triệu người, chúng tôi thấy chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên” - ông Nhung nói.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2010 và 2013, nước này có gần 4 GS hoặc PGS trên 10.000 dân, gấp 10 lần Việt Nam và 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên. Riêng ĐH Giao thông Thượng Hải Trung Quốc (2013) có khoảng 2,5 GS trên 100 sinh viên, 31 GS trên 100 giảng viên.
Tại Đức, theo thống kê năm 2014, nước này có 3 GS trên 10.000 dân và 1,7 GS trên 100 sinh viên. Năm 2015, nước Áo có 0,62 GS trên 100 sinh viên. Tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) năm 2014, có hơn 13 GS, PGS trên 100 sinh viên. Đối chiếu con số này ở một số ĐH trọng điểm Việt Nam hiện nay cho thấy tỉ lệ GS thấp hơn nhiều.
Ví dụ, tại ĐHQG Hà Nội có gần 1,7 GS, PGS trên 100 sinh viên; ĐHQG TP HCM chưa tới 0,5 GS trên 100 sinh viên; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 0,8 trên 100 sinh viên...
Cho đến nay, Hội đồng Chức danh GS nhà nước mới chỉ công nhận đặc cách 3 GS xuất sắc đã được bổ nhiệm ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm 2005), Vũ Hà Văn (2010) và Nguyễn Ngọc Thành (2011) là GS Việt Nam.
Báo động chất lượng tạp chí khoa học
Theo các GS trong hội đồng chức danh, về cách tính điểm để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS vẫn như mọi năm. Tuy nhiên, trong xu thế đất nước hội nhập phát triển, các ứng viên cần tăng cường ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hồ sơ khoa học.
Thực tế hiện nay, mức độ thành thạo ngoại ngữ của các ứng viên là không cao.
Tạp chí nào được hội đồng công nhận? Tối thiểu bao nhiêu bài? Cách thức chấm điểm như thế nào?... là những câu hỏi được đại biểu đặt ra tại buổi tập huấn. Theo các GS trong hội đồng chức danh, ngoài chuyên môn, việc thành thạo ngoại ngữ cũng liên quan đến kết quả đăng bài trên các tạp chí khoa học.
Cách tính điểm quy đổi cho mỗi bài báo khoa học đã được công bố chủ yếu dựa vào chất lượng khoa học của chính bài báo.
Bài báo phải được đăng trên các tạp chí có trong danh mục tạp chí được tính điểm do Hội đồng Chức danh GS nhà nước quy định trong sách “Tài liệu hướng dẫn về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016”.
Tuy nhiên, GS Trần Văn Nhung cũng thẳng thắn nhìn nhận chất lượng của các tạp chí khoa học hiện nay của nước ta còn khá thấp so với mặt bằng khu vực ASEAN và thế giới.
Cho đến ngày 21-3-2016 đã có 356 tạp chí khoa học Việt Nam được đưa vào danh mục tạp chí tính điểm của Hội đồng Chức danh GS nhà nước. Trong số đó, mới chỉ có một tạp chí được vào danh sách SCIE (khoảng 7.000 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ) cuối năm 2015.
Ngoài ra, 3 tạp chí trong số này (tương đương 0,84%) nằm trong danh sách ISI (Viện Thông tin Khoa học) hoặc Scopus (những tạp chí khoa học có uy tín, có tầm ảnh hưởng khoa học rộng) và cũng chỉ có 24 tạp chí bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt - Anh (khoảng 6,7%).
Trong khi đó, các quốc gia khác thuộc cộng đồng ASEAN như Malaysia đã có 11 tạp chí ISI và 77 Scopus, Thái Lan có 21 Scopus. Singapore thì chủ trương đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, không tự xuất bản thêm tạp chí mới. Như vậy, cho đến nay, chưa có một trường ĐH Việt Nam nào có tạp chí khoa học nằm trong ISI hoặc Scopus. Việc có tạp chí khoa học với uy tín cao cũng là một trong các tiêu chí cơ bản khi xếp hạng ĐH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét