ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cơn sốt Obama và Tâm thức Người Việt (viet-studies 30-5-16) -Nguyễn Quang Dy-Thông điệp Mỹ, thái độ Việt (viet-studies 30-5-16)- Nguyễn Trọng Bình- Ông Obama chia sẻ với Việt Nam cách ứng xử với Trung Quốc (GD 30-5-16) -- Bài TS Trần Công Trục- Một chuyến thăm bản lề (NĐT 30-5-16) -- P/v bà Tôn Nữ Thị Ninh- Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Khác biệt về chính thể và ý thức hệ không còn quan trọng (TT 28-5-16) -- P/v GS Ngô Vĩnh Long (ĐÃ RỠ)-Gương mặt người dân Việt Nam – biểu tượng của hòa giải (TVN 31/5/2016)- Lan Anh-Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã (BVN 31/5/2016)-Phạm Chí Dũng- Vì sao dì ruột của Kim Jong Un lộ diện? (TVN 31/5/2016)-Rung chấn sau khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam (BVB 31/5/2016)-Lê Ngọc Thống/ĐVO
- Trong nước: Có thể khắc phục “chủ nghĩa thân hữu” ở Việt Nam không? (VnE 30-5-16)-Con gái “sếp” hải quan “tiếp tay” buôn lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất ? (LĐ 30-5-16) -Cướp tàn độc trở lại Sài Gòn (VNN 31/5/2016)-Bí thư, chủ tịch xã cùng trượt đại biểu HĐND (VNN 31/5/2016)-vì không biết cách gian lận ?-Hủy tư cách đại biểu 1 ứng viên ứng cử 3 cấp (VNN 30/5/2016)-Kiên Giang phát hiện trường hợp vi phạm luật bầu cử (VNN 30/5/2016)-
- Kinh tế: “Cải cách quyết liệt 20 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Hàn Quốc của năm 2000” (NĐT 30-5-16)- Sự cố đường dây 500kV, cúp điện tại 18 quận, huyện TP.HCM (TT 30-5-16) -Đầu tư nước ngoài vào TP.HCM giảm mạnh (TN 30-5-16) -Việt Nam: ‘Bụt nhà không thiêng’ lộ rõ nhất ở đâu? (TVN 31/5/2016)-Nguyễn Vũ/TBKTSG-Xếp hàng đặt mua biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng Movenpick (VNN 31/5/2016)-Du khách Nga kêu cứu vì biển Mũi Né ngập rác (VNN 31/5/2016)-Ngôi nhà cổ Ngô Đình Diệm 2 lần đòi mua không bán (VNN 31/5/2016)-
- Giáo dục: Việt Nam đã có một đội ngũ trí thức đúng nghĩa? (GD 30-5-16)-Đại học Fulbright Việt Nam: Sẽ đối mặt nhiều thách thức muôn thuở (TT 28-5-16) -- P/v Bob Kerrey-Gương mặt người dân Việt Nam – biểu tượng của hòa giải (TVN 31/5/2016)- Lan Anh-Rót 6 tỷ đi học, thạc sĩ về hưởng lương 4 triệu: Quá phí? (VNN 31/5/2016)-Chủ nhà trọ được sinh viên ca ngợi "tốt nhất hệ mặt trời" (VNN 31/5/2016)-Bà cụ Sài Gòn 88 tuổi nói 4 ngoại ngữ (VNN 31/5/2016)-Hà Nội công bố chi tiết kế tuyển sinh đầu cấp 30 quận, huyện, thị xã (VNN 31/5/2016)-Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố" MC Phan Anh trên VTV? (BVB 31/5/2016)
- Phản biện: Khi quan thua dân thành chuyện… mừng (TVN 31/5/2016)-Châu Phú-Việt Nam sẽ "ghép đôi" với ai? (TVN 31/5/2016)-Thảo Linh-Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã (BVN 31/5/2016)-Phạm Chí Dũng-'Dân không muốn thần tượng tuyên truyền' (BVN 31/5/2016)-Tọa đàm BBC-Rằng hay thì thật là hay... (BVN 31/5/2016)-Trịnh Khả Nguyên-Que diêm và rừng cỏ dại (BVB 30/5/2016)-Xuân Dương/GDVN
- Thư giãn: Tại sao con người phát cuồng khi có đồ công nghệ mới ra mắt? (VNN 31/5/2016)
'CƠN SỐT OBAMA' VÀ TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT
NGUYỄN QUANG DY/ Viet-studies 30-5-2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama tại lễ đón chính thức, 23.5.2016. Ảnh AFP
Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama đã đến thăm Việt Nam (23-25/5/2016), sau khi kế hoạch thăm bị hoãn vào cuối năm ngoái. Tuy việc hoãn gây “hồi hộp” (suspense), nhưng điều đáng mừng là chuyến thăm đã thành công hơn cả mong đợi. Thay vì “Muộn còn hơn không” (better late than never), Obama nói ông “dành điều hay nhất cho sau cùng” (Save the best for the last). Nhưng có người lại nói, “điều hay nhất vẫn còn chưa đến” (the best is yet to come). Như một vở bi hài kịch, chuyến thăm muộn màng càng hấp dẫn và đầy kịch tính, với một chút bất ngờ và bí ẩn, đã làm sống lại “Cơn sốt Obama” (Obamania), và làm bộc lộ tâm thức phức tạp của người Việt, với những dư chấn và ẩn số cần tiếp tục giải mã.
Cơn sốt “Obamania”
Nếu cho điểm, chắc Barack Obama sẽ được điểm cao (ngang với Bill Clinton). Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì cả hai tổng thống Mỹ đều có tài hùng biện và năng lực truyền thông, lại có đội ngũ cố vấn và trợ lý tài giỏi phục vụ. Lần này đi cùng Obama còn có một nhân vật nổi tiếng của CNN là Anthony Bourdain, dẫn chương trình “Những miền đất lạ” (Parts Unknown). Chương trình “Parts Unknown” đã trở thành một điểm nhấn ẩn dụ cho chuyến thăm Việt Nam của Obama. Có lẽ sự kiện “Bún chả Thượng đỉnh” là một thành công bất ngờ của Nhà trắng (và CNN) bên cạnh tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí đầy kịch tính. Đúng là người Mỹ thực dụng, kết hợp một công đôi việc, “vẹn cả đôi đường”.
Sự kiện “Obama ăn Bún chả” trên phố Lê Văn Hưu còn hấp dẫn hơn sự kiện gia đình Clinton mua sắm trên phố Hàng Gai (năm 2000). Hình ảnh tổng thống Obama giản dị, thân mật, dễ gần, đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Bên cạnh tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí vào thời điểm “nhạy cảm” tại Biển Đông trong hai tháng tới (như TNS McCain đã cảnh báo), Obama nổi bật lên như một ngôi sao truyền thông trong chương trình “Parts Unknown” (mà CNN sắp tới sẽ phát). Đối với Việt Nam, hình ảnh đúp đắt hàng của Obama gắn liền với hai vấn đề “nhạy cảm” là “Cam Ranh và Nhân quyền”, vừa là điều kiện vừa là hệ quả của bỏ cấm vận vũ khí. Điều đáng nói là luật chơi “đổi nhân quyền lấy vũ khí” đã thay đổi (vì hết tác dụng).
Bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam là bước khởi đầu (prelude) để đột phá (breakthrough) cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, góp phần tái cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Người Mỹ không bao giờ bỏ mục tiêu nhân quyền, nhưng lúc này chắc họ cần ưu tiên mục tiêu chiến lược trước. Có thể nói đây là sách lược “lùi một bước để tiến hai bước”, nhằm khuyến khích Hà Nội “tham dự tích cực” (constructive engagement) với hai đòn bẩy chính là TPP và hợp tác quốc phòng theo tầm nhìn chung, để từng bước “thoát Trung”.
Tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam luôn phụ thuộc vào tiến bộ về “thoát Trung”. Nếu không “thoát Trung” thì những tiến bộ nhỏ giọt về nhân quyền, như thả một vàì tù chính trị để đánh đổi lấy một cái gì đó sẽ chỉ như trò chơi “mèo vờn chuột”, để đối phó tình huống chứ không thể bền vững. Vì vậy, muốn đổi mới cơ bản và bền vững, thái độ đối với vấn đề nhân quyền và dân chủ phải dựa trên xây dựng lòng tin chiến lược và hợp tác chiến lược. Xét theo tinh thần đó thì quyết định bỏ cấm vận vũ khí của Obama có ý nghĩa chiến lược.
Tâm thức bất an
Khác với thái độ vui vẻ, giản dị, thân thiện, đầy tự tin của Obama, thái độ của lãnh đạo Việt Nam hầu như lạnh lùng, vô cảm, đầy căng thẳng như đang lo lắng về điều gì đó bất an. Đây không phải chỉ là sự khác biệt về dân trí và văn hóa ứng xử, mà còn do tâm thức và não trạng của họ lúc này. Hình như có điều gì đó bất an đang diễn ra đằng sau hậu trường, mà hầu hết khán giả không biết rõ. Nếu có, chắc chắn phải liên quan đến ông bạn “láng giềng lạ”. Tuy Hà Nội rất muốn Washington bỏ cấm vận vũ khí, nhưng lại sợ Bắc Kinh nổi giận phản ứng, nên có lẽ Mỹ-Việt buộc phải phối hợp diễn một cách miễn cưỡng.
Có mấy hiện tượng bất thường dễ thấy:
Thứ nhất, an ninh Mỹ có nhiều dấu hiệu đề phòng đặc biệt, còn hơn cả đối phó với nguy cơ khủng bố của IS. Ngày giờ đến thăm “chính thức”của Obama không được ấn định trước (như đón các nguyên thủ khác) mà thay đổi liên tục (chỉ có “dự kiến”). Giờ hạ cánh của Air Force One được giữ bí mật tuyệt đối, đến phút chót mới thông báo (sớm hơn 2 giờ so với “dự kiến”), đến vào lúc gần nửa đêm một cách bí ẩn. Thủ tục đón tiếp tại sân bay rất sơ sài, chẳng có lãnh đạo nào trên cấp thứ trưởng ra đón. Công tác đảm bảo an ninh tại khách sạn cũng như những nơi đoàn đến được bố trí vô cùng chặt chẽ. Phải chăng họ biết có vấn đề gì đó mà chúng ta không biết? Hoặc là để tránh làm “phật lòng” ông bạn “láng giềng lạ”, hoặc là có nguy cơ về an ninh nên phải đề phòng tối đa, để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thứ hai, lễ tân cũng có nhiều điểm bất thường. Mặc dù Obama thăm Việt nam “chính thức”, nhưng thủ tục lễ tân sơ sài khác hẳn với lễ đón “sang trọng” khi CTN Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington. Không có 21 phát đại bác chào mừng (như đón các nguyên thủ khác). Obama không được mời đến Quốc Hội (như đồn đoán) để đọc diễn văn (như Tập Cận Bình). Tại sao lại phải khiêm nhường như vậy, trong khi Obama là nguyên thủ của siêu cường đứng đầu thế giới mà Việt Nam đang tranh thủ? Có điều gì đó không logic. Tuy nhiên, phía Mỹ không “phật lòng” mà còn hợp tác “chiều” Việt nam, như để phối hợp đối phó với một vấn đề gì đó rất nhạy cảm liên quan đến ông bạn “láng giềng lạ”.
Thứ ba, thái độ các bên cũng rất bất thường. Trước và trong khi Obama thăm Việt Nam, thái độ Trung Quốc tỏ ra khá mềm mỏng, “vui mừng” trước chuyến thăm của Obama. Nhưng sau khi Obama “đơn phương” tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí, thì thái độ Trung Quốc thay đổi hẳn, phản ứng ra mặt. Trong khi đó, thái độ của lãnh đạo Việt Nam khi đón Obama không những sơ sài mà còn tỏ ra lạnh lùng như miễn cưỡng, thậm chí hơi lo lắng và căng thẳng (không biết là thật hay diễn). Phải chăng phía Việt Nam lo ngại phía Trung Quốc sẽ nổi giận trả đũa, nên phải làm như mọi chuyện là do phía Mỹ “đơn phương” bầy đặt ra, chứ không phải do phía Việt Nam chủ động muốn thế. Tóm lại Là “vừa đ… vừa run”.
Thứ tư, vấn đề nhân quyền cũng khá phản cảm. Trong chương trình, Obama sẽ gặp đại diện các nhóm nhân quyền và xã hội dân sự. Nhưng kết quả chí có 6 người đến dự (trong tổng số 15 người được mời). Hầu hết những người không đến được là do an ninh ngăn cản bằng nhiều cách. Trong khi báo chí mạng và truyền thông xã hội lên cơn sốt “Obamania”, thì báo chí nhà nước đưa tin sơ sài, thậm chí cố ý dịch sai lạc nội dung và cắt xén hẳn một số đoạn “nhạy cảm” nói về nhân quyền trong diễn văn của Tổng thống Obama. Đây là một cách ứng xử lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp và thiếu văn hóa, gây phản cảm. Trong thời đại Internet với truyền thông trực tuyến kỹ thuật số, thì cách “kiểm duyệt” thô thiển đó không thể bưng bít được thông tin và không thể đánh lừa được ai, mà còn phản tác dụng.
Thứ năm, thái độ người dân đón Barack Obama cũng phấn khích như đón Bill Clinton trước đây. Một phần là do tác phong giản dị, thân mật và gần gũi của Obama đã cuốn hút họ (do truyền thông và quan hệ công chúng làm tốt). Mặt khác, do tâm lý sính ngoại và thích Mỹ của đa số người Việt. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Pew, có 78% người Việt thích Mỹ, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Người Việt ngày càng thất vọng và mất lòng tin vào thể chế trong nước, nên lại càng có tâm lý dựa vào nước ngoài (cả kinh tế lẫn chính trị). Trước đây trong chiến tranh, người Miền Nam đã dựa vào Mỹ, người Miền Bắc dựa vào Trung Quốc hoặc Liên Xô (với tư duy “đã có Liên Xô lo”). Nay người Việt lại muốn dựa vào Mỹ (cũng như dựa vào Trung Quốc). Tuy Obama tỏ ra rất thân thiện, nhưng không muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam, mà khuyến khích người Việt tự lực tự cường. Đã đến lúc người Việt phải hòa giải với nhau, để chung tay chấn hưng đất nước. Nếu “không chịu phát triển”, cứ phân hóa, ném đá và chửi nhau về những cái không đáng, thì chắc Mỹ cũng chịu.
Khẩn cấp: Mayday!
Đối với Mỹ, trong giai đoạn “hậu Obama” (từ 2017), khi tổng thống mới có thể là bà Hillary Clinton (có nhiều khả năng) hoặc ông Donald Trump, thì câu chuyện TPP và vấn đề Biển Đông chưa biết kết cục sẽ ra sao. Hầu hết người Châu Á (trừ Trung Quốc) đều mong bà Hillary thắng cử, mặc dù mức độ cam kết của bà ấy đối với TPP và xoay trục không còn như trước. Nhưng Donald Trump mà thắng cử thì có thể là thảm họa. Hãy tận dụng tối đa thời gian còn lại của chính quyền Obama, để tạo ra dòng chảy đối tác chiến lược.
Đối với Việt Nam, Mỹ đã bỏ cấm vận Vũ khí, nên cánh cửa hợp tác quốc phòng đã rộng mở, quả bóng đang trong sân Việt Nam. Ngoài TPP (là chuyện đã rồi) còn hai vấn đề chưa ngã ngũ mà Việt Nam phải sớm khẳng định hướng hợp tác với Mỹ là vấn đề nhân quyền và quy chế sử dụng căn cứ Cam Ranh. Đó là hai vấn đề quan trọng nhất. Còn Việt Nam định mua vũ khí gì, định tham gia huấn luyện và tập trận thế nào, là vấn đề kỹ thuật cụ thể. Triển khai quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) nhanh hay chậm, nông hay sâu, chủ yếu là do phía Việt Nam. Chính Obama đã nhấn mạnh đến yếu tố nội lực và thiện chí.
Tháng năm đánh dấu hai bước ngoặt mới: Một là Obama sang thăm Việt Nam, với món quà bỏ cấm vận vũ khí. Hai là, nay Obama đã thăm và về rồi thì chính phủ phải công bố kết luận về thảm họa môi trường tại Vũng Áng. Đây là vấn đề cấp bách, không nên kéo dài thêm nữa, vì nó liên quan đến môi trường sống và quyền sống của con người, mà Mỹ và Việt nam có thể hợp tác để khắc phục hậu quả (cũng như về đồng bằng sông Me Kong).
Tháng năm hoa phượng đỏ rực các tuyến đường, nhưng “Hà Nội hè này vắng tiếng ve kêu!” như một dấu hiệu bất thường về thay đổi khí hậu. Tại sao loài ve sầu bé nhỏ đã sống sót qua nhiều triệu năm trên mặt đất cũng đang lặng lẽ ra đi (như con người)?
NQD. 30/5/2016
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 30-5-16
THÔNG ĐIỆP MỸ, THÁI ĐỘ VIỆT
NGUYỄN TRỌNG BÌNH/ viet-studies 30-5-2016
Tổng thống Mỹ Obama bộc lộ sự thân thiện, năng động khi giao lưu hơn 1 giờ đồng hồ với các thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TP.HCM. Ảnh: Lê Quân - Zing
Ngày 23/5/2016, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Huê Kỳ, Barack Obama đặt chân xuống Việt Nam mang theo thông điệp muốn làm bạn và hợp tác lâu dài vì quyền lợi của hai nước, hai dân tộc. Ở phương diện nào đó, có thể nói đây là cách chơi bài ngửa cực kỳ văn minh và chuyên nghiệp của người Mỹ không chỉ với chính quyền VN mà còn với chính quyền họ Tập đang ngày đêm nghe ngóng, rình rập. Thế nhưng, ở chiều ngược lại thì sao? Thông điệp Mỹ đã phát ra, thái độ Việt phản ứng lại như thế nào? Bài viết này là một vài cảm nhận chủ quan mang tính tham khảo của người viết.
1. “Ý đảng lòng dân”: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Có lẽ, không cần so sánh với lần họ Tập sang thăm cách đây một năm. Chỉ cần so sánh với sự kiện trước khi Obama đến thăm một ngày là đủ biết.
Có thể thấy, mặc dù cả hệ thống đảng, chính quyền tốn không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian, công sức cho công tác cổ động, tuyên truyền nhưng dân chúng gần như chẳng mặn mà gì với chuyện bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp (22/5/2016). Chính xác hơn, ngoại trừ thành phần công chức (hoặc là bọn cơ hội hoặc là kẻ ngu trung trong bộ máy công quyền); những cụ già tuổi hưu trí muốn thể hiện sự gương mẫu cho con cháu noi theo thì hầu hết dân chúng đến các địa điểm bầu cử với tâm thế “trả nợ quỷ thần” để còn nhanh chóng về lo miếng cơm manh áo. Những mỹ từ như: “ngày hội non sông”, “niềm tin”, “nô nức”, “phấn khởi”,... chẳng qua chỉ là lời lẽ của bọn bồi bút bất lương. Hàng triệu đồng bào nông dân, ngư dân vẫn còn nghẹn ngào nuốt nước mắt vào trong vì ruộng đồng ngập mặn, biển chết cả tháng trời không thể ra khơi; hay hàng triệu công nhân đang lay lắt vạ vật qua ngày tại các khu công nghiệp trên khắp cả nước. Đó là chưa kể vô số những bà mẹ nghèo oằn lưng bên gánh hàng rong; một đội quân hủ tiếu gõ, hột gà nướng, bắp xào, cá viên chiên trên khắp các con phố tại các khu đô thị... Thử hỏi, tất cả những con người này làm gì có thời gian để mắt đến mấy chuyện bầu bán mà lâu nay họ đã nhận ra chẳng qua chỉ là một vỡ tuồng không hơn không kém; thậm chí có người còn không biết chữ thì làm sao mà đọc và nhận ra ông nào bất tài, bà nào thất đức qua mấy dòng tiểu sử tự sướng mà dám bảo là“toàn dân nô nức đi bầu”?
Thế nhưng, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi ngay sau khi tổng thống Obama đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Có lẽ, không chỉ Việt Tân mà đảng ta hẳn cũng rất bất ngờ về sự chào đón này của người dân khắp cả nước cả trên mạng internet lẫn ngoài thực địa. Đặc biệt, bất chấp nghị định 38/2005/NĐ-CP của chính quyền về việc tụ tập đông người mà không xin phép, dân chúng đủ mọi thành phần tại hai thành phố lớn cứ đổ ra đường chào đón vị tổng thống Huê Kỳ trong ngay ngắn, trật tự đến kỳ lạ. Hai sự kiện cách nhau có một đêm nhưng một lần nữa đã tố cáo và phơi bày sự thật: “ý đảng và lòng dân” giờ đây đang hoàn toàn cách xa nhau chứ không phải là một khối thống nhất như những cái lưỡi không xương vẫn cứ ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông. Mới biết, không có việc gì có thể qua mắt được nhân dân. Chẳng qua vì miếng cơm manh áo, hay vì chưa gặp điều kiện thuận lợi nên họ chưa bộc lộ ra thôi. Sự thật trong cuộc sống chỉ có một. Cho dù có tô vẽ, che đậy, ngụy tạo tinh vi đến mấy thì đến lúc nào đó cũng bị nhân dân “lật mặt”. Đây hiển nhiên cũng là một chân lý!
2. Đón khách không cười, nhân quyền giả trá, báo chí hư hỏng...
Không ai phủ nhận, có được bước tiến triển như hôm nay là một cố gắng, nỗ lực rất lớn để hòa giải từ cả hai phía. Đặc biệt là phía chủ nhà sau mấy mươi năm dài huênh hoang, thù địch. Đây là điều rất đáng trân trọng và cần được ghi nhận. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh “mình cần người hơn người cần mình” mà vẫn cố làm ra vẻ “ta đây”, không quan tâm đến cảm nhận của khách, nghĩ cho cùng vẫn là cách hành xử nông cạn nếu không muốn nói là thiếu khôn ngoan, không bản lĩnh của những người có trách nhiệm.
Trước hết, khách đến chơi, nói gì làm gì đều nở nụ cười thân thiện, gần gũi. Trong khi dân chúng nồng nhiệt, chào đón bằng tất cả tấm lòng thì người đại diện và trực tiếp bàn thảo các vấn đề trọng đại của đất nước nhìn mặt chẳng khác gì tối qua mới bị... vợ mắng (hay là bị “mất sổ gạo”)? Bệnh nghề nghiệp từ thời còn làm đại tướng công an (phải mang bộ mặt hình sự) hay vì gấp gáp quá nên chưa quen với vị trí mới? Thật không hiểu nổi. Mời bạn đến nhà chơi, bạn đến và hứa hỗ trợ, giúp đỡ vào TPP; bạn cam kết gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương; bạn đọc thơ Thần, bạn nhắc lịch sử, văn hóa dân tộc từ thời hai Bà Trưng đến Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu; bạn lẫy Kiều, lẫy ca từ Văn Cao, Trịnh Công Sơn... rất sâu sắc và ý nhị. Thế nhưng, trước sau nhau như một, vẫn kiên quyết không hé môi cười với bạn một cái thật rạng rỡ cho nó tương xứng. Chẳng lẽ ứng xử như vậy cũng được xem là phong cách và thái độ ngoại giao của người đứng đầu quốc gia ư?
Chưa hết, khách đến mang theo thông điệp cùng những tuyên bố, chia sẻ rất chân thành, thẳng thắn, không hề tránh né. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ và nhân quyền. Đại khái, khách nói, tôi và người dân Mỹ thật sự muốn làm bạn và hợp tác lâu dài với các ông vì quyền lợi của nhân dân hai nước. Tôi cũng tôn trọng và không áp đặt chính quyền của các ông bất cứ điều gì. Nhưng các ông cũng nên nhớ một điều, nhân quyền là những giá trị mang tính phổ quát của nhân loại chứ không phải là chuyện được giải thích, vẽ vời một cách tùy tiện bởi một thể chế nào đó. Hơn nữa, chính các ông cũng đã thừa nhận điều ấy trong hiến pháp của mình thì các ông phải có trách nhiệm thực hiện và phụng sự cho những giá trị đó. Tôi tôn trọng thể chế của các ông cũng có nghĩa là tôn trọng nhân dân Việt Nam (giống như tôn trọng nhân dân Huê Kỳ của chúng tôi). Vì thế, tôi nghĩ không có lý do gì chính các ông lại chà đạp nhân dân, đồng bào mình nếu họ bày tỏ quan điểm và chính kiến của bản thân!? Hàng ngày tôi và chính phủ tôi cũng bị dân chúng chỉ trích đó thôi, nhưng nhờ vậy mà chúng tôi tiến bộ, ít mắc sai lầm hơn. Các ông nên biết như thế vì chỉ có những kẻ thiếu chân thành muốn duy trì sự độc tài mới cố tình ngụy biện và không thừa nhận nhân quyền là những giá trị mang tính phổ quát của nhân loại v.v và v.v...
Tinh thần chung là như thế nếu xét trên hai bình diện nghĩa hiển ngôn lẫn hàm ngôn của bài diễn văn tuyệt vời mà cả thế giới ai cũng biết. Thế nên lẽ ra, thông điệp ấy của người đứng đầu Nhà trắng cần được chuyển tải một cách trọn vẹn, khách quan và trung thực nhất đến toàn thể dân chúng. Vậy mà, không hiểu sao mấy trăm cơ quan truyền thông chính thống lại cắt xén đi đoạn quan trọng liên quan đến nhân quyền, ít nhiều đã vô tình làm sai lệch đi tinh thần chung của cả bài phát biểu?
Chưa hết, chương trình làm việc của ngài tổng thống có nói sẽ gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ trong nước; phía bạn cũng công bố mà vẫn cứ kiên định không có lấy một dòng nào phản ánh buổi làm việc ấy trên mặt báo. Đã vậy, nghe đâu còn ngăn chặn một số người đã được phía bạn gửi thư mời!?
Thử hỏi, có đáng hay không nếu chịu khó động não và biết cân nhắc chuyện nặng nhẹ trong hoàn cảnh cả thế giới đang hướng mắt về mình? Tại sao cả hệ thống chính quyền với không biết bao nhiêu là công cụ trong tay lại sợ một vài cá nhân mà suy cho cùng đó cũng là thần dân nước mình? Obama và chính quyền của ông ấy nào phải là con rối chỉ biết nghe và tin một chiều từ phía nào đó để ra quyết sách? Những chuyện đàng hoàng, nghiêm túc liên quan đến uy tín và thể diện quốc gia, dân tộc thì dè dặt, hiếm khi bàn luận cho ra lẽ; ngược lại, mấy chuyện vặt vãnh, bên lề thì sốt sắng, tía lia. Lật trang báo nào, mở trang mạng nào cũng toàn thấy những tin “tào lao mía lao” đến mức trơ trẽn: “cô gái tặng hoa cho Tổng thống nói gì?”, “tay Obama ấm lắm”; hoa hậu hủy chuyến ra nước ngoài để gặp Tổng thống; sự thật về chuyện Obama ăn hai suất bún chả... (cũng may là lần này ông ấy không thèm nếm giọt nước hay cọng phở nào).
Người đời nói “thật thà là cha quỷ quái”! Thử hỏi, làm gì có thứ tình bạn nào sâu đậm bền lâu nếu bản thân mình thiếu chân thành và không tôn trọng đối phương ngay trong lúc bàn chuyện? Một sự kiện quan trọng cả hành tinh đều dõi theo đưa tin, tìm hiểu; và sự thật thì rành rành ra đó mà cứ né tránh, giấu giếm. Đã không đủ dũng khí để chơi bài ngửa thì ít ra phải hiểu sức mạnh của dư luận truyền thông trong thời đại kỹ thuật số chứ. Cứ mù quáng hành xử theo thói quen, cái gì có lợi cho mình thì lu loa lên, tô vẽ thêm; ngược lại là đổ hết cho “các thế lực thù địch” nào đó thì làm sao nhân dân tin tưởng và ủng hộ? Mà như thế thì có khác gì tự bôi tro trát trấu vào mặt mình; có khác gì đang tiếp tay làm cho cả một nền báo chí ngày một trở nên hư hỏng, bệ rạc. Số ít những nhà báo có lòng tự trọng và biết trăn trở khi đối diện với sự thật thì trở thành con rối, bài vở viết xong phải ngậm ngùi đút vào ngăn kéo; số đông còn lại thì tha hóa trở thành bồi bút lúc nào không hay! “Cơ quan quyền lực thứ tư” gì mà chỉ rặt một bọn xu nịnh, bợ đỡ, lá cải, sống chết mặc dân, xem chuyện quốc dân, quốc thể chẳng hơn mấy đồng nhuận bút...?
3. Lời cuối: tương lai nào, kịch bản nào?
Cười hay không cười, vui hay không vui, mừng hay không mừng trong hoàn cảnh hôm nay, nói cho cùng cũng là một thái độ lựa chọn. Có thể nói, tổng thống Huê Kỳ đến và đi trong vỏn vẹn có hai ngày ngắn ngủi, nhưng lạ thay, dân chúng nước Việt từ trong tâm thức như những đứa trẻ, tất thảy đều chạy nhanh ra cửa mừng“má đi chợ về”! Tuy nhiên, những người suốt ngày miệng cứ ra rả mấy câu văn mẫu: “có nhân dân là có tất cả”; “đầy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”; hay“Nhà nước này của dân, do dân, vì dân”, “phải biết lấy dân làm gốc”... thì tâm trạng và thái độ có vẻ như hoàn toàn ngược lại. Đây là sự thật cả thế giới ai cũng nhìn thấy. Thế nên, đến thời điểm này có thể nói, tinh thần và thái độ người Việt trong khi tiếp nhận thông điệp mà tổng thống Obama mang sang VN lần này thông qua câu Kiều:“Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi” đang có sự phân cực rất rõ ràng: đảng ờ hờ, dân mở hội; đảng chiếu lệ, dân nhiệt thành!?
Vì thế, tương lai đất nước này, dân tộc này sẽ về đâu; có sáng sủa không, kịch bản nào sẽ xảy ra... xem chừng rất khó mà đoán định. Một sự chân thành, lắng nghe và làm theo ý chí nguyện vọng nhân dân của lãnh đạo và chính quyền để đất nước có một sự chuyển giao nhẹ nhàng êm ấm như Myanmar? Hay ngược lại, thiếu chân thành, bảo thủ cho rằng chỉ có mình mới vĩ đại, mới tài tình sáng suốt; tiếp tục bưng tai giả điếc bất chấp ý chí và nguyện vọng của nhân dân để rồi một ngày nào đó nhân dân chịu hết xiết phải vùng lên và “lật thuyền”; đất nước khi ấy lại chìm vào binh đao, lửa đạn, biên giới, chủ quyền biển Đông rơi hết vào tay giặc Tàu? Chao ôi, nghĩ đến đây, bỗng nhớ đến mấy câu thơ của Chế Lan Viên năm nào:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khi nước mất
Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên”
Không biết cố nhà thơ khi ấy nghĩ gì mà nỡ nào mang cả dân tộc ra so sánh với không chỉ một mà đến hai cô... gái điếm!?
Ngẫm lại chuyện xưa, soi xét chuyện nay mà thấy đau lòng! Quả là chua xót thay cho dân tộc tôi, Tổ quốc tôi!
CT, 30/5/2016
N.T.B
Tác giả gửi cho viet-studies ngảy 30-5-16
MỘT CHUYẾN THĂM BẢN LỀ
PV TÔN NỮ THỊ NINH/ NĐT 29-5-2016
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
LTS. Đây là lần thứ ba Việt Nam đón tiếp một vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ đến thăm chính thức (trước đó là Tổng thống Bill Clinton và George Bush). Chuyến thăm lần này hứa hẹn đem đến những cơ hội rất lớn để tiếp tục đưa quan hệ nhiều mặt giữa hai nước Việt - Mỹ lên một tầm cao mới. Theo nhà cựu ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, đây không phải là “chuyến viếng thăm lịch sử” (theo nghĩa đen) của một tổng thống Mỹ. Bà gọi đó là: Một chuyến thăm bản lề!
Không phải là chuyến thăm lịch sử...
Nhìn theo chiều rộng và chiều dài quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, đây không phải một sự kiện lịch sử như việc Hoa Kỳ chấm dứt cấm vận đối với Cuba sau hơn nửa thế kỷ và ông Obama tiến hành chuyến thăm Cuba đầu tiên của một tổng thống Mỹ từ sau khi cách mạng Cuba thắng lợi; hay là việc đạt được thỏa thuận với Iran về vấn đề hạt nhân.
Như vậy, ông Barack Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đến Việt Nam. Phải chăng có nên xem chuyến thăm này như một chuyến thăm “bình thường”, thường lệ đến một nước thành viên ASEAN, tổ chức khu vực Đông Nam Á mà chính quyền Mỹ coi trọng thể hiện qua việc lần đầu tiên đăng cai Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN tại Sunnylands, California, tháng 2.2016 vừa qua? Cần nhớ rằng trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Obama đã hai lần đến những nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar...Trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bước ngoặt lịch sử đã xảy ra cách đây hơn 20 năm khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam (tháng 2.1994) và tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nước ta (7.1995). Và chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam là của Bill Clinton - Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam tháng 11.2000. Sau đó, Tổng thống George W.Bush đã đến nước ta năm 2006 nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC.
Như vậy, ông Barack Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đến Việt Nam. Phải chăng có nên xem chuyến thăm này như một chuyến thăm “bình thường”, thường lệ đến một nước thành viên ASEAN, tổ chức khu vực Đông Nam Á mà chính quyền Mỹ coi trọng thể hiện qua việc lần đầu tiên đăng cai Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN tại Sunnylands, California, tháng 2.2016 vừa qua? Cần nhớ rằng trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Obama đã hai lần đến những nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar...Trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bước ngoặt lịch sử đã xảy ra cách đây hơn 20 năm khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam (tháng 2.1994) và tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nước ta (7.1995). Và chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam là của Bill Clinton - Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam tháng 11.2000. Sau đó, Tổng thống George W.Bush đã đến nước ta năm 2006 nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC.
Mặt khác đây cũng không phải là một chuyến thăm “truyền thống” đến những đồng minh thân cận như Nhật, Hàn Quốc, Úc nhằm tái khẳng định, củng cố quan hệ đồng minh. Mà cũng không đơn thuần là một chuyến thăm “xã giao”, đáp lễ chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vậy nếu chuyến thăm của Tổng thống Obama không thuộc hẳn một trong các dạng nêu trên thì Việt Nam chúng ta nên nhìn nhận sự kiện này như thế nào?
Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ cuối cùng của một vị Tổng thống Hoa Kỳ, vị đứng đầu Nhà Trắng không ít khi cân nhắc những quyết định và hoạt động của mình với ý thức, dụng ý để lại dấu ấn, di sản cho tương lai. Những quyết định liên quan đến Cuba và Iran vừa qua hoàn toàn nằm trong logic đó.
Vậy liệu đây có là một chuyến thăm với dụng ý tạo dấu ấn định hướng cho tương lai quan hệ hai nước?
Tôi cho rằng quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa có đủ tính chất riêng đặc biệt vừa đã đạt đến ngưỡng độ chín để có thể khẳng định trong điều kiện bình thường mỗi vị tổng thống Mỹ rồi cũng sẽ thăm Việt Nam.
Người đứng đầu Nhà Trắng rạng rỡ nhận bó hoa từ bé Vũ Phạm Phương Linh - đại diện cho thiếu nhi Việt Nam trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Pete Souza
Nhưng cũng không đơn giản là một chuyến thăm “bình thường”Dưới con mắt của cộng đồng quốc tế, cộng đồng khu vực (ASEAN) và các cường quốc, Việt Nam là một nước cỡ trung có một trọng lượng địa chính trị đáng kể (geopolitical critical mass). Với sự phát triển kinh tế tương đối cao và ổn định, mạng lưới quan hệ năng động và thuận lợi với hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực và hoạt động ngoại giao nhìn chung khôn khéo dựa trên hai phương châm là cân bằng linh hoạt và thực tế, biết dung hòa lợi ích chung của tổ chức với lợi ích quốc gia trong ASEAN, nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thành viên các thể chế đa phương và nay đã bắt đầu giữ vai trò chủ động hơn và tích cực hơn, chẳng hạn như việc bước đầu cử một số sĩ quan tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Nói cách khác, việc người đứng đầu cường quốc số một thế giới tới Việt Nam là hoàn toàn hợp lý và tự nhiên.
Quan hệ Việt - Mỹ không hẳn là quan hệ song phương “bình thường” như hầu hết quan hệ song phương khác vì quá khứ sóng gió giữa hai nước - thậm chí có thể nói rằng quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước cựu thù Hoa Kỳ và Việt Nam - với vai trò đầu tàu của những cựu chiến binh thuộc hai chính đảng Mỹ như hai Thượng nghị sĩ John Kerry và John McCain và Hạ nghị sĩ Pete Peterson, vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam, là một quá trình độc đáo, nếu không nói là vô song trên thế giới. Cho nên quan hệ Việt - Mỹ mang một tính chất biểu trưng đặc biệt. Từ đó, hai mươi năm qua mối quan hệ giữa hai nước đã đơm hoa kết trái, mở rộng và đi sâu một cách ngoạn mục, dung nạp, “bình thường hóa” được những mối quan tâm nhạy cảm của mỗi bên là nhân quyền và hậu quả chất độc da cam, một trong các biểu hiện về tính chất chín muồi của quan hệ hai nước.
Sau 41 năm, cộng đồng gốc Việt là một trong những cộng đồng gốc Á hội nhập nhanh nhất, thành công nhất tại Hoa Kỳ, với nhiều tên tuổi thành đạt trên hầu hết các lĩnh vực từ khoa học công nghệ (như GS. Trịnh Xuân Thuận - nhà thiên văn học nổi tiếng hay ông Phạm Thuận - giám đốc công nghệ của tập đoàn Uber), giáo dục (như bà Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Foothill, California) đến kinh doanh (như ông Sonny Vu, lãnh đạo Công ty Misfit Wearables hay nữ doanh nhân trẻ, ngôi sao trên mạng youtube Michelle Phan) và công quyền (như bà Jacqueline Nguyễn Hồng Ngọc - Thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang gốc Á đầu tiên tại Hoa Kỳ). Và chính tại Việt Nam, các doanh nhân Mỹ gốc Việt đứng hàng đầu trong số hơn 3.500 doanh nghiệp “Việt kiều” đã được thành lập với tổng vốn đầu tư 8,4 tỉ đô la Mỹ.Trong xu thế trên, không thể không nhắc đến một nhân tố đặc thù góp phần ý nghĩa và ngày càng năng động vào quan hệ song phương là cộng đồng gốc Việt hơn hai triệu người năm 2015 đã góp 7 tỉ USD kiều hối vào nền kinh tế Việt Nam.
Sau 41 năm, cộng đồng gốc Việt là một trong những cộng đồng gốc Á hội nhập nhanh nhất, thành công nhất tại Hoa Kỳ, với nhiều tên tuổi thành đạt trên hầu hết các lĩnh vực từ khoa học công nghệ (như GS. Trịnh Xuân Thuận - nhà thiên văn học nổi tiếng hay ông Phạm Thuận - giám đốc công nghệ của tập đoàn Uber), giáo dục (như bà Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Foothill, California) đến kinh doanh (như ông Sonny Vu, lãnh đạo Công ty Misfit Wearables hay nữ doanh nhân trẻ, ngôi sao trên mạng youtube Michelle Phan) và công quyền (như bà Jacqueline Nguyễn Hồng Ngọc - Thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang gốc Á đầu tiên tại Hoa Kỳ). Và chính tại Việt Nam, các doanh nhân Mỹ gốc Việt đứng hàng đầu trong số hơn 3.500 doanh nghiệp “Việt kiều” đã được thành lập với tổng vốn đầu tư 8,4 tỉ đô la Mỹ.Trong xu thế trên, không thể không nhắc đến một nhân tố đặc thù góp phần ý nghĩa và ngày càng năng động vào quan hệ song phương là cộng đồng gốc Việt hơn hai triệu người năm 2015 đã góp 7 tỉ USD kiều hối vào nền kinh tế Việt Nam.
Nói cách khác, quan hệ Việt - Mỹ đã đi vào giai đoạn tích cực ổn định, nhiều hướng và tầng nấc, toàn diện, còn có thêm màu sắc riêng - khác với các nước ASEAN khác - của di sản quá khứ cùng vượt qua và hứa hẹn vô cùng to lớn, phong phú và sáng sủa của tương lai giao lưu hợp tác giữa hai nước.
Và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khu vực nhiều đổi thay và thách thức
Những đổi thay và thách thức nghiêm trọng đó đều xuất phát từ cách thức Trung Quốc trỗi dậy, chủ động đơn phương xác lập - nói cho đúng hơn là áp đặt - lợi ích quốc gia của mình, bất chấp các nước trong khu vực; bằng những hành động áp đặt như việc đã rồi, phá vỡ nguyên trạng, quân sự hóa vùng Biển Đông thành một sân sau của Trung Quốc, thách thức các cường quốc khác trong khu vực. Tình hình này là mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh ổn định, độc lập tự chủ của Việt Nam.
Do vậy cũng có thể có quan điểm hoặc mong đợi của một số người cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần chọn siêu cường số một làm đồng minh như đối sách hiệu quả nhất trước tình hình trên.
Quan điểm của tôi khác:
- Việt Nam nên tiếp tục đường lối không liên minh an ninh với bất cứ cường quốc nào. Nhưng Việt Nam cần khẳng định quyền tối cao của một quốc gia là theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, chỉ lấy lợi ích quốc gia tối thượng và hòa bình thế giới làm kim chỉ nam.
- Việt Nam nên tiếp tục vừa mở rộng và củng cố mạng lưới quan hệ, đặc biệt với các nước trong khu vực, vừa đưa quan hệ với những cường quốc như Ấn Độ, Nhật Bản, và nhất là Hoa Kỳ lên một tầm chiến lược, qua đó tạo một thế đứng vững chắc hơn cho nước ta và cùng các nước trong khu vực và liên quan đến khu vực bày tỏ thông điệp đồng thuận rằng trong thế kỷ XXI Biển Đông không thể biến thành sân sau của bất cứ ai.
Các nước lớn và nhỏ đều có lợi ích liên quan đến an ninh, tự do hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế theo phương thức đa phương chứ không do một bên tự áp đặt cho mọi bên còn lại. Không nên lẫn lộn - cố tình hay vô tình - yêu cầu quan trọng này với việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Chung quy lại, xét theo các giác độ khác nhau, chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam tuy không phải là một chuyến thăm lịch sử (theo nghĩa đen) nhưng hoàn toàn có thể là một chuyến thăm bản lề cho quan hệ hai nước, cho Việt Nam và cho khu vực.
Tôn Nữ Thị Ninh
ÔNG OBAMA CHIA SẺ VỚI VIỆT NAM CÁCH ỨNG XỬ VỚI TRUNG QUỐC
TS TRẦN CÔNG TRỤC/ GDVN 30-5-2016
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, ảnh: VTV.
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông xung quanh phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bên lề hội nghị G-7.
Những bình luận và thông điệp của ông Obama trong và sau chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng gửi đến bạn đọc bài bình luận này của Tiến sĩ. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả.
Thứ Sáu ngày 27/5 Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ra tuyên bố chung, trong đó có đề cập đến Biển Đông với lập trường rõ ràng: "Chúng tôi rất quan tâm trước những diễn biến trên Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình."
Lãnh đạo cấp cao 7 nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada khẳng định rằng: "Bất kỳ yêu sách nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế, các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng và không đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi các tuyên bố chủ quyền, hàng hải".
Tiếp sau động thái Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam và tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương và tăng cường hợp tác song phương, trong đó có một trọng tâm là lĩnh vực an ninh hàng hải, G-7 ra tuyên bố mạnh mẽ thể hiện mối quan tâm, lo ngại về Biển Đông và Hoa Đông đã khiến Trung Quốc tỏ ra hết sức khó chịu.
Vẫn còn đó những trăn trở, Việt Nam làm sao khai thác được những xu thế này phục vụ cho chiến lược bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông.Tuy nhiên cá nhân tôi nhận thấy trong nội bộ dư luận Việt Nam cũng còn nhiều nhận thức khác nhau, thậm chí vẫn còn những băn khoăn về vai trò, ảnh hưởng, tác động của Hoa Kỳ, của tuyên bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí, hay tuyên bố của G-7 về Biển Đông.
Vẫn còn đó những trăn trở, Việt Nam làm sao khai thác được những xu thế này phục vụ cho chiến lược bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông.Tuy nhiên cá nhân tôi nhận thấy trong nội bộ dư luận Việt Nam cũng còn nhiều nhận thức khác nhau, thậm chí vẫn còn những băn khoăn về vai trò, ảnh hưởng, tác động của Hoa Kỳ, của tuyên bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí, hay tuyên bố của G-7 về Biển Đông.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin chia sẻ một số nhận định của cá nhân tôi sau khi nghiền ngẫm những xu thế khách quan đang diễn ra trên thế giới, mà qua đó chúng ta có thể tự rút ra bài học cho mình.
Tuyên bố của Hoa Kỳ, của G-7 hay phán quyết của PCA về Biển Đông có lợi như thế nào với Việt Nam và có lợi đến đâu, còn do chính nhận thức của chúng ta sẽ góp phần quyết định.
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama với quyết định dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương?
Đây có lẽ là câu hỏi được dư luận quan tâm nhất và đang theo dõi những diễn biến tiếp theo với nhiều nhận định khác nhau. Về mặt phản ứng chính thức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ có những phát biểu mang tính công thức xã giao và không bộc lộ lập trường.
Riêng về câu hỏi đề nghị bình luận tại sao Việt Nam muốn Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, bà Oánh nói: "Quý vị nên hỏi Việt Nam".
Tuy nhiên các kênh truyền thông chủ lực của nhà nước Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu hay Truyền hình Trung ương CCTV và một số học giả Trung Quốc tỏ ra khá bất mãn và khó chịu trước những bước phát triển mới của quan hệ Việt Mỹ.
Theo cá nhân tôi, phát biểu của Giáo sư Thời Ân Hoằng, Đại học Nhân dân Trung Quốc được VOA trích dẫn ngày 25/5 có thể phản ánh những suy nghĩ và tính toán của Bắc Kinh.
Ông Hoằng cho hay, Bắc Kinh sẽ không phản ứng theo cách "ăn miếng trả miếng" nhưng sẽ tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, trong khi gây áp lực với Hà Nội không đến quá gần Washington.
Người viết cho rằng đây mới là cái Việt Nam chúng ta cần lưu ý và có cách phản ứng phù hợp, chứ không phải những chiêu trò bình luận giật gân như Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa Xã hay China Daily.
Học giả Trung Quốc thứ 2 mà tôi cho là nói khá thật lòng về những đánh giá, suy tính của Bắc Kinh xung quanh quan hệ Việt - Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama là Giáo sư Trương Minh Lượng từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kỵ Nam, Quảng Châu.
Giáo sư Trương Minh Lượng, Đại học Kỵ Nam, Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: walmtus.fwangyamei.cn.
"Việt Nam có kinh nghiệm mạnh mẽ hơn trong việc đương đầu (VOA sử dụng chữ "đối đầu", người viết cho rằng không đúng bản chất và dễ gây hiểu lầm nên sửa lại) với Trung Quốc. Họ có sự tỉnh táo vốn có và hiểu đối thủ hơn.VOA ngày 27/5 dẫn lời Giáo sư Lượng đánh giá, đối với Bắc Kinh thì triển vọng quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Mỹ với Việt Nam sẽ còn đáng "lo ngại" hơn so với quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines. Giáo sư Lượng bình luận:
Với Mỹ, Việt Nam quan trọng hơn về mặt chiến lược trong việc chống lại thái độ hung hãn của Trung Quốc trong khu vực. Hoa Kỳ hiện tận dụng lợi thế này."
Toan tính của người Nga
Còn về phản ứng của Nga, Nikkei Asian Review ngày 29/5 dẫn lời một quan chức chính phủ nước này nói rằng: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì quan hệ quân sự với Việt Nam". Tờ báo này bình luận, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế ảnh hưởng của cả Bắc Kinh lẫn Moscow.
Điều này có thể khiến Việt Nam rơi vào thế kẹt giữa "đối tác mới với bạn bè cũ", mà đúng hơn là thế kẹt bởi sự tranh giành ảnh hưởng của cả 3 siêu cường Mỹ - Trung - Nga.
Sputnik News ngày 28/5 dẫn lời nhà báo Alexander Khrolenko của tờ "Nước Nga ngày nay" cho rằng, quyết định dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn vũ khí sát thương với Việt Nam của Hoa Kỳ ảnh hưởng không chỉ với 2 nước trong cuộc, mà còn cả Trung Quốc, Nga và một loạt nước khác.
Về khả năng phản ứng của Trung Quốc, quan điểm của nhà báo Alexander Khrolenko khá giống Giáo sư Thời Ân Hoằng: "Trung Quốc sẽ không tiến hành bất cứ động thái gay gắt, trừ khi thật cần thiết. Nhưng không vì vậy họ chấp nhận nhượng bộ lập trường. Bắc Kinh sẽ tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, tăng cường lên gân sức mạnh hải quân."
Tuy nhiên Alexander Khrolenko muốn nâng tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuyện này hơn nữa: "Dù ai đó muốn hay không nhưng thời gian đang có lợi cho Bắc Kinh, nền kinh tế toàn cầu ngày càng định hướng mạnh về phía Trung Quốc."
Lập luận đó của Alexander Khrolenko phải chăng chỉ là để dọn đường cho một thông điệp nào đó mà chính Alexander Khrolenko tiết lộ: "Tuy nhiên, bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận người Mỹ gián tiếp đặt Nga trước sự lựa chọn: hoặc tích cực hơn hỗ trợ Trung Quốc hoặc phát triển quan hệ với Việt Nam."
Phản ứng của Trung Quốc và Nga chỉ củng cố thêm ý nghĩa của việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam
Cá nhân người viết cho rằng, cho dù Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có hợp đồng nào về mua bán vũ khí phòng thủ sau khi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm, nhưng những nhận định của truyền thông và học giả Trung Quốc, Nga đã cho thấy, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm và Việt Nam muốn Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm này là hoàn toàn chính xác.
Ngoài ý nghĩa chính trị quan trọng kết thúc hoàn toàn quá trình bình thường hóa quan hệ, tạo dựng lòng tin chiến lược giữa hai bên, rõ ràng động thái mới này đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên bàn đàm phán với cả đối thủ lẫn đối tác.
Riêng với Nga, các nhà cung cấp vũ khí khí tài nước này sẽ hiểu được rằng, họ không còn độc quyền trong việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam phòng thủ, bảo vệ đất nước. Điều đó có nghĩa là cần phải ứng xử với Việt Nam với đúng nghĩa "khách hàng là thượng đế", chứ không phải thích bán thì bán, không thích thì thôi, bán cho loại nào thì biết loại đó.
Việt Nam không mua sắm vũ khí để đe dọa bất cứ nước nào, mà chỉ để bảo vệ mình, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích quốc gia,đồng thời góp phần duy trì và bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông.Và một khi nếu Nga muốn sử dụng Biển Đông làm con bài mặc cả như Alexander Khrolenko đề cập, thì càng chứng tỏ quyết định của Việt Nam và Hoa Kỳ là sáng suốt, cần thiết và cấp bách.
Việt Nam không mua sắm vũ khí để đe dọa bất cứ nước nào, mà chỉ để bảo vệ mình, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích quốc gia,đồng thời góp phần duy trì và bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông.Và một khi nếu Nga muốn sử dụng Biển Đông làm con bài mặc cả như Alexander Khrolenko đề cập, thì càng chứng tỏ quyết định của Việt Nam và Hoa Kỳ là sáng suốt, cần thiết và cấp bách.
Chỉ riêng về mặt thương mại hay kỹ thuật, việc 90% - 95% vũ khí Việt Nam do Nga sản xuất đủ thấy sự lệ thuộc vào nguồn cung độc quyền duy nhất. Điều này không phải không có những nguy cơ đối với Việt Nam, cho dù quan hệ chính trị giữa hai bên rất tốt đẹp và tình cảm người Việt Nam dành cho Nga rất chân thành.
Huống hồ những vũ khí Nga bán cho Việt Nam để phòng thủ trên Biển Đông thì Nga cũng bán cho Trung Quốc để bành trướng Biển Đông. Về lâu dài điều này chúng ta cũng cần phải tính đến yếu tố bảo mật, an toàn cho hệ thống quả đấm thép của mình, cũng như yếu tố chống độc quyền và thao túng giá cả, làm mình làm mẩy của các nhà cung cấp.
Rõ ràng quan hệ chính trị tốt đẹp và tình cảm của người Việt luôn trân trọng, biết ơn những giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, cũng như giúp đỡ to lớn của Trung Quốc dành cho Việt Nam trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, là điều rất đáng trân trọng và cần gìn giữ.
Tình cảm ấy, mối quan hệ tốt đẹp ấy cần phải được bảo vệ, củng cố và duy trì. Với quan hệ Việt - Nga, trong hợp tác quân sự quốc phòng và mua bán vũ khí, rõ ràng tính sòng phẳng, công bằng, cùng có lợi theo đúng quy luật thị trường là cách tốt nhất để bảo vệ tài sản quý giá ấy.
Với quan hệ Việt - Trung có nhiều ân oán, thăng trầm và khúc mắc, tranh chấp đến tận bây giờ, hai bên càng phải tỏ rõ thiện chí giải quyết những mầm mống ung nhọt trong quan hệ song phương bằng luật pháp quốc tế, trong khi quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai bên đã tạo môi trường rất tốt để đối thoại.
Nói thực lòng, ngày nào Hoàng Sa và một phần Trường Sa còn chưa trở về đất mẹ, ngày nào Trung Quốc còn leo thang quân sự hóa Biển Đông và đe dọa đến không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam mà lại mong muốn người Việt có lòng tin với mình thì chẳng khác nào mò trăng đáy nước.
Tổng thống Obama chia sẻ với Việt Nam cách ứng xử với Trung Quốc trên Biển Đông
Ông Obama nói: "Phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam đang diễn ra hoàn toàn không liên quan gì đến Trung Quốc, mà dựa trên mong muốn mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác trên một loạt các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả 2 nước. Đó là những gì diễn ra suốt 30 năm qua và vẫn đang diễn ra hiện nay.Ngày 25/5 cổng thông tin điện tử Nhà Trắng whitehouse.gov đăng toàn văn nội dung họp báo giữa Tổng thống Barack Obama với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau hội đàm song phương cùng ngày. Trong đó ông Obama có đề cập đến trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung trên Biển Đông cũng như quan điểm của Hoa Kỳ.
Ông Obama nói: "Phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam đang diễn ra hoàn toàn không liên quan gì đến Trung Quốc, mà dựa trên mong muốn mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác trên một loạt các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả 2 nước. Đó là những gì diễn ra suốt 30 năm qua và vẫn đang diễn ra hiện nay.Ngày 25/5 cổng thông tin điện tử Nhà Trắng whitehouse.gov đăng toàn văn nội dung họp báo giữa Tổng thống Barack Obama với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau hội đàm song phương cùng ngày. Trong đó ông Obama có đề cập đến trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung trên Biển Đông cũng như quan điểm của Hoa Kỳ.
Vì vậy, thực tế có thể Trung Quốc sẽ cảm nhận mối quan hệ này là một loại khiêu khích, nhưng chúng tôi cho rằng đó là thái độ của Trung Quốc và không nói lên bất cứ điều gì về thái độ của chúng tôi.
Những căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam hay Trung Quốc với Philippines, hoặc với các bên yêu sách khác ở Biển Đông không phải do chúng tôi gây ra.
Chúng tôi muốn thấy một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp đó. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì để ngăn cản việc này.
Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc và Việt Nam đối thoại và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi không đứng về bên nào về yêu sách chủ quyền. Vì vậy để giải quyết tranh chấp là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của Trung Quốc.
Mục tiêu của chúng tôi liên quan đến lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, chỉ đơn giản là duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không, duy trì các quy tắc và chuẩn mực luật pháp quốc tế bởi vì chúng tôi tin rằng điều đó có lợi cho tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc."
Người viết cho rằng, những phát biểu này là câu trả lời không thể rõ ràng hơn cho Trung Quốc và cho chính những ai đang lo ngại Trung Quốc có thể gây sự, tìm cách gây sức ép với Việt Nam sau chuyến thăm của ông Obama.
Ông ấy nói rất rõ, Mỹ không những trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền các thực thể trên Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là "đảo Hoàng Nham".
Ngược lại, Tổng thống Hoa Kỳ còn cổ vũ Việt Nam và Trung Quốc đối thoại với nhau để tự tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Do đó, nếu Trung Quốc có phàn nàn gì thì thiết nghĩ, chỉ cần nhắc lại cho họ nghe lời phát biểu rõ ràng của ông Obama trên website Nhà Trắng, đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa, có lẽ Trung Quốc sẽ không thể phàn nàn được gì.
Giả sử Trung Quốc có lo lắng "Việt Nam cẩn thận kẻo bị Mỹ lừa" như Tân Hoa Xã từng nói trong một bài xã luận, thì xin thưa các bạn Trung Quốc, chúng tôi bị lừa quá nhiều rồi. Việt Nam tự biết cách bảo vệ mình trước các âm mưu, thủ đoạn của bất kỳ ai.
Hoa Kỳ không rảnh để chống Trung Quốc, các nước khác cũng vậy. Nhưng chính các hành vi leo thang quân sự hóa, phiêu lưu của Trung Quốc trên Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.Mặt khác với những ai vẫn còn băn khoăn, phải chăng Hoa Kỳ muốn mượn tay Việt Nam để "kiềm chế Trung Quốc", "chống Trung Quốc", lo Việt Nam có thể bị nước láng giềng phương Bắc "trả thù vì đi với Mỹ", thì đọc lại lời khẳng định rõ ràng của ông Obama cũng có thể tự tìm thấy câu trả lời.
Hoa Kỳ không rảnh để chống Trung Quốc, các nước khác cũng vậy. Nhưng chính các hành vi leo thang quân sự hóa, phiêu lưu của Trung Quốc trên Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.Mặt khác với những ai vẫn còn băn khoăn, phải chăng Hoa Kỳ muốn mượn tay Việt Nam để "kiềm chế Trung Quốc", "chống Trung Quốc", lo Việt Nam có thể bị nước láng giềng phương Bắc "trả thù vì đi với Mỹ", thì đọc lại lời khẳng định rõ ràng của ông Obama cũng có thể tự tìm thấy câu trả lời.
Hoa Kỳ đang chống lại những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế này từ phía Trung Quốc. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước ven Biển Đông muốn bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế trên vùng biển này.
Nếu Trung Quốc không có những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác, ngăn cản tự do hàng hải, hàng không với ý đồ xưng hùng xưng bá trên Biển Đông thì Hoa Kỳ cũng không việc gì phải thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không và hợp tác với các nước bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
Cái Mỹ quan tâm ở Biển Đông là gì, cái Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông là gì, ông chủ Nhà Trắng đã nói quá rõ. Nói cách khác, Mỹ không chống Trung Quốc, chỉ chống lại các hành vi chà đạp luật pháp và công luận quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ không nhằm vào chủ thể, mà nhằm vào hành vi.
Chính bởi điều này Việt Nam và Hoa Kỳ mới có thể hợp tác lâu dài. Còn bất kỳ quốc gia nào muốn lợi dụng Việt Nam để chống lại một nước thứ ba vì ý đồ chính trị ích kỷ của họ thì chắc chắn Việt Nam sẽ chống lại ý đồ ấy.
Tư duy này của Hoa Kỳ và Tổng thống Barack Obama hoàn toàn phù hợp với lập trường vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đặc biệt là đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có nhiều thăng trầm, phức tạp thì việc phản ứng với hành vi chứ không vơ đũa cả nắm với chủ thể lại càng có ý nghĩa quan trọng và bài học sâu sắc.
Việt Nam rất mong muốn chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển phồn vinh với Trung Quốc và sẽ nỗ lực hết sức cùng Trung Quốc để vun đắp cho mối quan hệ ấy.
Nhưng bất cứ hành vi nào xâm phạm hay đe dọa đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt phải chống lại, quyết không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy hữu nghị viển vông.
Nếu như Hoa Kỳ và các bên liên quan ở Biển Đông hết sức minh bạch, rõ ràng trong việc xác định bản chất các vấn đề ở Biển Đông và có những phản ứng phù hợp, chỉ phản đối hành vi mà không chống đối chủ thể theo kiểu vơ đũa cả nắm, thì chính Trung Quốc đang làm điều ngược lại.
Chính Trung Quốc mới là nước đang cố tình đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận con đen hòng khuấy đục dư luận ở Biển Đông với việc đánh đồng tất cả các tranh chấp phức tạp thành một loại: Tranh chấp chủ quyền.
Thực tế, vụ kiện của Philippines là Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.
Thực chất hợp tác an ninh hàng hải Việt Nam - Hoa Kỳ hay với các nước khác ở Biển Đông cũng chính là để bảo vệ UNCLOS, bảo vệ tự do hàng hải, hàng không và hòa bình, ổn định dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chống vũ lực và đe dọa.
Lúc này đọc lại nội dung bài phát biểu ấn tượng của ông Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình người viết mới thấy cái tầm của ông chủ Nhà Trắng vượt xa mọi chỉ trích vô lý của truyền thông Trung Quốc.
Ông Obama đã thực sự thấu hiểu hoàn cảnh, chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng và quan hệ đối ngoại nói chung.
Đó là lý do tại sao khi nhắc tới người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", ông Obama chỉ đọc 2 câu đầu mà không nhắc tới 2 câu sau:
"Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời."
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời."
Nếu ông Obama đọc nốt hai câu này thì có lẽ ai đó sẽ chột dạ, nghi ngờ và có thể có những hành động phiêu lưu. Chí ít thì họ cũng có thể lấy đó làm cớ để gây sức ép với Việt Nam, chụp mũ cho chúng ta là theo nước này nước kia để chống lại họ.
Như vậy có thể thấy Obama rất tế nhị trong các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.Mặc dù bài thơ - bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam là chuyện trong lịch sử, nhà Tống xâm lược Đại Việt và bị quân dân Đại Việt đánh cho tơi bời.
Như vậy có thể thấy Obama rất tế nhị trong các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.Mặc dù bài thơ - bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam là chuyện trong lịch sử, nhà Tống xâm lược Đại Việt và bị quân dân Đại Việt đánh cho tơi bời.
Chắc chắn Hoa Kỳ không muốn để Trung Quốc bành trướng, khống chế và độc chiếm Biển Đông thành ao nhà và tàu thuyền Mỹ qua lại thường xuyên phải nộp tô, xin phép.
Đó chính là lý do tại sao Mỹ muốn phát triển quan hệ đặc biệt tin cậy với Việt Nam nhưng không đặt vấn đề phải là đồng minh hiệp ước theo mô hình truyền thống như với Nhật Bản, Philippines, Australia hay Hàn Quốc.
Thiết nghĩ điều này phù hợp với lợi ích lâu dài của Việt Nam, cũng như chủ trương đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế và không chạy đua vũ trang, không theo nước này chống nước khác.
Chúng ta chỉ bảo vệ mình và góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, tự do hàng hải hàng không, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đang làm điều đó, vì lợi ích và vị thế của họ ở châu Á - Thái Bình Dương đang hội tụ với lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông.
Vậy là trong số những vấn đề Trung Quốc có thể "gây sức ép" với Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ như truyền thông Trung Quốc bình luận, ngoài vấn đề ý thức hệ mà chính Trung Quốc đã tự tay vượt rào năm 1972 với cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương bằng tuyên bố Thượng Hải, thì vấn đề ý đồ của Mỹ "lôi kéo" Việt Nam như Trung Quốc lo ngại, ông Obama đã có câu trả lời rất rõ ràng, sòng phẳng, minh bạch.
Còn vấn đề nhân quyền mà truyền thông Trung Quốc rất thích đề cập với mặc định như một rào cản để Việt Nam và Hoa Kỳ không thể phát triển quan hệ hợp tác thân thiện hơn, gần gũi hơn, xin được phân tích ở một bài viết khác.
Những phát biểu và động thái của Hoa Kỳ cũng như cá nhân ngài Tổng thống Obama đã cho chúng ta rất nhiều điều phải suy ngẫm. Ông Obama đã chìa cánh tay thân thiện về phía chúng ta, có nắm lấy bàn tay ấy và nắm như thế nào do chúng ta quyết định.
Khi chúng ta đã xác định một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hết sức minh bạch, công khai, văn minh và thiện chí thì không có gì ngăn cản chúng ta thực hiện thành công chiến lược ấy.
Những rào cản còn lại nằm ở chính tư duy cũ của chúng ta về đối tác - đối tượng, bạn - thù, đấu tranh - hợp tác. Trong khi những phạm trù đối lập này đã thay đổi nhanh chóng trên thực tế, nhận thức của chúng ta vẫn chưa theo kịp. Nếu áp tư duy cũ vào hiện tượng mới, câu chuyện mới thì sẽ có khả năng khó tránh khỏi sai lầm. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này trong một bài khác.
Nhưng khi đặt lợi ích sống còn của quốc gia, dân tộc lên trên hết cùng với vận mệnh của hòa bình, ổn định khu vực và luật pháp - công lý quốc tế, trái tim và khối óc chúng ta sẽ chỉ cho chúng ta thấy cần phải làm gì và như thế nào.
Ts Trần Công Trục
ẨN SỐ LỚN NHẤT TRONG CHUYẾN THĂM VN CỦA OBAMA ĐÃ BẮT ĐẦU ĐƯỢC GIẢI MÃ
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 31-5-2016
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm – tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại – là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
P.C.D.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa KỲ
RUNG CHẤN SAU KHI MỸ BỎ CẤM VẬN VŨ KHÍ VIỆT NAM
LÊ NGỌC THỐNG/ ĐOV/ BVB 31-5-2016
Công ty Lockheed Martin của Mỹ hôm 9/4 vừa tiết lộ một khái niệm thiết kế máy bay giám sát, tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS)
Nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước mối quan hệ thân thiện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, chế độ chính trị của nhau.
Như đã nói, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, ý nghĩa quân sự không lớn, nhưng ý nghĩa chính trị và thương mại lại rất lớn với không chỉ Việt Nam mà trong khu vực.
Về ý nghĩa chính trị.
Thứ nhất là khẳng định vị thế của Việt Nam.
Đừng tưởng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một lệnh cấm đã tồn tại hơn 4 thập kỷ là dễ dàng. Cấm vận vũ khí là biểu trưng của sự thù địch, vậy khi dở bỏ cấm vận thì Mỹ đã quên, xóa hết sự thù địch với Việt Nam chưa?
Nên nhớ rằng, trong khi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” chưa dễ gì quên; những “khác biệt” chưa thể vượt qua ngay…tác động rất mạnh vào chính quyền Mỹ thì đó là một quyết định đầy bản lĩnh, một sự lựa chọn đầy khó khăn của người Mỹ.
Rõ ràng để có được tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải có sự cố gắng của 2 phía, nhưng, phải khẳng định yếu tố mang tính quyết định là Việt Nam trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có vị trí rất quan trọng về địa chiến lược, vai trò trong ASEAN, sức mạnh quân sự và khả năng đối phó với Trung Quốc…mà không có những điều đó thì bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam sẽ chưa xảy ra.
Thứ hai là ASEAN buộc phải lựa chọn.
Sau tuyên bổ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hợp tác quốc phòng với Malaysia, Thailand, Myanmar.
Hợp tác của Trung Quốc với họ như thế nào, nội dung ra sao thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Malaysia, Thailand và Myanmar đã có sự lựa chọn của họ, sự lôi kéo của Trung Quốc cũng đã làm cho nội bộ khối ASEAN phải vào cuộc đấu tranh sinh tồn mạnh mẽ trong vòng xoáy xung đột địa chính trị Trung-Mỹ.
Như vậy, bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Mỹ không chỉ là mối quan hệ song phương mà có tác động địa chính trị rất lớn.
Bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thách thức nước Nga
Nói là thách thức nước Nga là vì nó tạo ra một môi trường cạnh tranh với Nga trong vấn đề mua sắm vũ khí của Việt Nam.
Phải khẳng định chắc chắn rằng, Liên Xô và ngày nay là Nga đã đang đồng cam cộng khổ chia xẻ với Việt Nam trong những tháng ngày gian lao vất vả Bảo vệ Tổ quốc. Vũ khí Nga đã đang là xương sống của sức mạnh quân đội Việt Nam trong phòng thủ bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Chỉ có những kẻ thiếu trái tim và không có lý trí mới phủ nhận, coi nhẹ sự giúp đỡ của Nga, vũ khí Nga trong việc tạo ra sức mạnh răn đe, ngăn ngừa xung đột quân sự trên Biển Đông.
Mỹ can thiệp ở Biển Đông trước hết là vì lợi ích Mỹ. Và may mắn là lợi ích Mỹ và ViệtNam trên Biển Đông lại tương đồng nên cả hai đều có nhu cầu hợp tác phát triển.
Rõ ràng là ai cũng biết Nga đang độc quyền mua bán vũ khí tại Việt Nam bởi hơn 80% vũ khí của Việt Nam là của Nga. Nga bán vũ khí cho Việt Nam vô điều kiện, nhưng Nga không giàu có để cho không mà phải hoạt động theo nguyên tắc thương mại.
Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sẽ tác động đến Nga 3 vấn đề và cũng chính là 3 vấn đề Việt Nam được lợi:
Một là, Việt Nam có quyền mặc cả giá trong hợp đồng mua bán giữa Nga và Việt Nam. Giờ đây Việt Nam có quyền nói: “đắt quá, tôi mua người khác vậy”, điều đó sẽ làm mềm đi giá cả đôi bên thỏa thuận.
Hai là chất lượng vũ khí, Nga phải cạnh tranh với Mỹ bằng chất lượng, tính năng kỹ, chiến thuật của vũ khí, thay vì như trước đây có sao Việt Nam chịu vậy.
Ba là thời gian thực hiện hợp đồng giao hàng. Có rất nhiều yếu tố khiến người mua nhận hàng rất chậm, trong khi đó vũ khí là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó nằm trong tính toán chiến lược của bên mua.
Đây là 3 vấn đề mà Nga sơ sẩy là bị mất uy tín và có thể mất dần lợi thế vũ khí mà Nga đã tạo dựng với Việt Nam trong thời gian qua.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vừa qua có một kết quả rất tốt đẹp. Đây là thành công của chiến lược đối ngoại Việt Nam khi đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước mà dù khó tính, hồ nghi bao nhiêu cũng không thể phủ nhận.
Nhân dân Việt Nam rất mong muốn quan hệ Việt Nam-Mỹ ngày càng phát triển trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và phát triển.
Lê Ngọc Thống/ĐVO
TRẦN ĐĂNG KHOA GIẢI MÃ SỨC HẤP DẪN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
VOV.vn / 28-5-2016
Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Thưa nhà thơ Trần Đăng Khoa,
Ấn tượng nhất của ông trong tuần qua là gì?
Ấn tượng nhất của ông trong tuần qua là gì?
- Là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama. Có thể nói tràn ngập các kênh truyền thông, từ truyền hình, báo chí chính thống cho đến các trang mạng xã hội, các trang Blog, Facebook của những người dân bình thường là hình ảnh B. Obama. Báo chí, truyền thông cũng đã khai thác đến hết mọi góc độ của chuyến thăm lịch sử ấy. Từ chuyên cơ, trực thăng, lính bắn tỉa bảo vệ, chó nghiệp vụ, người phiên dịch, người viết diễn văn, cô trợ lý gốc Việt, ông đầu bếp, cho đến cả hai cái máy nhắc chữ…
Có lẽ mọi ngóc ngách của chuyến đi, cả những chuyện “hậu cung” của ông B. Obama cũng được lôi ra bàn luận, mổ xẻ. Dường như đến Việt Nam, Ngài Tổng thống chẳng còn gì bí mật nữa. Tất cả đã thành một cơn sốt B. Obama. Không chỉ những người dân ở mạng xã hội, cả chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ và các “yếu nhân” của công chúng cũng bàn về ông. Nhiều người còn đưa ra cả những lý giải, vì sao ông B. Obama được người dân Việt Nam yêu mến đến thế…
- Vâng! Đúng là rất ấn tượng. Và đối với ông thì ấn tượng nhất trong các ấn tượng ấy là gì?
- Là những người dân ta đón ông. Đấy mới là điều đáng bàn. Còn nói B. Obama diễn thuyết hay thì đó là điều dĩ nhiên. Vì ông là một ký giả, một nhà hùng biện. Bản thuyết trình của ông còn trên cả tuyệt vời. Vì nó hoàn thiện đến tuyệt đối. Ông đã lấy văn hoá Việt làm đại lộ đến với người Việt là lựa chọn thông minh nhất để chinh phục tuyệt đối những người tiếp xúc với mình. Cả ba Tổng thống Mỹ tới Việt Nam đều chọn con đường này nhưng đến B. Obama mới hoàn thiện nhất, chính xác nhất và cũng hay nhất.
Những danh nhân văn hoá tiêu biểu nhất của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực Chính trị, Quân sự, Tôn giáo, Ngoại giao, Khoa học, văn hoá Nghệ thuật đều được ông “huy động” trong bản thuyết trình. Như Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Ngô Bảo Châu. Nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Những trích dẫn rất đích đáng.
Hình ảnh Tổng thống Mỹ dùng bữa cùng đầu bếp, nhà văn, MC nổi tiếng Anthony Bourdain tại Hà Nội, gây bão mạng tối 23/5.( ảnh: Facebook).
Tôi muốn nói thêm về Văn Cao. Năm 1975, khi thống nhất đất nước, nhiều người, trong đó có những nhà thơ rất lớn gọi đó là năm vĩ đại, ngày vĩ đại, nhưng Văn Cao chỉ coi đó là ngày bình thường: “ngày bình thường, ngày vui nay đã về…”. Đúng thật. Chiến tranh là bất thường. Chúng ta đã trải qua gần nửa thế kỷ sống trong sự bất thường, đến nỗi cái bất thường đã trở thành bình thường, khi có được những ngày bình thường đích thực mà chúng ta giành được bằng bao xương máu, thì ta lại choáng ngợp, rồi phải rất vất vả mới làm quen được với nó, cho đến nay, cũng đã hơn một phần tư thế kỷ rồi, mà chúng ta vẫn chưa nhuần với đời sống dân sự. “Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người”.
Văn Cao quả là một nghệ sĩ có tầm nhìn vượt trước thời đại. Ông viết không nhiều nhưng lại có rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Và tác phẩm đặc sắc nhất của đời ông, theo tôi, có lẽ lại chính là “Mùa xuân đầu tiên”, một ca khúc vừa hay vừa lớn, vừa đẹp về giai điệu lại rất sâu sắc trong ca từ, mà ông B. Obama đã chọn để trích dẫn.
Và cuối cùng trên đại lộ văn hoá mà Tổng thống Mỹ chọn để đến với chúng ta là Đại thi hào Nguyễn Du. B. Obama đã dẫn Nguyễn Du để bàn về mối bang giao giữa hai nước: “Rằng trăm năm cũng từ đây – Của tin còn một chút này làm ghi”. Phải nói là rất tuyệt vời. Đúng vậy. Vấn đề là niềm tin. Không có niềm tin thì không có gì hết. Chơi với nhau thì phải tin nhau. Nhiều người bạn lớn cũng đến với chúng ta, thậm chí họ còn có cả những tấm áo rất đẹp, rất lộng lẫy được đính thêm những hạt kim cương bằng lòng tốt nhưng vẫn không tạo được niềm tin để chúng ta có thể yên tâm, sống chết với họ, khi họ cứ nói một đằng, làm một nẻo.
Lại còn đe chúng ta: “Chơi với Mỹ cần phải cẩn thận”. Vâng! Đúng là chơi với ai cũng phải cẩn thận. Nhất là những người không tạo cho chúng ta có được niềm tin, dù chúng ta luôn tin và rất muốn tin. Ông B. Obama được dân ta quý chính vì ông rất hiểu chúng ta và tạo cho chúng ta có được niềm tin này. Đặc biệt ông dẫn Lý Thường Kiệt để bàn về chủ quyền của chúng ta: “Sông núi nước Nam, Vua Nam ở”.
Ông còn nói: “Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam”.
Về Biển Đông, đây là vấn đề nhạy cảm nhất, ông cho rằng “Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp phải thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác cũng hành động như vậy”.
Ông còn nói “Không thể cứ cậy nước lớn mà bắt nạt nước nhỏ”. Rồi ông tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mấu chốt khiến nhiều kẻ tức tối…
- Vậy thì ấn tượng quá chứ…
- Vâng! Rất ấn tượng. Nhưng ấn tượng nhất, như tôi nói, lại chính từ phía ta, phía những người dân đối với B. Obama. Họ đứng đặc hai bên đường để chào ông đến và tiễn ông về. Như thế, B. Obama không chỉ là vị khách trọng thể của nhà nước mà còn là khách quý của nhân dân. Không phải Tổng thống nước nào cũng có được hạnh phúc này. Và điều ấy làm cho chính B. Obama và đoàn tuỳ tùng của ông thấy choáng ngợp. Nhân dân bao giờ cũng rất sâu sắc. Họ mới đúng là những nhà ngoại giao siêu đẳng nhất: Ngoại giao Nhân Dân. Họ đã đưa ra một thông điệp: Người Việt Nam không thù dai.
Người Việt Nam rất trọng hoà bình. Anh đến với tôi bằng tấm lòng thì chúng tôi cũng mở hết lòng ra để đón anh. Và Thông điệp thứ hai: Việt Nam là Đất nước Hoà bình. Anh mang đến cho Dân điều tốt lành thì Dân sẽ đùm bọc anh, che chở anh. Và người Dân quây quanh B. Obama. Và B. Obama cũng hoà đồng với họ, ăn bún chả với họ, tránh mưa bên mái hiên với họ, chụp ảnh “tự sướng” cùng họ.
Và thế là trực thăng hộ tống, chó nghiệp vụ, lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống trở thành ế ẩm, không còn việc để làm. Đấy là những “hành trang” không cần thiết. Bởi bảo vệ đùm bọc B. Obama chính là những người dân Việt Nam.
Nhiều học giả của ta và cả thế giới cũng bàn về tấm lòng của Dân này. Đại tá, nhà thơ nổi tiếng Vương Trọng lại thấy ở B. Obama có cái gì đó rất gần với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. “Đấy là hai nhân vật nổi tiếng, năm sinh cách nhau trên nửa thế kỷ, lại cách nhau nửa vòng trái đất, cứ tưởng như chả có gì liên quan với nhau, chả có điểm gì chung. Thế mà có đấy! Đó là lòng mến mộ của người dân Việt Nam.
Có lẽ sau Bác Hồ, thật hiếm có một vị lãnh tụ nào khi qua đời lại được dân tiếc thương như tướng Giáp, và ngoài nghi thức Quốc tang là Dân tang. Cũng hiếm có một vị khách nước ngoài nào được người Việt Nam quan tâm, yêu mến và chào đón như Tổng thống B. Obama. Có người phân vân rằng, tại sao rừng người đón Tổng thống Mỹ này lại không cầm cờ Mỹ hay cờ Việt, mà chỉ có hai bàn tay không. Xin thưa, chính điều ấy nói lên rằng, họ không đi đón vì một sự tổ chức hay sự vận động nào cả, mà đi theo tiếng gọi của trái tim mình.
Với người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Obama gặp nhau điều đó. Thiết tưởng hiện tượng này có ý nghĩa không nhỏ đối với những ai quan tâm đến tình cảm, mong muốn của số đông người dân”.
Cũng bàn về Tổng thống B. Obama, Đại tá, nhà thơ Vương cũng có một bình luận xác đáng: “Không ai đánh giá cao giá trị của phản biện bằng Tổng thống Ôbama. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, ông nói đại ý rằng: Hàng ngày tôi nhận được không ít những lời chỉ trích. Và chính những lời chỉ trích đó đã làm cho nước Mỹ tốt đẹp hơn. Đó là nhận định của vị Tổng thống quyền lực nhất thế giới! Có hai thông tin từ nhận định này. Thứ nhất, nhà cầm quyền phải biết lắng nghe ý kiến ngược chiều, trái với mình để tìm ra chân lý hoạch định chính sách đúng đắn. Thứ hai, những người phản biện cũng cần xác định mục đích của sự phản biện, không phải là phá rối mà là làm cho đất nước tốt đẹp hơn…”.
- Trong bài thơ Kể cho bé nghe, trước đây anh viết "Chăm ngoan học giỏi/ Là bạn thiếu nhi/ Ngu xuẩn nhất nhì/ Là tổng thống Mỹ". Giờ anh muốn nói gì về câu thơ ấy?
- Vừa rồi, nhân sự kiện ông B. Obama sang, mấy người cũng trích câu thơ này để diễu vui tôi. Xin thưa rằng, câu thơ này tôi viết cách đây nửa thế kỷ. Không phải viết về ông B. Obama hay ông Bin Clinton. Cần phải đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể. Nói về Tổng thống Mỹ lúc ấy như thế, đến bây giờ tôi vẫn nghĩ không sai. Tổng thống Mỹ có thể thông minh ở đâu đấy, vì không thông minh, tài giỏi thì chắc chắn nhân dân Mỹ đã chẳng bầu ông ta, nhưng việc đánh Việt Nam, giết hại hàng ngàn phụ nữ và trẻ con vô tội trong những năm chiến tranh thì không thể gọi là một việc làm thông minh được. Cứ bảo Mỹ chỉ ném bom khu vực quân sự, nhưng B52 rải thảm khu phố Thượng Lý Hải Phòng, hay Bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên Hà Nội thì đâu phải khu quân sự. Ai đặt pháo hay tên lửa trong lòng thành phố? Cả bệnh viện Bạch Mai bị san phẳng. Trong đó có bao nhiêu người già, phụ nữ, trẻ con đang ốm đau. Nếu ông Nixon sáng suốt thật sự thì ông ấy đã chẳng "ngã ngựa" giữa đường. Ngã ngay giữa nước Mỹ. Hay như ông Tổng thống Mỹ gì đó đã hạ lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, khi cuộc chiến đã tàn thì làm sao có thể gọi được đó là những người thông minh? Còn Tổng thống Mỹ như Bin Clin ton hay B. Obama thì thật tuyệt vời…
- Có lẽ vì thế, ông đã sửa câu thơ đó? Mà sửa cách đây cũng gần hai chục năm rồi. Nhưng sửa đi lại mất tính lịch sử…
- Đấy không phải lịch sử mà chỉ là một bài thơ mang hơi đồng dao. Câu ấy sau này tôi có sửa. Tôi sửa để bài thơ giữ được sự tự nhiên, trong sáng, nó hợp với không khí đồng dao của toàn bài chứ không phải vì Tổng thống Mỹ. Để nó, cả bài thơ sẽ mất đi sự hồn nhiên. Đây là cuộc chơi chỉ có chó, mèo, cào cào, châu chấu mà Tổng thống Mĩ không thể "can dự" vào được. Sự có mặt của ông ta chỉ làm hỏng cuộc chơi..
- Nếu cần nói một câu về Tổng thống B. Obama thì ông sẽ nói sao?
- Tôi thấy có rất nhiều học giả nói rồi, và họ nói rất hay. Ví như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nhiều năm ở Uỷ ban Văn hoá của Quốc hội. Ông cũng từng là một Đại biểu Quốc hội rất có uy tín. Ông Thuyết cho rằng : “B. Obama rất hiểu nền văn hóa, tập quán của Việt Nam. Ba lần các nhà lãnh đạo cao nhất Hoa Kỳ "lẩy" Kiều, câu nào cũng hay, cũng trúng và giàu cảm xúc, ý nghĩa.
Nhưng người Việt tâm đắc và đánh giá cao nhất là câu Kiều mà Tổng thống B. Obama đã chọn, nhất là việc lấy câu Kiều để kết bài phát biểu quá hợp cảnh, hợp tình, khó có câu nào trong truyện Kiều hợp hơn. Trước tấm chân tình đối với Việt Nam, sự lịch duyệt và thân thiện cũng như tầm vóc mà Tổng thống B. Obama đã thể hiện, tôi cũng xin gửi tặng Ngài một câu Kiều nói lên ấn tượng sâu sắc của tôi cũng như rất nhiều người dân Việt Nam về Ngài: "Thiên tư, tài mạo tót vời - Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa".
- Vâng, chúng ta cũng có thể lấy câu Kiều của G.S Nguyễn Minh Thuyết dựng chân dung Ngài Tổng thống B. Obama để kết thúc cuộc trò chuyện này. Xin cám ơn ông!./.
Dân mạng Trung Quốc tranh luận về suất bún chả của Tổng thống Obama
"Ông ấy nên dùng bữa tối trị giá 1.000 USD. Một quan chức cấp quận của Trung Quốc cũng có thể có bữa ăn tốt hơn thế nhiều", 1 dân mạng Trung Quốc nói.