ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Obama không chấp nhận 'cậy mạnh hiếp yếu' ở Biển Đông (TVN 13/2/2016)--Thủ tướng tham dự hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ (VNN 13/2/2016)
- Trong nước: “Nữ sinh biệt động xứ dừa” và trận đánh giữa sào huyệt địch (CAND 11-2-16) --Tắc toàn tập, dân băng đồng tìm đường về HN (VNN 14/2/2016)-Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su (VNN 14/2/2016)-Đầu xuân được làm khách VIP của CỤ VĨNH (BVB 13/2/2016)-Nguyễn Đăng Quang-
- Kinh tế: Phía sau một luật làm thay đổi Việt Nam (MTG 13-2-16) -- Luật Doanh Nghiệp- Ông Vương Đình Huệ: Thị trường cạnh tranh thật sự tạo động lực phát triển (infonet 13-2-16) - Kiều hối - Một kênh rửa tiền? (RFA 13-2-16)- Đừng ảo tưởng kiều hối là nguồn lợi bất tận (TVN 14/2/2016)-Rào cản nào ngăn trí thức Việt kiều về nước đóng góp? (ĐĐK/VOV 12/2/16)- Tuyên cáo của Nhóm Caravelle làm chấn động chánh trường (TT 13-2-16) - Nụ cười và nước mắt của kiều nữ nhậu thuê (TP 13-2-16) -Tỷ phú Việt: Thương vụ 1,8 tỷ USD chấn động nước Mỹ (Vef 14/2/2016)-
- Giáo dục: “Chất Việt” của một giảng viên ngôn ngữ và lịch sử Việt tại Paris (VOV 11-2-16) -Nguyễn Thụy Phương- Ngán ngẩm cảnh cả ngàn người tranh cướp lễ ở hội Gióng (CAND 13-2-16)-Nước tốt nhất (BT 12/2/2016)-Nguyễn Văn Tuấn-Nỗi ám ảnh của thầy Nguyễn Thận (VNN 14/2/2016)
- Phản biện: Sáu vấn đề xã hội hôm nay (BT 13/2/2016)-Nguyễn Văn Tuấn-“Bản sắc Việt”: Cần gìn giữ và cần… phôi pha (TVN 14/2/2016)-TẾT-mệt mỏi, lãng phí, tai nạn! (BVB 14/2/2016)-Hóa ra, anh Rứa cũng chỉ có rứa mà thôi! (BVB 14/2/2016)- Trần Xuân Thái-Cần chấm dứt 'Mệnh lệnh hành chính' để theo Thị trường (BVB 14/2/2016)-Tư Giang-
- Thư giãn: Cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp họp báo khoe rau tự trồng (VNN 13/2/2016)-Tổng thống Obama mệt vì ảnh ‘tự sướng’ (VNN 13/2/2016)
5 VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÔM NAY
Bài của NGUYỄN MẠNH KIM/ BT 13/2/2016
ÁC ĐộC: Chưa bao giờ con người lại ác độc với nhau như vậy. Họ đánh thuốc độc vào thực phẩm. Họ sẵn sàng giết nhau chỉ vì món lợi nhỏ hoặc thậm chí chẳng gì cái gì khi “mâu thuẫn” chỉ xuất hiện sau cái va quẹt. Người lớn đánh nhau ngoài phố. Trẻ em đánh nhau trong học đường. Con cái thậm chí cũng có thể đối xử nghiệt ngã với cha mẹ. Cái ác bay lơ lửng và có thể rơi xuống bất kỳ đâu. Xã hội đã làm hỏng “bộ phanh” đạo đức để chặn lại tâm lý gây ác trước khi nó bước qua ngưỡng của hành vi tội ác.
THÙ HằN: Tâm tính ác độc đi kèm với thù hằn. Người ta sẵn sàng hằn học nhau chẳng gì cái gì và chẳng gì cái gì thật sự liên quan mình. Tâm lý thù hằn và oán ghét như những hạt mầm gieo thêm cái ác. Sự thù hằn nghiêm trọng nhất là “thù hằn tư tưởng”. Trong một status về tử sĩ Ngụy Văn Thà của tôi, có người còm rằng “Xóm tao cũng chuẩn bị đặt tên Ngụy Văn Thà rồi. Đặt hướng dẫn đường đi vào khu đi ị đó”. Cách nói này cho thấy một sự chất chứa thù hằn và ác độc. Tâm lý thù hằn như vậy đầy dãy. Nó không thể được xóa đi bởi nó vẫn được tích tụ. Đó mới là điều thật sự đáng sợ.
THAM LAM: Việc hành khách sân bay bị rọc vali là một trong những hiện tượng cho thấy lòng tham không giới hạn đang bùng lên như ngọn lửa thiêu rụi phần liêm sỉ và tự trọng còn rơi rớt lại trong ý thức cá nhân. Lòng tham hiện diện khắp nơi. Tham lam những cái rất nhỏ nhặt. Người ta sẵn sàng ngắt một cành hoa hay chen nhau giành một suất sushi miễn phí. Lòng tham còn đang được “xuất khẩu”. Hiện tượng ăn cắp tại nước ngoài đang trở thành phổ biến. Lòng tham không thể ngừng lại khi môi trường giáo dục đầy sự đố kỵ tham lam. Lòng tham không thể được chặn khi một số cha mẹ dạy con cách giành thức ăn trong bữa buffet. Không thể cản được lòng tham khi xã hội đầy dãy tham nhũng.
HOANG TƯởNG: Ngày càng có nhiều người hoang tưởng. Hoang tưởng về sự nổi tiếng, về tài năng mình, về trí tuệ mình. Hoang tưởng là một bệnh lý. Tác nhân gây ra nó là thói sùng bái cá nhân. Không đâu thấy dễ hiện tượng này bằng không gian Facebook, nơi người ta có thể đọc những câu còm tâng bốc đại loại: “Đất nước này không thể thiếu anh!”; “Chị là Suu Kyi của Việt Nam”... Người khen không chọn vị trí nhìn để thấy rõ khả năng người mình khen; và người được khen không chọn được vị trí để soi lại bản thân mình. Một xã hội hoang tưởng, chỉ nhìn thấy cái bóng phóng đại, hơn là ảnh thật trong gương, là một xã hội rất không bình thường.
KHOE KHOANG: Góc tủ giày, phòng quần áo, xe Rolls-Royce…, chúng ta đang thấy thói quen phô bày xênh xang vật chất lên đến tột cùng. Không chỉ vật chất. Người ta còn “selfie” cái gọi là “lao động trí não”. Sản phẩm lao động trí não là điều luôn dễ thấy. Để xã hội đánh giá có lẽ dễ được “cộng điểm” hơn là tự “báo cáo công trình”. Sự chừng mực và khiêm tốn thường nằm trong tư cách và bản chất người trí thức. Sự kính trọng ít khi có được nhờ “selfie”.
SÁU VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÔM NAY
Bài của NGUYỄN VĂN TUẤN/ BT 13/2/2016
Sáng nay định viết một cái note về một vấn đề thời sự, nhưng thấy bài dưới đây (1) của anh Mạnh Kim hay quá nên cóp về đây để chia sẻ cùng các bạn. Trong bài này, tác giả, bằng một văn phong gãy gọn, nêu lên 5 vấn đề xã hội nóng bỏng nhất và "bức xúc" nhất: ác độc, thù hằn, tham lam, hoang tưởng, và khoe khoang. Trải nghiệm của tôi trong thời gian ở Việt Nam làm cho tôi thêm một vấn đề khác nữa: đó là giả dối.
Thói giả dối ở VN lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội VN hiện nay là một xã hội giả dối.
Một trong những lí do của sự giả dối lên ngôi và ngự trị trong xã hội là sự ngự trị của chủ nghĩa Mác Lê Mao trong đời sống chính trị - xã hội. Cái chủ nghĩa này nó trình bày tương đối có hệ thống về bạo lực, đấu tranh giai cấp, cướp chính quyền, nó dạy cách thống trị cộng đồng. Nhưng cái chủ nghĩa đó không hề dạy về đạo lí xã hội, càng chẳng quan tâm đến đạo lí làm người. Trong khi đó, vai trò của tôn giáo bị cái chủ nghĩa đó vô hiệu hoá. Điều quái đản là người đang nói lời giả dối biết mình giả dối, nhưng họ vẫn nói như là một cái nghề. Từ đó, nó làm cho người ta sống hai mặt: một mặt ở cơ quan thì lên mặt giảng về đạo đức, một mặt ở đời thường thì lên án cái thói đạo đức giả. Hệ quả là một xã hội loạn chuẩn đạo đức, trong đó có giả dối. Trớ trêu thay, có người tự tin nói rằng đây là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc!
===
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét