ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ không khuyến khích Ukraine tiến sâu vào Nga, NATO tin xung đột sẽ mở rộng (VNN 17/2/2023)-Mỹ và các đối tác G7 sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Nga vào ngày 24/2 (VNN 17/2/2023)-AI điều khiển máy bay phản lực suốt 17 giờ (VNN 16/2/2023)-Hình ảnh hàng chục xe tăng T-72 từ Ba Lan rầm rập tới Ukraine (VNN 16/2/2023)-Lực lượng cứu nạn Việt Nam phát hiện nhiều điểm có người bị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ (VNN 16/2/2023)-Mỹ nhận diện thủ lĩnh mới của tổ chức khủng bố Al-Qaeda (VNN 16/2/2023)-Nga cảnh báo Mỹ đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của ông Putin (VNN 16/2/2023)-Mỹ kỳ vọng cuộc phản công của Ukraine, phương Tây chờ điều kiện thuận lợi để đàm phán (VNN 15/3/2023)-Hơn 41.000 người tử vong vì động đất, 'phép màu' vẫn xảy ra (VNN 15/2/2023)-
- Trong nước: Sửa Nghị định về cán bộ, công chức, viên chức để chống chạy chức, chạy quyền (GD 17/2/2023)-Những sai phạm tại dự án núi Hang Diêm khiến nguyên Phó Chủ tịch Hà Nam bị bắt (VNN 17/2/2023)-Tài xế say ngất ngưởng phóng xe máy vào cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (VNN 16/2/2023)-Bộ trưởng Nội vụ: Sửa quy định để chống chạy chức, chạy việc (VNN 16/2/2023)-Những tình tiết khiến bà Nguyễn Thị Thanh Thủy 'nhúng chàm' trong hai đại án (VNN 15/2/2023)-'Ăn' sách giáo khoa và cái giá phải trả (VNN 15/2/2023)-Xử lý người đưa tin sai sự thật về thiếu tướng Đinh Văn Nơi (VNN 15/2/2023)-Vụ xe khách lật làm 8 người tử vong: Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn (VNN 14/2/2023)-Công tác nhân sự tại 2 kỳ họp bất thường được tiến hành thận trọng (VNN 14/2/2023)-Chủ chó thả rông tấn công cả người góp ý (VNN 14/2/2023)-Những sai phạm nghiêm trọng trong đấu thầu cung cấp giấy in SGK tại NXB Giáo dục (VNN 14/2/2023)-
- Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách tín dụng bất động sản đến hoạt động ngân hàng (KTSG 17/2/2023)-TPHCM muốn xây dựng thí điểm nhà đậu xe cao tầng lắp ghép (KTSG 17/2/2023)-Doanh nghiệp giữ bản quyền giống thanh long ruột đỏ sẽ chia sẻ với nông dân, nhà xuất khẩu khác (KTSG 17/2/2023)-Elon Musk: AI là một trong rủi ro lớn nhất đối với tương lai của nền văn minh (KTSG 17/2/2023)-Giải cứu bất động sản bằng ‘tiền mặt’: chọn giải pháp dài hạn hay giải quyết tình huống? (KTSG 17/2/2023)-Cháy hàng trăm héc-ta diện tích mía sắp vào vụ mùa ở Gia Lai (KTSG 16/2/2023)-Thủ tướng: Cần phân tích giá bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa? (VNN 17/2/2023)-Trung Quốc chi 2,2 tỷ USD mua một loại tinh bột, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 2 (VNN 17/2/2023)-Thu giữ kho mỹ phẩm giả trị giá gần 2 tỷ đồng ở TP.HCM (VNN 17/2/2023)-Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (VNN 17/2/2023)-Sếp lớn Bamboo Capital vào Eximbank, 'ẩn số' mới ngành ngân hàng? (VNN 17/2/2023)-Dân Hà Nội ‘cuồng’ dâu tây Sơn La, nửa đêm chốt mua hàng nghìn hộp (VNN 17/2/2023)-Bộ Xây dựng chỉ thẳng lý do hồ sơ dự án nhà ở ách tắc, đi lòng vòng (VNN 17/2/2023)-Những khu vực nào không được phân lô bán nền? (VNN 17/2/2023)-
- Giáo dục: Nếu Bộ GD "tuýt còi", 80 HS thi AP do Phổ thông Năng khiếu tổ chức sẽ ra sao? (GD 17/2/2023)-Quảng Nam "than" có chương trình bồi dưỡng GV tích hợp nhưng chưa có kinh phí (GD 17/2/2023)-Chưa được tăng học phí, nhiều trường ĐH vừa được giao quyền tự chủ gặp khó (GD 17/2/2023)-SV tốt nghiệp sư phạm chất lượng cao Trường ĐH Hồng Đức mòn mỏi chờ tuyển dụng (GD 17/2/2023)-Sở GD Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực giáo dục tại TP (GD 17/2/2023)-Yên Bái kiến nghị Bộ GD ban hành chứng thư thẩm định giá thiết bị dạy học mẫu (GD 17/2/2023)-Hải Phòng: Tài liệu GD địa phương được phê duyệt nhưng chưa thể in ấn, phát hành (GD 17/2/2023)-GS.Nguyễn Đình Đức: ChatGPT ra đời, lĩnh vực KHXH gặp nhiều thách thức nhất (GD 17/2/2023)-Nghệ An thông báo kế hoạch tuyển dụng viên chức cho đơn vị trực thuộc Sở GD (GD 17/2/2023)-Nếu hiệu trưởng, hiệu phó phải thao giảng thì tổ trưởng tổ chuyên môn làm gì? (GD 17/2/2023)-Hải Phòng triển khai thí điểm công nhận quận/huyện, thành phố học tập ra sao? (GD 17/2/2023)-
- Phản biện: Thị trường không theo ý chí chủ quan (TVN 17/2/2023)-Tư Giang-Vợ/chồng cán bộ tạo "sân sau" là có, lấy phiếu tín nhiệm quy định là cần thiết (GD 16/2/2023)-Can thiệp hành chính vào thị trường nhà ở (TVN 16/2/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-ChatGPT thể hiện “độ chín" của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (VNN 15/2/2023)-Các điểm mới trong lấy phiếu tín nhiệm sẽ buộc cán bộ yếu kém tự bị đào thải (GD 14/2/2023)-Hơn 20 triệu học trò và 1,5 triệu GV hãy dùng để hiểu hơn về ChatGPT (GD 14/2/2023)-Chatbot – Sự diệt vong hay tương lai của nhân loại? (GD 14/2/2023)- Xuân Dương-Các công cụ mạnh như ChatGPT buộc người dùng phải “nâng cấp” bản thân (VNN 14/2/2023)- Vân Anh-Xuất hiện ChatGPT, ngành nghề nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? (GD 13/2/2023)-Tranh cãi việc ChatGPT là đồng tác giả trong bài báo khoa học (GD 13/2/2023)-
- Thư giãn: Ngôi chùa huyền bí 1.500 năm treo vách núi chênh vênh ở Trung Quốc (VNN 16/2/2023)-Những cử chỉ tưởng bình thường nhưng lại rất thô lỗ khi ra nước ngoài (VNN 15/2/2023)-
Gỡ vướng ở dòng tiền, pháp lý dự án
Là một trong số các chuyên gia sẽ có mặt tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho hay: Không nên dùng từ "giải cứu" thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản là thị trường khá quan trọng, quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế, với thị trường tài chính, tiền tệ.
“Khi thị trường bất động sản ‘ách tắc’ phải tìm cách khơi thông giống như khơi thông những mắt xích trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bình ổn, bình thường của bất động sản cũng như nền kinh tế; chứ không phải chỉ là ‘giải cứu’ cho bất động sản.
Chúng ta phải tìm ‘nút thắt’ của tăng trưởng kinh tế, cũng như ‘nút thắt’ của nền kinh tế nói chung đang nằm ở đâu thì hiện ‘nút thắt’ đang nằm ở khu vực bất động sản.
Do vậy, chúng ta phải tháo gỡ ‘nút thắt’ này để phát triển, khơi thông nguồn lực, vận hành thị trường bất động sản trở lại bình thường; điều này sẽ tác động thúc đẩy kinh tế phát triển, chứ không phải chỉ để gỡ khó cho bất động sản”, ông Cường nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia, cái vướng của bất động sản hiện nay nằm ở yếu tố nguồn hỗ trợ tài chính. Các luồng dòng tiền đang bị đứt gãy, không lưu chuyển được từ bất động sản vào thị trường; hàng hóa không lưu thông được, nguồn tài chính hỗ trợ không có nên cần xem giải pháp để khơi thông nguồn tài chính, hỗ trợ tài chính, đưa sản phẩm bất động sản vào thị trường tiêu thụ, tạo ra di chuyển, luân chuyển của dòng tiền.
Tuy nhiên, để làm được việc đó, theo ông Cường, lại đang vướng yếu tố về luật pháp, pháp lý làm cho các sản phẩm không thể đưa vào thị trường, dự án không vận hành được… Do đó, cần giải quyết những vấn đề vướng mắc, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy dự án được vận hành.
Bên cạnh đó, theo ông Cường, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng phải tự cân đối lại, cấu trúc lại các nguồn lực, cấu trúc lại cơ cấu đầu tư để làm giảm các khâu bị phân tán nguồn lực. Đồng thời, lựa chọn những phân khúc phù hợp để sớm đưa vào thị trường.
Chỉ bơm tiền mà dự án không có thì không ổn
Là một doanh nghiệp bất động sản, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản (EZ Property) đánh giá, các cuộc họp về tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước tuần trước hay hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sắp diễn ra… đều là những động thái tích cực, quyết liệt của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Trong đó, vấn đề về vốn và pháp lý là hai yếu tố lớn cần phải xử lý. “Hiện chưa có chương trình, hành động cụ thể nào, chỉ chủ yếu là doanh nghiệp đề xuất. Cần hoàn thiện khung pháp lý cho các dự án để đảm bảo thị trường phát triển ổn định. Còn nếu chỉ bơm vốn vào thị trường mà dự án không có thì cũng không ổn. Các dự án đang tắc rất nặng nề về pháp lý, không tháo gỡ sẽ rất khó", ông Toản nói và dẫn chứng, chẳng hạn, Luật Đất đai và Luật Đầu tư ‘vênh’ nhau. Lúc lựa chọn chủ đầu tư theo Luật Đầu tư thì được phép, nhưng khi áp Luật Đất đai để bàn giao đất cho nhà đầu tư thì lại vướng.
Cùng với đó, ông Toản nêu thực tế lãi suất quá cao. “Nếu được phép vay cũng không dám vay vì làm cũng chết, bởi trong lúc thị trường đang khó khăn, đầu ra các sản phẩm không bán được. Bất đắc dĩ dự án đang triển khai dở dang phải làm tiếp, còn lại đa phần nằm im chờ thời”, ông Toản nói thêm.
Theo vị lãnh đạo này, cùng với đó, nên có những gói hỗ trợ lãi suất cụ thể dành cho các đối tượng mua nhà, như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây thì sẽ kích cầu thị trường.
Tuy nhiên, ông Toản cũng cho rằng, Nhà nước đưa ra định hướng nhưng bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải tự chủ, phải vận động, tự cơ cấu lại sản phẩm, nguồn vốn, dự án để phù hợp với tình hình thị trường chung.
“Khi nguồn cung không có nhưng nhu cầu ở thực vẫn có, những đối tượng này chỉ đáp ứng khoản tiền vừa phải 2-3 tỷ đồng mua nhà để ở chứ người ta không có hàng chục tỷ để mua biệt thự ngoại ô hay khu đô thị mới… nên cần điều chỉnh lệch pha cung-cầu”, ông Toản phân tích.
ĐỪNG BẮT NỀN KINH TẾ LÀM 'CON TIN' ĐỂ KÊU GỌI GIẢI CỨU
BẤT ĐỘNG SẢN
TIẾN LONG/ TT 9-2-2023
Người ta hay dọa nền kinh tế, bắt nền kinh tế làm con tin để kêu gọi giải cứu bất động sản. Nếu bây giờ chúng ta e sợ những "đe dọa" đó, đi giải cứu bất động sản thì biết bao giờ mới thoát ra được sự lệ thuộc vào bất động sản.
Trước những lời kêu gọi "giải cứu" thị trường bất động sản trước nguy cơ khủng hoảng, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - có góc nhìn ngược lại: "Giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh bởi cầu tăng, nhưng cần nói rõ cầu này là cầu đầu cơ. Cầu thực là nhu cầu mua bất động sản để làm chỗ ở, nơi sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình kinh tế… sẽ không lớn như vậy.
Bây giờ, khi cầu đầu cơ không còn mạnh, nó khiến cho giá chững lại hoặc giá giảm, đó là một điều tốt cho thị trường, không cần phải giải cứu.
Việc giải cứu đã bị nhân danh và lợi dụng quá lâu rồi. Chúng ta đừng làm mất đi tính hiệu quả và vẻ đẹp của thị trường bằng những hành động gọi là giải cứu".
Không cần phải giải cứu bất động sản
Theo ông Bảo, việc cho rằng thị trường bất động sản "đóng băng" khi giao dịch chậm lại, không nhộn nhịp như trước là rất cảm tính. Trước đây, thị trường bất động sản phát triển quá nóng, kiểu mua đi bán lại đầu cơ quá nhiều.
Một căn nhà hay lô đất tại nhiều dự án được mua đi bán lại, cố tình tạo ra một chu kỳ vòng quay rất lớn, thổi phồng giá lên. Đến lúc này, khi có những trục trặc, bất ổn vĩ mô, nếu gọi thị trường "đóng băng" là không đúng.
"Đóng băng dùng để ám chỉ những thị trường mất thanh khoản một cách rất nặng nề, khi đó tài sản bỏ không, không mua bán, không sử dụng, tất cả mọi người phải ngồi yên trong một thời gian dài. Nói đóng băng phải nhìn nhận thấu đáo, toàn diện, định lượng hẳn hoi.
Không nên chỉ dựa vào nhận định của các nhà đầu tư, đầu cơ bất động sản vốn quen với một chu kỳ làm ăn quá nhanh, quá thuận lợi, bây giờ không thuận lợi, lợi nhuận không như mong muốn cho là đóng băng", ông Bảo phân tích và cho rằng những gì diễn ra trên thị trường bất động sản trong mấy tháng qua chỉ là sự điều chỉnh chậm lại.
Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng giải cứu là "liều thuốc đặc trị", chỉ được sử dụng trong tình huống nguy nan, khẩn cấp. Lúc này, nếu Nhà nước có đủ nguồn lực, ngành nghề nào cũng cần được giải cứu.
Người nông dân không xuất khẩu được nông sản, doanh nghiệp sản xuất đang thiếu nguyên liệu, đơn hàng… đều xứng đáng giải cứu. Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên, chính những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực của nền kinh tế phải được hỗ trợ trước hết.
Hiện có những doanh nghiệp khó khăn, buộc lòng phải nhận đơn hàng chưa từng sản xuất, không phải thế mạnh và điều chỉnh giá bán cho đối tác ở mức hòa vốn để duy trì sản xuất, giữ chân người lao động. Chúng ta nên xem xét những chính sách ưu tiên cho họ tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ thuế phí...
"Hỗ trợ cho những doanh nghiệp này sẽ đảm bảo được sức khỏe cho nền kinh tế, đảm bảo năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Một nền kinh tế thực càng khỏe mạnh, nó càng đảm bảo được khả năng chống chịu trước những cú sốc, biến động. Ngược lại, nền kinh tế ốm yếu sẽ dễ hấp thụ những cú sốc", ông Bảo kiến nghị.
Dự án bất động sản tại TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Q.Đ.
Thay vì giải cứu, nên tập trung ổn định lãi suất và tỉ giá
Thay vì "giải cứu" bất động sản, theo ông Bảo, nên tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn định lãi suất và tỉ giá. Nếu lãi suất tăng quá cao sẽ là một đòn chí mạng vào sức khỏe nền kinh tế, vì nó giáng vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vào túi tiền và cuộc sống của người dân.
Giữ được mức ổn định lãi suất sẽ làm cho doanh nghiệp không nản chí, ngược lại, nếu lãi vay quá cao, họ sẽ đình chỉ hết tất cả dự án, các ý tưởng kinh doanh. Người tiêu dùng cũng sẽ không nghĩ đến việc chi tiêu tiêu dùng, đầu tư hay trang trải cho cuộc sống.
"Ổn định lãi suất và ổn định tỉ giá có ý nghĩa rất lớn đối với ổn định vĩ mô. Nếu dừng được đà tăng lãi suất, đồng thời giữ ổn định tỉ giá hối đoái sẽ củng cố lòng tin của người dân đối với sức mạnh của tiền đồng, giúp ổn định kỳ vọng lạm phát", ông Bảo nhấn mạnh và cho rằng hiện giờ không nên tuyên bố nới room tín dụng cho bất động sản để giữ vững lập trường thắt chặt, ổn định tiền tệ, kiểm soát giá cả và ổn định lạm phát.
Mặt khác, không nên nới room tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho bất động sản, bởi thị trường bất động sản quá mang nặng tính đầu cơ, như một cái hố đen, hút hết tất cả mọi nguồn vốn vào trong đó. Nếu giải cứu bất động sản lúc này, không biết bao nhiêu vốn là đủ.
Nếu nới room tín dụng để bơm thêm 100.000 tỉ vào thị trường cũng không đủ để "giải cứu" thị trường bất động sản. Nếu không kiên định quan điểm không nới room tín dụng (chính là không tăng cung tiền), chúng ta đã thổi vào suy nghĩ của người dân một thông điệp rằng chính sách tiền tệ có thể nới lỏng, điều đó sẽ tạo ra kỳ vọng lạm phát. Những người đang có ý đầu cơ, lại nuôi hy vọng và ra quyết định.
"Ở Việt Nam bất động sản được dung dưỡng, ai cũng nghĩ tới bất động sản như một nơi tạo ra lợi nhuận không ngành nghề nào bằng. Mọi người thay vì suy nghĩ, nung nấu và triển khai những ý tưởng kinh doanh tốt đẹp thì lại đổ xô đi mua bán đất kiếm lời. Đất như hố đen nó hút tất cả mọi thứ vào trong đó, và những ý tưởng sáng tạo đó sẽ mất dần, người ta sẽ từ bỏ nó.
Cần xem những bất ổn, điều chỉnh của thị trường, nguy cơ bong bóng nợ xấu, những dự án sai phạm là khối u của nền kinh tế. Cắt khối u đi sẽ rất đớn đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng điều đó sẽ mở ra một tương lai khỏe mạnh, hơn là chúng ta tiêm quá nhiều thuốc giảm đau rồi băng bó lại. Khối u mãi vẫn còn", ông Bảo cảnh báo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét