ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đã đến lúc nước Mỹ tìm cách tiếp cận khác với Đài Loan và Biển Đông (GD 11/12/2016)-SCMP: Ông Tập Cận Bình muốn quản lý trực tiếp các vấn đề an ninh quốc gia (GD 11/12/2016)-Trung Quốc cho máy bay ném bom bay dọc đường lưỡi bò? (GD 10/12/2016)-Trung Quốc đã triển khai oanh tạc cơ hạt nhân đến Biển Đông (BVN 11/12/2016)-Thanh Phương--Hơn 100 nhà văn kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp nhân quyền (BVN 11/12/2016)-Thanh Phương-Chủ tịch TQ đưa nhân vật thân cận tới vùng biên giáp Việt Nam (BVB 11/12/2016)-Việt Nam sẽ hoan nghênh dự luật Mỹ trừng phạt Trung Quốc (BVB 11/12/2016)-
- Trong nước: Làm xấu hổ cả ngành, cán bộ Cục thuế Thanh Hóa “quỵt” tiền của dân xin thôi việc (GD 11/12/2016)-Đâu phải trả lại tiền đã xin của dân là xong chuyện! (GD 11/12/2016)-Trong 4 tháng, Trung tâm Y tế một huyện nghèo tiếp khách hết 300 triệu đồng (GD 11/12/2016)-6 giải pháp xây dựng Chính phủ liêm chính (GD 11/12/2016)-Thủ tướng: 'Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt' (VNN 11/12/2016)-Đối thoại với ông Bộ trưởng (11/12/2016)-LS Trần Vũ Hải-
- Kinh tế: Bắt tạm giam ông Trần Phương Bình - cựu Tổng Giám đốc Dong A Bank (GD 11/12/2016)-Mời tư vấn định giá định giá siêu dự án thép “đắp chiếu" (GD 11/12/2016)-Không minh bạch nguồn gốc nguyên liệu, Pepsico Việt Nam tự làm hại mình (GD 11/12/2016)-Tiền thuế rơi rụng (TBKTSG 11/12/2016)-Bộ LĐTBXH đề xuất hai phương án tuổi hưu (TBKTSG 11/12/2016)-Cơ hội vẫn còn (TBKTSG 11/12/2016)-Trái phiếu Chính phủ: huy động mạnh, giải ngân yếu (TBKTSG 11/12/2016)-Cuộc chiến giành và giữ người tiêu dùng (TBKTSG 11/12/2016)-'Nếu không thay đổi điều này, đường sắt rất khó phát triển” (TVN 11/12/2016)-Nở rộ bán nhà kiểu 'đặt cọc giữ chỗ', rủi ro khó lường (BĐS 11/12/2016)-
- Giáo dục: Phía sau hào quang PISA của một số nước châu Á (GD 11/12/2016)-Võ Xuân Quế/ Hà Lan-Tiêu chuẩn của giáo viên cốt cán trong quan điểm của Bộ trưởng (GD 11/12/2016)-Các lớp khác đã về, nhưng cô vẫn bắt cả lớp ngồi lại vì cô mắng chưa xong! (GD 11/12/2016)-Sự đơn độc của người thầy! (GD 10/12/2016)-Cần vận dụng hợp lý các hình thức kiểm tra, thi học kỳ (GD 11/12/2016)-Ngôi trường “vàng” giữa lòng Thủ đô (GD 11/12/2016)-Nghiên cứu khoa học, công bố hay không? (GD 4/12/2016)-Nguyễn Lan Hương-Bàn về đạo đức trong đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam (GD 10/12/2016)-Nguyễn Lan Hương- Quyết định tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn” từ 10/12 (VNN 11/12/2016)-
- Phản biện: Trên bảo, dưới ...cãi! (GD 9/12/2016)-Xuân Dương-Học kiểu gì để có chỗ đứng trong đời (TVN 11/12/2016)-Nguyễn Hoàng Ánh-Bàn về triết lý giáo dục (BVN 11/12/2016)-Nguyễn Đình Cống-Chính họ chứ không phải cháu mới là kẻ sợ hãi (BVN 11/12/2016)-Nguyễn Phú Yên-Quốc tế nhân quyền: ‘Thành tích’ của Việt Nam có giảm hay không? (BVN 11/12/2016)-Phạm Minh Hoàng-Không thể vì đại cục mà bao che cho cái xấu (BVB 11/12/2016)-RFA-Cuộc tranh luận về TƯ PHÁP trên báo Sự Thật (BVB 11/12/2016)-Trích HK Tống Văn Công-
- Thư giãn: Thăm nơi trẻ em đi học cả ngày âm vài chục độ (VNN 11/12/2016)-
BÀN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 11-12-2016
Về sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam (GDVN), một số người cho nguyên nhân chủ yếu là thiếu một Triết lý giáo dục (TLGD). Trong cuộc họp Quốc hội, có đại biểu đã chất vấn: “Phải chăng Việt Nam không có TLGD?”. Trong bài “Từ tình trạng bệ rạc trong hệ thống giáo dục VN, tới nội dung lá thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ” đăng trên trang mạng Ba Sàm, tác giả Trần Phong Vũ nhận xét: “Tệ trạng GDVN đã tới đáy” và nguyên nhân là: “Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một TLGD”.
Tôi không tán thành đánh giá trên về nguyên nhân xuống cấp của GD mà cho rằng không phải chúng ta không có TLGD, chỉ là đang theo một TLGD lạc hậu và sai lầm. Nếu nói thiếu thì đó là thiếu một TLGD khoa học, tiến bộ.
Trong thế kỷ 20 hình như chưa ai nói đến TLGD mà chỉ nói Phương châm, Nguyên lý, Quan điểm về GD. Khái niệm TLGD mới được dùng rộng rãi những năm gần đây (từ 2010). Phải chăng đó là những cơ sở lý luận được dựa vào để vạch ra mục tiêu của GD, nội dung chương trình, phương pháp và tổ chức dạy học. Nếu hiểu như vậy thì Việt Nam chưa bao giờ thiếu TLGD, chẳng qua là trong các văn bản chính thức không dùng thuật ngữ TLGD mà dùng các thuật ngữ khác tương đương như Phương châm hoặc Nguyên lý GD. Vấn đề là xem triết lý đó, về bản chất và cách vận dụng đúng sai ở đâu, như thế nào.
Theo dòng lịch sử chúng ta đã có những phương châm như: Tiên học lễ hậu học văn; Dân tộc, khoa học, đại chúng, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội. Rồi nêu cao khẩu hiệu: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ngoài ra còn nhấn mạnh đến: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Rồi người ta cũng thường dẫn câu của Hồ Chí Minh: “Làm sao để nhân dân ai cũng được ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành”. Cũng có ý kiến chỉ đạo cho rằng TLGD phải xuất phát và thể hiện được nghị quyết của Đảng. Mà nghị quyết luôn luôn đề cao việc “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong GD”. Mục tiêu của GD được thể hiện trong Luật Giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để phân tích xem một TLGD là khoa học, tiến bộ hay sai lầm, lạc hậu, trước hết cần bàn đến nhận thức về đào tạo con người, vai trò và định hướng của GD.
VỀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI: Ở phương diện này có thể chia con người thành hai loại: con người tự do và con người lệ thuộc. Đi kèm với TỰ DO là các tính chất như sáng tạo, khai phóng, tự chủ, tự trọng, năng động, độc lập suy nghĩ, v.v. Đi kèm với LỆ THUỘC là các tính chất như trung thành, kỷ luật, tin tưởng, phục tùng, sùng bái cá nhân, v.v. Vậy chúng ta định đào tạo ra loại người nào?
Trong các phương châm, mục tiêu của GD theo đường lối Cộng sản mặc dầu cũng đề cập đến con người phát triển toàn diện, nhưng luôn luôn đề cao lòng trung thành với Đảng, tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lê, không thấy đề cập đến Con người tự do. Như vậy phải chăng là muốn đào tạo ra Con người lệ thuộc? Vậy những tính chất như trung thành, tuyệt đối tin tưởng… có cần không? Rất cần cho quân đội, cho các tổ chức hoạt động bí mật, v.v. còn trong GD, trong khoa học thì nó thường là kẻ thù của tự do tư tưởng và sáng tạo.
Tại sao lãnh đạo Cộng sản không muốn đào tạo Con người tự do mà chỉ muốn đào tạo Con người lệ thuộc? Điều này chắc nhiều người đã biết, nếu chưa biết cũng có thể đoán được.
VỀ VAI TRÒ CỦA GD – Một số người thấy được tầm quan trọng của GD để phát triển đất nước nên đã vận động Đảng, Quốc hội thông qua phương châm: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Rồi trước sự xuống cấp tệ hại của GD, Đảng vội ra nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện nền GD. Tuy vậy phương châm ấy chỉ tồn tại như một khẩu hiệu trống rỗng, nghị quyết ấy được viết ra một cách hời hợt và ôm đồm, thiếu sức sống. Vì sao vậy? Vì trong sâu thẳm của tâm hồn các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản không cảm nhận được sự quan trọng của GD, họ chưa và không thể biến phương châm ấy, nghị quyết ấy thành nhận thức và tình cảm, họ chỉ bị bắt buộc nói đến một cách qua chuyện. Đối với họ công việc quan trọng và cấp thiết hàng đầu là bảo vệ Đảng và chế độ. Họ cho rằng làm GD là dễ, GD không quan trọng bằng Công an, Quân đội, Kinh tế, Ngoại giao, v.v. Nhận thức này dẫn đến cẩu thả và sai lầm trong việc chọn một số người bất tài, dễ sai khiến đứng đầu ngành GD. Họ coi thường đội ngũ thầy cô giáo nói riêng và trí thức nói chung, họ thù ghét, tìm cách hạn chế đến triệt hạ thành phần tinh hoa của dân tộc. Họ cho rằng chỉ cần có kim chỉ nam chủ nghĩa Mác Lê là có thể làm được mọi việc trên đời. Dựa vào câu của Hồ Chí Minh, họ xem GD như một phúc lợi xã hội chứ không phải là động lực để phát triển.
VỀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG GD – Đó là việc GD hướng tới cái gì: phát triển con người (nhân bản) hay bảo vệ chế độ chính trị. Thời gian qua TLGD Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, buộc GD phải phục vụ chính trị, nhằm đào tạo ra những con người có giác ngộ giai cấp, theo Đảng Cộng sản, trở thành những chiến sĩ cách mạng, phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng Cộng sản. Thực tế chứng tỏ rằng cách mạng vô sản dựa trên những hành động đấu tranh tàn bạo và tuyên truyền dối trá. Như vậy định hướng ấy có phần đi ngược với tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ của GD. Hơn nữa Đảng bắt buộc mọi hoạt động về GD phải đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Tuyên giáo. Đó là một vòng kim cô chặn hết mọi con đường khai phóng. Không những thế, đúng ra trong nhà trường chỉ được truyền bá sự thật, phải đề lên rất cao đức tính trung thực thì định hướng xã hội chủ nghĩa, những phong trào thi đua để tạo thành tích dổm đã làm cho nhà trường thành nơi huấn luyện kỹ năng dối trá, thầy trò lừa dối lẫn nhau và cùng nhau lừa dối xã hội. Thế là biến nhà trường thành nơi phản lại GD.
HỆ QUẢ – Từ ba nguồn trên đây dẫn đến TLGD sai lầm và rồi từ đó làm phát sinh nhiều sai lầm khác trong những công việc cụ thể của GD hoặc liên quan đến GD. Chỉ xin kể ra một số sai lầm cơ bản:
+ Nhà nước xem bằng cấp là một tiêu chuẩn để tuyển chọn, đề bạt, trả lương cho cán bộ. Việc này dẫn đến nhiều người dùng bằng giả hoặc bằng thật nhưng kiến thức giả, làm loạn nền GD.
+ Phát triển quá nhanh, quá nóng số lượng cơ sở GD bậc cao, làm mất cân đối giữa năng lực của nền kinh tế và phát triển GD, làm hạ thấp chất lượng và hiệu quả GD. Điều này dẫn đến một mặt là sự lãng phí lớn, mặt khác là trong một thời gian dài làm bần cùng hóa đội ngũ thầy cô giáo so với mặt bằng chung của xã hội, làm hạ thấp vai trò, đạo đức, trình độ của đội ngũ thầy cô giáo.
+ Hiểu sai về quyền lợi và sự công bằng trong GD, làm phát sinh nhu cầu giả tạo được học lên những bậc cao quá lớn.
+ Mục tiêu chính của dạy học là nhằm hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tuệ, nhưng nhiều người đã quá quan tâm đến việc nhồi nhét thật nhiều kiến thức để đi thi, biến việc học, đúng ra là nguồn hạnh phúc thành nhiệm vụ nặng nề đặt trên đầu, trên vai tuổi trẻ, làm lệch lạc sự phát triển của tuổi trẻ.
+ Để phát triển GD thì một trong những điều quan trọng hàng đầu là xây dựng được đội ngũ thầy cô giáo có chất lượng cao. Muốn trò giỏi cần có thầy giỏi. Muốn đào tạo những con người tự do không thể dùng những thầy cô mang nặng đầu óc lệ thuộc. Trong đội ngũ thầy cô hiện tại may mắn có được một số ít có lương tâm và trình độ xứng đáng, còn số đông thuộc loại “chuột chạy cùng sào”, họ là sản phẩm của đường lối sai lầm của một số người lãnh đạo, coi thường việc và người dạy học.
+ Nhận định không đúng về nguyên nhân làm GD xuống cấp. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo viết:
Những hạn chế, yếu kém nói trên [của nền GD] do các nguyên nhân chủ yếu sau: [tóm lược]
- Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước… còn chậm và lúng túng.
- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục…
- Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức…
Tôi cho rằng những nguyên nhân vừa nêu không sai nhưng chưa đúng, chỉ mới là hiện tượng bên ngoài chứ chưa phải bản chất, chưa thấy được hoặc cố tình che giấu nguyên nhân từ gốc.
BÌNH LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ – Trong thời gian qua TLGD của Việt Nam tuy cũng có những nội dung khoa học và tiến bộ như: Tính dân tộc, tính khoa học, học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, đào tạo con người phát triển toàn diện, v.v. nhưng chủ nghĩa Mác Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm lệch lạc nhận thức của lãnh đạo về vai trò và mục tiêu của GD. Họ đã áp đặt thô bạo các tham vọng chính trị vào GD mà làm cho một số tiêu chí có tính khoa học và tiến bộ chỉ còn là ngôn từ trống rỗng, còn thực chất họ đã đẩy sự phát triển GD đi chệch phương hướng.
Mọi người kêu gọi đổi mới GD. Tôi nghĩ dùng thuật ngữ CHẤN HƯNG GD có lẽ thích hợp hơn. Trong tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay với sự độc tài toàn trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nạn tham nhũng và mua quan bán chức tràn lan thì chưa thể nào đổi mới căn bản, toàn diện GD theo hướng tiến bộ, đào tạo con người tự do được. Nếu cứ cố mà làm thì có nhiều khả năng tiêu tốn một số lớn tiền của và sức lực để thay một số sai lầm này bằng các sai lầm khác mà thôi. Theo tôi trước mắt chỉ nên làm một số việc cấp thiết để ngăn chặn sự hủy hoại, sự sụp đổ.
Về TLGD, để thực sự chấn hưng GD, điều quan trọng đầu tiên là cởi bỏ được vòng kim cô trói buộc nó, đó là ý thức hệ, là sự áp đặt của chính trị. Về việc này, trong những bài viết xoay quanh chủ đề Cải cách GD, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho rằng: “Nếu không phi chính trị hóa nhà trường thì không thể có được nền giáo dục tiên tiến”. Điều này trước mắt chỉ mới là mơ ước của những người thật sự quan tâm đến GD, nó chỉ có thể thành hiện thực sau khi có những thay đổi cần thiết về thể chế chính trị theo hướng dân chủ hóa.
N. Đ. C.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét