Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

20161231. ẤN TƯỢNG 2016

ĐIỂM BÁO MẠNG
TOP TEN ẤN TƯỢNG 2016
TRƯƠNG DUY NHẤT/ BVN 31-12-2016
clip_image001
1- Đại hội đảng 12.
Với cú tiễn đưa Thủ tướng X về hưu, tập làm “người tử tế”. Nhân vật lớn tuổi nhất, “sức khỏe có hạn, trình độ có hạn” vẫn được tín nhiệm “gần như 100% tuyệt đối” ở lại - “trường hợp đặc biệt” Nguyễn Phú Trọng. Cùng màn tuyên thệ liên tiếp 2 lần chỉ trong vòng 3 tháng của bộ tứ. 
Cuộc trình diễn ấn tượng, khắc hoạ chân thật tình hình đảng sự và sức khoẻ quốc gia.
clip_image002
2- Thảm họa cá và “kẻ xâm lược” Formosa.
Thảm hoạ môi trường chưa từng có. Giết sạch cá tôm, khiến nhiều vùng biển “không còn sự sống”. Ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu cư dân ven biển miền Trung.
Một đại thảm hoạ môi trường ở Việt Nam, nhưng khiến Quốc hội Đài Loan phải điều trần. Khiến lòng dân sục sôi cuộn sóng. Trong khi chính quyền lúng túng quẩn quanh với các màn chồm hổm ăn cá, cởi áo tụt quần lao ra biển tắm để “an dân”.
Một đại thảm hoạ môi trường không còn dừng ở hậu hoạ môi trường, đẩy Chính phủ vào thế phải “chọn dân hay chọn Formosa”?
Một đại thảm hoạ môi trường biến nhà đầu tư, “gã khổng lồ” Formosa thành một "kẻ xâm lược” tàn khốc.
clip_image003
3- Chuyến thăm của Obama và khát vọng dân chủ Việt.
Chuyến thăm của Obama và hiện tượng những biển người tràn ngập đường chào đón, là biểu hiện cho khát vọng dân chủ như sóng trào của người Việt. Một hiện tượng đẹp, cho Obama, và cho cả người Việt (ngược với nỗi sợ hãi của Tập Cận Bình khi sang Việt Nam không dám ra đường).
Nhưng mặt trái của khía cạnh dân chủ Việt, nhìn từ cách hành xử của chính quyền, cũng kịp phơi lộ trong cuộc đón tiếp này. Đó là việc cản ngăn, chặn bắt đến ngang ngược, thô bạo đối với hàng loạt nhà hoạt động dân chủ nhân quyền khách mời của Tổng thống Mỹ.
clip_image004
4- Bầu cử Quốc hội và làn sóng tranh cử tự do của các ứng viên độc lập.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một phong trào tự ứng cử rầm rộ, đồng loạt của giới hoạt động dân chủ nhân quyền khiến chính quyền lúng túng trong các phương cách ứng xử, thậm chí hoảng hốt. Dẫn tới hàng loạt cuộc đấu tố tựa thời Cải cách ruộng đất, cùng nhiều cuộc trấn áp của các "đồng chí mắm tôm" nhắm vào những ứng viên tự do.
Không một ai trong các nhóm ứng viên tự do thuộc giới dân chủ nhân quyền lọt đến vòng bỏ phiếu. Tuy nhiên, đây là cuộc tập dượt thành công đánh động ý thức dân chủ và quyền lợi công dân, tạo đà cho các cuộc can dự bài bản, chất lượng hơn trên trận tuyến "dân cử dân bầu" này.
clip_image005
5- Vụ thảm sát Yên Bái và cơn hả hê của cộng đồng mạng.
Vụ thảm sát Yên Bái, với nghi phạm là Chi cục trưởng Kiểm lâm bắn chết Bí thư cùng Chủ tịch kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh chấn động dư luận. Vụ việc được cho là do mâu thuẫn, bức xúc trong dàn xếp nhân sự. Những phát súng Yên Bái báo hiệu các cuộc thanh trừng tàn khốc khác, có thể tiếp diễn khi mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực giữa các "đồng chí" trong nội bộ đảng Cộng sản đã đến hồi một mất một còn.
Ở khía cạnh khác. Sự hả hê của cộng đồng mạng trước cuộc thanh trừng cho thấy, hình ảnh nhiều quan chức Cộng sản đã không dừng ở chuyện mất lòng tin, mà trở thành như kẻ thù của dân chúng, đến mức dân tình chỉ mong... cho chết!
Nhiều hiện tượng quan chức cấp cao ngày trước vào viện, hôm sau đã rộ tin chết... hồ hởi trên mạng vì vậy.
clip_image006
6- Quốc tang Fidel và cuộc phản đối ồn ào dư luận.
Fidel chết. Việt Nam quốc tang. Một tang quốc, lần đầu tiên tạo quá nhiều ý kiến phản đối ồn ào dư luận. Thậm chí nhiều đánh giá còn viện dẫn Nghị định 105/2012/NĐ-CP cho rằng, quốc tang một cá nhân không phải công dân Việt là vi luật.
Thêm một trớ trêu: Ngay trong tang lễ, Cuba ban lệnh cấm tên đường, cấm tượng đài vinh danh Fidel, thì Việt Nam có nơi lại rục rịch đòi dựng tượng ông.
Nhìn riêng chuyện tang - tượng này, đủ cho thấy một thế hệ Cuba hậu Fidel sẽ cho các "đồng chí" Việt hậu Hồ Chí Minh ngửi khói trong tương lai gần, có khi chỉ là vài năm.
clip_image007
7- Cơn lũ mắm ngập làng báo. Cú gạt tay vào má. Và Cuộc thanh trừng báo với nhân vật "sát thủ" Trương Minh Tuấn.
Chiến dịch "truyền thông bất lương" của hơn 50 toà báo (với vai trò chủ xướng, đầu tàu là Thanh niên) nhằm ủng hộ nước chấm Masan, tiêu diệt nước mắm truyền thống bị vạch trần. Lịch sử báo Việt, có lẽ đây là giai thời khốn nạn nhất. Có thể, đã từng ngấm nhiều vị mùi hôi tanh khác. Nhưng cái mùi khẳm inh từ cơn lũ mắm này sẽ mãi là sự ô nhục khó gột tẩy.
Thêm cú đấm hộc máu mồm một phóng viên Tuổi trẻ. Cú đấm man rợ của những viên cảnh sát du côn được định danh thành "cái gạt tay vào má". Trong những phản ứng chiếu lệ, yếu ớt, hoặc im lặng cam chịu của làng báo. Sự câm lặng, đến mức phải ví rằng không dám "ẳng" lên một tiếng.
Một chiến cuộc "chỉnh đốn" mang tính thanh trừng hàng loạt nhà báo và toà báo chưa từng có, dưới thời tân Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn. Chưa bao giờ, hàng loạt các nhà báo và toà báo phải ra đi như thế. Không ít cú triệt hạ chẳng hề dựa trên cơ sở luật pháp nào. Với "thành tích" này, Bộ trưởng Tuấn được phong thêm hàm kiêm Phó ban Tuyên giáo trung ương, chỉ sau một thời gian ngắn. Truyền thông quốc tế, gọi Bộ trưởng Tuấn là "sát thủ của báo chí". Giới thạo tin trong nhóm chức quyền của làng báo thì loan đồn: Trương Minh Tuấn có một phương cách quản báo rất... Đỗ Mười!
clip_image008
8- Sự cố Trịnh Xuân Thanh. Những cuộc tháo chạy vô tiền khoáng hậu, và các màn kỷ luật không người bình thường nào có thể nghĩ đến.
Sự cố Trịnh Xuân Thanh, ngay ở điểm khởi phát "ô tô biển xanh" đã báo hiệu những bất thường. Một quan chức xoàng hàng Vụ trưởng được "cả hệ thống chính trị" vào cuộc, với sự chỉ huy trực tiếp từ Tổng Bí thư. Hố chôn Thanh, và không chỉ Thanh dường như đã đào xong. Nhưng đột nhiên Thanh biến mất, như Tề Thiên hoá phép, thăng tới một "nơi bình minh yên tĩnh" nào đó, ung dung thưởng trà mạn, trêu ngươi cụ Tổng.
Không dừng ở Thanh. Nối tiếp những Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng lần lượt biến mất ngay trước khi thấy nguy cơ bị khởi tố. Dư luận, không khỏi đặt câu hỏi: vì sao họ dễ dàng trốn nhanh đến vậy? Những cuộc tháo chạy vô tiền khoáng hậu!
Cũng từ sự cố Trịnh Xuân Thanh. Lần đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện các phương thức kỷ luật không người bình thường nào có thể tưởng đến. Đó là cách chức người đã không còn chức, buộc thôi việc người đã tự ý bỏ việc, rồi "phê phán sâu sắc trước toàn dân" đối với một... cụ hưu!
clip_image009
9- Lũ lụt, thủy điện và 235 nhân mạng.
Lũ. Nhưng không phải lũ trời. Lũ do hàng trăm những quả bom thuỷ điện chi chít chằng chịt trên khúc eo miền Trung đồng loạt xả nước. Lụt lũ tháng này sang tháng nọ. Chưa bao giờ thế. "Ông tha bà chẳng tha/ Trời hành cái lụt hai ba tháng mười". Qua 23/10 Âm, miền Trung coi như thoát lũ. Vậy mà, những cơn lụt lũ hậu 23 lần đầu đổ ập xuống miền Trung.
"Quy hoạch thuỷ điện nóng vội. Làm quá nhiều các thuỷ điện bậc thang trên các sông nhỏ, khoảng cách chỉ vài chục cây số. Không nước nào cho phép làm như thế. Về mặt kỹ thuật là không được phép. Nhưng chính quyền lại vẫn cho phép làm điều này" - Ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam.
"Thuỷ điện xả lũ" dần trở thành một cụm từ chết chóc... Giá điện rẻ nhờ thuỷ điện. Ấy là vì chưa bao gồm mạng sống (của hàng chục, hàng trăm) cư dân vùng lũ mỗi năm" - Nguyễn Anh Tuấn.
235 người chết. Chính phủ Việt, dường như chưa bao giờ quốc tang cho dân, cho dù đó là hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân mạng.
clip_image010
10- Hiện tượng giáo viên hầu rượu tiếp khách, và ông Bộ trưởng nói ngọng.
Một hiện tượng chấn động ngành giáo dục: Nhiều nữ giáo viên ngoại hình dễ coi bị (được?) điều đi hầu rượu tiếp khách. Mặc dư luận, mặc giáo viên trong ngành, mặc Quốc hội la ó phản đối, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn cười ruồi, xem đấy chỉ là loại hoạt động "vui vẻ".
Một quan điểm cực kỳ kém văn hoá, phản giáo dục từ chính ngài Bộ trưởng Giáo dục.
Cũng từ chính câu chuyện "vui vẻ" này, toàn ngành giáo dục và dân tình cả nước mới phát hiện ông Bộ trưởng Giáo dục nói ngọng. Một lối ngọng không chỉ là ngọng, mà bộc lộ sự hẫng hụt, có vấn đề ở cái nền học vấn. Một lối ngọng (xin lỗi), đến chữ "nồn" cũng không phân biệt được.
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Chưa nhiệm kỳ nào, giáo dục có được một ngài Bộ trưởng “vui vẻ” thế! Và có thể nói không ngoa rằng: Nhìn... cái mồm Bộ trưởng, để biết chất lượng giáo dục nó hình hài ra sao.
clip_image011
T.D.N.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

20161230. NHÌN VỀ NĂM 2017

ĐIỂM BÁO MẠNG
TẢN MẠN ĐÓN XUÂN ĐINH DẬU
TÔ XUÂN TRƯỜNG/ BVN 30-12-2016
Năm 2016: Lũ chuột- bình quý và Đổi mới là sống còn!
Pht giáo có câu rt hay là "Vô sư trí vi tôn" nghĩa là trí tu có được do t hc, t tri nghim, t ng mi là quý nht. T ng được và t sa mình là cái gc ca tiến b. Việt Nam đã có nhiều bài học cay đắng vì “ý thức hệ”, những thứ ngoại lai, hổ lốn và rt hiếm khi th hin cái "Vô sư trí vi tôn" đó, thì việc cần phải làm là đi tìm li cái bn ngã ca chính mình.
Đất nước ta, bắt đầu bước sang năm mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen trên con đường hội nhập và phát triển với yêu cầu ngày càng cao để hướng tới mục đích “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.
Không có dân chủ cho không đâu (gratuite, cái gọi là "free lunch - democracy"), lại càng không có những thành tựu đáng mong muốn nào tự nó trên trời rơi xuống. Còn như chỉ nghi ngờ hoặc khoanh tay chờ đợi, cây sung của đất nước hầu như chẳng còn quả nào đâu để mỗi chúng ta có thể dầm dề há miệng chờ nó rụng vào cổ họng.
Những trăn trở
Một năm qua 2016, với nhiều biến động toàn cầu là thách thức cho năm mới 2017 và tiếp theo là chính trị xã hội. Chiến sự ở Trung Đông và nạn di cư vào Châu Âu, Brexit, sự bất ngờ bầu cử ở Mỹ, liên tục thử vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Trung Quốc lấn chiếm mở rộng hoạt động quân sự ở Biển Đông,… báo hiệu những bất ổn trật tự thế giới đòi hỏi phải suy nghĩ, tìm kiếm những tư duy, giải pháp mới của cộng đồng quốc tế để đảm bảo cho sự phát triển, nhưng hiện tại chưa thấy được sự đồng thuận mà còn tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ, bất đồng lớn.
Năm 2016, nhiệt độ cao bất thường, hạn hán, bão lụt báo hiệu sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai và tác hại của nó ngày càng khốc liệt, nguy cơ lớn tới đời sống dân nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế… nhưng cũng chưa có được sự đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam thành tích nổi bật năm 2016 là kỷ lục khoảng 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và đón 10 triệu khách du lịch. Tuy nhiên, nỗi lo trăn trở về các bất cập, yếu kém đã được Thủ tướng Chính phủ phân tích đánh giá về 9 tồn tại và 7 nhóm nhiệm vụ cấp bách.
Các chủ trương, giải pháp của Đảng, Chính phủ đang tiến hành: tái cơ cấu kinh tế, chống tham nhũng, xử lý trách nhiệm các cá nhân, chủ trương “chống tự diễn biến”, tăng năng suát lao động, v.v. đòi hỏi phải thể hiện thuyết phục rõ ràng, minh bạch hơn cả về mặt lý luận cũng như hành động thực tế, mới đáp ứng được niềm tin của nhân dân.
Đổi mới “tự diễn biến”
Bài học Đại hội VI - một sự “tự diễn biến” của Đảng – Đảng đã chuyển hướng chiến lược, đưa đất nước ta vào lộ trình Đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, người dân luôn ghi nhớ và biết ơn những Người đã vượt lên chính mình, góp phần đắc lực vào công cuộc Đổi mới đất nước, tiêu biểu như các ông Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Kim Ngọc (Vĩnh Phúc), Chín Cần (Long An)…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong các bài phát biểu khi tham dự hội nghị tổng kết cuối năm 2016 của các ngành nông nghiệp, Viện Hàn lâm khoa học, có ý kiến chỉ đạo rất chính xác, hợp lòng dân, đại ý: “Nếu thấy thể chế cản trở cho sự phát triển thì phải thay đổi vì thể chế cũng do con người làm ra”… Điều quan trọng là cái gì Thủ tướng có thể làm được thì phải quyết tâm làm. Đây là điều mà mọi người đang mong đợi ở Thủ tướng trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, khi bàn về “thể chế và con người”, vận dụng vào thực tế không ít người băn khoăn vì Đảng đang phát động đợt học Nghị quyết trung ương 4, trong đó nhấn mạnh đến nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Nếu không làm rõ khái niệm này thì những người muốn Đổi mới lần thứ hai, muốn hiến kế cho Nhà nước kể cả các vị lão thành cách mạng, trí thức có tên tuổi cũng sẽ dễ bị những người bảo thủ có thẩm quyền “chụp mũ” do ý thức hệ!
Tôi mới đọc bài báo :” Phải chăng ông Trần Xuân Bách đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” từ cách đây 27 năm?” của tác giả Hà Huy Tùng nói về ông Bách bị kỷ luật nhưng được nhiều người cho rằng quan điểm của ông Bách là chính xác, đến nay vẫn mang nguyên tính thời sự. Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên có lời bình rất đáng suy ngẫm: “Còn mình, mình kính trọng trí tuệ, tầm nhìn và sự can đảm của ông. Kính trọng cả cốt cách của ông, chấp nhận kỷ luật, trả giá đắt để bảo vệ nhận thức và tư duy của mình về quy luật tất yếu của sự phát triển, một khi ông cho là đúng. Không vì cái ghế quyền lực mà “giá áo túi cơm”, quỳ lạy bả vinh hoa một cách hèn mạt”.
Lịch sử luôn tôn trọng sự thật, nhiều nhận thức, ý kiến bị “chụp mũ” là sai lầm về tư tưởng nhưng dưới lăng kính thực tế của cuộc sống sẽ đến lúc phải trả lại chân giá trị thực của nó. Ông Trần Xuân Bách bị kỷ luật vì muốn đổi mới cả kinh tế và chính trị, thực hiện dân chủ, đa nguyên. Công cuộc đổi mới trong ba mươi năm qua thực chất là đã từ bỏ những quan điểm được coi là nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quản lý nền kinh tế theo kế hoạch tập trung, không chấp nhận kinh tế thị trường được coi là tự phát vô tổ chức).
Đảng viên có quyền được thảo luận về nội hàm của Nghị quyết Trung ương 4 vừa qua vẫn nhấn mạnh "kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa" thì thực chất là gì? Bởi vì nếu củng cố chế độ toàn trị, bóp nghẹt dân chủ, kìm hãm sự phát triển của đất nước, thì không thể phát huy được sức mạnh đoàn kết của dân tộc để vượt qua thách thức, chống mưu đồ và hành động bành trướng xâm phạm độc lâp, chủ quyền quốc gia.
Lạm bàn về chủ nghĩa xã hội
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Đổi mới chỉ là giai đoạn còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thể kỷ này không biết có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Thanh niên Online ngày 26/10/2013). Tạm gác, chưa bàn về “cái tầm” định hướng nhưng đây là phát biểu rất thật lòng của Tổng bí thư.
Ngẫm suy, tôi nhớ lại, có lần mình đã viết bài phân tích đến khái niệm “chủ nghĩa xã hội” xuất hiện đầu tiên ở Tây Âu vào năm 1827 (không phải của Mác) để phê phán trường phái Xanh Ximông. Đến năm 1832 chính Xanh Ximông dùng lại khái niệm CNXH nhưng bỏ đi sắc thái phê phán, và các biểu cảm xấu. Từ năm 1837 từ “CNXH” phổ biến sang Đức trong phái Hêghen trẻ. Lúc bấy giờ Mác ở trong phái Hêghen trẻ, tiếp nhận từ “CNXH” để chỉ cái xã hội mới, sau khi chủ nghĩa tư bản bị loại bỏ, bị vượt qua và dùng từ “CNXH” trong các bản thảo của Mác năm 1844. Nhưng từ năm 1848 trở đi, từ Tuyên ngôn Đảng cộng sản thì Mác không dùng từ “CNXH” nữa mà dùng từ “chủ nghĩa cộng đồng”. Xã hội mới, chế độ mới, thay thế cho xã hội tư bản.
Các nhà nghiên cứu cũng vạch ra một chỗ mù mờ, không rõ ràng trong tác phẩm “Chống Duyrinh” của Anghen về khái niệm CNXH. Bernstein - người bạn gần gũi với Mác ở Luân Đôn - cũng chỉ gọi CNXH với cái nghĩa là cuộc vận động tự lập trong đó có phần thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh có ý thức của giai cấp công nhân, nó không gắn liền hữu cơ với chủ nghĩa cộng đồng, là mục đích còn rất xa vời, trừu tượng!
Bản thân Lê Nin tiếp nhận từ “CNXH” nhưng trong việc thực hành cách mạng, Lê Nin vừa coi CNXH là bước thấp của chủ nghĩa cộng sản nhưng nhiều khi lại vừa coi đó là một hình thái kinh tế xã hội và một phương thức sản xuất riêng biệt, được xuyên tạc thành lý luận hóa. Lê Nin quan niệm xây dựng CNXH phải đa dạng luôn thay đổi vì phải mò mẫm, và vòng vèo dích dắc. Lê Nin vận dụng thành quả của cả loài người, kể cả của chủ nghĩa tư bản.
Cuối đời Lê Nin có nhận định quan trọng là chúng ta phải thay đổi cơ bản quan niệm về CNXH nhưng lại không chỉ ra được quan niệm CNXH phải thay đổi là cái gì, thay đổi như thế nào, khi nào?
Muốn hiểu đánh giá khách quan về Mác cần phải xem xét lý luận và thực tế cuộc sống thời Mác và thực tiễn hoạt động của con người. Thực tiễn là hoạt động của con người, còn thực tế bao hàm nghĩa rộng hơn về cuộc sống xã hội, cuộc sống có môi trường thiên nhiên và vũ trụ. Hayek cũng là một nhà lý luận và tư tưởng, năm 1974 ông được tôn sùng là chủ tướng của tư tưởng của trào lưu lý luận kinh tế, chính trị xã hội tân tự do, được tặng giải thưởng Nôben. Cuối đời Hayek bị nặng tai và điếc tai trái còn Mác bị điếc tai phải nên người ta nói nửa đùa nửa thật là Mác chỉ nghe được những gì từ phía tả còn Hayek thì chỉ nghe được những gì từ phía hữu…
Khi xã hội mất dân chủ trầm trọng và toàn diện, thì mọi thiết chế trong xã hội đó, hầu hết chỉ là hình thức, một loại hình thức chủ yếu để hợp lý hóa và che đậy sự mất dân chủ mà thôi. "Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội" - Mệnh đề cực kỳ quan trọng này trong hệ thống học thuyết của Mác có thể giúp ta soi sáng nhận thức của mình. Mọi vấn đề đang đặt ra trên bề măt xã hội hiện nay của chúng ta chính là sự thể hiện tức thời cái ý thức xã hội đang được tạo ra bởi cách thức "tồn tại xã hội" của chúng ta bấy lâu.
Ước nguyện của Dân
Đầu xuân Đinh Dậu, ai cũng có ao ước, đó là thành tâm của mọi người dân lương thiện. Họ ước cho họ, chứ không cho ai và càng không buộc ai làm cho họ được. Những điều họ mong ước chủ yếu là chưa xảy ra, là chưa có hoặc không có thật, nhưng không có lợi và cũng không có hại cho ai.
Nếu chỉ chạy theo giải quyết phần ngọn, đó là ý thức xã hội thì thật ra nhiều người tự nhận mình là học trò của Mác nhưng chẳng hiểu gì về Mác cả. Và đương nhiên, không thể nào giải quyết được hết hàng tỷ thức dạng khác nhau của 92 triệu con người Việt Nam đang hàng ngày "tồn tại méo mó" như bây giờ được. Lời giải cho các vấn đề xã hội không thể đi tìm trong đầu óc, suy nghĩ hay hành vi riêng biệt của từng con người, mà phải đi tìm nó trong bản chất các mối quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội đó...
Mong muốn của người dân, hãy rũ bỏ tất cả các giáo điều vô bổ, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, lấy dân làm gốc thì sẽ tìm được lối ra.
Chỉ riêng chuyện đất đai, nhiều người đã nói mãi, nói rất đúng về khái niệm mơ hồ sở hữu toàn dân chỉ là kẽ hở cho nhóm lợi ích, là nguyên nhân chủ yếu khiếu kiện gây bất ổn xã hội bấy lâu nay nhưng rồi đa số đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước vẫn phải bấm nút theo hướng đã được “chỉ tay”! Trong phạm trù sở hữu được nêu ra, nên chăng ta cứ nôm na hóa vấn đề như câu cửa miệng, dân giã thường đặt ra để cân nhắc, đắn đo, suy xét: “Ai nắm đằng chuôi”.  Và, thế là rõ ngay cái thế: Ai sẽ “đứt tay” khi cái “chuôi” ngọ nguậy?!
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực thể chế đó là cần đưa chính sách phát triển khu vực giao dịch phục vụ thị trường thành một trong những tiêu chí để đánh giá Chính phủ có kiến tạo hay không. Trong bối cảnh bộ máy công quyền của VN quá cồng kềnh, kém hiệu quả lại ngốn khoản ngân sách khổng lồ và cần gấp rút tinh giản thì định hướng chuyển lực lượng lao động sang xây dựng khu vực giao dịch phục vụ thị trường nhằm tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả cho nền kinh tế là một lối thoát mang tính chiến lược.
Một trong những việc cấp bách, thiết thực nhất và không tốn kém “nói đi đôi với làm” có thể làm ngay để lấy lòng tin trong nhân dân cũng như trong quan hệ quốc tế, nhân dịp ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc là mạnh dạn thả tự do cho những người đã bị bắt do đấu tranh ôn hòa phát biểu chính kiến khác với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Lời kết
Đón năm mới, xen lẫn nhưng âu lo về con đường phát triển của đất nước còn rất nhiều chông gai, thử thách kể cả về lý luận và thực tiễn, xin có mấy vần thơ để kết luận cho bài viết này:
ĐÓN XUÂN ĐINH DẬU
Vn nước nhiều năm nay vn vy?
Thế thi, thế đấy! có sao đâu ?
Tam xuân* hp li thành sc mnh
Tứ cõi** lòng tin đã "đổi màu"?
Cu cho năm mi cùng tiến ti
Chính, đảng, thn, dân mđủ nhiu
Đinh DU mong sao GÀ kho gáy
Tàđức KÊ đơđược thnh cu
Cung chúc người mình mau hết kh
Buôn bán làăn khp năm châu
T tr, Tam quyn chăm nghip Nước
Dân tín ! lo chi viđổi màu ?
Ghi chú: Tam xuân* (mặt trời, trái đất và vũ trụ)
Tứ cõi ** (bốn phương)
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
NĂM 2016: LŨ CHUỘT- BÌNH QUÝ VÀ ĐỔI MỚI LÀ SỰ SỐNG CÒN 
KỲ DUYÊN/ TVN 30-12-2016
Năm 2016: Lũ chuột- bình quý và Đổi mới là sống còn!
Nước Việt đang phải đối phó với loại giặc “nội xâm”- tham nhũng
Có một chút niềm vui, vào những ngày cuối năm 2016 này, tại Hội thảo “Châu Á năm 2017” do Hội châu Á, cơ quan nghiên cứu uy tín có trụ sở tại New York tổ chức, đã đánh giá Việt Nam là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị ở châu Á. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục cải cách kinh tế, hoàn thiện hệ thống ngân hàng và cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Tham nhũng quyền lực và hệ lụy kép
Đó là những thông tin và khuyến cáo đáng quan tâm, nhất là nước Việt đang phải đối phó với loại giặc “nội xâm”- tham nhũng- vừa tinh vi vừa trắng trợn nhiều năm nay. Nhưng xem chừng cuộc chiến vẫn bất phân thắng bại.
Vào Google, chỉ cần đánh cụm từ “Tham nhũng ở Việt Nam”, đã có thể thấy tới 2.270.000 kết quả trong 0,35 giây. Đủ hiểu tham nhũng rất “hoành tráng” và đang “bành trướng” đến độ nào. Với một quốc gia, câu thành ngữ nổi tiếng xưa ông cha để lại, răn dạy hậu thế lòng tự trọng và có liêm sỉ đói cho sạch rách cho thơm, thì ngày nay, tham nhũng là sự “phản biện” trâng tráo và nhơ nhuốc với các bậc tiền nhân. Nó là nỗi nhức nhối và tủi hổ của quốc gia, nếu biết rằng, năm 2015, xếp hạng mức độ tham nhũng thế giới, Việt Nam đứng thứ 112/168 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. (Lao động, ngày 27/1)
Một cựu quan chức cấp cao thốt lên chua xót: Chưa bao giờ trong lịch sử Nhà nước ta “do dân, vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”. Xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích khủng cho một số cá nhân và phe nhóm, gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế. Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, đều thấy thấp thoáng “bóng dáng” của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao (Vietimes, ngày 2/9).
-Tham nhũng quyền lực. Đó là loại tham nhũng của những kẻ dựa trên chiếc ghế quyền lực “ban phát” chữ ký dự án, ban phát chức tước cho người nhà, cho họ hàng, phe nhóm, tạo nên những nhóm lợi ích có dây mơ rễ má ở những địa vị mầu mỡ- nơi bổng lộc, hoa hồng xum xuê tươi tốt. Tham nhũng quyền lực có thể nói là loại tham nhũng có khả năng tạo ảnh hưởng… xấu nhất hiện nay vì nó dẫn đến việc làm hư hỏng cán bộ, đẩy tổ chức vào thế khó khăn. Việc này còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng thông thường, gây ra những hậu quả khôn lường, như nhận xét của ĐBQH Lê Thanh Vân (MTG, ngày 13/12).Cũng chưa bao giờ, xuất phát từ thực tiễn, qua các vụ việc tiêu cực lợi ích nhóm “tìm người nhà không tìm người tài”, các vụ án tham nhũng lớn bị khởi tố, xét xử, và cả những vụ việc tham ô, ăn tiền, ăn chặn của dân từ công đường tới thôn xóm, cho thấy giặc “nội xâm” có thể phân ra thành… ba loại "đẳng cấp" cao thấp khác nhau. Những loại đẳng cấp tham nhũng này tồn tại dai dẳng khó triệt tiêu bởi nó sống được do “cộng sinh” với những khiếm khuyết, những khuyết tật của một nền quản trị quốc gia mang tính đặc thù và chưa hoàn thiện. Trong đó, “đẳng cấp” nhất là hai loại tham nhũng:
Trước đó, ngày 28/10, trả lời Tuần Việt Nam, khi bàn về một CP kiến tạo và phát triển, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra hệ lụy “kép” của hiện tượng nguy hiểm này: “Tham nhũng quyền lực không những chỉ gây hại bằng cách dùng quyền để tham nhũng tiền của, mà còn làm méo mó cả thiết chế nhà nước, khiến cho bộ máy nhà nước không thể có hiệu lực, hiệu quả cần thiết. Không thể có một CP kiến tạo, CP phục vụ và hành động nếu không triệt được nạn tham nhũng quyền lực”.
Nghiêm trọng hơn, tham nhũng quyền lực còn triệt tiêu toàn bộ niềm tin của nhân dân.
-Tham nhũng- lợi ích nhóm ở các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù Đổi mới cơ chế quản lý đã 30 năm, nhưng bản chất, cung cách quản lý của các DNNN ở thời kinh tế thị trường lại vẫn là tư duy xin - cho, ban phát. Mà ở đâu có xin - cho, ban phát, ở đó nảy sinh sự “đi đêm ít gặp ma”. Họ chỉ buộc phải gặp… pháp luật khi vụ việc làm ăn thất thoát lấy “lỗ làm lãi” tới hàng ngàn tỷ đồng thuế của dân bị vỡ lở. Trong khi lấy “lỗ làm lãi”, các DNNN này lại rất sức dài vai rộng về quỹ đất, vốn đầu tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ. Có điều, giữa tiềm lực và năng lực lại tỷ lệ nghịch: Chiếm tới 60% nguồn lực, nhưng lại chỉ đóng góp được 40% GDP. Ngược lại, các DN ngoài nhà nước chỉ chiếm 40% nguồn lực nhưng lại đóng góp tới 60% tổng GDP (VietNamNet, ngày 27/12).
Cũng trong bài viết trên Tuần Việt Nam, về Chính phủ mới và các Mr. cần thayngày 04/8,  người viết bài đã kiến nghị cần thay “Mr. Trách Nhiệm Tập Thể”. Bởi từ trước tới nay, bất cứ sự thua lỗ, làm ăn thất bát nào, luôn chỉ thấy “Mr. Trách Nhiệm Tập Thể” đứng ra nhận lỗi, rút kinh nghiệm sâu sắc… xấu, mà không có bất cứ quan chức nào đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân? Có “Mr. Trách Nhiệm Tập Thể” che chắn và đỡ đòn, các quan chức có trách nhiệm trở thành… vô trách nhiệm trước lợi ích cộng đồng.
Không phải ngẫu nhiên người đứng đầu CP đã có một tuyên ngôn hành động mới: Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc.
Cũng hiếm có liên tiếp một hiện tượng“lạ” liên tục xảy ra ở những vụ việc nghiêm trọng: Trong 36 chước, các quan chức chọn chước “chuồn” là hơn. Nào là Trịnh Xuân Thanh, nguyên  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Nào là Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex). Nào là Lê Chung Dũng, khi trốn đi “du học nước ngoài” là Phó Tổng Giám đốc PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trước đó, là Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt, Trịnh Văn Thảo… Và sắp tới là những ai ai?
Sự ổn định của tham nhũng đã dẫn đến những tổn thương lớn cho xã hội. 10 năm qua, thiệt hại do tham nhũng lên tới gần 60.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thu hồi được hơn 4.600 tỷ (chưa được 10%), vậy nhưng nhà nước vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng (GDVN, ngày 15/12).
Hai năm trước đây, tại cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã có chỉ đạo: Diệt chuột nhưng đừng để vỡ bình. “Bình” đây chính là sự ổn định xã hội.“Bình quý” và kiểm soát quyền lực
Đó là một yêu cầu cũng đồng thời là một thách thức với công cuộc phòng chống tham nhũng vào thời điểm niềm tin của người dân đã tụt đáy, còn tham nhũng vẫn đang… ổn định.
Cùng là ổn đinh, nhưng sự ổn định nơi này là cần thiết. Sự ổn định nơi kia là nguy hiểm, bởi nó gây ra không biết bao nhiêu bất ổn.
Có điều, trong thời hiện đại, việc tiếp cận với thế giới văn minh, cần hiểu sự ổn định khôn ngoan thực chất chính là kết quả của liên tục những điều chỉnh, bổ sung và đổi mới để tương thích với quy luật phát triển.
Tại Đại hội Đảng XII diễn ra tháng 1/2016, có một tham luận gây chấn động dư luận xã hội lúc đó- cũng là những kiến nghị thẳng thắn trước vận mệnh quốc gia, phát triển hay tụt hậu? Đó là kiến nghị của cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi ông cho rằng, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Cấp bách có nghĩa một yêu cầu sống còn của đất nước hôm nay!
Đổi mới hệ thống chính trị thế nào để đồng bộ với đổi mới kinh tế là công việc lớn và lâu dài của cả guồng máy tổ chức. Nhưng xuất phát từ đặc điểm hệ thống chính trị nước Việt, để ngăn chặn hiện tượng giặc “nội xâm”: Lợi ích nhóm, tham nhũng với các hình thức tinh vi, và thủ đoạn cao cường, thì người viết bài tâm đắc với nhận định và kiến nghị giải pháp của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ- đó là kiểm soát quyền lực.
Năm 2016: Lũ chuột- bình quý và Đổi mới là sống còn!
Đổi mới mang ý nghĩa cấp bách, sống còn với đất nước hôm nay!
Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi. Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh KGB còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi… Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.Kiểm soát quyền lực không phải là vấn đề gì mới mẻ của mọi quốc gia văn minh. Nhưng lại là một vấn đề rất khó khăn ở những quốc gia có nền quản trị đặc thù như nước Việt, vì không ai muốn vác đá tự ghè chân mình, như lời của ai đó nhìn nhận vấn đề này. Dù vậy, không kiểm soát được quyền lực, như một quy luật thực tiễn, quyền lực sẽ dễ dẫn đến tha hóa, tất yếu dẫn đến “sự sụp đổ chế độ chính trị” (nhận định của ông VNH). Bài học nhãn tiền của một nước lớn như Liên Xô từng diễn ra trong quá khứ không xa, đã được ông Vũ Ngọc Hoàng dẫn chứng trong bài viết trên Tuần Việt Nam ngày 22/9:
Và lịch sử cận đại của nước ta, theo ông Vũ Ngọc Hoàng, cũng đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).
Một CP kiến tạo và phát triển, trong sạch, liêm chính, hiệu quả, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, một CP làm gương cho XH về vấn đề nói đi đôi với làm, dứt khoát phải là một CP kiểm soát quyền lực. Tham nhũng, lợi ích nhóm chỉ có thể bị hạn chế một khi việc kiểm soát quyền lực tốt và thực chất, nói đi đôi với làm.
Sự kiểm soát quyền lực không cần những ngôn từ đao to búa lớn, mà cần xây dựng được một thiết chế quản trị văn minh theo hướng công khai, minh bạch. Để việc kiểm soát được tài sản của mọi công dân từ quan chức tới thường dân được nắm tận gốc, và không có vùng cấm cho sự đặc quyền- đặc lợi.
Sự kiểm soát quyền lực cũng chính là xây dựng một nền tư pháp minh bạch, có chất lượng, không phải cầm tay chỉ việc và không thể tồn tại hay lẩn khuất những “đường cong mềm mại”
Sự kiểm soát quyền lực là xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, dân biết dân bàn dân kiểm tra kết hợp với việc phát triển một nền báo chí lành mạnh, có tư duy phản biện khách quan, công tâm và công bằng, góp phần điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn.
v.v… và v.v...
Nhưng sự kiểm soát quyền lực có thể biến thành hiện thực không, tùy thuộc vào thái độ, lẽ sống của chính mỗi người Việt chúng ta, từ cả một hệ thống chính trị, cho đến mỗi người dân có nhìn chung về một hướng- Vì lợi ích Quốc gia trên hết? Vì sự trường tồn và hành trình đi tới văn minh và văn hóa cùng nhân loại của nước Việt.
Như tiếng gáy của con Gà trước bình minh.
Mà không thể chỉ là tiếng lục cục kiếm ăn bên cái ao và lũy tre làng!
Kỳ Duyên
TỔNG KẾT TÌNH HÌNH VIỆT NAM NĂM 2016
THANH PHƯƠNG/ RFI/ BVN 3012-2016
clip_image002
Người dân Hà Nội biểu tình kêu gọi bảo vệ biển sau vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. REUTERS/Kham
Formosa gây ô nhiễm khiến cá biển chết hàng loạt, thay đổi ban lãnh đạo sau những đấu đá quyết liệt ở Đại hội Đảng, Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự ở Biển Đông, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam, nợ công tăng cao đến mức báo động. Đó là một số trong những sự kiện đáng chú ý của thời sự Việt Nam năm 2016.
Cá biển chết hàng loạt
Có thể nói sự kiện được bàn tán nhiều nhất và gây chấn động nhiều nhất trong năm 2016 là vụ cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung vào tháng Tư do các chất độc hại do nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra biển. Thảm họa môi trường chưa từng có ở Việt Nam đã gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân các vùng này, và thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế trong nhiều tháng.
Theo thẩm định của chính phủ trong một báo cáo với Quốc hội vào tháng Bảy, khối lượng cá bị chết tại các vùng bờ biển miền Trung vào tháng Tư vừa qua lên đến 115 tấn, gây tác hại đến việc kiếm sống của hơn 200 ngàn người, trong đó có 41 ngàn ngư dân.
Vào tháng 06/2016, công ty Formosa đã thừa nhận trách nhiệm gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt và đã hứa sẽ bỏ ra tổng cộng 500 triệu đôla để làm sạch nước biển và bồi thường cho những ngư dân bị thiệt hại. Nhưng cho tới nay, nhiều người dân địa phương vẫn chưa nhận được tiền đền bù, nên vẫn tiếp tục biểu tình phản đối Formosa, đòi bồi thường và đòi đóng cửa công ty này. Trong tháng Chín, hàng trăm ngư dân cũng đã tới tòa án Hà Tĩnh nộp đơn kiện Forrmosa, nhưng các hồ sơ kiện của người dân đã bị tòa bác với lý do « không có đủ cơ sở đánh giá mức độ thiệt hại ».
Thảm họa cá biển chết hàng loạt đã gây phẫn nộ dư luận Việt Nam và đã khơi dậy một phong trào mạnh mẽ đòi chính quyền phải chú tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường khi cấp phép cho các dự án đầu tư ngoại quốc.
Đối với các chuyên gia quốc tế về môi trường như ông Nguyễn Đức Hiệp tại Sydney trong khi trả lời RFI ngày 04/07/2016, vụ Formosa là một bài học đắt giá cho Việt Nam về việc kiểm soát tác động của các dự án đầu tư ngoại quốc tại Việt Nam đối với môi trường biển.
Nhưng họa vô đơn chí, không chỉ gặp nạn cá biển chết hàng loạt, các tỉnh miền Trung năm nay còn gặp những trận lũ lịch sử. Thêm vào đó, các hồ thủy điện còn đồng loạt xả lũ, khiến nhiều địa phương chìm trong biển nước. Theo số liệu thống kê chính thức thì các trận mưa lũ đã khiến hơn 230 chết và mất tích. Biết bao người dân đời sống vốn đã khó khăn nay càng thêm khốn đốn vì các trận mưa lũ, xã lũ.
Thay đổi lãnh đạo
Chính trường Việt Nam năm 2016 đã có nhiều thay đổi, với việc tại Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 họp vào đầu tháng Giêng, Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đã bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng vào chức tổng bí thư Đảng, chấm dứt một tuần họp kín đầy kịch tính với cuộc đấu đá quyết liệt giữa phe của ông Trọng với phe của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc ông Trọng giành phần thắng đã kéo theo việc thay đổi ban lãnh đạo chính quyền Việt Nam, với ba nhân vật đã được chọn trước lên thay thế ban lãnh đạo cũ: bộ trưởng Công an Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng và phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên làm chủ tịch Quốc hội.
Ba nhân vật nói trên đã được Quốc hội mãn nhiệm bầu ngay vào chức vụ mới ngay cả trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội khoá mới vào tháng 05/2016, một sự kiện bất thường, tuy không phải là lần đầu tiên. Và Quốc hội khóa mới dĩ nhiên là đã bổ nhiệm lại ba người vào vị trí cũ.
Nội bộ chính quyền Việt Nam 2016 cũng đã gặp không ít xáo trộn với vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC bị cáo buộc là có «hành vi cố ý làm trái» gây thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng cho công ty. Nhưng chính quyền chưa kịp bắt thì ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài, có tin đồn là đã trốn sang châu Âu, và cho tới nay vẫn biệt tăm, cho dù Việt Nam đã yêu cầu Interpol phát lệnh truy nã quốc tế đối với nhân vật này và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã liên tục hô hào «phải bắt cho bằng được».
Vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy là đấu đá nội bộ vẫn tiếp diễn ở Việt Nam, nhất là vì ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng bộ Công Thương, cấp trên trực tiếp trước đây của ông Trịnh Xuân Thanh, cũng đã bị kỷ luật, bị «cách chức» cho dù không còn là bộ trưởng nữa. Đánh vào ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng cũng chính là đụng đến phe của Nguyễn Tấn Dũng.
Biển Đông: Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự
Về tình hình Biển Đông, đáng chú ý là trong năm nay là việc Hà Nội đã tăng cường tiềm lực quân sự và bồi đắp các đảo do Việt Nam kiểm soát để có thể đối phó với Trung Quốc. Ảnh vệ tinh Mỹ chụp ngày 30/11/2016 cho thấy Việt Nam có dấu hiệu bắt đầu công trình nạo vét tại Đá Lát (Ladd Reef), một đá thuộc quần đảo Trường Sa, bên trên có sẵn một ngọn hải đăng và một đồn lính nhỏ.
Trước đó, các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Và Chiến lược (CSIS) cũng cho thấy là Hà Nội đã mở rộng phi đạo và xây hai nhà chứa máy bay lớn trên một đảo của Trường Sa để có thể tiếp nhận những phi cơ mới của không quân Việt Nam, như máy bay giám sát biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295. Để mở rộng phi đạo, Việt Nam đã bồi đắp đảo cho lớn hơn, tương tự như việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo, tức bồi đắp các đá thành những đảo thật sự.
Hãng tin Reuters tháng 08/2016 tiết lộ rằng Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai các dàn tên lửa địa đối không ở quần đảo Trường Sa, nhưng Hà Nội chưa xác nhận thông tin này.
Với nguy cơ chiến tranh tái diễn với Trung Quốc do vấn đề Biển Đông, Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải tiếp tục hiện đại hóa quân sự, mua thêm vũ khí và thiết bị quân sự từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ Hoa Kỳ.
Mỹ bỏ cấm vận vũ khí
Trong năm 2016, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục được tăng cường, kể cả về mặt quốc phòng, đặc biệt với việc tổng thống Obama khi viếng thăm Việt Nam vào tháng 5 đã loan báo bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương là điều mà Hà Nội vẫn thúc giục Washington làm trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, ông Obama cũng đã nói rõ là việc bán vũ khí cho Việt Nam vẫn còn phải đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, trong đó có yêu cầu về nhân quyền.
Theo báo điện tử của chính phủ Việt Nam, tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump, khi điện đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/12, đã «khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam để cùng thúc đẩy quan hệ». Hai nhà lãnh đạo cũng đã «trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian tới».
Việt Nam đã hy vọng là thông qua hiệp định Tự Do Mậu Dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ củng cố hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ, giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thế nhưng, tổng thống tân cử Donald Trump đã dập tắt hy vọng đó khi tuyên bố rằng ngay trong ngày đầu tiên vào Nhà Trắng, ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, một hiệp định mà theo ông chỉ bất lợi cho nước Mỹ.
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trả lời RFI ngày 21/11/2016, Việt Nam còn nhiều kênh khác để tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới.
Báo động nợ công
Nhưng trên con đường phát triển kinh tế, có một nguy cơ rất lớn đang rình rập Việt Nam, đó là món nợ công tiếp tục tăng cao và nay đã lên đến mức đáng báo động.
Theo các số liệu do chính phủ đưa ra thì tốc độ tăng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 là 18,4%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Nợ công của Việt Nam năm 2016 được dự báo sẽ tăng lên mức 64%, tức là tiến ngày càng gần đến mức trần cho phép (65% GDP). Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 28/11/2016, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở Sài Gòn cho rằng nguyên nhân chính khiến nợ công Việt Nam tăng nhanh là do hiệu quả của đầu tư công quá thấp.
Hệ quả của tình trạng nợ công tăng cao là thâm hụt ngân sách triền miên. Việt Nam đang có nguy cơ là bị cuốn sâu vào vòng xoáy vay để trả nợ, vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. Đây là những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. 
T.P.
VIỄN ẢNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2017 VẪN XÁM MÀU
VOA/ BVN 30/12/2016
clip_image001
Từ trái sang, ông Đinh Đăng Định, Nguyễn Đan Quế, Đinh Nhật Uy, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải và vợ ông Định – bà Đặng Thị Dinh, ngày 16.2.2014.
Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Ân xá Quốc tế, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong năm 2016 vẫn tồi tệ về nhiều mặt. Đảng Cộng sản tiếp tục duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa hay “bôi bẩn” các vị lãnh đạo. Việt Nam hạn chế gắt gao các quyền tự do phát biểu, lập hội và hội họp ôn hòa.
Các nhà tranh đấu cho quyền con người và các blogger bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và giam tù. Nông dân tiếp tục mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập. Trong năm 2016, bất chấp những khó khăn, nhiều nhà hoạt động và blogger công khai lên tiếng đòi các quyền tự do và dân chủ.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Sài Gòn cho VOA biết Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam trong rất nhiều vấn đề, từ việc tuần tra ở Biển Đông đến việc trang bị các tàu tuần dương, xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, nhưng Việt Nam đã đáp lại không tương xứng, mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, và các blogger trong năm 2016. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn chưa mạnh mẽ lên tiếng về các vụ vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, điển hình như vụ cưỡng chế chùa Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 9. Bác sĩ Quế nói điều này đã giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ bên ngoài và do đó chính quyền cứ tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền trong năm 2016, đặt biệt là sau khi được Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Bác sĩ Quế cho biết thêm:
“Tổng quát thì đến cuối năm đã có những sự gia tăng việc đàn áp dưới nhiều hình thức. Ví dụ gần đây nhất là vụ xử trung tá Trần Kim Anh 13 năm tù và Lê Thanh Tùng 12 năm tù, với tội danh ‘lật đổ chính quyền theo điều 79’, bắt giữ một số blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Bác sĩ Hồ Hải, blogger trẻ nói lên sự thật của xã hội như Nguyễn Phúc Gia Huy, và mới đây nhất là blogger Nguyễn Danh Dũng ở Thanh Hóa. Nói chung tình trạng đàn áp, khống chế người tranh đấu và cả gia đình họ trong năm 2016 có gia tăng”.
Vị bác sĩ từng bị giam cầm hơn 20 năm dưới chế độ cộng sản dự báo rằng vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục chuyển biến theo hướng xấu trong năm 2017 khi nhiều quan chức nhà nước bất mãn chế độ, những người Hà Nội gọi là “tự diễn biến, tự chuyển hóa,” sẽ mạnh dạn lên tiếng đòi dân chủ:
“Sang đến năm 2017 thì tôi thấy rằng đặc biệt nhất chưa bao giờ lòng dân bất mãn như ngày hôm nay. Đó là một yếu tố quan trọng. Hiện nay những người đang ở trong bộ máy cầm quyền và đặc biệt là những vị cách mạng lão thành, về hưu hay không ra làm việc nữa, đã mạnh dạn lên tiếng đòi tự do dân chủ, tố cáo thẳng thậm chí thật sự hối tiếc vì đã cống hiến những năm tháng trai trẻ cho chính thể mà bây giờ chính thể đó quay ra đàn áp dân, hèn với giặc, ác với dân”.
Bất chấp áp lực và đàn áp trong năm 2016, các tổ chức xã hội dân sự vừa thành lập như Green Trees, Hội Giáo chức Chu Văn An, Hội Bảo vệ Nạn nhân bị Tra tấn, Hội Bảo vệ những Người Tranh đấu cho Nhân quyền... hoạt động rất hữu hiệu. Nhiều hội đã nỗ lực đồng hành với các nạn nhân của Formosa, giúp họ mạnh mẽ lên tiếng phản đối việc gây ô nhiễm môi trường. Các tổ chức xã hội dân sự cũng đồng loạt lên tiếng phản đối luật tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam, và gần đây là phản đối bản án của Trần Kim Anh và Lê Thanh Tùng.
Bác sĩ Quế cũng tự tin khi ngày càng nhiều người trẻ có ý thức với phong trào đấu tranh dân chủ. Ông nhấn mạnh đến các hoạt động đào tạo chuyên môn cho các nhà hoạt động trẻ, nhất là đào tạo kỹ thuật thông tin:
“Trước trào lưu nhiều anh em trẻ tham dự, chúng tôi có tổ chức huấn luyện khá qui mô. Đó là những anh em trẻ, giỏi về kỹ thuật số và đồng thời biết đối phó với chính quyền cộng sản. Nói chung là số người hoạt động gia tăng, cũng như kỹ thuật hoạt động và kỹ thuật đối phó được đào tạo quá qui mô”.
Bác sĩ Quế cho rằng những chuyển biến của tình hình quốc tế hiện nay, cùng với sự trì trệ của Hiệp định Thương mại Đối tác Thái Bình Dương (TPP), chính phủ mới của Hoa Kỳ do ông Donald Trunp làm tổng thống, việc mất đoàn kết của Liên Minh châu Âu, và tính hung hăng bá quyền của Trung Quốc sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với các nước về nhiều phương diện và đương nhiên các mối quan hệ quốc tế này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhân quyền Việt Nam. Nhìn chung, viễn cảnh nhân quyền Việt Nam trong năm 2017 vẫn xám màu.
NĂM 2017: BÀN VỀ'CŨ', 'MỚI'
BÙI TÍN/ VOA/BS/ BVB 29-12-2016
Từ 30 năm nay, trong các tài liệu, văn kiện, nghị quyết của đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, “đổi mới” có lẽ là hai chữ được dùng phổ biến nhất.
Đổi mới được nhấn mạnh, ca ngợi, xưng tụng, đề cao đặc biệt từ năm 1986 trong Đại hội VI của đảng Cộng sản Việt Nam, với nội dung là thực hiện kinh tế thị trường, cho phép tự do kinh doanh, áp dụng khoán sản phẩm, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, tăng nhanh xuất nhập hàng hóa, đẩy mạnh lưu thông quốc tế… Quan hệ ngoại giao đa phương đa hướng được thực hiện, cấm vận được bãi bỏ, cuộc sống xã hội dễ thở hơn, đời sống nhân dân đỡ gay gắt, kinh tế tư nhân được khôi phục dần. “Đổi mới” được coi như đôi đũa thần có phép vạn năng.
Đã có lúc chủ trương “đổi mới” được quan niệm khá rộng rãi, đa phương, đồng bộ. Đổi mới kinh tế; đổi mới chính trị; đổi mới phương thức, tư duy cách lãnh đạo, cai trị; đổi mới văn hóa; đổi mới cung cách vận động quần chúng, đổi mới quan hệ giữa đảng và quần chúng; đổi mới xã hội theo hướng dân chủ, bình đẳng, văn minh, hòa bình, phồn vinh cho toàn dân cùng hưởng. Đã có lúc Bộ Chính trị cử đoàn cán bộ sang Bắc Âu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các đảng Dân chủ – Xã hội Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… về xây dựng một kiểu Nhà nước Phúc lợi, không chênh lệch giàu nghèo quá đáng, Nhà nước chăm lo cuộc sống của toàn dân, giáo dục hầu như miễn phí, y tế cũng hầu như miễn phí, nhà ở giá cực thấp, tuổi thọ kéo dài, xã hội bình yên phồn thịnh. Ngay sau Đại hội VI, Bộ Chính trị đã nói đến “đổi mới toàn diện, đồng bộ”, “đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị”, “đổi mới mô hình”, “đổi mới chế độ cầm quyền theo hướng dân chủ hóa”, “đổi mới đợt 2″…
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, sau khi phe xã hội chủ nghĩa tự giải thể không kèn không trống, thì tại Việt Nam một không khí hốt hoảng diễn ra vào cuối thập kỷ 90, các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh… vội vã bay sang Thành Đô và chạy vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để cầu cứu, nhằm kéo dài cuộc sống của đảng Cộng sản Việt Nam, xin được đảng Cộng sản Trung Quốc cưu mang, do cùng chung học thuyết Mác – Lê, và cùng chung chế độ Chủ nghĩa Xã hội. Cuộc mật đàm Thành Đô là cuộc đầu hàng và bán nước ô nhục nhất do nhóm lãnh đạo Cộng sản Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Phạm Văn Đồng gây nên, mà nhóm Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt, Trần Quang Cơ không sao ngăn nổi. Di hại khủng khiếp về mọi mặt của nó kéo dài cho đến tận hôm nay!
Kể từ đó công cuộc Đổi mới chững hẳn lại, mất đà, chỉ còn là vài ba cải tiến bộ phận về kinh tế, cho tư nhân kinh doanh, không ngăn sông cấm chợ, mở rộng ngoại thương, nhận đầu tư từ nước ngoài. Có mặt kinh tế tư nhân bị siết chặt hơn trước, quyền tư hữu ruộng đất bị hủy bỏ bởi chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý”. Cải cách chính trị bị khóa chặt.
Cả 5 đời tổng bí thư từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đến Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng vẫn một mực chui vào cái cũi Thành Đô ngày càng sâu, dưới phương châm “16 chữ Vàng”: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, cộng thêm “4 Tốt”: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Đây là những cái gông ác nghiệt tròng vào cổ đảng Cộng sản và nhân dân ta, dẫn đến hậu quả “mất rừng, mất biển”, làm nảy sinh ra một loạt giặc ngoại xâm cố kết với giặc nội xâm, gồm đủ loại: lâm tặc, hải tặc, địa tặc, ngân sách tặc, ngân hàng tặc, ODA tặc, FDI tặc, dự án tặc, hèn với giặc, ác với dân, xúc phạm tiền nhân, chuyển những núi nợ lên vai con cháu về sau…
Có thể nói hơn 40 năm sau thống nhất và tương đối hòa bình là thời kỳ khổ ải, nhục nhã nhất của dân tộc, nhân dân. Đảng Cộng sản và Nhà nước độc đảng mất trọn niềm tin của nhân dân, bị xã hội căm giận, khinh thị, rủa sả, không còn tính chính đáng để cầm quyền. Đã có bao giờ trên đất nước ta, giới cầm quyền chóp bu dùng súng đạn để nói chuyện với nhau như vụ trừ khử nhau ở Yên Bái, sát phạt nhau ngay trong Bộ Chính trị, trong Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân? Đã xảy ra nhiều vụ tham ô, nhũng lạm, làm thất thoát hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng trong hàng trăm vụ án lớn, mà không thu hồi nổi 1% để trả về cho công quỹ! Tiền của công, của dân chạy gần hết vào túi các quan tham, như Nguyễn Trường Tô, Trần Văn Truyền, các đại gia ngân hàng… Nhiều viên chức cao cấp là đại biểu Quốc hội vác tiền của bất minh nối đuôi nhau chạy ra nước ngoài, để từ xa thách thức tổng bí thư và ngành an ninh, trong khi ngành Công an chỉ còn biết phản ứng bằng cách trả thù các chiến sĩ dân chủ như Cấn Thị Thêu, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Đoan Trang – những người được thế giới dân chủ quý trọng, tôn vinh.
Đã đến lúc toàn dân ta phong cho cái đảng Cộng sản đã thoái hóa đến tận cùng cái danh xưng xứng đáng nhất là Đảng tặc. Từ Đảng tặc mà sinh ra lâm tặc, hải tặc, địa tặc, ngân sách tặc, ngân hàng tặc, ODA tặc, FDI tặc, dân chủ tặc, dân quyền tặc.
Lẽ ra nếu như Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam còn có chút lương tri, ý thức trách nhiệm với dân với nước, họ đã phải tự phê bình nghiêm khắc, cúi đầu nhận tội hèn với giặc ngoại xâm và nội xâm, ác với dân, nhận tội đã không đổi mới chút nào về chính trị, để cho đất nước bế tắc kéo dài từ thảm họa Thành Đô cuối năm 1990.
Thật ra lối thoát không có gì khó khăn, xa xôi, phức tạp, rắc rối.
Có một lối thoát rất rõ ràng, minh bạch, chóng vánh. Đó là kết thúc triệt để một chế độ quá ư lạc hậu, lỗi thời, chế độ độc đoán độc đảng ngồi trên hiến pháp và pháp luật, phủ định lá phiếu tự do của mọi công dân, một chế độ mang danh hão là Chủ nghĩa Xã hội khoa học, nhưng trên thực tế và về thực chất là “Chủ nghĩa tư bản rừng rú”. Điều rất đơn giản là thay vào cái chủ nghĩa Mác – Lênin cũ kỹ, ảo tưởng – đã bị cả loài người lên án là tội ác chống nhân loại – bằng chủ nghĩa tư bản văn minh tiến bộ trên cơ sở pháp quyền, như phần lớn các nước trên toàn thế giới.
Việc có nhiều đảng viên Cộng sản cao cấp yêu cầu trở về với tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, khôi phục quyền “sở hữu tư nhân”, từ bỏ “quyền sở hữu toàn dân mơ hồ, quái gở” là một điều hợp lý, hợp lòng dân. Phải có ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp riêng biệt để kiểm soát, kiềm chế nhau. Chỉ vài đổi mới chính trị thật sự như thế cũng đủ để cải thiện tình hình rõ rệt. Tham nhũng sẽ bị đẩy lùi một cách cơ bản; ngân sách sẽ không còn bị rò rỉ lớn; nông thôn, nông nghiệp sẽ khởi sắc trở lại; sẽ không còn những vụ xử án bất công, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và cấp ủy đảng; giáo dục sẽ có chất lượng cao; y tế sẽ không còn bệ rạc, bất nhân. Xã hội sẽ ổn định, hài hòa. Các tập đoàn quốc doanh sẽ không còn khống chế, lũng đoạn nền kinh tế thị trường, chèn ép các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, công thương nghiệp sẽ phồn vinh.
Đó mới thật là “đổi mới” thật sự, là “đổi mới chính trị gắn liền với đổi mới kinh tế”, là “đổi mới đồng bộ cả hệ thống cai trị”, ăn khớp với nhau, “đổi mới cả hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc”, “cả tư duy, nếp sống, pháp luật và công luận xã hội”. Toàn xã hội sẽ được lợi to lớn, bền lâu, chỉ riêng thiệt thòi là bọn sâu mọt cặn bã nắm quyền lực để mưu cầu tư lợi.
Bước vào năm mới 2017, với tư duy mới, hy vọng mới, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương hãy có một phiên họp đặc biệt để kiểm điểm sâu sắc, tạ tội về những sai lầm chồng chất kéo dài và cuối cùng là cùng toàn dân “đổi mới tư duy chính trị, kinh tế, văn hóa một cách toàn diện và đồng bộ”, từ đó cùng nhân dân lựa chọn nhân tài thứ thiệt cho đất nước qua các cuộc bàn luận, kiến nghị, thảo luận dân chủ rộng rãi, tuyển chọn ra bộ máy lãnh đạo thật sự của dân, do dân, vì dân, như ở mọi đất nước và thể chế dân chủ văn minh hiện tại.
Công đoàn Đoàn kết (Trade Union “Solidarity”) ở Ba Lan đã làm được như thế. Hiến Chương 77 (Charter 77) của các trí thức Tiệp Khắc đã làm được như thế. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi ở Myanmar đã làm được như thế. Ở Nam Phi, ông Nelson Mandela cùng Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress) đã làm được như thế. Ở Ấn Độ, lãnh đạo Mahatma Gandhi của Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (India National Congress) cũng đã làm được như thế.
Đến nay, ở thế kỷ XXI, tại sao dân tộc ta, toàn dân ta lại không làm được như thế? Toàn dân ta không hề che dấu ý nguyện, ý chí đấu tranh của mình. Hãng điều tra dư luận quốc tế có uy tín PEW cho biết hơn 80% nhân dân Việt Nam tỏ rõ ý muốn kết bạn, gắn bó với phương Tây dân chủ và Hoa Kỳ; chỉ có 12% muốn gắn bó với Trung Cộng.
Lòng dân rõ là như thế. Năm mới, hãy bàn một lần cho ra lẽ chuyện mới và cũ để từ bỏ dứt khoát cái cũ giáo điều, cổ hủ, đổi mà không mới, mới còn tệ hơn cũ.
Mong rằng toàn đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự xét mình, tự phê bình nghiêm chỉnh để tiếp thu cái mới thật sự, đổi mới thật sự. Đổi mới hay là chết! Đây là khẩu hiệu trung tâm, mệnh lệnh của Tổ quốc, của nhân dân cho cả năm mới 2017.
BT/Blog VOA/BS
NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHỐNG MÁC XIT
NGÔ NHÂN DỤNG/ VOA/BS/BVN 29/12/2016
clip_image002
Những người quen nói tiếng Việt cảm thấy có điều gì “không ổn” khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói ba chữ “tự diễn biến”. Người Việt dùng chữ “tự” đứng trước một động từ, chẳng hạn chiếc “xe hơi tự lái” mà công ty Uber đang muốn thử. Chiếc xe không cần tài xế mà vẫn đón khách, đưa khách, nó tự lái lấy, tránh không đụng ai, và đi đến đúng địa chỉ người khách muốn.
Nhưng “diễn biến” không phải là một động từ. Hai chữ “diễn biến” là một danh từ, với các động từ tương ứng là biến, là biến đổi, chuyển biến, biến hóa, vân vân. Tiếng Việt Nam không nói “tự diễn biến”, cũng như không nói “tự xe hơi”. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng cứ nói “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, nói đi nói lại mấy năm nay mà các đảng viên cộng sản không ai dám mách ông tổng bí thư rằng ông nói như vậy là không đúng tiếng Việt. Chắc người Tàu họ nói như vậy, rồi ông bắt chước, tin tưởng các “đồng chí anh em” nói gì đều đúng văn phạm.
Người Tầu cộng sản bắt đầu với khẩu hiệu “chống diễn biến hòa bình”. Khi học tập về cuộc sụp đổ của chế độ cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, lúc đầu họ coi đó là do tình báo Mỹ CIA gây ra. Mỹ không tấn công, không gây được những cuộc nổi dậy trong các nước cộng sản, nhưng chế độ cứ thế mà tan rã từng mảnh một. Họ gọi đó là “diễn biến hòa bình”, hô hào các đảng viên phải chống. Hô hào một thời gian rồi, họ nhận thấy rằng chính quyền Mỹ hoặc CIA không phải là đầu mối đáng lo nhất, mà chính các đảng viên cộng sản muốn thay đổi mới thật sự đe dọa quyền hành của giới lãnh đạo. Thế là họ quay mũi dùi qua chính các đảng viên, những người có cái đầu đang tự thay đổi. Bên Tầu bèn phát động phong trào chống tình trạng đảng viên cộng sản tự thay đổi và muốn chế độ thay đổi! Bắc Kinh đi trước, Hà Nội bèn theo bén gót.
Trong hội nghị ngày 9 tháng 12 năm 2016 vừa qua, ông Trọng nêu ra “điểm mới” trong Nghị quyết cho cán bộ toàn quốc học tập, nói rằng nó “chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, nhấn mạnh tính chất nguy hiểm và hậu quả khôn lường của nó”. Hiện tượng “suy thoái đạo đức” trong đám cán bộ là chuyện không có gì mới. Càng lên cao càng hư, các trò hư hỏng càng lớn, cả nước đã biết từ… nửa thế kỷ nay rồi; không thể nói là mới được. Có lẽ điều mới được đảng cộng sản nhấn mạnh trong nghị quyết là hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Ông Trọng yêu cầu các cán bộ cảnh giác.
Tiến Sĩ Âu Dương Thệ, sống ở nước Đức, có lần đã nhận xét “rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đụng vào đâu thì hỏng đó!”. Ông Âu Dương Thệ kết luận rằng để ông Trọng ngồi cái ghế lãnh đạo “càng lâu càng nguy hiểm!”.
Nhưng “nói hỏng” tiếng Việt là chuyện nhỏ! Ông Trọng “hỏng” lớn hơn nữa, là khi hô hào đảng viên chống tự diễn biến, ông đã chống cả ông Karl Marx! Tức là chính ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang tự chuyển hóa! Một người chống Mác xít “càng ngồi lâu càng nguy hiểm” cho chính đảng Cộng sản!
Một điều ông Karl Marx luôn luôn nhấn mạnh là thế giới thay đổi, xã hội loài người luôn luôn thay đổi. Ý tưởng này thực ra loài người đã biết mấy ngàn năm trước, Phật Thích Ca dậy tính chất vô thường của mọi hiện tượng, các triết gia Hy Lạp hay Kinh Dịch của người Trung Hoa đều nói như vậy. Karl Marx chỉ đánh bóng tư tưởng đó bằng biện chứng pháp của Hegel, quay ngược đầu lý thuyết đó với niềm tin duy vật. Nhưng ai học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Karl Marx đều nhớ một điều: Xã hội luôn luôn thay đổi. Lịch sử là cuộc chuyển hóa của loài người, một diễn biến không ngừng.
Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, ông đã phủ nhận nền tảng của lý thuyết Mác xít!
Lý do vì ông Trọng đã học tập Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình, khi họ rút tỉa bài học Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong một bài diễn văn năm 2013, sau khi lên chức Tổng bí thư, họ Tập giải thích sự thất bại của cộng sản Nga là do “Những lý tưởng và niềm tin của họ đã lung lay. Cuối cùng, trong một đêm, ‘ngọn cờ lãnh đạo’ đã gẫy đổ. Đó là một bài học sâu xa cho chúng ta (cộng sản Trung Quốc)”.
Nhưng họ Tập đã nhìn khiếm diện, chỉ trông thấy sự sụp đổ của niềm tin vào ý thức hệ Mác Lê Nin, coi đó là nguyên nhân chính. Trong thực tế, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là do những người đang hưởng thụ nhiều nhất đã hoàn toàn bất lực trước cảnh kinh tế suy đồi, khiến cho quyền lợi của chính họ cũng suy giảm.
Trong thập niên 1980, hệ thống cai quản nước Nga từ thời Lenin và Stalin đã khô héo, xơ cứng, bất lực trước các vấn đề nhỏ nhất như cả hệ thống vận chuyển nông sản từ đồng quê lên thành phố không biết làm sao cho nó chạy được! Một phái đoàn của chính phủ Liên Xô qua thăm London, nước Anh, để nghiên cứu về hoạt động của thị trường. Họ được mời tới quan sát khu chợ rau buổi sáng. Họ nhìn thấy cảnh các nhà nông lũ lượt lái xe đem rau, trái cây tới chợ; cảnh những nhà buôn sỉ đem xe tải tới chở hàng rồi chạy đi phân phối, chỉ trong một tiếng đồng hồ mọi hàng hóa được đưa tới đã biến đi đâu hết! Phái đoàn Nga phải hỏi người hướng dẫn: “Ủy ban phân phối của các ông hữu hiệu quá! Làm cách nào được như vậy?” Vì trong cùng thời gian đó, những đống khoai tây, bắp, lúc mì, trái cây đang nằm ụ tại nhiều nhà ga ở nước Nga, đến lúc ung thối vẫn chưa được chuyển đi!
Những người cầm đầu cộng sản Nga thấy phải thay đổi. Nhưng họ cũng bất lực. Vì trong đám những cán bộ, đảng viên đang nắm quyền, đa số thấy rằng nếu thay đổi thì chính họ sẽ mất những lợi lộc và quyền hành đang được hưởng. Khối người đó cưỡng lại đến cùng mọi cải tổ. Gorbachev thất bại vì ông ta muốn thay đổi từ trên xuống, thay đổi cái đầu và cơ chế. Ông không bắt đầu từ những phạm vi hẹp, trong lãnh vực kinh tế, trên từng mảnh đất nhỏ nông thôn, cho nông dân được tự do làm ăn cho chính họ hưởng, như Đặng Tiểu Bình làm ở bên Tàu.
Đặng Tiểu Bình biết xã hội Trung Hoa thay đổi nên đối phó với chương trình cải tổ kinh tế. Nhưng kinh tế thay đổi thì dần dần cách sống của con người cũng đổi, tương quan giữa người này với người kia cũng đổi. Sau 30 năm, nước Tàu đã thay đổi. Không cần ông Karl Marx nói, ai cũng có thể nhận ra điều đó. Nhưng những người tự xưng là học trò của Karl Marx lại không thấy và không chấp nhận sự thay đổi thì đúng là họ đang chống lại ông thầy Marx!
Khi hô hoán, kêu gọi các đảng viên chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, chính ông Nguyễn Phú Trọng đang từ chối giáo điều căn bản của Marx, chính ông đang tự chuyển hóa! Tiến sĩ Âu Dương Thệ nói ông Trọng “càng ngồi lâu càng nguy hiểm”, là muốn nói đến mối nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam. Nhưng chính cái đảng Cộng sản của ông cũng lâm nguy vì đến người cầm đầu đảng cũng phản lại lý thuyết Mác xít!”.
Nếu áp dụng những bài học về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Karl Marx, thì trước hết ông Nguyễn Phú Trọng phải nhận ra những mâu thuẫn cùng cực trong nước Việt Nam và trong cả đảng Cộng sản của ông.
Trong nước, mâu thuẫn giai cấp đã trầm trọng. Những người dân thuộc giai cấp bị trị, bị bóc lột, bị đè nén từ bao năm qua, trước đổi mới và sau đổi mới, họ không thể cúi đầu khuất phục mãi mãi. Trong đảng cộng sản, các cán bộ nắm quyền chỉ lo giành nhau những đồng đô la thất đức, kèn cựa nhau từng đồng, hàng ngày. Những diễn viên trong các màn đấu đá như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, cho tới những cuộc chạy trốn ngoạn mục của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, chỉ là cảnh nổi lên trên cho mọi người trông thấy. Bên trong đảng cộng sản còn hàng ngàn những cuộc đấu đá ngầm nằm dưới mặt nước, chỉ chờ ngày nổi lên, như tiếng súng Yên Bái cho thấy.
Đứng trước những mâu thuẫn nặng nề, giải pháp tốt nhất cho đảng Cộng sản và cho nước Việt Nam là “Minh bạch, Công khai!”. Khi tất cả các mâu thuẫn được phơi bày trước mắt mọi người, thì ai cũng có thể kết luận người nào đúng, người nào sai. Khi xã hội sống minh bạch, công khai, thì người ta có thể đòi một sống trong công bằng, bình an trong luật pháp.
Nhưng không ai hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận minh bạch, công khai. Vì ông vừa mới bắt các cán bộ học tập Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII. Một điều quan trọng của nghị quyết này là cấm đoán mọi “sự phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học – nghệ thuật”. Họ vạch ra những hiện tượng “lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng;… thổi phồng mặt trái của xã hội;… bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của đảng”.
Tóm lại, đảng cộng sản muốn ngăn cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng một cách tàn bạo hơn. Cứ như vậy, các mâu thuẫn sẽ tiếp tục được che đậy, chỉ chờ ngày bùng nổ!
Ông Karl Marx dưới mồ chắc phải khóc. Bọn học trò của ông từ Kim Jong Un, Tập Cận Bình đến Nguyễn Phú Trọng đều chống Mác xít!
N.N.D.