ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Người Nhật với căn tính "nhị nguyên" (viet-studies 10-4-16) -Đinh Hoàng Thắng- Bản gốc của tác giả-Mặt trận tình báo mới và mối đe doạ với VN (TVN 11-4-16)-Những chuyến đến Hoàng Sa "cấy" bằng chứng khảo cổ giả (TT 10-4-16)-Việt Nam 'khó kiện TQ' trên Biển Đông? (BBC 10-4-16)-Đã biết nạn nhân thực sự sau phanh phui chấn động (TVN 11/4/2016)-Obama thú nhận “sai lầm tồi tệ nhất” khi làm Tổng thống Mỹ (VNN 11/4/2016)-Trung Quốc không nương tay với Triều Tiên (VNN 11/4/2016)-
- Trong nước: Bất ngờ và bí ẩn của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (ABS 10-4-16)-Ông Nguyễn Văn Bình làm Trưởng Ban Kinh tế TƯ (VNN 11/4/2016)-Ông Nguyễn Văn Bình làm Trưởng Ban Kinh tế TƯ (VNN 11/4/2016)-Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Làm hết sức bằng cái tâm, cái đức (VNN 11/4/2016)-Lá thư của Tiến sĩ Ngụy Hữu Tâm gửi ngài Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức Martin Patzelt (BVN 11/4/2016)-
- Kinh tế: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (QĐND 10-4-16)- Sự nguy hiểm của giá vàng khiến nhà giàu lo sợ (Vef 11/4/2016)-ACB đang 'trả giá đắt' cho sai lầm quá khứ (Vef 11/4/2016)-Đi hơn 1km trên QL5 mất 45 ngàn đồng phí (VNN 11/4/2016)-Cẩm nang ‘gối đầu’ cho nhà môi giới địa ốc Việt (BĐS 10/4/2016)-
- Giáo dục: Vi phạm quy chế thi tiến sĩ, ông Đào Ngọc Dung bị trừ 50% điểm thi (TT 10-7-06)-Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giáo dục không phải trận đánh (ĐĐK 10-4-16)- Nhà văn Nguyễn Trương Quý: “Thị trường đạo đức” đang trỗi dậy (LĐ 9-4-16)-Từ cô gái bị trêu cười đến học bổng 6 ĐH hàng đầu thế giới (VNN 11/4/2016)-Kỳ vọng gì ở Bộ trưởng Giáo dục mới? (VNN 11/4/2016)
- Phản biện: Để Quốc hội không bị “vết xước”… (TVN 11/4/2016)-Kết quả biết trước của những trò “hiệp thương” được sắp xếp chỉn chu từ đám “quân xanh” của Đảng (BVB 11/4/2016) -Tổng hợp nhiều tác giả-Khi một thiểu số “quần chúng” nắm quyền quyết định (BVN 11/4/2016)-Đoan Trang-Bàn thêm về chuyện “non nước thề bồi” (Mênh mông thế sự 32) (BVN 11/4/2016)-Tương Lai-Bao giờ chúng ta bớt nhỏ nhen? (BVN 11/4/2016)-Trần Thắng-Đánh giá 'Tứ trụ Việt Nam' BVN 10/4/2016)-BBC
- Thư giãn: Putin trổ tài làm phiên dịch (VNN 11/4/2016)-Giải pháp hay cho người hay ngủ ngáy (VNN 11/4/2016)-
KỲ VỌNG GÌ Ở BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC MỚI ?
VNN 11/4/2016
PGS Nghiêm Đình Vỳ
Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận được nhiều kỳ vọng sẽ thổi luồng gió mới tích cực vào ngành giáo dục đào tạo nước nhà.
PGS Nghiêm Đình Vỳ (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương): “Tôi hoan nghênh cách tiếp cận của Bộ trưởng mới”
Chất lượng của giáo dục phổ thông và giáo dục đại học phụ thuộc vào năm yếu tố là đầu vào, chương trình và SGK, giáo trình, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, cơ chế chính sách và con người.
Tôi hoanh nghênh tinh thần lấy con người là gốc của tân bộ trưởng. Trước mắt, cần củng cố đội ngũ giáo viên phổ thông. Các trường sư phạm phải xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp định hướng đổi mới của giáo dục, bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên hiện nay theo định hướng mới. “Đại kế giáo dục con người là gốc” – phải có người thầy giỏi. Chương trình, SGK tốt mà không đủ điều kiện là người thầy giỏi thì không chuyển tải được. Giáo viên, giảng viên tốt sẽ nhìn nhận được trong chương trình, SGK có chỗ này, chỗ kia nên dạy như thế nào.
Kinh nghiệm cho thấy khi giáo viên thi dạy giỏi, có tiết dự giờ thì họ dạy rất tốt bởi vì họ tập trung thời gian, tâm sức để chuẩn bị bài giảng. Muốn họ luôn có những bài giảng với chất lượng như vậy thì họ phải không lo lắng về kinh tế để có điều kiện tập trung vào công việc.
Trên nền tảng hiện nay, Bộ trưởng mới tiếp thu những thứ đã có và phát triển lên thì giáo dục sẽ có thay đổi. Tôi hy vọng rằng với quan điểm và niềm tin vào con người, Bộ trưởng sẽ củng cố được đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên thực hiện tốt chương trình SGK mới và tự chủ trong giáo dục đại học.
Káp Thành Long (du học sinh ngành Truyền thông quốc tế (ĐHMelbourne, Australia): "Tin rằng tân bộ trưởng sẽ là con người hành động"
Điều đáng hi vọng hơn, với trải nghiệm từng học ở Anh và Mỹ, ông Phùng Xuân Nhạ có nhiều khả năng sẽ áp dụng những chính sách tiến bộ về giáo dục của các nước này vào đổi mới nền giáo dục nước nhà. Việc tuyển sinh sẽ đơn giản, công bằng và ổn định hơn thay vì liên tục thay đổi như những năm qua.
PGS Trần Hữu Tá (Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM): "Tôi tha thiết mong Bộ trưởng kiện toàn bộ máy quản lý" Với kinh nghiệm về hợp tác quốc tế trong giáo dục, hi vọng ông sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế và giáo dục trực tuyến để sinh viên Việt Nam có thêm cơ hội được học với nhiều giáo sư giỏi của nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy hoặc qua môi trường Internet.
Đặc biệt, chắc chắn hơn ai hết ông hiểu rằng ngoại ngữ sẽ là cánh cửa để hoà mình vào dòng chảy tri thức toàn cầu. Ông sẽ đưa ra những quyết sách chiến lược về dạy và học ngoại ngữ để những đứa trẻ nghèo ở Sơn La, Hà Giang, Cà Mau cũng có thể học được những bài giảng của giáo sư hàng đầu thế giới ở Anh, Mỹ qua môi trường Internet.
Tôi tâm đắc với góc nhìn cần có chính sách để tuyển những người giỏi học ngành sư phạm, để tạo ra một thế hệ giáo viên tài năng và tâm huyết. Bây giờ ngành sư phạm ở Việt Nam đang khó tuyển người tài vì lương giáo viên thấp quá, và họ cũng thiếu những hỗ trợ cần thiết. Vẫn biết nói thì dễ nhưng làm mới khó, tin rằng tân bộ trưởng sẽ là con người hành động.
Những năm gần đây, theo dõi tình hình giáo dục một cách mòn mỏi, những ai có lòng với giáo dục, có tình với đất nước đều rất buồn. Nhiều chuyện trì trệ quá!
Theo tôi, để cầm lái mạnh cần có người dám nghĩ, dám làm. Nói thẳng ra cũng không phải “dám” vì chủ trương đường lối Đảng đã định, chỉ là thực hiện sao cho quyết liệt. Tôi rất mong bộ trưởng mới sẽ đem một luồng gió mới đến cho giáo dục.
PGS Trần Hữu Tá
Các quan điểm của tân Bộ trưởng rất đúng đắn. Nếu chỉ nghĩ chăm chăm về giải pháp "sách giáo khoa" cũng không ổn. Muốn tổ chức cấu trúc giáo dục tốt phải có lực lượng là giáo viên. Nhưng khâu chuẩn bị cho giáo viên, cụ thể là một lực lượng giáo viên tốt thì chưa có đổi mới chưa rõ ràng. Ở mảng giáo dục đại học, bộ trưởng đã rất quen thuộc - chỉ cần đưa ra những nguyên tắc phát triển, còn để các trường tự chủ. Nên tập trung sức vào biển cả mênh mông nhiều vấn đề là giáo dục phổ thông và sư phạm.
Tôi cũng tha thiết mong người đứng đầu kiện toàn bộ máy quản lý Bộ GD-ĐT để có những người thực sự có năng lực, chuyên môn, có tâm huyết, nhiệt tình và liêm chính.
Nguyễn Thị Nhiếp (Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội): Mong Bộ trưởng không cầu toàn
Từ lâu nay tôi vẫn luôn hi vọng giáo dục không thể trì trệ mãi được. Tôi ấn tượng nhất phát ngôn của ông tập trung vào chuyện con người và đào tạo giáo viên phải là khâu then chốt của đổi mới giáo dục. Muốn làm được vậy thì người quản lí phải thay đổi trước tiên.
Thực tế, lương thấp không hẳn là lí do chính mà bởi người quản lí không khuyến khích, cởi mở, động viên để giáo viên cống hiến vì học sinh. Lãnh đạo phải thực sự hiểu nỗi lòng, phải đồng hành cùng giáo viên.
Nguyễn Thị Nhiếp
Tôi chắc chắn nếu chương trình-SGK vẫn vậy nhưng người giáo viên say nghề thì sẽ luôn tìm tòi, sáng tạo phương pháp giáo dục tích cực. Những người hay kêu tại chương trình-SGK nên khó đổi mới thường ỉ lại, bàn lùi, ngại đổi mới.
Tôi mong bộ trưởng mới của ngành có một cái nhìn tổng thể, không để tình trạng đổi mới manh mún, vụn vặt, cháp vá như hiện nay.
Tôi đã thấy ông nhìn ra then chốt của vấn đề là con người và hi vọng ông làm việc với một tinh thần quyết liệt, không chờ đợi có đủ mọi thứ rồi mới làm.
Hãy nhìn hiện nay, bộ dù có nhiều văn bản hay nhưng cấp dưới lại không thực hiện như vậy dù báo cáo lên đều tốt cả. Tôi mong mỏi người đứng đầu ngành thổi được luồng gió mới, tư tưởng của mình đến tất cả đề mọi người cùng thực hiện.
Cả một hệ thống làm việc như vậy mới ăn khớp, mới kéo nhau đi lên được. Hi vọng vậy nhưng tôi biết đây là điều khó làm. Nhiều khi nhìn thực trạng của ngành không thể không buồn và ngán ngẩm rằng không biết giáo dục đang đi về đâu.
Ông Phan Quang Thế (Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - thuộc ĐH Thái Nguyên): "Cái giá sẽ vô cùng đắt để đi đến thành công" Quan điểm giáo dục đã quá rõ ràng, chẳng cần bàn cãi: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội.
Ai sẽ làm những việc này nếu không phải là thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và cả xã hội? Người chỉ huy ngành giáo dục chỉ có thể là người chỉ huy của 1/3 nhưng rất quan trọng.
Ông Phan Quang Thế
Tuy nhiên, nếu thiếu 2/3 kia thì sẽ chẳng đi đến đâu cả vì 2/3 kia quyết định tư tưởng của 1/3 này, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu mà ngành muốn vươn tới.
Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng. Nhưng mọi thứ muốn tồn tại và phát triển thì cần xây dựng môi trường cho nó trước. Đó chính là mấu chốt của vấn đề, không phải là rất khó mà là vô cùng khó trong hoàn cảnh hiện nay. Tất nhiên không phải là không thể nhưng cái giá của nó cũng sẽ vô cùng đắt để đi tới thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét