ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam trước thảm họa môi trường (RFA 29-4-16)-Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt? (BBC 29-4-16) -Ông Lavrov nhắc lại: Nước ngoài không nên can thiệp vào Biển Đông (GD 29-4-16) -- Ám chỉ Mỹ-Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình (VOA 29-4-16)-Tàu ngầm hạt nhân của Nga bốc cháy ngùn ngụt (VNN 30/4/2016)-Vụ kiện “đường lưỡi bò” ở Biển Đông: Cuộc chiến giữa hai chiến tuyến trước giờ G (BVB 30/4/2016)-Đắc Quang-
- Trong nước:Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh (VnE 27-4-16) -- “Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh” (VnE 29-4-16) -- Ý kiến bà Phạm Chi Lan- Cá chết bất thường: Thủ tướng yêu cầu Bộ công an nhập cuộc (TP 29-4-16)-Văn phòng Chủ tịch nước công bố luật Báo chí 2016 (VNN 30/4/2016)-Nóng: Ngư dân Quảng Bình phản ứng dữ dội, đổ cá ra đường, dựng lều làm tắc đường 1A (BVB 29/4/2016)
- Kinh tế: Cái giá của đánh đổi và lựa chọn (TBKTSG 28-4-16) Hy sinh môi trường cho tăng trưởng là lựa chọn quá đau đớn (TVN 29-4-16)- TS Nguyễn Đình Cung: Thủ tướng không lạ gì những vấn đề DN đang gặp phải (TGTT 28-4-16)-Danh sách rau quả nhiều và ít thuốc trừ sâu nhất 2016 (Vef 30/4/2016)-Vựa lươn đồng lớn nhất miền Trung (VNN 30/4/2016)-Dr Thanh, tỷ phú đô la số 2 Việt Nam? (VNN 30/4/2016)
- Giáo dục: Cuộc tương phùng khó quên giữa bộ đội Cụ Hồ và nhà tư sản Sài Gòn (VietTimes 30-4-16) -Nếu không có ngày 30 tháng Tư... (TP 29-4-16)-"Nỗi đau của những con cá” bị ngưng biểu diễn tại Huế (TT 29-4-16)-Đào tạo Tiến sỹ ở nước ta: Tấm áo không làm nên thầy tu (CAND 29-4-16)-Điều cần tránh khi xây dựng chương trình và SGK lịch sử (VNN 30/4/2016)-
- Phản biện: Đồng bằng sông Cửu Long, thách thức hôm qua và hôm nay - Nhận thức và hành động (viet-studies 29-4-16)-Nguyễn Ngọc Trân- Bí thư cũng phải lặn lội chạy ăn từng bữa (TVN 30/4/2016)- th Duy Chiến-Lệch pha - Đại tá công an mà “nhận thức sai pháp luật”!? (BVB 30/4/2016)-Việt Đông/GDVN
- Thư giãn: Những thói quen ngủ kỳ quặc của người thành công (VNN 30/4/2016)-40m2 sân thượng thu 2,5 tạ dưa: 'Siêu nông dân ruộng bê tông' (VNN 30/4/2016)-
VỤ KIỆN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" Ở BIỂN ĐÔNG: CUỘC CHIẾN GIỮA 2 CHIẾN TUYÊN TRƯỚC GIỜ G
ĐẮC QUANG/ VietTimes.vn/ BVB 30-4-2016
"Đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc.
Kết quả của vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc sẽ có kết quả trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới. Trước giờ G, ngày càng có nhiều quốc gia chọn phe để đứng. Những ý kiến này có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?
Ngày 18/4, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, cục diện biển Đông leo thang là do những hành động ngang ngược của Trung Quốc gây ra, phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện về "đường lưỡi bò" giữa Phillippines và Trung Quốc đều có tác dụng quy phạm đối với cả hai nước, nước Anh sẽ cùng Mỹ ủng hộ những phán quyết của trọng tài. Phát ngôn của ngoại trưởng Anh khiến Bộ ngoại giao Trung Quốc vô cùng “khó chịu”.
Cùng ngày, ngoại trưởng ba nước Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã có cuộc hội ngộ và phát biểu tuyên bố chung, bản tuyên bố chỉ ra rằng, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cam kết bảo vệ trật tự luật biển dựa trên nguyên tắc của luật quốc tế, trật tự này được thể hiện trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Mọi tranh chấp có liên quan đều phải do nước đương sự giải quyết thông qua đàm phán và thương thảo.
Tại sao ngày càng có nhiều quốc gia lên tiếng về vấn đề biển Đông? Phải chăng điều này có liên quan tới sự bất đồng và cuộc đấu trí giữa Trung Quốc và Mỹ về vụ kiện này? Phải chăng những ý kiến khác nhau của các quốc gia này có thể được coi là sự ủng hộ đối với Mỹ hay Trung Quốc? Chúng có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế bày tỏ thái độ về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Có thể nhận định rằng, sự bày tỏ quan điểm này sẽ tiếp tục gia rằng trước khi kết quả phán quyết của tòa án được công bố vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Tại sao ngày càng có nhiều quốc gia lên tiếng về vấn đề biển Đông? Phải chăng điều này có liên quan tới sự bất đồng và cuộc đấu trí giữa Trung Quốc và Mỹ về vụ kiện này? Phải chăng những ý kiến khác nhau của các quốc gia này có thể được coi là sự ủng hộ đối với Mỹ hay Trung Quốc? Chúng có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế bày tỏ thái độ về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Có thể nhận định rằng, sự bày tỏ quan điểm này sẽ tiếp tục gia rằng trước khi kết quả phán quyết của tòa án được công bố vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Ai về phe nào?
Việc các nước Anh, Trung – Nga- Ấn bày tỏ thái độ cho thấy lập trường của hai bên về vụ kiện của Philippines lên trọng tài quốc tế có sự khác biệt căn bản: Phía Mỹ - Anh nhấn mạnh hiệu lực quy phạm của kết quả phán quyết, kêu gọi Trung Quốc cần tuân thủ; Phía Trung – Nga - Ấn thì không hề nhắc gì đến vụ kiện này – tức muốn ủng hộ lập trường của Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp trên quần đảo Trường Sa thông qua đàm phán và thương thảo. Do đó, có nên đưa những tranh chấp trên biển Đông kiện lên tòa án, kết quả trọng tài có tính quy phạm về mặt pháp luật hay không đã trở thành giới mốc quan trọng để các bên “chọn phe”, và đội trưởng của hai “phe” lần lượt là Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 2/2016, trong cuộc hội thảo tại Cơ quan chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ, phó trợ lý Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề biển Đông Amy Searight và chủ nhiệm các vấn đề chính trị EU tại Mỹ Klaus Botzet nhấn mạnh, phía Trung Quốc cần tôn trọng kết quả phán xét của tòa án quốc tế đối với vụ kiện của Philippines.Mỹ là người phát ngôn và hậu thuẫn quan trọng của Philippines trong vụ kiện này. Ngay từ lúc Philippines trình lên tòa án quốc tế vụ kiện này, Mỹ đã bắt đầu ủng hộ Philippines trên các phương diện ngoại giao, luật pháp và quân sự. Động thái mới nhất từ đầu năm 2016 đến nay là Mỹ tập trung đối phó với cục diện biển Đông trong thời gian tòa án thụ lý hồ sơ, động viên dư luận quốc tế, gây sức ép cho Trung Quốc tuân thủ kết quả phán quyết chính là một trong những biện pháp quan trọng.
Tháng 2/2016, trong cuộc hội thảo tại Cơ quan chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ, phó trợ lý Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề biển Đông Amy Searight và chủ nhiệm các vấn đề chính trị EU tại Mỹ Klaus Botzet nhấn mạnh, phía Trung Quốc cần tôn trọng kết quả phán xét của tòa án quốc tế đối với vụ kiện của Philippines.Mỹ là người phát ngôn và hậu thuẫn quan trọng của Philippines trong vụ kiện này. Ngay từ lúc Philippines trình lên tòa án quốc tế vụ kiện này, Mỹ đã bắt đầu ủng hộ Philippines trên các phương diện ngoại giao, luật pháp và quân sự. Động thái mới nhất từ đầu năm 2016 đến nay là Mỹ tập trung đối phó với cục diện biển Đông trong thời gian tòa án thụ lý hồ sơ, động viên dư luận quốc tế, gây sức ép cho Trung Quốc tuân thủ kết quả phán quyết chính là một trong những biện pháp quan trọng.
Ngày 11/3, đại diện cao nhất của EU phát biểu tuyên bố, cùng với việc biểu thị EU không đứng về phe nào trong những tranh chấp trên biển Đông, kêu gọi các bên có liên quan tuân thủ luật quốc tế - bao gồm UNCLOS và quy trình phán xét, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Ngày 11/4, trong tuyên bố an ninh trên biển được ngoại trưởng các nước G7 thông qua đã trực tiếp nêu rõ vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông, yêu cầu mọi quốc gia cần tôn trọng cơ chế công nhận quốc tế - bao gồm cơ chế trọng tài, bảo về trật tự quốc tế, tuân thủ luật quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển, đồng thời hoàn toàn thực hiện phán quyết có giá trị pháp luật của tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Có thể nói, hàng loạt đợt sóng “bày tỏ lập trường” nói trên đều đứng về phía Mỹ, và Trung Quốc cũng không chịu nhún nhường. Liên tiếp trong các cuộc họp báo định kỳ, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đáp trả về việc G7 can thiệp vào các sự vụ biển Đông, đồng thời trước thế “tấn công” mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc cũng ngày càng coi trọng hoạt động đấu tranh trên mặt trận dư luận quốc tế, hay nói cách khác, việc ngoại trưởng ba nước Trung – Nga - Ấn phát biểu tuyên bố chung chính là minh chứng cho việc Trung Quốc tung đòn đáp trả trên mặt trận ngoại giao.
Trên thực tế, trong cuộc họp với phóng viên Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ trước chuyến thăm châu Á hồi đầu tháng 4/2016, ngoại trưởng Nga cho biết, tất cả các quốc gia đương sự trong vấn đề biển Đông đều cần tiếp tục tìm kiếm biện pháp giải quyết chính trị ngoại giao mà hai bên có thể chấp nhận. Những nước phi đương sự buộc phải chấm dứt mọi sự can thiệp và ý đồ khiến vấn đề bị quốc tế hóa. Do hiện tại Nga có nhu cầu chiến lược đối với Trung Quốc, sự ủng hộ của Moscow đối với Bắc Kinh có độ tin cậy nhất định, còn lập trường của Ấn Độ thì cần phải theo dõi thêm và có phần “đáng nghi”, bởi lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa sang thăm Ấn Độ, hai nước đã đạt được thỏa thuận mới trong lĩnh vực hợp tác phòng ngự, Ấn Độ cũng bày tỏ ủng hộ chủ trương của Mỹ trong vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là, có thể thái độ của Ấn Độ đại diện cho tâm lý chung của đại đa số quốc gia trong vụ kiện này. Trước những nỗ lực về ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc, các nước sẽ bày tỏ lập trường khác nhau bằng các phương thức khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, họ đều mong muốn thông qua việc vận dụng chiến lược cân bằng giữa các nước lớn, vừa giữ sự độc lập về mặt ngoại giao, vừa cố gắng giành được nhiều lợi ích nhất từ cả hai chiến tuyến. Điều này đã đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó, phải mất bao nhiêu “tài nguyên” ngoại giao để giành được sự ủng hộ của các nước này mới là đủ, và việc các quốc gia này bày tỏ lập trường giúp Trung Quốc được bao nhiêu?
Cuộc đấu trí giữa hai chiến tuyến
Có phân tích cho rằng, hai năm liên tiếp 2015 và 2016, các nước G7 phát biểu tuyên bố liên quan đến vấn đề biển Đông, đằng sau vấn đề này chắc chắn phải có sự tác động từ phía Nhật Bản, đặc biệt năm nay, Nhật Bản là nước chủ nhà của hội nghị G7. Tuy nhiên sở dĩ Nhật Bản làm được như vậy là có động thái “bật đèn xanh” của Mỹ. Vì mặc dù vấn đề đảo Senkaku và biển Hoa Đông khiến Nhật Bản quan tâm mật thiết đến sự phát triển của cục diện trên biển Đông, tuy nhiên, nếu không có Mỹ tác động tích cực từ đồng minh quân sự là Mỹ, Nhật Bản, G7 và Eu sẽ không thể làm mạnh như vậy.
Trong vấn đề biển Đông, hiện tại Mỹ tập trung khá nhiều công sức vào việc đối phó với cục diện biển Đông sau khi Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, từ tiếp tục “hành động tuần tra tự do” đến tài trợ cho Philippines nguồn thiết bị quân sự trị giá 42 triệu USD, trực tiếp phát động các nước đồng minh gây sức ép trong mặt trận dư luận, gây sức ép cho Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Vậy Mỹ làm như vậy nhằm mục đích gì?
Ngày 14/4, Cơ quan an ninh mới của Mỹ - một cơ quan có ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao của Mỹ đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất có tên gọi Bãi ngầm, nham thạch và quy tắc pháp luật: Biển Đông sau vụ kiện lên tòa án quốc tế. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, ngay từ đầu, Mỹ đã ủng hộ Philippines giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề biển thông thông qua cơ chế luật quốc tế, do đó, Mỹ và các nước đối tác trong khu vực nên tiếp tục ủng hộ kết quả phán quyết của tòa án và đảm bảo sao cho Trung Quốc phải tuân thủ, đây là nhiệm vụ quan trọng mà Mỹ đang phải đối mặt. Do đó, công việc đầu tiên mà Mỹ phải tiến hành là hình thành một mặt trận ngoại giao công chúng, khích lệ các nước lên tiếng ủng hộPhilippines.
Mỹ cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ kết quả phán quyết của tòa án quốc tế thì đồng nghĩa với việc không tuân thủ luật quốc tế - bao gồm Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), hay nói các khác là không tuân thủ trật tự quốc tế hiện hành, vì quy tắc của các bộ luật quốc tế này là nền tảng của trật tự thế giới (giống như điều đã được nhấn mạnh trong tuyên bố của G7 về an ninh trên biển). Vậy thì trật tự quốc tế hiện hành là một trật tự như thế nào? Chuyên gia chiến lược nổi tiếng của Australia Hugh White cho rằng, trật tự quốc tế hiện hành ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương lấy Mỹ làm hạt nhân, và trật tự này đang vấp phải những thách thức từ phía Trung Quốc. Phán đoán này tương đồng với quan điểm của hầu hết các chuyên gia, sự bành trướng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế chủ đạo của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, do đó, Mỹ buộc phải có những hành động để ngăn chặn.
Logic này của Mỹ có thể được giải thích được việc tại sao Mỹ phải thuyết phục nhiều quốc gia “chọn phe” trong vụ kiện này. Vì vụ kiện không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines, mà còn là cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề lý giải và tuân thủ luật quốc tế như thế nào; Vấn đề biển Đông cũng không đơn thuần là tranh chấp các hòn đảo, mà là cuộc tranh giành nắm quyền chủ đạo trong khu vực.
Trung Quốc sẽ đi nước cờ nào?
Trung Quốc đã nêu rõ lập trường sẽ phớt lờ, không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện này của Philippines, chắc chắn Bắc Kinh cũng phải có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý đối với kết quả phát quyết bất lợi cho Trung Quốc và sức ép của dư luận. Trước thế tấn công như vũ bão mà Mỹ phát động trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc sẽ phải có sự phản công tương ứng, đặc biệt là đi vận động tích cực để giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn.
Ngoài việc kiểm soát những tình huống bất trắc hoặc sự xung đột về quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng trái phép trên các hòn đảo và quân sự hóa biển Đông để có thể sử dụng các thiết bị quân sự khi cần. Đây là những vấn đề mà Mỹ và Philippines cần đặc biệt lưu ý để có thể giành thắng lợi trong vụ kiện quan trọng này.
Đ.Q/viettimes.vn