ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đài RFA 'hủy hợp đồng' với ông Lê Diễn Đức (BBC 5-9-15) -Đại sứ Lê Văn Bàng: Bầu cử Tổng thống Mỹ và tác động tới Việt Nam (GD 5-9-15)-Chủ tịch Quốc hội thăm nơi Bác Hồ sống và làm việc ở Boston (VN+ 5-9-15) -Hillary Clinton hối tiếc đã dùng email cá nhân (VNN 6/9/2015)
- Trong nước: 'Khủng bố các nhà báo chính là khủng bố dân chủ' (VNN 5-9-15) -- Rút thẻ nhà báo của Đỗ Hùng Phó TTK tòa soạn báo Thanh Niên. Thứ trưởng Bộ TT&TT: Đề nghị cơ quan chức năng Thái Nguyên bảo vệ nhà báo (infonet 5-9-15)-Nứt, lún nhiều nơi trên đường Hồ Chí Minh (NLĐ 5-9-15) -Lấy công quyền để 'hỏa tốc' mời dự lễ hội bia là không đúng! (MTG 5-9-15) -Việt Nam cách chức nhà báo, rút thẻ tác nghiệp (BVN 6/8/2015)
- Kinh tế: Hội nhập khiến nông nghiệp không còn đường lùi (TBKTSG 5-9-15) -- Bài TS Lê Đăng Doanh-Các hãng ôtô thủ sẵn kế hoạch rời bỏ Việt Nam (VNN 6/9/2015)-Thực hư ôtô Volkswagen 1 chỗ giá 14 triệu sắp về Việt Nam (VNN 6/9/2015)-Xăng 5 lần giảm giá, ra văn bản chờ DN giảm cước (Vef 9/8/2015)-Môi giới địa ốc và 1.001 chiêu “thả con săn sắt, bắt cá sộp" (BĐS 6/9/2015)
- Giáo dục: Nhân tài chất lượng cao: Nơi bơ vơ, chỗ trục trặc (TT 5-9-15) -Cảnh cáo trưởng công an xã dùng bằng giả (TT 5-9-15)- 50 tiếp viên váy ngắn vô tư cười khi CA làm việc (ĐV 5-9-15) - Phút đối thoại đáng nhớ của GS Nguyễn Thiện Nhân với học sinh trường chuyên (DT 5-9-15)-Giáo sư Đặng Hữu: “Đến Quốc khánh lại nghĩ xem đã làm được gì...”(VN+ 4-9-15)-Năm học mới ở ngôi trường toàn Việt kiều ở biên giới Tây Nam tổ quốc (LĐ 5-9-15)
- Phản biện: 'Đề nghị các đồng chí nói nhỏ khi ăn' (TVN 6/9/2015)-Học Lịch sử để nhớ… giá đất đai (TVN 6/9/2015)- Kinh doanh thua lỗ, móc túi dân hàng ngàn tỉ đồng để trả! (*) ( BVN 5/9/2015)-C.V.KÌNH-Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Nợ nhân dân hay bắt nhân dân nợ? (BVN 5/9/2015)- Phạm chí Dũng-Vấn nạn Giáo dục: Nguyên nhân và Hậu quả (BVN 5/9/2015)- Nguyễn Quang Dy-Khi dối lừa là… sự thật! (BVN 5/9/2015)- Hà Văn Thịnh-Nữ ‘trung tá’ Sơn Quỳnh…(BVB 5/9/2015)- Lưu Trọng Văn-Chống Cộng sản và chống Đảng Cộng sản có gì khác nhau? (BVN 6/9/2015)- Thiện Tùng-Hãy bớt nhỏ nhen, xảo trá đi! (BVN 6/9/2015)- Nguyễn Thanh Giang
- Thư giãn: Ngựa vằn bị sư tử ăn thịt, cả đàn bất lực đứng nhìn (VNN 6/9/2015)-Cá voi tinh quái dùng mẹo bẫy chim (VNN 5/9/2015)-. CẬN CẢNH ĐÁ THỊT LỢN (NTB Blog 5/9/2015)
TRUNG TƯỚNG VÕ VĂN TUẤN LÝ GIẢI QUÂN HÀM TRUNG TÁ CỦA NỮ THIẾU ÚY XINH ĐẸP
Bài của TUỆ MINH/ MTG 3/9/2015
Nữ Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Về việc Thiếu uý Phạm Trúc Sơn Quỳnh đeo quân hàm Trung tá khi tham gia diễu binh, Trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay việc này đã được quy định rõ.
Có thể bạn quan tâm
Buổi lễ kỷ niệm 70 Quốc khánh 2.9 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Nằm trong đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình, Khối nữ chiến sĩ quân y được khán giả xem truyền hình cả nước chú ý bởi những động tác điều lệnh nhanh, mạnh, dứt khoát, vừa toát lên vẻ hùng dũng của đội hình khối, vừa giữ nguyên vẻ duyên dáng, mềm mại.
Một trong những người được nhiều người và cư dân mạng chú ý chính là Nữ khối trưởng của khối nữ chiến sỹ quân y - Thiếu úy, Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trúc Sơn Quỳnh.
Bên cạnh đó, có một số ý kiến thắc mắc về quân hàm do Thiếu uý Phạm Trúc Sơn Quỳnh đeo khi tham gia diễu binh là quân hàm của một Trung tá.
Sáng 3.9, trao đổi với Một Thế giới về vấn đề này, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay: Theo quy định về lực lượng diễu binh, ở các đơn vị đều lấy một cấp quân hàm nhất định và cấp chỉ huy thì đeo quân hàm gì cho thống nhất.
Theo Trung tướng Tuấn, việc chọn lựa người chỉ huy khối tham gia diễu binh phụ thuộc vào dáng dấp, tác phong, động tác chuẩn để chỉ huy đơn vị.
Về trường hợp của chị Quỳnh, Trung tướng Tuấn cho hay: Đây không phải quân hàm công tác của các đồng chí đó mà đeo quân hàm như thế cho thống nhất.
"Người chỉ huy khối diễu binh của cấp đơn vị như khối quân chủng có thể là Thượng tá nhưng cấp đơn vị thì người chỉ huy đeo quân hàm Trung tá hoặc Thiếu tá. Việc đeo quân hàm như vậy là để thống nhất", ông Tuấn nói.
Trước đó, trả lời báo Quân đội Nhân dân, Trung tá Phạm Ngọc Tư, Chính trị viên Khối nữ quân y cho biết: Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh có động tác điều lệnh đẹp mắt, đáp ứng được niềm tin của ban chỉ huy dành cho ngay từ ngày đầu huấn luyện.
Anh Tư cho hay thêm: Ngay từ buổi huấn luyện đầu tiên (11-5-2015), nhìn vóc dáng và động tác của Sơn Quỳnh, ban chỉ huy đơn vị đã nhận thấy cô có khả năng làm khối trưởng. Sơn Quỳnh là cô gái trẻ nhưng ý chí rèn luyện rất cao. Sau mỗi buổi tập, chỉ huy đơn vị rút kinh nghiệm, góp ý cho từng người những động tác chưa đúng, chưa đẹp thì Sơn Quỳnh ghi nhớ, buổi tối tranh thủ tập thêm để sửa sai ngay.
Tuệ Minh
KHI LỪA DỐI LỪA LÀ...SỰ THẬT
Bài của HÀ VĂN THỊNH / DL/ BVN 5/9/2015

Đọc những bản tin về Lễ diễu binh nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh (tôi không xem TV), không thể tin ở mắt mình: Một sĩ quan Quân y, đeo quân hàm trung tá (trên ve áo), sinh năm 1993(!), ngực gắn đầy huân, huy chương các loại? Cái tức chỉ mới ở cấp độ… vừa vừa. Thế nhưng, đọc tiếp, thấy ông Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, trả lời báo chí rằng, tuy là thiếu úy, nhưng theo quy điịnh, phải đeo hàm trung tá cho… thống nhất (Motthegioi.vn; 09:55, 3.9.2015) thì sự uất nghẹn lên đến tận cùng! Thì ra, để đảm bảo tính THỐNG NHẤT, DUY NHẤT, người ta có thể đạp đổ mọi giá trị?
Chưa bàn đến chuyện cộng đồng mạng đang xôn xao: Thiếu úy Quân y Phạm Trúc Sơn Quỳnh là… sinh viên trường Đại học Thương mại (vì chưa kiểm chứng được); chỉ xin luận về cái việc giả dối luôn được coi là sự thật, nó nguy hại và mang tính “truyền thống” khủng khiếp đến mức nào.
Thứ nhất, xin hỏi ông trung tướng rằng, từ cổ chí kim, ở bất kỳ quốc gia nào (không kể mấy nước XHCN), có chuyện quân hàm, huy chương, được đeo một cách tùy tiện để diễu qua diễu lại trước mắt hàng triệu con người như thế hay không? Ở đây, công khai trước mắt toàn dân tộc mà lại ủ mầm dối trá thì người dân biết tin vào ai? Không lẽ, dối trá, tùy tiện lại trở thành quy định của ta? Làm sao để có quân lệnh như sơn, làm sao việc tôi hay ai đó đeo quân hàm thì bị bắt ngay lập tức mà trong diễu binh lại coi là bình thường?
Những tấm huy chương đó do một cô gái trẻ đeo, chẳng lẽ cũng lại là quy định? Nếu đúng thế thì đó là sự sỉ nhục đối với những người vào sinh ra tử để có được chúng? Xét về tuổi, sinh năm 1993, đeo được quân hàm thì chỉ có thể tốt nghiệp trung cấp y-dược; tức là… y tá hay hộ lý, dược tá vì, chưa thể tốt nghiệp đại học y - dược 6-7 năm. Sự kệch cỡm và trơ tráo là không thể chối cãi. Có lẽ, đây là cách tốt nhất để vả vào mặt hàng loạt sĩ quan cấp tá khác, có phải vậy không?
Thứ hai, báo chí cho biết có 70% trong đội ngũ nữ “quân y” đã có gia đình; vậy, căn cứ vào đâu để đề nghị cấp bằng khen cho một cô gái còn son trẻ? “Động tác” chuẩn, đẹp, tập luyện cả đêm ngày…; chỉ là sự tư biện trắng trợn. Bốn tháng trời tập có mỗi đi đều, vung tay cho đúng thỉ chỉ có ai đó thiểu năng mới không làm được. Còn tập đêm, tập ngày chỉ là do kém mà thôi. Tại sao không đặt ngược câu hỏi rằng 70% của 200 người , tức là trên dưới cả trăm phụ nữ có con mọn không cần tập như thế vẫn đi đúng, đẹp chẳng kém gì? Nói rằng cô thiếu úy – trung tá đẹp hơn về vòng 1 hay gương mặt thì còn khả dĩ, chứ cho rằng đẹp hơn trong một khối 200 người thì quả là sự phỉ báng tư duy: Đẹp hơn có nghĩa là khối đó có hàng trăm người không đẹp bằng – tức là đi đều sai, chào không đúng, cũng đồng nghĩa là khối nữ quân y diễu binh thất bại. Nếu quả là vậy thì “khối trưởng” có gì đáng tặng bằng khen? Một đất nước mà cái gì cũng GIẢ, từ cấp bậc đến huân chương, danh hiệu anh hùng, đẹp, chuẩn…, là phải hiểu sao đây?
Thứ ba, riêng chuyện bố của cô thiếu úy – bà trung tá, là sĩ quan (cao cấp – vì ít khả năng có chuyện con dám đeo quân hàm cao hơn bố, trong khi quy định, thượng tá là cán bộ cao cấp) ở Tổng cục Hậu cần, đủ để biết cái “thị trường” sao – vạch là hình như có vẻ đúng? Biết bao nhiêu phụ nữ (trong số 140 người) trong khối quân y vừa là con dân đen, vừa nuôi con nhỏ xứng đáng hơn mà không được khen? Thì ra, khen hay chê không phải do tài năng, phẩm hạnh mà có phải là CCCC hay không mà thôi. Phải chăng chính ông trung tướng đang ngầm khẳng định cho cái ‘chân lý’ không có ai chịu nổi là vì mục tiêu thống nhất, duy nhất, các vị muốn làm gì thì làm, diễn ra sao thì diễn?
Thứ tư: tôi được biết các tàu bệnh viện, xe cứu thương trên thế giới đều in dấu chữ thập đỏ trên nóc, 4 phía để đối phương không bắn nhầm (quy định quốc tế, xem ảnh chụp tàu bệnh viện Mỹ vừa đến Đà Nẵng). Thế, tại sao bác sĩ, y tá quân đội ta, cô nào cũng cầm AK (trừ chỉ huy là súng ngắn), mặt đằng đằng sát khí? Họ ra trận để cứu người hay bắn người? Nếu họ bắn rồi bị bắn chết thì lấy ai cứu thương binh; hoặc giả, để thương binh… chết luôn?
Trên đây là 3 câu hỏi xin ông trung tướng trả lời. Nếu tôi sai (cầu mong là thế – vì, tôi sai thì đất nước được nhờ), là do kiến thức hạn hẹp, không hiểu hết cái ý thâm, nghĩ ngắn rõ ràng như của các ông. Tuy nhiên, bài này rất tình cờ được viết trong ngày kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh từ giã cõi đời (suốt mấy chục năm trời, thế hệ chúng tôi thắp hương vào ngày… 3.9!), nên có liên tưởng về “truyền thống” dối trá đắng cay. Xin kể ông nghe.
Thuở đó, tôi cũng như nhiều học sinh lớp 7, lớp 8 khác, đã khóc Bác rất chân thành – khóc dàn dụa đến hết nước mắt theo đúng nghĩa đen của từ này. Sau đó, chúng tôi lùng, tìm để học thuộc nhiều bài thơ viết về nỗi đau “tả” cái đau đớn thật sự của hàng triệu con người. Tất nhiên, cũng có bài thơ không hay (thậm chí là phản động) như bài Bác ơi của Tố Hữu. Tố Hữu kể rằng ngày Bác mất, ổng đang bỏ đi chơi đâu đó: Chiều nay con chạy về thăm Bác. Rồi, ổng miêu tả ổng đang lần mò, rình rập nhà bác; không thèm thắp cho người chết một đốm nến tàn: Con lại lần theo lối sỏi quen… Phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn…
Tạm không bàn đến những câu thơ dở mà hãy nói đến những câu thơ hay, trong đó có những câu này (tôi quên tên tác giả, nhờ bạn đọc tìm giùm):
Hôm nay, tháng Chín, ngày ba
Bác mất
Từ đó
Những bình minh khổ đau
Những hoàng hôn nước mắt
Lên đường cùng chúng ta…
Lại xin không bàn về cái tài tiên tri của nhà thơ; quả là từ khi đó đến giờ, có không ít khổ đau và nước mắt đã “lên đường”; mà chỉ xin nhấn mạnh rằng, mấy chục năm sau, tôi nghe đính chính rằng thực ra Bác mất ngày 2.9 chứ không phải ngày 3. Thật là đau đớn cho ông nhà thơ nọ vì nếu là ngày 2 thì không thể vần với chữ ta ở câu sau. Thành thử đành phải vất vào sọt rác cái chữ “hay”.
Rồi, tôi còn được biết rằng, Bác viết trong Di chúc là cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa; nhưng Đảng ta đã quyết định xóa bỏ “20 năm”(!)
Tất cả đều nhằm mục đích… thống nhất?
Đến đây thì hẳn là ông trung tướng đã buộc phải đồng ý với tôi rằng, khi người ta có thể sửa cả di chúc, tức là, hoàn toàn có thể dối lừa mọi chuyện?
Bước khởi đầu của dối trá (tạm tính là khởi đầu) tai họa đó, cứ nghĩ là do… chiến tranh, không làm rối loạn lòng dân, nên nghe đôi khi, cũng xuôi xuôi. Bây giờ, tra trốc, mốc trọ rồi tôi lại còn nghe thêm lý ‘trấu’ là do thống nhất, từ ông, thì quả là hết thuốc chữa.
Các ông cứ nghĩ dối trá ‘cho vui’, dân ngu khu đen chẳng biết, chẳng dám nói gì thì quả đúng là khủng khiếp…
Viết bài này, mong các ông đọc và bớt dối trá đi cho người dân đỡ khổ, đỡ đau. Đừng đưa “quy định” ra để lấp liếm: Tôi từng biết có người cấp bậc đại úy làm trưởng phòng CSGT trong khi cấp trung tá là phó phòng (nghe đâu bây giờ sắp thay đổi).
Xin lưu ý các ông là lần diễu binh sau (kỷ niệm 80 năm, nếu có) đừng cho bất kỳ cô bé mặt búng ra sữa nào đeo lon trung tá, bởi như thế là làm tái phát vết thương chiến tranh của hàng triệu cựu chiến binh đang buộc phải lặng im dù bị sỉ vả đắng cay!…
Huế, 3.9.2015
NỮ "TRUNG TÁ" SƠN QUỲNH...
Bài của LƯU TRỌNG VĂN/ LTV FB/ BVB 5/9/2015
* Xin lỗi em "trung tá"... Sơn Quỳnh
Em: Sơn Quỳnh. Em: Thiếu úy. Em:Xinh.
Kẻ nào đã đeo lon trung tá lên cầu vai em vậy?
Gã kính nể em khi em đã khổ luyện nhiều tháng trời để trở thành cô lính đi đẹp nhất trong hàng quân... gái. Gã thích khi em nói với ba em một người cũng là lính rằng, ba ơi con sẽ quyết không làm ba hổ thẹn.
Nhưng...
Nếu gã là ba của em thì gã sẽ cúi mặt xuống vì hổ thẹn đấy Sơn Quỳnh ơi, vì cô con gái cưng đáng yêu nhất của mình đã có thể rất vô tình, có thể rất ngây ngô bị biến thành kẻ dối trá, thành kẻ hám danh, hám chức tước khi không thẳng thừng bác bỏ cái quân hàm trung tá mà ai đó đã đưa cho mình để được là chính mình dù là binh nhì hay binh nhất.
Cái lon trung tá đó đã làm khuôn mặt thánh thiện của em trở nên bi hài trước thiên hạ.
Em không thể nói rằng em không có lỗi khi em đã 22 tuổi, cái tuổi thường trực sự nhậy cảm trong chuyện trai gái, tình duyên luôn cảnh giác trước muôn trùng sự đường mật của dối trá và thừa biết cái giá trị nhất của một con người chính là sự trung thực.
Còn em sẽ bảo rằng duyệt binh cũng là màn trình diễn như các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu, như đánh trận giả ấy mà. Có nghệ sĩ được phân vai vua, còn em được phân vai trung tá quân y. Thế thôi.
Nếu vậy thì gã thành thực xin lỗi em, vì xưa nay gã cứ ngây thơ tin rằng duyệt binh trong ngày lễ Độc lập quốc gia là biểu dương sức mạnh quân đội một dân tộc, là cảnh báo cho những kẻ đang nhăm nhe xâm chiếm biên cương: Hãy liệu hồn!
Mà sức mạnh ấy chỉ có thể có được khi những người lính của quân đội ấy là những con người trước khi trung với nước, trung với tổ tiên, trung với dân tộc phải là trung thực với chính mình.
Vì, hơn ai hết họ biết máu mình nếu đổ ra cho tổ quốc là máu thật của mình và nước mắt của mẹ mình đổ ra khi biết tin mình ngã xuống không bao giờ là nước mắt của trận giả, của sân khấu, của phim...
Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em.
Hình như đó là lời một bài hát... sến.
3.9.2015
Lưu Trọng Văn/(FB Lưu Trọng Văn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét