ĐIỂM BÁO MẠNG
- Sự tráo trở của một người từng là... luật sư ! (ND 18-11-14) Lê Công Định trả lời: Thư ngỏ gửi “người khuất mặt khuất mày” (FB 18-11-14)
- Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh (RFA 17-11-14)
- Giá đô la Mỹ tăng vọt, NHNN nói không điều chỉnh tỷ giá (TBKTSG 18-11-14) -
- Sự đơn điệu của nông sản Việt (VnEx 18-11-14)
- Số phận nào cho hang Sơn Đoòng? (TT 18-11-14)
- 10 tháng, VN chi 24.000 tỉ đồng nhập ô tô ngoại! (TT 18-11-14)
- Vì sao mô hình ‘Câu lạc bộ bia tươi’ nở rộ tại Việt Nam? (TGTT 18-11-14)
- Lương Bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng mỗi tháng (VnEx 18-11-14)
- ‘Lạm phát cấp phó’: Bộ nào nhiều thứ trưởng nhất? (PLTP 18-11-14)
- Bộ trưởng Thăng: Đường cao tốc êm ru, đã có khách làm thơ (VTC 18-11-14) --
- Mạo danh con trai Bí thư Thành uỷ lừa 15.000 USD (VnEx 18-11-14) -
- Vận hạn Cường đôla: Lùm xùm 'ly thân’, ôm nợ ngàn tỷ (VnEx 18-11-14) -
- Loay hoay với website văn học (VHQN 18-11-14) ◄
- Đỗ Phấn: Người cất giấu nỗi buồn đô thị (CAND 15-11-14)
- Thầy tôi (VHNA 18-11-14) -- Về La Khắc Hòa (Lã Nguyên)
- Đừng để "văn hóa phong bì" làm nhuốm màu ngày 20.11 (MTG 18-11-14)
- Làm Bộ trưởng giáo dục khó hay dễ? (GD 18-11-14)
- Nhà báo - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Thao thức nhìn trăng (CAND 17-11-14)
- Từ việc Putin bỗng dưng buồn ngủ (QC 18/11/2014)- Mạnh Kim/ FB Mạnh Kim
- Không cần những lý thuyết cao siêu “trên trời” (QC 18/11/2014)- Lê Thanh Phong/ Lao Động
- Tư tưởng, ngôn luận không phải là đối tượng của giám định tư pháp (QC 18/11/2014)- LS Hà Huy Sơn/ BVN
- VTV vi phạm quyền riêng tư? (QC 18/11/2014)- Viễn Sự/ Tuổi trẻ
- CCCCC làm cho không lưu kém an toàn? (QC 18/11/2014)- GS Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguen Tuan
- Ngày tàn của các quan tham Trung Quốc đã tới? (QC 18/11/2014)- Thu Thủy/ Tiền Phong
- VTV muốn gì ở Công Phượng? (QC 18/11/2014)- Trần Công Hưng/ BBC
- Tiết lộ mới về nhà tù tàn bạo nhất Triều Tiên Yodok (QC 19/11/2014)- Đan Đan/ Thanh Niên
- Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước' (QC 19/11/2014)- Nguyễn Giang/ BBC
- Số phận nào cho hang Sơn Đoòng? (QC 19/11/2014)- Đức Hoàng/ Tuổi Trẻ
- Putin là tù binh của những huyền thoại của chính mình về Ukraine (QC 19/11/2014)-Tờ Sverigesradio, Thụy Điển-Phạm Nguyên Trường dịch/ BVN
- Chính phủ yêu cầu báo cáo gấp "Dự án của Trung Quốc trên núi Hải Vân" (QC 19/11/2014)- Nguyễn Dũng/ Infonet
- Chuyện không còn là của Công Phượng (QC 19/11/2014)- Tiểu Tiểu/ Việt Nam+
- Báo chí và giá trị của sự khách quan (QC 19/11/2014)- Trần Kinh Nghị/ Blog Bách Việt
- Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi (QC 19/11/2014)- Tạ Duy Anh
ĐỪNG ĐỂ "VĂN HÓA PHONG BÌ" LÀM NHUỐM MÀU NGÀY 20/11
Thực hiện THẢO MIÊN / Một Thế Giới 18/11/2014
GS Nguyễn Lân Dũng: "Người thầy giáo biết tự trọng không ai mong muốn học sinh biểu hiện lòng biết ơn bằng tiền bạc, quà cáp"
***
Thầy cô giáo hãy là người tự trọng trong mắt các học sinh - đó là lời chia sẻ của GS.NGND Nguyễn Lân Dũng về "Chuyện phong bì cho thầy cô giáo" mà báo điện tửMột Thế Giới đề cập tới trong loạt bài kỷ niệm về ngày 20/11.
Trong câu chuyện của mình, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã nhớ lại thời gian ông vừa là học sinh, vừa là người thầy đứng lớp. Càng đến ngày 20.11, với những lời chia sẻ của mình, ông mong muốn gửi tới các thế hệ trẻ một tư tưởng "như người xưa" chứ không hề bị nhuốm màu của những chiếc "phong bì" trong thời đại mới.
“Người thầy giáo biết tự trọng không ai mong muốn học sinh biểu hiện lòng biết ơn bằng tiền bạc, quà cáp. Tôi chưa bao giờ nhận phong bì của sinh viên hay của phụ huynh trong suốt hơn nửa thế kỷ đứng lớp.” - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng đã có những chia sẻ thú vị cùng báo điện tử Một Thế Giới xung quanh Chuyện phong bì cho thầy cô giáo và đạo đức người thầy.
Thưa GS.NGND Nguyễn Lân Dũng, “văn hóa phong bì” đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành giáo dục. Theo GS, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này, phải chăng, do lương giáo viên quá thấp?
Thực tế, giáo viên đang gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc sống vì đồng lương thấp, không đủ trang trải trong cuộc sống. Phần lớn cán bộ, viên chức nói chung của ta đều ở trong tình trạng như vậy. Tuy nhiên, chức năng người thầy không cho phép giáo viên làm thêm những việc mà những ngành nghề khác có thể làm (bán hàng, môi giới, tăng gia sản xuất, hướng dẫn du lịch...).
Đọc trang Facebook của thầy giáo Đỗ Việt Khoa thấy có không ít thông tin về những chuyện lạm thu. Cần có những quy định chung cho toàn ngành về vấn đề này. Và mọi sự thu chi cần có sự đồng tình của đa số phụ huynh học sinh.
Tệ hại hơn là chuyện lãnh đạo giáo dục một số cấp ở một số nơi nhận "phong bì dày" khi tuyển giáo viên hay cho phép thuyên chuyển giáo viên. Đó mới là chuyện hối lộ và lợi dụng chức quyền cần ngăn chặn và lên án. Thầy cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục cần là những tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên.
Chính tư cách, đạo đức của thế hệ trẻ bắt nguồn từ đạo đức của cha mẹ, thầy cô và sự trật tự, ổn định của toàn xã hội, chứ đâu phải ở sự rao giảng đạo đức qua các giờ Giáo dục công dân (đang có xu thế muốn tăng tiết học trong chương trình giáo dục phổ thông).
Hiện tượng “phong bì”hiện nay có phải là biểu hiện rõ nét của vấn đề thương mại hóa trong giáo dục không, thưa ông?
Đó mới chỉ là một phần nhỏ. Thương mại hóa giáo dục thể hiện ở việc mở quá nhiều các Trường chuyên, lớp chọn mà không tương xứng với sự đóng góp của phụ huynh. Chủ yếu là thiếu những thầy cô thực sự giỏi giang và thiếu phương tiện thực hành để có chất lượng đào tạo tương xứng với Trường chuyên, lớp chọn. Quan trọng hơn là khuynh hướng đua nhau vào Đại học hoặc Cao đẳng, kể cả việc vào học các trường không đủ khả năng đào tạo nghề cho sinh viên.
Con số khoảng 50% sinh viên ra trường không tìm được việc làm tương xứng cho thấy cần rà soát lại chất lượng của từng trường Đại học. Có trường khi xin phép mở đào tạo Đại học đã mời không ít GS, PGS làm hồ sơ để được mời giảng dạy , nhưng khi khai giảng thì chẳng mời ai (!) Không những thế mà còn thiếu cả ngay một lời xin lỗi tối thiểu.
Nếu lãnh đạo Bộ GD&ĐT hỏi tôi đó là trường nào tôi xin chỉ rõ ngay (!).
GS nghĩ gì về việc Hội phụ huynh tiến hành truy thu tiền của từng phụ huynh để lo quà cáp thầy, cô trong những dịp lễ tết?
Người thầy giáo biết tự trọng không ai mong muốn học sinh biểu hiện lòng biết ơn bằng tiền bạc, quà cáp. Thế hệ chúng tôi không hề có chuyện như vậy khi đi học và cả khi đi dạy. Các Hội phụ huynh đừng làm mất hình ảnh trong sáng của giáo viên trong con mắt ngây thơ của học sinh, hãy là người tự trọng trong mắt các học sinh của chính mình.
Ngày 20-11 nên đến thăm các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo cũ, đặc biệt là các thầy cô đã già yếu. Không nên mang quá nhiều hoa vì vừa tốn tiền, vừa làm cho thầy cô không biết cùng để làm gì. Một chút hoa quả mua chung cũng đủ làm cho thầy cô cảm động vì tấm lòng của những học trò mà mình đã đem hết tâm trí vào việc dạy dỗ. Nên có những quy định thống nhất để tránh đi chuyện xuyên tạc: Ngày HIẾN CHƯƠNG các nhà giáo là ngày HIẾN CAM các nhà giáo (!)
Câu chuyện, giáo viên đổi xe xịn, lên đời điện thoại sang nhờ tiền quà cáp của phụ huynh mỗi dịp 20/11 dường như năm nào cũng được báo chí đề cập đến. Tuy nhiên, bản thân tôi không tin đây là chuyện phổ biến. Nếu là chuyện rất cá biệt thì đừng làm to chuyện để bôi nhọ thanh danh phần lớn các thầy cô giáo chân chính.
Không ai muốn làm giàu bằng nghề dạy học. Bố tôi sau hơn 70 năm dạy học đã cho chúng tôi thấy rất rõ điều ấy, Sự giàu có của thầy cô giáo chính là thành tựu vẻ vang của các học sinh, sinh viên mà mình đã từng góp phần đào tạo, là hình ảnh thương mến mà các thế hệ học sinh đã dành cho mình. Nếu có những "con sâu làm rầu nồi canh" thì tập thể giáo viên cần chấn chính và làm cho chuyện đó không thể xảy ra ở cơ sở giáo dục của mình
Ở vị thế của GS, chắc hẳn đã “hơn một lần” GS phải ứng xử với những món quà “nhạy cảm” kiểu quà sang, phong bì khủng trong những dịp lễ, tết?
Tôi thấy cuộc sống vật chất đâu cần quá cao mới tạo nên hạnh phúc. Hạnh phúc lớn nhất là gia đình yên ấm, con cái hiếu thảo và tự giác phấn đấu để có năng lực cống hiến cho xã hội. Tất cả tám anh chị em chúng tôi đều theo nghề Thầy (Thầy giáo và Thầy thuốc). Vợ con chúng tôi phần lớn cũng như vậy. Chả có ai giàu có nhưng đều đủ sống và đều biết tự trọng khi từ chối mọi sự biết ơn bằng vật chất (trừ vài bó hoa hay chút hoa quả mang tính tượng trưng của lòng biết ơn).
Tôi chưa bao giờ nhận phong bì của sinh viên hay của phụ huynh trong suốt hơn nửa thế kỷ đứng lớp. Nếu có thì chỉ là những phong bì theo quy định của các buổi bảo vệ luận án trên đại học mà thôi. Khi biết mình như vậy thì chẳng ai gây khó cho mình đâu.
GS còn muốn chia sẻ thêm điều gì nhân dịp 20/11 đang đến gần?
Nghề Thầy là một nghề sang trọng nhưng đầy khó khăn. Ngay từ khi học lớp 7 thế hệ chúng tôi may mắn đã được học các thầy vừa giỏi giang vừa rất gương mẫu (các thầy Hoàng Tụy, Hoàng Như Mai, Lê Bá Thảo, Trần Văn Khang...). Lên Đại học cũng vậy, toàn là các giáo sư khả kính. Tôi ngẫm ra, dạy học đâu phải là một NGHỀ, mà là một NGHIỆP. Để làm tròn sứ mệnh của cái NGHIỆP ấy cần một sự nỗ lực không ngừng cả về kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và không kém phần quan trọng chính là tấm gương về tư cách đạo đức đáng để cho thế hệ trẻ noi theo.
"Tôn sư trọng đạo" là truyền thống vẻ vang của dân tộc ta. Nhưng để phát huy truyền thống ấy trước hết đòi hỏi sự phấn đấu không mệt mỏi của từng thầy cô giáo cả về chuyên môn lẫn về tư cách, đạo đức. Phần thưởng lớn nhất đối với chúng ta là hình ảnh còn lưu lại trong những người đã từng gọi ta là Thầy, là Cô.
Trân trọng cảm ơn GS đã dành một cuộc trò chuyện cởi mở cho báo Điện tử Một Thế Giới.
Thảo Miên (thực hiện)
PHIẾM ĐÀM NGÀY "TẾT " CỦA THẦY CÔ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét